Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU

Sổ tay
Ca Khúc
Nhạc Lý
Ký âm ABC
Sổ tay
Ca Khúc
Nhạc Lý
Viết Nhạc ABC
Guitar
Bút Ký
Ứng Dụng Mở
Sự Kiện
Guitar
Bút ký
Ứng Dụng Mở
Sự Kiện

Chào mừng bạn đến với trang nhạc Ngô Càn Chiếu - nơi tôi ghi lại những ý tưởng và cảm xúc về âm nhạc!

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn, là phương tiện để tôi bày tỏ những điều không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời. Mỗi giai điệu, mỗi nốt nhạc đều mang trong mình một phần của tâm hồn, và tôi hy vọng rằng qua trang web này, bạn sẽ cùng tôi khám phá và trải nghiệm những khoảnh khắc kỳ diệu mà âm nhạc mang lại.

Nơi đây, tôi chia sẻ những ca khúc đã viết và thực hiện. Cũng ghi lại những lý thuyết cơ bản và những tìm tòi về âm nhạc. Không quên những kỹ thuật cần thiết cho guitar và piano.

Cảm ơn bạn đã ghé chơi. Chúc bạn có những phút giây thư giãn và tràn đầy cảm hứng cùng âm nhạc!

Quý mến,

© Ngô Càn Chiếu - 2024
✉ nhacngocanchieu@gmail.com

Chính sách bảo mật của trang nhạc Ngô Càn Chiếu

Subsections of Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU

Sổ tay

Một ca khúc của Ngô Càn Chiếu :

Subsections of Sổ tay

Đôi dòng

về NGÔ CÀN CHIẾU

✉ nhacngocanchieu@gmail.com

  • Nhạc sĩ sáng tác:

    • Bắt đầu viết nhạc từ năm 15 tuổi
    • Hơn 600 nhạc phẩm gồm các ca khúc, truyện ca và nhạc kịch
  • Giảng viên âm nhạc:

    • Hiện dạy khoa “Hòa Âm và Sáng Tác” ở Nhạc Viện Sen Hồng TPHCM
    • Hiện dạy lớp “Master Class Guitar La tinh” ở Nhạc Viện Sen Hồng TPHCM
    • Thuyết trình về các đề tài chuyên môn trong những buổi tọa đàm âm nhạc
  • Nghệ sĩ biểu diễn:

    • Tổ chức và tham gia nhiều chương trình giới thiệu những sáng tác mới ở Paris
    • Đã giới thiệu các sáng tác qua nhiều mini shows ở Việt Nam

Ca Khúc

Ngô Càn Chiếu

Các bài hát nơi đây là những bản tình ca, trải rộng từ tình quê hương, tình yêu đôi lứa, đến tình cảm gia đình, bạn hữu và tình nhân loại.

Dưới đây là danh sách các bài hát đã được thực hiện, đặt sau bảng phân loại theo chủ đề, giọng ca, thi sĩ.

Ca sĩ
Thi sĩ
Chủ đề nhạc
Thơ phổ nhạc
Ca sĩ
Thi sĩ
Chủ đề nhạc
Thơ phổ nhạc
Ca khúc Ca sĩ
AI VỀ XỨ HUẾ THU HÀ
ANH CHỜ EM NGÔ CÀN CHIẾU
ANH CHỜ EM QUỐC DUY
ANH HÔN EM HOÀNG QUÂN
ANH NHỚ EM NGÔ CÀN CHIẾU
ANH NHỚ EM QUỐC DUY
ANH TRAO EM PHÁT ĐẠT
ANH VỀ THẢO QUYÊN
AU PARC DE SCEAUX NGÔ CÀN CHIẾU
BIỆT KHÚC 2 HỒNG NHIÊN
BUÔNG TAY LÀ CHIA LY HỒNG NHIÊN
BUÔNG TAY LÀ CHIA LY LỆ THU NGUYỄN
BUỒN LỆ THU NGUYỄN
BÀI MẶC NIỆM NGÔ CÀN CHIẾU
BÊN KIA VŨNG TỐI NGÔ CÀN CHIẾU
BÔNG HỒNG TẶNG MẸ PHÁT ĐẠT
BƯỚC NGOẶT CUỐI CHIỀU TÂM THƯ
BỎ QUÊN BỐN MÙA NGÔ CÀN CHIẾU
CHA GIỜ NƠI ĐÂU QUỐC DUY
CHIA LY CHÂU THÙY DƯƠNG
CHIA LY TRÊN BIỂN THẢO QUYÊN
CHIẾC LÁ CUỐI THU THANH DUYÊN
CHO ANH XIN NGÔ CÀN CHIẾU
CHO ANH XIN QUỐC DUY
CHO TÔI XIN MỘT CHIẾC VÉ NGÔ CÀN CHIẾU
CHO TÔI XIN MỘT CHIẾC VÉ QUỐC DUY
CHUYỆN NÀNG TÔ THỊ 1 HOÀI PHƯƠNG
CHUYỆN NÀNG TÔ THỊ 2 HOÀI PHƯƠNG
CHUYỆN NÀNG TÔ THỊ 3 HOÀI PHƯƠNG
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH THU HÀ
CHÚC MỪNG NĂM MỚI DUY LINH
CHÚC MỪNG NĂM MỚI NGÔ CÀN CHIẾU
CHƠI VƠI PHÁT ĐẠT
CHẤM PHÁ HỒNG NHIÊN
CHẲNG CÒN GÌ ĐỂ NHỚ PHƯƠNG UYÊN
CHỈ LÀ ĐÓA HỒNG PHÁT ĐẠT
CHỜ ANH NGHE EM QUỐC DUY
CHỦ NHẬT BUỒN THẢO QUYÊN
CÀ PHÊ MỘT MÌNH PHƯƠNG UYÊN
CÓ MỘT HỒNG NHIÊN
CÓ NHIỀU KHI CHÂU THÙY DƯƠNG
CÓ NHỮNG LÚC MỘNG TRANG
CÓ NỖI NHỚ THU HÀ
CÓ PHẢI VÌ KHÔNG NHAU THANH DUYÊN
CÔ ĐƠN HỒNG NHIÊN
CƠN MƯA BẤT CHỢT MINH TRÍ
CẢM TẠ PHÁT ĐẠT
CẢM ƠN CUỘC ĐỜI NGÔ CÀN CHIẾU
CẢM ƠN TÌNH YÊU QUỐC DUY
CẢM ƠN ĐỜI NGÔ CÀN CHIẾU
CẦM YÊU TÂM THƯ
DU MỘNG PHƯƠNG UYÊN
DÂNG ĐÓA SEN HỒNG HÀ THANH
DẠ THƯA EM QUỐC DUY
DẤU TÌNH NHƯ QUỲNH
EM CAO HUY THẾ
EM BỎ TA ĐI LÊ TÂN
EM LÀ MỘT BẢN TÌNH CA CHÂU THÙY DƯƠNG
EM MUỐN ANH LÀ HỒNG NHIÊN
EM MỸ KHÊ TRUNG HIẾU
EM RẤT EM THU HÀ
EM SÀI GÒN DIỆU HIỀN
EM SÀI GÒN NGÔ CÀN CHIẾU
EM TÁM THÁNG BA QUỐC DUY
EM VẪN BIẾT THU HÀ
EM VỀ TỪ LIÊU TRAI 1 QUỐC DUY
EM VỀ TỪ LIÊU TRAI 2 HỒNG NHIÊN
GIÓ ĐẦU ĐÔNG NGÔ CÀN CHIẾU
GIẤC SẦU QUỐC DUY
GIẤC TÌNH HỒNG PHÁT ĐẠT
GIỌT LÊ ĐÁNH RƠI DUY LINH
GIỜ NÀY PHÁT ĐẠT
GIỮ MÃI YÊU THƯƠNG NGÔ CÀN CHIẾU
GIỮA NHỮNG CON ĐƯỜNG NGÔ CÀN CHIẾU
GIỮA NHỮNG CON ĐƯỜNG QUỐC DUY
GẶP LẠI NHAU QUỐC DUY
GỌI TÊN NGƯỜI HÀ THANH
GỬI NGƯỜI EM PHỐ NÚI QUỐC DUY
HAI MÙA NGÔ CÀN CHIẾU
HOÀI NIỆM QUỐC DUY
HÃY LÀ EM CỦA ANH NGÔ CÀN CHIẾU
HÃY LÀ EM CỦA ANH QUỐC DUY
HÃY LÀ HẠT NẮNG QUỐC DUY
HÃY NÓI VỚI NHAU THÚY AN
HÈ VỀ KHAI NHI
HƠI THỞ MÙA ĐÔNG TÂM THƯ
HẠ HUYỀN KHÁNH CHI
HẠ HỒNG LÊ TÂN
HẠ NHỚ DUY TÂN
HẠ TRẮNG QUỐC DUY
HẠ TRẮNG MAN THIÊN QUỐC DUY
HẠ TÍM QUỐC DUY
HẠ VÀNG HÀ THANH
HẠ XANH NGỌC MỸ
HẠ XÁM NGỌC MỸ
HẠNH PHÚC BÊN NGƯỜI DUY LINH
HẠNH PHÚC BÊN NGƯỜI NGÔ CÀN CHIẾU
KHI TÔI VỀ QUỐC DUY
KHÁT KHAO TÂM THƯ
KHÔNG LÀ NƯỚC MẮT THU HÀ
KHÚC HÁT MÙA XUÂN QUỐC DUY
KHÚC XUÂN CHO EM TRUNG HIẾU
KIỀU I NHAN SẮC KHUYNH THÀNH QUỐC DUY
KIỀU II LIỄU RŨ BUÔNG MÀNH HỒNG NHIÊN
KIỀU III HẾT KIẾP ĐOẠN TRƯỜNG PHÁT ĐẠT
LY CÀ PHÊ BUỔI SÁNG NGÔ CÀN CHIẾU
LÂN CUỐI CHỊ ƠI THU HÀ
LÒNG MẸ VIỆT NAM THU HÀ
LỜI CẦU CHÚC NGÔ CÀN CHIẾU
LỜI CẦU CHÚC THIẾT THA CHÂU THÙY DƯƠNG
LỜI NGUYỆN NÀY QUỐC DUY
LỜI RU ÊM TÂM THƯ
MAI SAU DUY LINH
MAI TÔI ĐI NGÔ CÀN CHIẾU
MIỀN TRUNG QUÊ TÔI MINH TRÍ
MUỘN PHIỀN XANH CẨM VÂN NGUYỄN
MÊ ĐẮM HOÀNG QUÂN
MÊNH MÔNG CHIỀU THU HÀ THANH
MÙA NHỚ DUY THÁI
MÙA NHỚ NGÔ CÀN CHIẾU
MÙA THU KINH ĐÔ PHÁT ĐẠT
MÙA XUÂN CỦA ANH PHÁT ĐẠT
MÙA XUÂN TRỞ LẠI THẢO QUYÊN
MÙA XUÂN YÊU EM TRUNG HIẾU
MÙA ĐÔNG CÓ NGHE NGÔ CÀN CHIẾU
MÙA ĐÔNG PARIS NGÔ CÀN CHIẾU
MƯA ĐÊM HOÀI TÂM
MẸ LÀ YÊU THƯƠNG THU HÀ
MẸ TÔI PHÁT ĐẠT
MẸ ĐI TÌM CON NGÔ CÀN CHIẾU
MỘNG DU MINH TRÍ
MỘT GIẤC CHIÊM BAO NGÔ CÀN CHIẾU
MỘT GIẤC CHIÊM BAO QUỐC DUY
MỘT LẦN BÊN MẸ NGÔ CÀN CHIẾU
MỘT LẦN BÊN NHAU QUỐC DUY
MỘT NỬA LỆ THU NGUYỄN
MỘT NỬA NGÔ CÀN CHIẾU
MỪNG NGÀY TÌNH NHÂN PHÁT ĐẠT
MỪNG NĂM MỚI NGÔ CÀN CHIẾU
NGHIÊNG VỀ NHAU TRUNG HIẾU
NGHÌN THU QUỐC DUY
NGÀY VUI BÊN NHAU HỒNG NHIÊN
NGÔN NGỮ DUY LINH
NGƯỜI CÒN ĐỢI KHÔNG THÚY AN
NGƯỜI YÊU HỠI DUY LINH
NGƯỜI ĐẾN VỚI TA NGÔ CÀN CHIẾU
NGẨN NGƠ PHÁT ĐẠT
NGỠ NHƯ MƠ HỒNG NHIÊN
NHA TRANG CÁT TRẮNG BIỂN XANH PHÁT ĐẠT
NHAN SẮC MINH TRÍ
NHUNG NHỚ KHÔNG RỜI HOÀNG NHƯ KHÁNH
NHƯ HẠT NẮNG VÀNG NGÔ CÀN CHIẾU
NHƯ LOÀI CHIM TRỐN TUYẾT PHÁT ĐẠT
NHỚ MINH TRÍ
NHỚ NGÔ CÀN CHIẾU
NHỚ CHA THU HÀ
NHỚ CỐ HƯƠNG TÂM THƯ
NHỚ NGƯỜI NGÔ CÀN CHIẾU
NHỚ NGƯỜI QUỐC DUY
NHỮNG MẢNH ĐỜI BUỒN THÚY AN
NÀNG DUY THÁI
NÀY EM CÓ MAI NÀY PHÁT ĐẠT
NƠI MÙA XUÂN BẮT ĐẦU NGÔ CÀN CHIẾU
NẮM TAY NHAU TÂM THƯ
NẮNG PHÚ QUỐC BẢO YẾN
NẾU CÓ MỘT NGÀY THANH DUYÊN
NẾU MAI NÀY NGƯỜI BỎ TA ĐI THANH DUYÊN
NỖI NHỚ DỊU ÊM MINH TRÍ
NỢ DUY THÁI
NỢ NGÔ CÀN CHIẾU
NỢ EM THANH DUYÊN
PARIS PARIS PHÁT ĐẠT
PHONG TỎA NGÔ CÀN CHIẾU
PHẬN ĐỜI KỸ NỮ HỒNG NHIÊN
PHỐ XUÂN HOÀI TÂM
QUÊ HƯƠNG CỔ TÍCH QUỐC DUY
RU NHAU DIỆU HIỀN
RỒI CŨNG LÀ KỶ NIỆM CHÂU THÙY DƯƠNG
SAO ANH KHÔNG LÀ HỒNG NHIÊN
SN01 EM MƠ ƯỚC GÌ HÀ THANH
SN02 MỪNG SINH NHẬT THÁNG HAI PHƯƠNG UYÊN
SN03 MỪNG SINH NHẬT THÁNG BA THU HÀ
SN04 HẠT NẮNG THÁNG TƯ NGỌC HÂN
SN05 MỘT NGÀY THÁNG NĂM NGỌC HÂN
SN06 THÁNG SÁU GIAO MÙA THU HÀ
SN07 CÔ GÁI THÁNG BẢY HOÀI TÂM
SN08 NẮNG HỒNG THÁNG TÁM PHƯƠNG UYÊN
SN09 THÁNG CHÍN ĐẦU THU TÂM THƯ
SN10 CÁNH GIÓ MÙA THU LÊ THY
SN11 NGÀY VUI MÙA THU DUY THÁI
SN12 NẮNG GIÓ ĐẦU ĐÔNG TÂM THƯ
SUỐT KIẾP TA TÌNH NHÂN PHÁT ĐẠT
SÀI GÒN CHỢT MƯA CHỢT NẮNG HỒNG NHIÊN
SÀI GÒN KHÔNG ANH LỆ THU NGUYỄN
SÀI GÒN KHÔNG ANH TÂM THƯ
SÀI GÒN KHÔNG EM HOÀNG QUÂN
SÀI GÒN NHỚ THƯƠNG PHÁT ĐẠT
SÀI GÒN NHỚ THƯƠNG TÂM THƯ
SÀI GÒN NẮNG HAY SÀI GÒN MƯA TRUNG HIẾU
SÀI GÒN THÁNG SÁU TRỜI MƯA HỒNG NHIÊN
SÀI GÒN THÁNG SÁU TRỜI MƯA VÕ THÀNH TÂM
TA CÒN NỢ NHAU NGÔ CÀN CHIẾU
TA CÒN NỢ NHAU NGỌC MỸ
TA TRỞ VỀ ĐỐI DIỆN VỚI ĐÊM THẢO QUYÊN
TA TÌM THẤY NHAU HỒNG NHIÊN
TA VẪN NHỚ EM TRUNG HIẾU
TA VẮNG NHAU HỒNG NHIÊN
THEO TIA NẮNG LÊN PHÁT ĐẠT
THIÊN NHIÊN VÀ EM TÂM THƯ
THOÁNG XUÂN THANH HOA
THOÁNG XUÂN THẢO QUYÊN
THU SAY QUỐC DUY
THU VỀ THANH DUYÊN
THÀNH PHỐ MỘNG MƠ QUỐC DUY
THÈM HOÀI TÂM
THÊ GIỚI MUÔN MÀU HOÀI TÂM
THÌ TA HÃY YÊU NHAU TÂM THƯ
THÔI ĐỪNG BUỒN HỒNG NHIÊN
THƯƠNG MỘT GÓC TRỜI HOÀI TÂM
TIN YÊU QUỐC DUY
TIẾNG ĐÊM PHƯƠNG UYÊN
TIẾNG ĐÊM THANH DUYÊN
TRONG CƠN MƯA CHIỀU NAY QUỐC DUY
TRÁI TIM ĐAU QUỐC DUY
TRẢ LẠI DÂN TÔI DUY LINH
TRẦN TÌNH NGÔ CÀN CHIẾU
TRỜI CUỐI HẠ HỒNG NHIÊN
TRỜI THÁNG CHÍN HOÀI TÂM
TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ BẠCH THẢO
TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ THANH DUYÊN
TUYẾT NHỚ HÀ THANH
TÌM EM NGÔ CÀN CHIẾU
TÌN YÊU QUỐC DUY
TÌNH ANH DUY LINH
TÌNH ANH NGÔ CÀN CHIẾU
TÌNH CA ĐÊM XUÂN TÂM THƯ
TÌNH EM DIỆU HIỀN
TÌNH EM LỆ THU NGUYỄN
TÌNH MÃI XANH MÀU HỒNG NHIÊN
TÌNH MẸ HOÀNG NHƯ KHÁNH
TÌNH MẸ NGÔ CÀN CHIẾU
TÌNH NGÂU QUỐC DUY
TÌNH XUÂN HỒNG NHIÊN
TÌNH YÊU NHƯ NẮNG PHÁT ĐẠT
TÌNH ƠI HOÀI TÂM
TÍM CẢ TRƯỜNG TIỀN PHÁT ĐẠT
TÍM MỘT LỐI VỀ DIỆU HIỀN
TÔI CHỈ CÓ TÔI NGÔ CÀN CHIẾU
TÔI CÙNG TRỜI LANG THANG QUỐC DUY
TÔI XIN DUY THÁI
TÔI XIN NGÔ CÀN CHIẾU
TƠ CHIỀU CHÂU THÙY DƯƠNG
TƯƠNG TƯ HOÀNG QUÂN
TẠ ƠN ĐỜI PHÁT ĐẠT
TỪ EM PHÁT ĐẠT
VIẾT ĐI EM BÀI THƠ BUỒN QUỐC DUY
VÌ CUỘC ĐỜI NGÔ CÀN CHIẾU
VÌ CUỘC ĐỜI QUỐC DUY
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ DUY LINH
VÌ EM LÀ EM DUY LINH
VÌ EM LÀ EM NGÔ CÀN CHIẾU
VÌ ĐỜI BUỒN NGÔ CÀN CHIẾU
VẪN MÃI BÊN NHAU THẢO QUYÊN
VẪN YÊU NGƯỜI LÊ THỤ NGUYỄN
VẪN YÊU NGƯỜI NGỌC MỸ
XA VẮNG DIỆU HIỀN
XIN ANH CHÚT THÔI DIỆU HIỀN
XIN LÀ NGÔ CÀN CHIẾU
XIN LÀ QUỐC DUY
XIN ĐỂ TÔI ĐI QUỐC DUY
XUÂN BUỒN NGÔ CÀN CHIẾU
XUÂN YÊU THƯƠNG TÂM THƯ
YÊU NHAU NGHE EM NGÔ CÀN CHIẾU
YÊU THÊM CHÚT NỮA CHÂU THÙY DƯƠNG
ÁNH MẮT MÙA XUÂN DUY LINH
ÁNH MẮT MÙA XUÂN NGÔ CÀN CHIẾU
ÁNH MẮT MÙA YÊU THANH DUYÊN
ÁO HOA HÃY RŨ BỤI VÀNG LỆ THU NGUYỄN
ÔI THỜI GIAN HỒNG NHIÊN
ĐAM MÊ NGỌC QUY
ĐI VÀO CUỘC ĐỜI HỒNG NHIÊN
ĐI VỀ ĐÂU HỠI EM NGÔ CÀN CHIẾU
ĐI ĐÂU TA CŨNG NHỚ NGƯỜI LỆ THU NGUYỄN
ĐI ĐÂU TA CŨNG NHỚ NGƯỜI THU HÀ
ĐIỀU GIẢN ĐƠN LÊ THY
ĐIỀU TỰ HỎI NGÔ CÀN CHIẾU
ĐÀ LẠT CHIỀU THU PHÁT ĐẠT
ĐÀ LẠT NHỚ HỒNG NHIÊN
ĐÊM NGÔ CÀN CHIẾU
ĐÊM THU HÀ
ĐÊM HUY HOÀNG NGÔ CÀN CHIẾU
ĐÊM HÂN HOAN NGÔ CÀN CHIẾU
ĐÊM LUNG LINH NGÔ CÀN CHIẾU
ĐÊM SÀI GÒN KHÔNG EM PHÁT ĐẠT
ĐÊM THU PHƯƠNG UYÊN
ĐÊM TƯƠNG TƯ THANH DUYÊN
ĐÊM ĐÔNG VỀ THU HÀ
ĐÔI KHI PHÁT ĐẠT
ĐÔI MẮT EM PHÁT ĐẠT
ĐÔNG VỀ QUỐC DUY
ĐÔNG ĐÂY XUÂN ĐÓ NGÔ CÀN CHIẾU
ĐÔNG ĐÂY XUÂN ĐÓ TÂM THƯ
ĐẾN BÊN NHAU PHÁT ĐẠT
ĐẾN VỚI ANH ĐI EM NHẬT HUY
ĐỐT LÊN NGỌN LỬA NGÔ CÀN CHIẾU
ĐỜI MONG MANH PHÁT ĐẠT
ĐỜI RỘN RÀNG NGÔ CÀN CHIẾU
ĐỪNG 3 ANH CHI
ĐỪNG 4 QUỐC DUY
ĐỪNG 5 THẢO QUYÊN
ĐỪNG NHÌN EM NỮA ANH HỒNG NHIÊN
ĐỪNG NÓI VỚI EM HỒNG NHIÊN
ĐỪNG NÓI VỚI NHAU CHÂU THÙY DƯƠNG
Ở CUỐI VỰC MƠ SẦU HỒNG NHIÊN

 

o O o

Subsections of Ca Khúc

Ai Về Xứ Huế - Thu Hà

AI VỀ XỨ HUẾ

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

  • Nhạc nền :

Ai về nơi cố đô xưa
Đất thần kinh thương mấy cho vừa
Trong chiều nghe tiếng đong đưa
Khúc Nam Ai ngàn tình chan chứa
Kia hàng cây đứng chơ vơ
Phu Văn Lâu âm thầm bóng đổ
Nghinh Lương Đình đón gió chiều qua

Hò ơi
Khi đêm về nghe lời em hát
Khúc mười thương âu yếm ngọt ngào
Trên sông Hương nước chảy dạt dào
Ru lòng người bao câu vấn vương

Hò ơi
Nơi xa xa thấp thoáng ai chào
Trên cầu Tràng sáu vài mười hai nhịp
Đưa người về miền thương nhớ thương

Ai về xứ Huế đẹp xinh
Chốn yêu thương, cổ tích quê mình
Bên Thành Nội thoáng chông chênh
Nghe trong tim ngàn yêu thương đến
Ai về đón gió Nam Giao
Nghe thông xanh hát câu chào đón
Cho hồn người bao nỗi xôn xao

21-07-2010

Anh Chờ Em - Ngô Càn Chiếu

ANH CHỜ EM

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Anh chờ em lòng nghe nôn nao
Anh chờ em ngàn muôn xôn xao
Chờ em
Từ một kiếp nào
Biển lớn sông dài
Sóng gió ba đào
Điên đảo thuyền anh
Chờ em sầu lên chơi vơi
Chìm trong bão tố muôn lời nhớ thương

Anh chờ em bên trời mù sương
Anh chờ em ngậm ngùi một phương
Chờ em trong giấc miên trường
Buốt giá canh buồn
Hiu hắt tâm hồn
Theo giấc mộng vương
Chờ em mịt mờ màn đêm
Lòng nghe nhức nhối bao niềm vấn vương

Anh chờ em con tim sục sôi
Anh chờ em tình dâng muôn nỗi
Khúc đam mê miên man trăm lời
Tiếng yêu xưa như than như hờn
Theo mùa về khơi lạnh giấc đơn
Còn chờ em buốt giá tâm hồn

Anh chờ em ngàn muôn thương đau
Anh chờ em mịt mờ mưa ngâu
Chờ em nắng cháy trên đầu
Tuyết trắng như sầu
Tóc đã phai màu
Tháng ngày qua mau
Chờ em chìm vào thời gian
Lòng bao khắc khoải, ngàn năm vẫn chờ

o O o

Anh Chờ Em - Quốc Duy

ANH CHỜ EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Anh chờ em lòng nghe nôn nao
Anh chờ em ngàn muôn xôn xao
Chờ em
Từ một kiếp nào
Biển lớn sông dài
Sóng gió ba đào
Điên đảo thuyền anh
Chờ em sầu lên chơi vơi
Chìm trong bão tố muôn lời nhớ thương

Anh chờ em bên trời mù sương
Anh chờ em ngậm ngùi một phương
Chờ em trong giấc miên trường
Buốt giá canh buồn
Hiu hắt tâm hồn
Theo giấc mộng vương
Chờ em mịt mờ màn đêm
Lòng nghe nhức nhối bao niềm vấn vương

Anh chờ em con tim sục sôi
Anh chờ em tình dâng muôn nỗi
Khúc đam mê miên man trăm lời
Tiếng yêu xưa như than như hờn
Theo mùa về khơi lạnh giấc đơn
Còn chờ em buốt giá tâm hồn

Anh chờ em ngàn muôn thương đau
Anh chờ em mịt mờ mưa ngâu
Chờ em nắng cháy trên đầu
Tuyết trắng như sầu
Tóc đã phai màu
Tháng ngày qua mau
Chờ em chìm vào thời gian
Lòng bao khắc khoải, ngàn năm vẫn chờ

o O o

Anh Hôn Em - Hoàng Quân

ANH HÔN EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : HOÀNG QUÂN

Nhạc bản

Anh hôn mái tóc em
Tóc em dài vũng tối mênh mông
Trong canh thâu rẻ lối trăm dòng
Để anh ngẩn ngơ mãi ngóng
Si mê bao chuyện viễn vông

Anh hôn đôi mắt em
Mắt ru hồn qua nỗi hư hao
Bao yêu thương như đón như chào
Để anh tìm nơi nương náu
Về trong giấc mơ nhiệm mầu

Anh hôn đôi môi em
Môi ngọt mùi kẹo sữa quê ta
Môi nồng nàn bao nỗi thiết tha
Trao nhau nụ hôn thật thà
Tình dài còn mãi chưa qua

Anh hôn đôi má em
Má em hồng trong gió xuân sang
Mang về đây ánh nắng huy hoàng
Mình ta bên nhau cõi vắng
Sẻ chia ngàn nỗi miên man

Anh hôn trái tim em
Với muôn lời chất ngất đắm say
Trao cho em giấc mơ vơi đầy
Cùng nhau ta ôm giữ lấy
Nhịp yêu mãi trong tim này

22-05-2009

Ánh Mắt Mùa Xuân - Duy Linh

ÁNH MẮT MÙA XUÂN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

Nhạc bản

Mùa xuân đang về nơi đây
trên nhành hoa mai vàng tươi
Ngoài kia đàn chim tung bay
theo vầng mây xa lững lơ

Và tình xuân tràn dâng khắp nơi
Giọt hồng say lã lướt bên người
Gửi đến nhân gian tình khúc muôn đời
Ấm áp bên song một ánh xuân ngời

Tình đã đến với gió mát mùa xuân đang về
Tình đã đến xóa hết những buồn thương não nề
Xuân thênh thang bên trời ngất ngây
Xuân mênh mang bao lời đắm say

Tình đã đến với nắng ấm về theo mây ngàn
Tình đã đến với khúc hát mùa xuân rộn ràng
Xuân xinh tươi bao trùm thế gian
Xuân bao la muôn niềm chứa chan
Tình nồng thắm với nồng nàn ánh mắt mùa xuân

Mùa xuân bên trời rực rỡ
Cho người say câu tình thơ
Hồn xuân theo từng nhịp thở
Ru người miên man giấc mơ

Ngập trần gian ngàn muôn ánh dương
Vườn hồng vui một khúc nghê thường
Đắm đuối bên hoa chàng bướm dịu dàng
Thắm thiết trao nhau ngàn tiếng ân tình

03-02-2015

Ánh Mắt Mùa Xuân - Ngô Càn Chiếu

ÁNH MẮT MÙA XUÂN

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mùa xuân đang về nơi đây
trên nhành hoa mai vàng tươi
Ngoài kia đàn chim tung bay
theo vầng mây xa lững lơ

Và tình xuân tràn dâng khắp nơi
Giọt hồng say lã lướt bên người
Gửi đến nhân gian tình khúc muôn đời
Ấm áp bên song một ánh xuân ngời

Tình đã đến với gió mát mùa xuân đang về
Tình đã đến xóa hết những buồn thương não nề
Xuân thênh thang bên trời ngất ngây
Xuân mênh mang bao lời đắm say

Tình đã đến với nắng ấm về theo mây ngàn
Tình đã đến với khúc hát mùa xuân rộn ràng
Xuân xinh tươi bao trùm thế gian
Xuân bao la muôn niềm chứa chan
Tình nồng thắm với nồng nàn ánh mắt mùa xuân

Mùa xuân bên trời rực rỡ
Cho người say câu tình thơ
Hồn xuân theo từng nhịp thở
Ru người miên man giấc mơ

Ngập trần gian ngàn muôn ánh dương
Vườn hồng vui một khúc nghê thường
Đắm đuối bên hoa chàng bướm dịu dàng
Thắm thiết trao nhau ngàn tiếng ân tình

03-02-2015

Ánh Mắt Mùa Yêu - Thanh Duyên

ÁNH MẮT MÙA YÊU

Thơ: PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc: NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Đừng nhìn em bối rối
Hồn như muôn nỗi
Chan chứa niềm rơi

Đừng nhìn em nhé anh
Đừng cho gió xanh
Khuấy giấc an lành

Đừng nhìn em anh nhé
Đừng cho đam mê
Cháy bỏng tim em

Đừng nhìn em khát khao
Đừng tha thiết trao
Ánh mắt dạt dào
Tiếng yêu

Đừng nhìn em như thế
Cho giếng mắt thêm sâu
Khóe mắt thêm nhàu

Đừng làm cây khô lá
Mong cánh chim về đậu
Dưới bóng trăng treo

Đừng làm em lao đao
Tim như xôn xao
Bao tiếng thì thào
Ngọt ngào

Đừng nhìn em da diết
Ngàn muôn tha thiết
Xuân ý triền miên

Đừng nhìn em đắm say
Mắt xỏa bờ vai
Ve vuốt thân gầy

Đừng nhìn em như thể
Vầng trăng lõa thể
Đêm trắng cơn mê

Đừng nhìn em, mắt cười
Mùa yêu thắm tươi
Đang đến rạng ngời
Tim người

o O o

Anh Nhớ Em - Ngô Càn Chiếu

ANH NHỚ EM

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Ngày đang lên và anh nhớ em
Nỗi nhớ thật thà, nỗi nhớ không tên
Cứ mãi thì thầm nhắc nhở không quên
Nhớ làn mi ngoan, nhớ bờ môi êm
Để lòng anh muôn ngàn nỗi chông chênh

Và anh nhớ em
Trong cô đơn nghe con tim
Nhói đau từng hồi
Cơn tương tư trong điên mê
Giấc yêu rã rời
Anh nhớ em

Và anh nhớ em xót xa
Bao yêu thương như dâng cao
Theo tiếng thơ mặn mà
Bao mê say như vươn lên
Theo nỗi yêu đậm đà
Anh nhớ em, anh nhớ em

Ngày đang trôi và anh nhớ em
Nỗi nhớ ngập tràn ký ức mông mênh
Nhắc nhở ngàn lời quấn quít trong tim
Nhớ bờ môi say, nhớ nụ hôn êm
Tiếng hát vọng về ngàn nhung nhớ thêm

22-01-2010

Anh Nhớ Em - Quốc Duy

ANH NHỚ EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : QUỐC DUY

Nhạc bản

Ngày đang lên và anh nhớ em
Nỗi nhớ thật thà, nỗi nhớ không tên
Cứ mãi thì thầm nhắc nhở không quên
Nhớ làn mi ngoan, nhớ bờ môi êm
Để lòng anh muôn ngàn nỗi chông chênh

Và anh nhớ em
Trong cô đơn nghe con tim
Nhói đau từng hồi
Cơn tương tư trong điên mê
Giấc yêu rã rời
Anh nhớ em

Và anh nhớ em xót xa
Bao yêu thương như dâng cao
Theo tiếng thơ mặn mà
Bao mê say như vươn lên
Theo nỗi yêu đậm đà
Anh nhớ em, anh nhớ em

Ngày đang trôi và anh nhớ em
Nỗi nhớ ngập tràn ký ức mông mênh
Nhắc nhở ngàn lời quấn quít trong tim
Nhớ bờ môi say, nhớ nụ hôn êm
Tiếng hát vọng về ngàn nhung nhớ thêm

22-01-2010

Anh Trao Em - Phát Đạt

ANH TRAO EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : HOÀNG QUÂN

  • Nhạc nền :

Anh trao em cành hồng
Cùng muôn yêu thương thiết tha
Ru em lời tình nồng
Trong nụ hôn rất đậm đà
Giọt hồng về ngang bên song
Dịu dàng sưởi ấm tim ta
Trong mùa xuân mãi chưa qua
Ngàn muôn tia nắng chan hòa
Chia nhau bao nỗi mặn mà

Trao cho nhau câu cười rộn rã
Quên đi niềm khắc khoải đã xa
Trao cho nhau niềm yêu chan chứa
Cho ngọt ngào quấn quýt tim ta
Trao cho nhau
Bao lời thắm thiết đam mê ngút ngàn
Cho yêu thương
Như nụ hoa thắm mãi không phai tàn
Cho tình ta mãi nồng nàn

Anh trao em tình này
Thì thầm muôn câu đắm say
Ru nhau lời ngọt ngào
Trong ngày vui đến hôm nay
Cuộc đời dù muôn hoang mang
Còn bao nhiêu nỗi đổi thay
Xin cùng chia giấc mơ dài
Nuôi tình vĩnh viễn không phai
Trao nhau tiếng yêu miệt mài

o O o

Anh Về - Thảo Quyên

ANH VỀ

Thơ : Thanh Vân
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THẢO QUYÊN

  • Nhạc nền :

Anh về trong tiếng thơ
Sau bao thao thức mong chờ
Anh về khơi tro cũ
Cho mối duyên mình như mơ

Anh về phai vai áo
Mang theo ngàn tình xôn xao
Em hâm trà hoàng cúc
Đêm dài sưởi ấm lòng nhau

Anh về cầm tay không nói
Chuyện xưa ẩn hiện mắt môi
Anh về vui trong bếp lửa
Ngày nao ta còn kề đôi

Anh đã trở về, bàng hoàng ánh trăng
Sáng tỏa đêm rằm, huyền hoặc lung linh
Anh đã trở về, nồng nàn chiếu chăn
Tình đầy hương xưa dù bao ngày tháng

Anh về, em khóc đây
Anh ơi! Ôm tấm thân này
Em đâu cần gương kiếng
Không anh đời vui với ai?

Anh về đêm nhung gấm
Dìu nhau đến cõi mông lung
Nơi thiên đường hoa nở
Vẽ lên đời câu thủy chung

27-02-2013

Áo Hoa Hãy Rũ Bụi Vàng - Lệ Thu Nguyễn

ÁO HOA HÃY RŨ BỤI VÀNG

Thơ : Sư Cô HUỆ TRÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Đi thôi em,
Một giọt sương mai
Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan
Đi thôi em,
Gió núi mây ngàn,
Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa
Đi thôi,
Vạt nắng hiên nhà
Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang

Ngỡ ngàng chi,
Một nụ hoàng lan,
Nhụy chưa tỏa ngát, cánh toan rụng rời!
Nụ cười thiếu nữ trên môi
Nét son phai nhạt, xuân đời qua nhanh
Ngắn ngủi lắm,
Một kiếp chúng sanh
Thả trôi ngày tháng loanh quanh muộn màng

Đi thôi em, hãy rũ bụi vàng
Bè lau đã bện, non ngàn dặm trông
Đi thôi em,
Đường đã xuôi dòng
Ba La Bát Nhã,
Chẳng trong, chẳng ngoài.
Tâm khai chót đỉnh đi hoài
Gặp trong hương gió một đài liên hoa

Trên triền ngũ uẩn đâu xa
Là vô lượng kiếp, ngôi nhà Phật xưa

04-07-2017

Au Parc De Sceaux - Ngô Càn Chiếu

Trong công viên Sceaux, những ngày rực rỡ,
Có những người bạn đưa bước chân vui
Dưới bóng cây xanh, đường đi rộng mở
Niềm vui tràn dâng trong trái tim người …

AU PARC DE SCEAUX

Parole et musique : NGO CAN CHIEU

Nhạc bản

1.
À neuf heures du matin, au sein du parc de Sceaux,
un groupe de marcheurs s’éveille tout en douceur,
Liés par l’amitié, leurs pas deviennent égaux.
Dans cette lumière naissante, ils cheminent calmement
sous le ciel éclatant, leur balade commence.

Les ombres se dissipent, les liens se renforcent,
Leur amitié grandit, comme le soleil levant.
Dans ce parc enchanteur où la vie commence
Et leurs éclats de rire résonnent joyeusement.

La nature s’éveille tout près à leurs côtés,
Les arbres s’émerveillent des premières lueurs.
Les rayons lumineux caressent doucement leur peau,
Liés dans l’harmonie, ils se sentent unis
comme des frères et sœurs en quête de bonheur.

2.
Et dans le parc de Sceaux, une journée rayonnante,
un groupe de marcheurs avance joyeusement.
Sous le couvert des arbres, leur route se présente
Très liés d’affection, ensembles ils se rassemblent,
En leur for intérieur, la joie bat amplement

Au milieu des allées, ils confient les secrets,
leurs voix se superposent, échos de confidences.
Dans l’harmonie de l’instant, ils se retrouvent connectés,
Tissant des souvenirs, telle une jolie danse.

Que perdure ce lien, jusqu’à l’éternité,
dans le cœur des marcheurs, à tout jamais gravé.
D’une amitié sincère, sans le moindre nuage.
Au sein du parc de Sceaux, l’amitié est joyeuse
Un trésor très précieux dans le fond de leur cœur.

Coda:
Voili voilou voilà
Une petite histoire
d’un groupe de marcheurs
au Parc De Sceaux

20-07-2023

Bài Mặc Niệm - Ngô Càn Chiếu

Xin cúi đầu tưởng niệm cho những nạn nhân của cuộc đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 :(

BÀI MẶC NIỆM

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Nghe tiếng chuông ngân trong chiều tàn
Như tiếng than của bao oan hồn nơi cõi hết
Trong khói lam về theo mây ngàn
Tang tóc kia phủ trên mộ phần người đã chết
Mưa gió như còn đang ngỡ ngàng
Thương xót ai về chốn suối vàng, vùng miên viễn
Xin chắp tay ngàn câu nguyện cầu
Đưa tiễn linh về nơi vĩnh hằng
Nơi đã qua ngàn buồn đau

Mịt mờ căm căm trong cơn bão tố thét gào
Vật vờ anh linh bay xa về nơi ngút ngàn
Xin đứng đây lặng thinh gục đầu
Thương nhớ ai về nơi xa vời
Trong đáy tim và trong tâm hồn
Luôn khắc ghi tình yêu nhân loại
Xin nghỉ ngơi bên kia cõi đời
Ký ức xưa còn luôn in hằn
miền tâm tư

21-03-2020

Bên Kia Vũng Tối - Ngô Càn Chiếu

BÊN KIA VŨNG TỐI

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Rồi ta sẽ về bên kia vũng tối
Bỏ hết sau lưng bao nhiêu khóc cười
Cùng những mê say thiết tha vời vợi
Hay những sầu thương đớn đau chưa rời
Rồi ta sẽ về tàn cơn hấp hối
Về cõi bên kia nẻo cuối cuộc đời

Còn mong gì đây trong cuộc đời hôm nay
Sẽ chẳng còn chi nằm lại trong tầm tay
Bao nhiêu cuồng si rồi cũng sẽ phôi phai
Theo nhịp sống lăn quay

Rồi ta sẽ về bên kia cõi ấy
Bỏ hết sau lưng công danh bạc tiền
Cùng những bon chen, ganh đua, tỵ hiềm
Hay những ghen tuông xót xa muộn phiền
Rồi ta sẽ về vùng xa miên viễn
Cõi vắng bên kia riêng ta một miền

03-10-2010

Biệt Khúc 2 - Hồng Nhiên

Biệt khúc 2 - ANH ĐI RỒI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HÔNG NHIÊN

Nhạc bản

Anh đi mình em ở lại
Chiều lạnh lùng sóng biển ầm vang
Run run nhìn thuyền anh xa bến
Lòng nghẹn ngào khóc tiễn anh đi

Xa xa từng con dã tràng
Ngồi ngậm ngùi xe cát biển đông
Em ngậm ngùi xe từng sợi tóc
Bao nhiêu sợi cho vừa nhớ thương

Anh đi, anh đi rồi
Thuyền anh mang theo hạnh phúc em
Anh đi, anh đi rồi
Xin đừng quên em ngồi hiu quạnh
Anh ơi, gọi gió qua hồn
Gọi mưa lên mắt, gọi lòng hoang vu

Đêm đen dài theo tiếng thở
Chân ngập ngừng biết bước về đâu
Ôi đêm dài sao chưa qua hết
Ngồi một mình đưa võng ru con

Quy Nhơn 1979

Bỏ Quên Bốn Mùa - Ngô Càn Chiếu

BỎ QUÊN BỐN MÙA

Thơ : HN
Nhạc và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Em đi để lại xuân tình
Trên nhành lộc nõn lung linh
Vì vô duyên nên không nợ
Lỡ rồi lời hứa ba sinh
Em đi để lại hạ vắng
Ngậm ngùi đò nhỏ sang ngang
Mùa sau người về có nhớ
Trời xanh mây trắng ngỡ ngàng.

Em đi để lại mình anh
Trong bao nỗi niềm loanh quanh
Ngọn sầu mọc lên trăm nhánh
Nhánh thương nhánh nhớ nhánh hờn

Em đi cho giọt mưa buồn
Khóc thương giấc xưa xa vời
Ngày dài trôi qua lặng lẽ
Ngậm ngùi ngóng chốn xa xôi

Em đi để lại thu buồn
Mịt mờ đỏ lá phương anh
Niềm riêng sắt se nỗi lạnh
Câu thơ thất chữ lạc vần.

Em đi để lại đông trắng
Cung đàn năm cũ dở dang
Bầy thiên di còn xoãi cánh
Tìm đâu một chốn an bình

01-10-2013

Bông Hồng Tặng Mẹ - Phát Đạt

BÔNG HỒNG TẶNG MẸ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Bông hồng này con xin tặng Mẹ
Hai tay cao, kính dâng cho Người
Suốt một đời bôn ba tận tụy
Luôn bên con mãi không hề thôi

Bông hồng này con xin tặng Mẹ
Bao gian lao không chút thở than
Quên xuân xanh, chăm sóc đàn con
Khó khăn không màng

Ngàn vạn đóa hồng xin dâng tặng Mẹ
Thay cho muôn lời tha thiết cảm ơn
Công lao sinh thành, nuôi nấng yêu thương
Bao nhiêu cho vừa tình thương của Mẹ
Con xin trọn đời khắc cốt ghi tâm

Bông hồng này con xin tặng Mẹ
Hai tay dâng, kính trao cho người
Dẫu cuộc đời phong ba ngập trời
Luôn bên con chở che chẳng thôi

Bông hồng này con xin tặng Mẹ
Bao ngọt ngào sẽ mãi không quên
Cho tình Mẹ ấm áp trong tim
Nở muôn đóa hồng

o O o

Bước Ngoặt Cuối Chiều - Tâm Thư

BƯỚC NGOẶT CUỐI CHIỀU

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : TÂM THƯ

Nhạc bản

Em muốn viết bài thơ muôn cảm xúc
Kể anh nghe về chuyện những cơn mưa
Mỗi vòng lăn trên đường chiều đang tới
Như vẽ tròn thêm nỗi nhớ trong em
Mưa rơi ướt tóc mông lung
Mưa rơi thấm vai lạnh lùng

Cớ sao tìm hoài không ra ý
Cớ sao ghi mãi chẳng nên vần?
Đường về buồn theo mưa rơi
Ngậm ngùi mây giăng cuối trời
Lòng còn ngàn muôn nỗi sầu
Thì làm sao em có thể
Đi trong bước ngoặt cuối chiều

Em muốn viết bài thơ muôn say đắm
Kể anh nghe về con nắng chiều rơi
Trên đường dài em đưa tay bắt nắng
Làm màu son tô hồng lên khóe môi
Nắng đã không còn thấy rơi
Nắng trốn cho chiều hoang tàn

29-07-2014

Buồn - Lệ Thu Nguyễn

BUỒN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Buồn
Theo cơn mộng mị quấn quít đêm sâu
Trong cơn sầu này héo hắt canh thâu
Buồn
Trong bao phiền muộn chất chứa nỗi đau
Giữa muôn bão bùng tìm nơi nương náu
Buồn
Đường dài miên man biết đi về đâu

Buồn
Như người khách ngồi đêm dài quán vắng
Bên ly rượu cạn chưa vơi men đắng
Như buổi chiều về đường xa tắt nắng
Trong giấc ngủ vùi lặng lẽ âm thầm

Buồn
Trong đêm chập chùng không lối quay về
Bao nhiêu sầu muộn nhức nhối lê thê
Buồn
Nơi đây một mình trong cõi điên mê
Dâng lên đỉnh trời sầu đau nhân thế
Buồn
Còn mãi trong ta ngàn nỗi ê chề

01-04-2009

Buông Tay Là Chia Ly - Hồng Nhiên

BUÔNG TAY LÀ CHIA LY

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Buông tay em
Hãy buông tay em ra thôi
Hơi ấm đã xa rồi
Buông tay thôi
Con tim em nhừ mỏi
Cằn khô dưới chân đời
Buông tay nhau
Hãy buông tay nhau ra mau
Xa rồi nơi nương náu
Tình còn nguyên vẹn đâu
Mơ chi thuyền cập bến
Trang thơ xưa đã úa nhàu

Buông tay nhau
Hãy buông tay nhau ra đi
Buông tay nhau
Dù buông tay là chia ly
Dẫu biết sẽ buồn nhớ đêm ngày
Sẽ mãi ôm trọn nỗi u hoài
Tình làm sao nguôi ngoai?

Buông tay em
Hãy buông tay em ra nhanh
Bàn tay em giá lạnh
Buông tay nhanh
Qua rồi mùa xuân cũ
Trong ký ức võ vàng

Buông tay nhau
Hãy buông tay nhau ra nhanh
Một lần và mãi mãi
Cho chuyện xưa mong manh
Bao ngọn buồn trăm nhánh
Bay theo chiếc lá xa cành

01-06-2013

Buông Tay Là Chia Ly - Lệ Thu Nguyễn

BUÔNG TAY LÀ CHIA LY

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Buông tay em
Hãy buông tay em ra thôi
Hơi ấm đã xa rồi
Buông tay thôi
Con tim em nhừ mỏi
Cằn khô dưới chân đời
Buông tay nhau
Hãy buông tay nhau ra mau
Xa rồi nơi nương náu
Tình còn nguyên vẹn đâu
Mơ chi thuyền cập bến
Trang thơ xưa đã úa nhàu

Buông tay nhau
Hãy buông tay nhau ra đi
Buông tay nhau
Dù buông tay là chia ly
Dẫu biết sẽ buồn nhớ đêm ngày
Sẽ mãi ôm trọn nỗi u hoài
Tình làm sao nguôi ngoai?

Buông tay em
Hãy buông tay em ra nhanh
Bàn tay em giá lạnh
Buông tay nhanh
Qua rồi mùa xuân cũ
Trong ký ức võ vàng

Buông tay nhau
Hãy buông tay nhau ra nhanh
Một lần và mãi mãi
Cho chuyện xưa mong manh
Bao ngọn buồn trăm nhánh
Bay theo chiếc lá xa cành

01-06-2013

Cà Phê Một Mình - Phương Uyên

CÀ PHÊ MỘT MÌNH

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHƯƠNG UYÊN

  • Nhạc nền :

Chiều vắng một mình nhìn người đi qua
Đường phố lặng thầm dưới nắng chan hòa
Hàng me xanh im lìm nghiêng bóng
Ngồi đây ta không chờ trông ngóng
Lòng chẳng u sầu hay ước vọng
Chợt thấy tâm hồn như lắng đọng
Hạnh phúc đang về theo phố đông

Cà phê một mình
Ta ngồi cà phê một mình
Nhìn đời trôi lạ lẫm
Bao cuộc thăng trầm
Chưa mòn hao tháng năm

Cà phê một mình
Ta ngồi cà phê một mình
Trong niềm vui rất lạ
Theo ánh mắt nụ cười
Từng bước chân người qua

Chiều vắng một mình bên ly cà phê
Ngọn gió bàng hoàng thoáng bay bên trời
Người khoan thai dập dìu trên lối
Bên mùa xuân dịu dàng đang tới
Điệp khúc êm đềm trong giấc đời
Về đến như ngàn muôn tiếng mời
Hạnh phúc đang chào đón xuân tươi

o O o

Cảm Ơn Cuộc Đời - Ngô Càn Chiếu

Từ Nguyễn đã nói lên những suy nghĩ riêng của mình qua bài thơ CẢM ƠN CUỘC ĐỜI. Dù khổ nhọc nhưng cuộc đời cũng cho ta những niềm vui. Và cho dù niềm vui không to lớn thì tác giả vẫn cảm ơn cuộc đời vì những phút giây được tận hưởng. Mình đã phổ nhạc bài thơ của Từ Nguyễn bằng một điệu thúc nhẹ nhàng, gợi lên niềm lạc quan trong cuộc sống.

CẢM ƠN CUỘC ĐỜI

Thơ : TỪ NGUYỄN
Nhạc & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đôi khi ta cần cảm ơn cuộc đời
Dù bao cay đắng vẫn chưa vơi
Cơn mưa có khi như thác nguồn
Âm thầm mà nhức nhối tim côi

Đôi khi ta cần cảm ơn cuộc sống
Vẫn mãi nhọc nhằn dắt đời trôi
Dù ngàn giông tố xoay đất trời
Dù nỗi buồn nhiều hơn niềm vui\

Xin cảm ơn cuộc đời
Tôi xin cảm ơn những tinh khôi
Những ban mai rạng ngời
Cho tôi ngập tràn những niềm vui
Đường chiều hôm êm ả
Đi bên hai hàng cây xanh lá
Trong mùa xuân đang tới

Đôi khi ta cần cảm ơn cuộc đời
Dù bao gian khó vẫn quanh ta
Như con nước dâng thật hiền hòa
Chầm chậm trôi về biển bao la

Đôi khi ta cần cảm ơn cuộc sống
Nuôi ta trong lặng lẽ bao dung
Cho ta niềm an yên rất thật
Thiết tha lời cảm ơn cuộc đời

06-02-2023

Cảm Ơn Đời - Ngô Càn Chiếu

CẢM ƠN ĐỜI

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Xin cảm ơn đời
Cho tôi một tia nắng tươi
Ấm áp khung trời
Mênh mông ngày đến muôn nơi
Giọt hồng nhẹ rơi
Ru hồn bao câu êm ái
Như tiếng chào vui
Về theo nhịp sống nồng say

Xin cảm ơn đời
Một lần đưa em đến đây
Nhẹ nhàng như ánh nắng mai
Nồng nàn hương thơm cỏ cây

Xin cảm ơn người
Dịu dàng câu thơ rất mới
Cho tôi còn thấy đời vui
Nơi tình yêu đã lên ngôi
Mạch sống chơi vơi

Xin cảm ơn người
Đang về trong nắng hây hây
Bên tiếng reo cười
Nghe lòng bao nỗi ngất ngây
Nhẹ nhàng ngày rơi
Con tim dường như rực cháy
Theo tiếng đời vui
Ru êm một giấc tình say

o O o

Cảm Ơn Tình Yêu - Quốc Duy

CẢM ƠN TÌNH YÊU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Hòa âm : ĐỖ HẢI
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Cảm ơn em đã đến với anh
Trên đường chiều bóng ngã trời xanh
Lối đi mòn chung bước quẫn quanh
Tình thật đầy trong chiều mong manh
Cảm ơn em đã đến với nhau
Về nơi đây quên hết thương đau
Kết muôn lời thơ đến mai sau
Cùng trao nhau câu hát ngọt ngào

Cảm ơn tình yêu đang về đây
Trong men nồng ngất ngây
Cảm ơn tình yêu đang rực cháy
Trong muôn ngàn đắm say
Quên đi bao nỗi chua cay
Bên nhau xây đắp ngày mai
Tình dài không phai

Cảm ơn em đã đến với ta
Giữa muôn vàn say đắm thiết tha
Đã qua rồi cay đắng xót xa
Chỉ còn lại tiếng lòng chưa qua

Cảm ơn em đã đến với nhau
Nuôi tình mình thắm thiết dài lâu
Tiếng yêu này ta sẽ đổi trao
Trọn cuộc đời và đến mai sau

29-04-2009

Cảm Tạ - Phát Đạt

Thơ của Phạm Vũ luôn có nét độc đáo riêng. Bài thơ “Cảm Tạ” này thì chắc chắn là ít giống ai. Và rất dễ thương! Để tạo nét đặc biệt cho bài thơ độc đáo này, mình đã dùng một điệu thức trẻ trung, dựa trên một thang âm vui tươi. Mời các bạn cùng thưởng thức.

CẢM TẠ

Thơ : PHẠM VŨ
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Xin cám ơn ông Mặt Trời
Thênh thang ánh sáng trên cao
Cho ta bao nỗi dạt dào
Hát ru em lời nôn nao

Xin cám ơn nàng Mặt Trăng
Trong đêm lung linh soi bóng
Cho ta quấn quýt bên người
Chia khúc ấm êm
câu chuyện yêu đương!

Ngàn lời cảm ơn
Tôi xin kính dâng Phật Trời
Đã xui em yêu tôi
Và khiến cho tôi yêu người
Xin cám ơn đôi bàn tay
Vẫn mãi ôm tròn
Giấc mộng an yên

Ngàn lời cám ơn
Tôi xin gửi trao mọi người
Đã cho tôi yên thân
Hân hoan viết câu yêu người
Xin cám ơn đôi bàn chân
Trên khắp nẻo đường
Bên em tháng ngày

Xin cám ơn Em một lần
Cho anh tình lớn mênh mông
Ân tình ta đang chín mọng
Cội nguồn ngày cũng như đêm

Và xin cám ơn cả Tôi
Trao em niềm yêu tha thiết
Dẫu cơn bão lớn bên trời
Ta mãi bên nhau
Thương vẫn ngập người!

o O o

Cầm Yêu - Tâm Thư

CẦM YÊU

Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Em hỏi anh
đã bao giờ lạc lòng
quên phút giây
thiêng liêng tình vợ chồng?
Em hỏi anh
đã bao lần khó thở
bởi sợi thơ như thắt chặt tim mình?

Sao lặng thinh
để câu hỏi chênh vênh gợi nhớ?
Hóa thạch rơi
trong đêm u sệt buồn tênh

Sao lặng thinh
chối bỏ những cuồng si?
Môi còn đâu thánh thiện
đôi tay như quắt quay
bầm dập trên từng phím
theo âm thanh bật nghiến
khắc khoải muộn phiền

Em hỏi anh
Phút ngoài vợ, ngoài chồng
Dẫu thoáng qua
Có đôi chút ngại ngần?

Em hỏi anh
Đã bao lần bối rối
nên nhạc cầm yêu
thơ tung tóe cung sầu!

11-02-2014

Cha Giờ Nơi Đâu - Quốc Duy

CHA GIỜ NƠI ĐÂU

Thơ : BĂNG NGUYỆT
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Con về đến ngõ nắng rưng rưng gục đầu
Trong hoàng hôn xuống gió mênh mang trời chiều
Cha bây giờ đang về nơi đâu
Bao yêu thương còn chưa kịp nói
Giờ thành mộng ấp ủ cơn đau
Bóng xưa cha ngồi giờ con không thấy nữa
Nhớ cha dắt dìu ngày xưa con bé nhỏ
Bao nhiêu yêu thương nói sao cho vừa

Cha ơi cha ơi, con nay đã là
Một người thành danh nhưng mồ côi cha
Cha ơi cha ơi, sao con nhớ hoài
Một ngày năm xưa khi cha còn đó
Tìm trong bóng nắng tháng ngày đã qua
Bóng xưa cha ngồi nơi mái hiên nhà
Giờ đã nơi đâu?!

Con về đến ngõ nhớ nhung cha vô vàn
Mây chiều kết bóng nơi xa xôi non ngàn
Bao tháng năm cha luôn dầu dãi
Luôn chở che ngày mưa tháng nắng
Lo gia đình không tiếng thở than
Dẫu đau xé lòng người thân yêu đưa tiễn
Khóc thương cha hiền về nơi xa miên viễn
Chốn xa suối vàng xin người nghỉ ngơi

o O o

Chấm Phá - Hồng Nhiên

𝘚ắ𝘤 𝘮à𝘶 𝘣à𝘪 𝘵𝘩ơ “𝘊𝘩ấ𝘮 𝘗𝘩á” của Lưu Ly Thảo 𝘥ị𝘶 𝘥à𝘯𝘨 𝘯𝘩ư 𝘮ù𝘢 𝘹𝘶â𝘯, ê𝘮 á𝘪 𝘯𝘩ư 𝘴ó𝘯𝘨 𝘭ặ𝘯𝘨 𝘣𝘪ể𝘯 𝘹𝘢𝘯𝘩. 𝘓à 𝘤𝘩ấ𝘵 𝘮à𝘶 𝘺ê𝘶 𝘥ấ𝘶 𝘤ủ𝘢 𝘮ộ𝘵 𝘮ố𝘪 𝘵ì𝘯𝘩 𝘷ĩ𝘯𝘩 𝘤ử𝘶, 𝘯𝘩ẹ 𝘯𝘩à𝘯𝘨 𝘯𝘩ư á𝘯𝘩 𝘯ắ𝘯𝘨 𝘣𝘢𝘯 𝘮𝘢𝘪, 𝘤𝘩ạ𝘮 đế𝘯 𝘩ồ𝘯 𝘵𝘢 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵ừ𝘯𝘨 𝘭ờ𝘪 𝘵𝘩ơ 𝘯𝘨ọ𝘵 𝘯𝘨à𝘰. 𝘔ờ𝘪 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘵𝘩ưở𝘯𝘨 𝘵𝘩ứ𝘤 𝘣à𝘪 𝘵𝘩ơ 𝘯𝘩ạ𝘤 𝘲𝘶𝘢 𝘨𝘪ọ𝘯𝘨 𝘤𝘢 𝘳ấ𝘵 𝘯ồ𝘯𝘨 𝘯à𝘯 𝘤ủ𝘢 𝘏ồ𝘯𝘨 𝘕𝘩𝘪ê𝘯.

CHẤM PHÁ

𝘛𝘩ơ : LƯU LY THẢO
𝘕𝘩ạ𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : HỒNG NHIÊN

  • Nhạc nền :

Màu của biển bơ vơ con sóng lạc
Kẽ mây chiều đường tơ nắng mỏng manh
Màu của gió hương bay rung phím nhạc
Rụng xuống mùa đôi giọt nhớ long lanh

Màu mùa xuân đi qua từng ô cửa
Hàng liễu gầy thay lá rải sầu quanh
Người ngồi đó tháng ngày xưa đâu nữa
Thoáng bóng câu bên khung cỏ lướt nhanh

𝘔à𝘶 𝘺ê𝘶 𝘥ấ𝘶 đã 𝘣𝘢𝘰 𝘨𝘪ờ 𝘦𝘮 𝘩ỏ𝘪
𝘊𝘩𝘶𝘺ệ𝘯 𝘤ủ𝘢 𝘮ì𝘯𝘩 𝘤𝘩ấ𝘮 𝘱𝘩á 𝘤𝘶ộ𝘤 đờ𝘪 𝘯𝘩𝘢𝘶
Đừ𝘯𝘨 𝘵𝘪ế𝘤 𝘯𝘶ố𝘪 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 ấ𝘮 𝘯ồ𝘯𝘨 𝘨ử𝘪 𝘵𝘳𝘢𝘰
𝘔à𝘶 𝘵ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘥ị𝘶 𝘯𝘨ọ𝘵 đế𝘯 𝘮𝘢𝘪 𝘴𝘢𝘶
𝘕𝘩ư𝘯𝘨 𝘦𝘮 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢 𝘯ổ𝘪 𝘮à𝘶 𝘹𝘢 𝘤á𝘤𝘩
𝘉𝘶ổ𝘪 𝘤𝘩𝘪𝘢 𝘵𝘢𝘺 𝘳ạ𝘯 𝘯ứ𝘵 𝘮ả𝘯𝘨 𝘮â𝘺 𝘴ầ𝘶

Màu bài thơ em viết một gam buồn
Màu đợi chờ trong nỗi nhớ hoang lương
Con chim nhỏ bên thềm run tiếng hót
Màu thời gian dằng dặc những con đường

o O o

Chẳng Còn Gì Để Nhớ - Phương Uyên

CHẲNG CÒN GÌ ĐỂ NHỚ

Thơ : TINA VŨ
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHƯƠNG UYÊN

Nhạc bản

Chẳng còn gì để nhớ
Khi gió đưa xa vời
Ngập ngừng lời chia ly
Ngàn sầu dâng ướt mi

Chẳng còn gì để nhớ
Lời thì thầm dối gian
Tan trong lòng biển xanh
Tình ta nắm tro tàn

Thì còn gì để mà thương mà nhớ
Dù kỷ niệm ngày xa xưa còn đó
Ta gom vào một góc khuất xanh xao
Bao phiền muộn cùng muôn nỗi lao đao
Quên hết thương đau

Chẳng còn gì để nhớ
Chuyện tình em với anh
Lời yêu thương ngày đó
Như gió thoảng qua nhanh

Chẳng còn gì để nhớ
Ngoài bao nỗi muôn màng
Chân mỏi bước lang thang
Trong bóng chiều hoang tàn

o O o

Chỉ Là Đóa Hồng - Phát Đạt

CHỈ LÀ ĐÓA HỒNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Chỉ là một đóa hồng
Trong vườn nhà sáng nay
Chỉ là thóang hương nồng
Đang về theo gió bay
Nhưng anh gom ngàn tia nắng sớm
Ươm hoa tươi bằng con tim ấm
Giữ cho nhau một khối tình dài
Đến trăm năm tình vẫn còn đầy
Ngàn yêu thương sẽ mãi không phai

Anh trao em một nụ hoa
Thay bao niềm chất chứa trong tim
Ta bên nhau trọn mối chân tình

Anh trao em một nụ hôn
Trao nồng nàn bằng lời thơ ấm
Cho tình dài bừng lên say đắm

Chỉ là một đóa hồng
Đang khoe nụ sáng nay
Chỉ là chút hương nồng
Ru hồn ta ngát say
Nhưng trong anh là muôn da diết
Dâng lên theo niềm yêu tha thiết
Khúc hoan ca như tiếng gọi mời
Đến mai sau ta chẳng đổi dời
Còn bên nhau đến hết cuộc cuộc đời

o O o

Chia Ly - Châu Thùy Dương

CHIA LY

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : CHÂU THÙY DƯƠNG

Nhạc bản

Đêm nay bên nhau
Mai đây ta hai nơi
Đường xưa hết chung đôi

Ôm anh đi em
Ta ôm nhau nghe em
Chia bao câu ấm êm

Hôn anh đi em
Ta hôn nhau nghe em
Cho hồn ngất ngây thêm

Đêm nay bên nhau
Mai đây ta chia phôi
Mình sẽ hai phương trời

Quên hết em ơi
Môi sát bờ môi
Thay thế bao lời

Còn nhau trong đêm nay
Quên đi bao vấn vương
Còn nhau trong vòng tay
Bao say đắm yêu thương
Chia nhau cõi mê say
Mai đây sẽ hai đường

Còn nhau trong đêm nay
Ta trao hết cho nhau
Để qua bao thương đau
Bao héo hắt u sầu
Chia nhau phút nhiệm mầu
Ta bên nhau nương náu

Đêm nay trong tay
Mai đây ta xa nhau
Trong giá buốt tim đau

Trong đôi tay ôm
Xanh xao đôi mắt buồn
Quên đi bao tủi hờn

Môi hôn ta say
Ta xin trao cho nhau
Niềm yêu thương ấy

Đêm nay trong tay
Mai đây ta xa nhau
Còn nỗi yêu thương này

Trao hết cho nhau
Trong bóng đêm sâu
Muôn nỗi u sầu

o O o

Chia Ly Trên Biển - Thảo Quyên

CHIA LY TRÊN BIỂN

𝘛𝘩ơ : LƯU LY THẢO
𝘕𝘩ạ𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THẢO QUYÊN

  • Nhạc nền :

Hôn nhau trên biển
Mà nghe vị ngọt trên môi
Tình dâng tha thiết
Theo ngàn niềm chơi vơi

Yêu nhau trên biển
theo từng cánh sóng mơn man
Sầu thương giây phút ly tan
Giọt nước mắt em buông
Vào sâu thẳm tâm hồn

Á𝘯𝘩 𝘴𝘢𝘰 𝘳ơ𝘪,
𝘳ơ𝘪 𝘹𝘶ố𝘯𝘨 𝘩ồ𝘯 𝘯𝘩𝘢𝘶
𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘣ó𝘯𝘨 đê𝘮 𝘵𝘩â𝘶,
𝘥ì𝘶 𝘯𝘩𝘢𝘶 đ𝘪 𝘵𝘳ê𝘯 𝘣𝘪ể𝘯
Á𝘯𝘩 𝘵𝘩ơ 𝘳ơ𝘪
𝘵𝘳ê𝘯 𝘯𝘨ọ𝘯 𝘴ó𝘯𝘨 𝘭𝘢𝘰 𝘹𝘢𝘰
𝘛ì𝘯𝘩 𝘯à𝘰 𝘤𝘩𝘰 đ𝘢𝘶 𝘵𝘩ươ𝘯𝘨,
đà𝘯𝘩 𝘲𝘶ê𝘯 𝘤â𝘶 𝘩ẹ𝘯 ướ𝘤

Chia tay trên biển
đường phương mây lại rẽ đôi
Người nay xa vắng,
mình ai một bóng đơn côi

Lang thang trên biển,
vời trông theo cánh chim bay
Ngàn sầu thương mãi không phai
Một lần môi ấm môi
Một đời ta nhớ nhau

o O o

Chiếc Lá Cuối Thu - Thanh Duyên

CHIẾC LÁ CUỐI THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Theo đoản văn của PHƯỢNG TRẦN
Ca sĩ : THANH DUYÊN

  • Nhạc nền :

Gió cuối mùa về từ miền ký ức
Nắng lưa thưa hanh hao niềm nhớ thương
Chiếc lá buồn còn tiếc nuối vấn vương
Trong ngậm ngùi buông mình theo cánh gió

Ngẩn ngơ nhìn mùa thu đang héo úa
Mơ hồ như bóng dáng một người đi
Bỏ quên lại muôn tha thiết đắm say
Trong lặng lẽ, đã chia ly cuộc tình

Thu ơi
Thu đến để mà chi
Cho bao nỗi sầu bi
Làm ướt mắt́ người đi
Cho ai
Gom bao nỗi niềm riêng
Chất chứa đầy tim

Cầm bằng tình không dang dở
Cầm bằng tình không say đắm
Thì mùa thu đâu buốt giá tàn hơi
Thì chiều thu đâu xót đắng người ơi
Theo chiếc lá rơi

Giấc thu buồn, lặng lờ theo chiếc lá
Bao thăng trầm, hạnh phúc với xót xa
Bao nồng nàn, trăn trở với thứ tha
Dù ngắn ngũi cũng yêu thương mặn mà

01-11-2016

Chờ Anh Nghe Em - Quốc Duy

“𝘊𝘩ờ 𝘢𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘦𝘮 𝘊𝘩𝘰 𝘷ườ𝘯 𝘹𝘢𝘯𝘩 𝘯ở 𝘩𝘰𝘢 𝘬𝘩ắ𝘱 𝘭ố𝘪 𝘊𝘩𝘰 𝘹𝘶â𝘯 𝘵ươ𝘪 𝘮𝘢𝘪 𝘷à𝘯𝘨 𝘱𝘩ơ𝘪 𝘱𝘩ớ𝘪 𝘛ì𝘯𝘩 𝘥â𝘯𝘨 𝘮ấ𝘺 𝘯ỗ𝘪, 𝘤𝘩á𝘺 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨ườ𝘪 …” Mời các bạn thưởng thức một bản tình ca qua giọng hát rất nồng nàn của Quốc Duy.

𝐂𝐇Ờ 𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐄 𝐄𝐌

𝘕𝘩ạ𝘤 𝘷à 𝘭ờ𝘪 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : QUỐC DUY

Nhạc bản

Chờ anh em nhé, hãy chờ anh
Dù vòm mây đen cứ quẫn quanh
Dù cho mưa to hay cơn gió lớn điên người
Dù trong cơn giông hay trong bão tố bên đời
Chờ anh nghe em, mặc bóng đêm đen phủ kín chân trời

𝘊𝘩ờ 𝘢𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘦𝘮
𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘯 𝘺ê𝘶 𝘤ò𝘯 đó 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘵𝘩ô𝘪
𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘯𝘪ề𝘮 𝘵𝘩ươ𝘯𝘨 𝘤𝘩ấ𝘵 𝘤𝘩ứ𝘢 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘷ơ𝘪
𝘉𝘢𝘰 𝘵𝘩𝘪ế𝘵 𝘵𝘩𝘢 𝘷ẫ𝘯 𝘮ã𝘪 𝘣ê𝘯 đờ𝘪

𝘊𝘩ờ 𝘢𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘦𝘮
𝘊𝘩𝘰 𝘷ườ𝘯 𝘹𝘢𝘯𝘩 𝘯ở 𝘩𝘰𝘢 𝘬𝘩ắ𝘱 𝘭ố𝘪
𝘊𝘩𝘰 𝘹𝘶â𝘯 𝘵ươ𝘪 𝘮𝘢𝘪 𝘷à𝘯𝘨 𝘱𝘩ơ𝘪 𝘱𝘩ớ𝘪
𝘛ì𝘯𝘩 𝘥â𝘯𝘨 𝘮ấ𝘺 𝘯ỗ𝘪
𝘤𝘩á𝘺 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨ườ𝘪

Chờ anh em nhé, hãy chờ anh
Dù trên non cao, chốn rừng sâu
Dù nơi nguy nan, xa xôi góc bể chân trời
Dù nơi trùng khơi, biển to sóng lớn tơi bời
Chờ anh nghe em, dù muôn khó khăn, anh sẽ quay về

o O o

Cho Anh Xin - Ngô Càn Chiếu

CHO ANH XIN

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

  • Nhạc nền :

Cho anh xin một chút nắng vàng
Anh mang về sưởi ấm đông sang
Nuôi trong anh bao nỗi dịu dàng
Đêm chưa qua, ngày đến muộn màng

Cho anh xin một vùng trời xanh
Anh quên đi ngàn niềm mong manh
Trời âm u, dù đông rất lạnh
Anh vơi di nỗi nhớ xây thành

Cho anh xin nơi này chút nắng
Anh điểm tô lên bầu trời xanh
Một phiến mây lờ lững gió ngàn

Cho anh xin bao niềm vương vấn
Nuôi trong tim một lời thơ ấm
Để quên đi đông đến thật gần

Cho anh xin ngọn gió êm đềm
Anh mang về xóa hết màn đêm
Ngọn miên man chất ngất nỗi niềm
Nuôi tim anh bao tiếng ngọt mềm

Cho anh xin ngàn hồng mênh mông
Anh quên đi trời vừa sang đông
Mây lững lờ bay trong giấc mộng
Giữ riêng anh ngàn muôn ấm nồng

o O o

Cho Anh Xin - Quốc Duy

CHO ANH XIN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Cho anh xin một chút nắng vàng
Anh mang về sưởi ấm đông sang
Nuôi trong anh bao nỗi dịu dàng
Đêm chưa qua, ngày đến muộn màng

Cho anh xin một vùng trời xanh
Anh quên đi ngàn niềm mong manh
Trời âm u, dù đông rất lạnh
Anh vơi di nỗi nhớ xây thành

Cho anh xin nơi này chút nắng
Anh điểm tô lên bầu trời xanh
Một phiến mây lờ lững gió ngàn

Cho anh xin bao niềm vương vấn
Nuôi trong tim một lời thơ ấm
Để quên đi đông đến thật gần

Cho anh xin ngọn gió êm đềm
Anh mang về xóa hết màn đêm
Ngọn miên man chất ngất nỗi niềm
Nuôi tim anh bao tiếng ngọt mềm

Cho anh xin ngàn hồng mênh mông
Anh quên đi trời vừa sang đông
Mây lững lờ bay trong giấc mộng
Giữ riêng anh ngàn muôn ấm nồng

o O o

Cho Tôi Xin Một Chiếc Vé - Ngô Càn Chiếu

CHO TÔI XIN MỘT CHIẾC VÉ

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU
Cảm tác từ tựa đề “CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ” của tác giả NGUYỄN NHẬT ÁNH

Nhạc bản

Cho tôi xin,
xin một chiếc vé
mang tôi về ngày xưa thơ ấu
nơi quê hương bầu trời xanh ngát
hàng dừa cao chạm áng mây trôi

Cho tôi đi
về miền thân ái
câu thương yêu ấp ủ lòng tôi
bao năm dài chất chứa không vơi
khắc khoải trong tim
niềm nhớ không rời

Cho tôi xin,
xin một chiếc vé
Tôi đi thăm
miền xưa ký ức
Thuở nào
vùng trời cũ ngàn màu
Giấc mộng
ngày tuổi nhỏ dạt dào
Ngàn yêu thương đằm thắm
Còn trong tim nhiều lắm
Bao nỗi ngọt ngào

Cho tôi xin,
xin một chiếc vé
mang tôi về vùng trời thắm thiết
con sông xưa còn trôi mải miết
chưa nhòa theo lối bước thời gian

Cho tôi đi
về miền quê cũ
quên đi thôi nhịp sống cuồng quay
cho tôi cười trong nắng ban mai
vui với cỏ cây
trọn giấc mơ dài

08-01-2017

Cho Tôi Xin Một Chiếc Vé - Quốc Duy

CHO TÔI XIN MỘT CHIẾC VÉ

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Cảm tác từ tựa đề “CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ” của tác giả NGUYỄN NHẬT ÁNH
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Cho tôi xin,
xin một chiếc vé
mang tôi về ngày xưa thơ ấu
nơi quê hương bầu trời xanh ngát
hàng dừa cao chạm áng mây trôi

Cho tôi đi
về miền thân ái
câu thương yêu ấp ủ lòng tôi
bao năm dài chất chứa không vơi
khắc khoải trong tim
niềm nhớ không rời

Cho tôi xin,
xin một chiếc vé
Tôi đi thăm
miền xưa ký ức
Thuở nào
vùng trời cũ ngàn màu
Giấc mộng
ngày tuổi nhỏ dạt dào
Ngàn yêu thương đằm thắm
Còn trong tim nhiều lắm
Bao nỗi ngọt ngào

Cho tôi xin,
xin một chiếc vé
mang tôi về vùng trời thắm thiết
con sông xưa còn trôi mải miết
chưa nhòa theo lối bước thời gian

Cho tôi đi
về miền quê cũ
quên đi thôi nhịp sống cuồng quay
cho tôi cười trong nắng ban mai
vui với cỏ cây
trọn giấc mơ dài

08-01-2017

Chơi Vơi - Phát Đạt

CHƠI VƠI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Chơi vơi như gió bay ngang trời
Lang thang theo bóng mây gọi mời
Mông lung trong giấc vắng đang rơi
Chơi vơi!
Chơi vơi theo ngọn triều đang tới
Mênh mông bờ biển vắng thảnh thơi
Mơn man bãi cát vàng im hơi

Chơi vơi
Theo tiếng sáo chiều nay
Giữa biển trời khói mây
Theo cánh buồm lướt bay
Chơi vơi
Cõi lòng như chợt thấy
Tin yêu đang ngập tràn nơi đây

Chơi vơi theo tiếng thơ bên đời
Con tim như vấn vương muôn lời
Miên man trong tiếng hát buông lơi
Chơi vơi!
Chơi vơi trong niềm hạnh phúc mới
Bên nhau chia bao nỗi đầy vơi
Yêu thương trong tình về muôn nơi

18-07-2009

Chủ Nhật Buồn - Thảo Quyên

𝘋ướ𝘪 𝘣ầ𝘶 𝘵𝘳ờ𝘪 𝘶 á𝘮 𝘯𝘨à𝘺 𝘊𝘩ủ 𝘕𝘩ậ𝘵 𝘤ủ𝘢 Từ Nguyễn, 𝘵𝘢 𝘵𝘩ấ𝘺 𝘮ộ𝘵 𝘵â𝘮 𝘩ồ𝘯 𝘤ô đơ𝘯 𝘯𝘩ư 𝘤𝘩𝘪ế𝘤 𝘵𝘩𝘶𝘺ề𝘯 𝘤𝘰𝘯 𝘭ạ𝘤 𝘩ướ𝘯𝘨 𝘨𝘪ữ𝘢 𝘣𝘪ể𝘯 𝘤ả. 𝘕𝘩ữ𝘯𝘨 𝘬ỷ 𝘯𝘪ệ𝘮 𝘷ề 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘣𝘶ổ𝘪 𝘩ẹ𝘯 đầ𝘶 𝘵𝘪ê𝘯, 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘯ụ 𝘤ườ𝘪 𝘷à 𝘴ự 𝘨ầ𝘯 𝘨ũ𝘪 𝘯ằ𝘮 𝘮ã𝘪 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮, 𝘭à𝘮 𝘤𝘩𝘰 𝘯𝘨à𝘺 𝘤𝘩ủ 𝘯𝘩ậ𝘵 𝘯à𝘺 𝘵𝘳ở 𝘯ê𝘯 𝘤𝘢𝘺 đắ𝘯𝘨 𝘩ơ𝘯. 𝘛𝘩â𝘯 𝘮ờ𝘪 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘤ù𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘵â𝘮 𝘵ì𝘯𝘩 𝘤ủ𝘢 𝘛ừ 𝘕𝘨𝘶𝘺ễ𝘯 𝘲𝘶𝘢 𝘨𝘪ọ𝘯𝘨 𝘤𝘢 𝘵𝘶𝘺ệ𝘵 đẹ𝘱 𝘤ủ𝘢 𝘛𝘩ả𝘰 𝘘𝘶𝘺ê𝘯. 𝘊𝘩ú𝘤 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘮ộ𝘵 𝘯𝘨à𝘺 𝘵𝘩ứ 𝘣ả𝘺 𝘷𝘶𝘪 𝘷ẻ 𝘷à 𝘮ộ𝘵 𝘤𝘩ủ 𝘯𝘩ậ𝘵 𝘣ì𝘯𝘩 𝘢𝘯.

CHỦ NHẬT BUỒN

𝘛𝘩ơ : TỪ NGUYỄN
𝘕𝘩ạ𝘤: NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : THẢO QUYÊN

Nhạc bản

Chủ nhật buồn vì mưa mãi mưa hoài
Giọt thì thầm, giọt rỉ rả đong đầy
Lạnh ngập hồn trong ta nào ai thấy
Gió đang lay, niềm riêng chỉ ta hay

Chủ nhật buồn vì ta nhớ gì đây?
Nhớ nắng say hôm nào rớt trên vai
Phút ban đầu e ấp tay đan tay
Nhớ làn hơi len qua mái tóc dài

Chủ nhật buồn ngày như qua lặng lẽ
Sao không dưng mà cứ muốn dỗi hờn
Rồi vu vơ như những đứa trẻ con
Muốn khóc cười mà không rõ nguồn cơn

Chủ nhật buồn, sắp hết tháng năm rồi
Hồn còn đầy ngàn thương nhớ lạc loài
Một hoài niệm ngập tràn trong tâm tưởng
Mãi trong ta, ai thấu cho tình này

o O o

Chúc Mừng Giáng SInh - Thu Hà

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH

Trình bày : THU HÀ
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đêm thanh bình đang đến với thế gian
Đêm rạng ngời ngàn hoa tỏa ánh vàng
Đêm Người về rạng hồng ân cõi thế
Đêm yên lành niềm hạnh phúc miên man

Chúc anh chị
Luôn thiết tha niềm vui
Mãi một đời
Yêu thương vẫn không vơi
Để chào mời
Ngàn ngày hồng sắp tới

Chúc muôn người
Gia đình luôn ấm êm
Khúc thanh bình
Luôn giữ mãi trong tim
Giấc an lành
Không cần đi kiếm tìm

Đêm thanh bình tình yêu nở muôn hoa
Đêm rạng ngời ngàn sao sáng chói lòa
Đêm Người về cùng ta nơi cõi thế
Đêm yên lành ngàn thắm thiết chan hòa

o O o

Chúc Mừng Năm Mới - Duy Linh

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mênh mông giấc xuân muôn nồng say
Bao la chúa xuân đang về đây
Trong tia nắng chói hây hây
Về theo ngọn gió bay bay

Xuân tươi đến đây bao đổi thay
Tình yêu đang đến thế gian này
Qua đi những lời đắng cay
Trao nhau tiếng cười ngất ngây

Chúc mừng năm mới
Mùa xuân đang tới
Cây lá xanh tươi

Chúc mừng năm mới
Tình xuân phơi phới
Chan chứa không vơi

Chúc mừng năm mới
Một năm đang tới
Êm ấm muôn nơi
Đời vui trăm nỗi
Rộn rã câu cười

Miên man tiếng xuân bên ngàn hoa
Thênh thang gió xuân reo lời ca
Mang theo nắng xuân vừa qua
Tình xuân thắm thiết chan hòa

Xuân vui thắm tươi nơi trần gian
Về trao ta muôn nỗi dịu dàng
Trong câu chúc mừng hân hoan
Ta vui đón chào xuân sang

05-02-2010

Chúc Mừng Năm Mới - Ngô Càn Chiếu

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mênh mông giấc xuân muôn nồng say
Bao la chúa xuân đang về đây
Trong tia nắng chói hây hây
Về theo ngọn gió bay bay

Xuân tươi đến đây bao đổi thay
Tình yêu đang đến thế gian này
Qua đi những lời đắng cay
Trao nhau tiếng cười ngất ngây

Chúc mừng năm mới
Mùa xuân đang tới
Cây lá xanh tươi

Chúc mừng năm mới
Tình xuân phơi phới
Chan chứa không vơi

Chúc mừng năm mới
Một năm đang tới
Êm ấm muôn nơi
Đời vui trăm nỗi
Rộn rã câu cười

Miên man tiếng xuân bên ngàn hoa
Thênh thang gió xuân reo lời ca
Mang theo nắng xuân vừa qua
Tình xuân thắm thiết chan hòa

Xuân vui thắm tươi nơi trần gian
Về trao ta muôn nỗi dịu dàng
Trong câu chúc mừng hân hoan
Ta vui đón chào xuân sang

05-02-2010

Chuyện Nàng Tô Thị 1 - Hoài Phương

Chuyện Nàng Tô Thị (I)

RU CON TRÊN ĐỈNH NON CAO
Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HOÀI PHƯƠNG

Nhạc bản

Bế con đi tìm một đỉnh non cao
Tiếng ru êm đềm giấc mơ ngọt ngào
Có con nai vàng về theo tiếng sáo
Một vùng cỏ cây còn xanh màu lá
Một vùng thiên nhiên rực rỡ màu hoa
Đỉnh cao thanh bình con ngủ cho mau

Mẹ ru con ngủ giữa đỉnh non cao
Một giấc an lành giữa chốn ngàn sao
Ầu ơ ! Tiếng Mẹ
Mẹ ru con ngủ
Con ngủ cho say

Bế con đi về trên đỉnh non cao
Tiếng ru thì thầm một cõi hoa vàng
Suối tiên non bồng ngàn tình vương vấn
Vạn vật thiên nhiên mở tay chào đón
Mẹ bồng con thơ về trên đỉnh vắng
Hát ru con ngủ
Con ngủ cho ngoan

o O o

Chuyện Nàng Tô Thị 2 - Hoài Phương

Chuyện Nàng Tô Thị (II)

CÓ TIẾNG RU CON
Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀI PHƯƠNG

Nhạc bản

Có tiếng chim kêu vang trên đồi
Ru mộng thần tiên
Có tiếng tiêu nơi xa vọng về
Ru lời bình yên
Có gió xuân reo vui sau vườn
Tình xuân thắm thiết
Có tiếng ca dao như mật ngọt
Mẹ ngồi ru con
Có giấc mơ ngoan, con yên ngủ
Con ngủ cho say

Ầu ơ!
Tiếng ru miên man
Tiếng ru âm thầm vỗ về
Ầu ơ!
Nắng xuân chan hòa
Ngàn tia nắng êm, dịu êm
Mẹ ngồi ru con giữa cơn xuân thì
Mẹ ngồi ru con võng đưa một đời

Có tiếng ru miên man dịu hiền
Con ngủ cho say
Có lá reo câu thơ ngọt ngào
Con ngủ cho yên
Có bướm hoa vây quanh giấc mộng
Một vườn hoa quí
Có núi cao non sâu chập chùng
Đỉnh mộng thần tiên
Có tiếng ai ru con miệt mài
Ru lời thiên thu

o O o

Chuyện Nàng Tô Thị 3 - Hoài Phương

Chuyện Nàng Tô Thị (III)

NGÀN NĂM VẪN CHỜ
Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀI PHƯƠNG

Nhạc bản

Bồng con lên đỉnh núi cao
Trong hơi sương lạnh gom bao nhiêu sầu
Mây bay bốn hướng nhiệm mầu
Chàng đi để lại niềm đau rã rời
Bồng con nhặt cánh mai rơi
Xuân qua thu lại, tả tơi bốn mùa

Binh đao lửa khói can qua
Ra đi gìn giữ nước nhà điêu linh
Vó câu nhịp bước biên đình
Chàng đi gửi lại mối tình thiết tha
Bóng hình ai chẳng phôi pha
Ra nơi đầu núi khúc ca biệt hành

Bồng con lên đỉnh núi xanh
Mưa rơi gió lạnh, trăng thanh ngậm sầu
Mong ai nơi chốn tuyến đầu
Hãy mau quay lại một câu khải hoàn
Bồng con từ thuở hồng hoang
Hóa thân tượng đá ngàn năm vẫn chờ

o O o

Cô Đơn - Hồng Nhiên

CÔ ĐƠN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Cô đơn
Mãi cô đơn trong quạnh vắng
Cô đơn
Giữ riêng ta bao sầu đắng
Chìm vào giấc mơ buồn
Lặng nghe tiếng sầu tuôn

Cô đơn
Giữa canh sâu đêm tàn úa
Bước lê la giữa mưa mau
Giữ trong tim nỗi đau
Cô đơn

Cô đơn về bên ta giữa đêm sâu
Cô đơn ngàn quạnh hiu với u sầu
Cô đơn về đây giữa men cay
Cô đơn, ngàn sầu dâng tê tái

Cô đơn
Giữa bao nhiêu câu cười nói
Cô đơn
Dẫu chung quanh lời chào hỏi
Về giữa phố đông người
Sao lòng vẫn đơn côi

Cô đơn
Đến bên ta nghe lạnh giá
Gửi tâm tư đến nơi xa
Tiếng yêu thương thiết tha
Ôi! Cô đơn

o O o

Có Một... - Hồng Nhiên

Bài thơ “CÓ MỘT” của Lưu Ly Thảo là một tác phẩm đầy sức sống, ghi lại những cảm xúc trong tâm hồn con người. Thơ được tô điểm bằng những hình ảnh tươi đẹp và ý nghĩa, tạo nên một không gian lãng mạn và huyền bí. Bằng những từ ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, tác giả đã tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu, hạnh phúc và những kỷ niệm ngọt ngào. Mến gửi đến các bạn bài thơ nhạc qua giọng ca ngọt ngào của Hồng Nhiên.*

CÓ MỘT …

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

  • Nhạc nền :

1.
Có một thảo nguyên xưa
Như trải dài trong tâm tưởng
Bản hoan ca êm đềm
Câu giao hưởng bốn mùa thương

Vầng trăng tròn lưng lức
Lơ lững cuối trời ca dao
Vùng chiêm bao ấm áp
Ru giấc êm đềm, rất thật

Đường mòn vào mật thất
Về vùng hoang mạc vắng
chân người
Một vòm trời đầy sao
Hòa quyện vào ngàn câu
chào mời

Thánh thót mưa rơi bên trời
Rớt nhẹ vào trong con tim
Riêng em còn chơi trốn tìm
Trong thân tâm và hình bóng

Có một cánh chim non
Đang vờn quanh vùng tâm thức
Có em vui nguyệt thực
Lung linh một bóng nắng tròn

Có một phút chia xa
Nhưng tình dài không phôi pha
Thương, Yêu là mãi mãi
Sẽ chẳng vơi theo mất, còn

2.
Tình mình tựa ngọn sóng
Rộn ràng xô đời nhau
ngọt ngào

Xôn xao hình và bóng
Ngân vang lời ru khẽ
nồng nàn

Vấn tóc em nghiêng từng lọn
Xoã ngoài bìa rừng hoang mê
Cho đoan trang mái tóc thề
Cho trăng rơi trên vành nón

Có một cánh chim non
Đang vờn quanh vùng tâm thức
Có em vui nguyệt thực
Lung linh một bóng nắng tròn\

Có một phút chia xa
Nhưng tình dài không phôi pha
Thương, Yêu là mãi mãi
Sẽ chẳng vơi theo mất, còn

3.
Có một thuở bên nhau
Có một nỗi xôn xao
Có một giấc ngọt ngào

o O o

Có Nhiều Khi - Châu Thùy Dương

CÓ NHIỀU KHI

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : THÙY DƯƠNG

  • Nhạc nền :

Có nhiều khi ta nhìn đời lạ lẫm
Qua làn mưa vô cảm rớt bên trời
Niềm tuyệt vọng không màng viên lệ ngấn
Vỡ vụn thành muôn mảnh thủy tinh rơi

Có nhiều khi cô đơn trên đường vắng
Âm thầm đi dưới lầy lội mưa đêm
Ta như khách bộ hành đang lỡ bước
Tìm chưa ra nơi trú ẩn an bình

Có nhiều khi lang thang trên con phố
Phố vô hồn đầy những bóng người thưa
Bóng ai qua hay là những bóng ma
Mãi đi tìm mặt trời trong đêm tối

Có nhiều khi ta im lìm khép mắt
Thiết tha gì cho một chuyến đời qua
Sẽ còn chi bao thương yêu, mơ ước
Làm hạt bụi, chấm nhỏ cuối trời xa

21-04-2014

Có Những Lúc - Mộng Trang

CÓ NHỮNG LÚC

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : MỘNG TRANG

Nhạc bản

Có những lúc ru hồn trong giấc say
Muốn nhắm mắt không một câu giãi bày
Xin lờ lững, miên man theo khói mây
Bay về nơi bình an xa xôi ấy
Quên cõi này !
Có những lúc chìm trong giấc mơ dài
Để qua đi bao nỗi sầu ngất ngây

Có những lúc
Ta nhìn về chốn xa
Tiếng lòng bao thiết tha
Với ngàn muôn xót xa

Có những lúc
Ta trôi giữa dòng đời
Ngàn nỗi nhớ tơi bời
Còn đây chưa vơi

Có những lúc nghe ngàn câu thở than
Tiếng ai oán như buồn theo gió ngàn
Bay về nơi xa xôi, vùng trời xanh
Nơi quê hương, đường chim bay mỏi cánh
Về chốn an lành
Có những lúc nhìn đời qua âm thầm
Theo chiều rơi bao chán chường phủ quanh

16-06-2009

Có Nỗi Nhớ - Thu Hà

CÓ NỖI NHỚ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Có nỗi nhớ, nỗi nhớ nhung nồng say
Tiếng ai đó, đang thì thầm đâu đây
Về bên ta ru tim ấm tình đầy
Có nỗi nhớ, nỗi nhớ nhung đằm thắm
Đang ru ta trong ngày về nắng ấm
Ngàn tiếng âm thầm

Giữ cho nhau nỗi nhớ dịu dàng
Giấc yêu thương thắm thiết nhẹ nhàng
Với bao lời ấm áp chứa chan … vọng vang
Giữ cho nhau lối cũ thênh thang
Vẫn trong ta tiếng hát chứa chan
Một điệp khúc miên man

Có nỗi nhớ, nỗi nhớ nhung về tới
Ru hồn ta muôn ngọt ngào không thôi
Từ thinh không như thấp thoáng bóng người
Có nỗi nhớ, nỗi nhớ nhung còn mãi
Như say sưa theo nhịp điệu không phai
Một giấc xuân dài

o O o

Có Phải Vì Không Nhau - Thanh Duyên

CÓ PHẢI VÌ KHÔNG NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Có phải vì thu đi nên ngày không vàng nắng?
Có phải vì mùa sang nên trời giăng mây xám?
Có phải vì lạnh đông?\ Hay vì cánh chim di
Bay về chốn cũ biệt ly
Nên lòng muôn nỗi sầu bi

Có phải vì mây che nên trời như chợt tối?
Có phải vì mưa bay nên mịt mờ trăm lối?
Có phải vì mưa mây?
Hay vì cơn bão giông
Mang về héo hắt sầu đông
Cho nỗi đau thương ngập lòng

Có phải vì không nhau nên hồn như lạnh giá?
Nghe đáy lòng chập chùng theo mùa đến rồi đi?
Có phải vì chia ly nên buồn còn chưa qua
Vì hai bên cõi đời nhức nhối cuộc tình xa?
Như dòng sông mang bao niềm thiết tha
Nơi cuối nguồn nhung nhớ hạt phù sa

Có phải vì ra khơi nên thuyền thương bờ bến?
Có phải vì xa xôi nên mây hờn biển vắng?
Có phải vì thuyền mây?
Hay vì không có nhau
Nên muôn ngàn nỗi hư hao
Về theo ký ức tuôn trào

o O o

Cơn Mưa Bất Chợt - Minh Trí

Cơn mưa rào bất chợt rơi xuống trong một ngày hè, gieo một cảm xúc sâu lắng vào hồn người lữ khách. Hình ảnh cơn mưa nhẹ nhàng vuốt ve con phố, trong kết hợp giao thoa giữa trời và đất, như đang kéo gần khoảng cách giữa những trái tim.

CƠN MƯA BẤT CHỢT

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : MINH TRÍ

Nhạc bản

Trời chiều chợt mưa
Trong ngày hè mây giăng lối về
Hạt mưa lưa thưa
Như vẩn vơ khúc ca thầm thì
Ngàn giọt đong đưa
Đang vuốt ve môi mắt người đi
Chiều còn chưa qua
Mang hồn người về giữa cơn mê

Cơn mưa bất chợt
Đang rơi vào đời nhau
Ngàn giọt xôn xao
Còn lang thang về đâu

Cơn mưa mát rượi
Nhẹ nhàng trong chiều trôi,
Gieo câu hát vui
Mưa réo rắt bên đời

Người về bên nhau
Trong cơn mưa một ngày cuối hạ
Sơi tơ mong manh
Quấn tim nhau trao câu rất lạ
Giọt mưa long lanh
Mang yêu thương về nuôi cỏ hoa
Chiều còn rơi nhanh
Trong thì thầm trời đất giao thoa

17-08-2017

Đà Lạt Chiều Thu - Phát Đạt

ĐÀ LẠT CHIỀU THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Một mình em đi
Mênh mông chiều đến
Đường về thênh thang
Ngập ngừng lối vắng
Mặt hồ lung linh nỗi nhớ
Thì thầm bao câu than thở
Hoàng hôn lối vắng hững hờ
Ngọn gió lững lờ
Vọng tiếng mong chờ

Em về giữa trời thu
Đà lạt phố sương mù
Thung lũng vắng vang lời thì thầm
Câu nuối tiếc thương ngày hạ vàng
Héo hắt mùa sang

Em về giữa trời thu
Đà lạt phố ngậm ngùi
Vì người xa nên lòng nhung nhớ
Vì tình xa nên hồn nức nở
Thu đến ơ thờ

Một mình em đi
Thu rơi ngập lối
Ngàn niềm chơi vơi
Mang theo buồn tới
Tình sầu vang câu nức nở
Ngậm ngùi trong muôn thương nhớ
Chiều đang rơi xuống lững lờ
Thành phố sương mờ
Lặng lẽ mong chờ

o O o

Đà Lạt Nhớ - Hồng Nhiên

Đà Lạt Nhớ

Thơ : Thu Minh
Nhạc : Ngô Càn Chiếu \ Trình bày : Hồng Nhiên

Nhạc bản

ĐÀ LẠT NHỚ Thơ : THU MINH Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU Trình bày : HỒNG NHIÊN

Anh có về Đà Lạt không anh? Con gió chiều Chập chùng lên vai

Lạnh lùng cơn mưa Đang rơi ướt phố Nụ cười ai kia Làm rơi ngoài ngõ Cho con dốc buồn Còn mãi dỗi hờn Hình bóng mịt mờ

Anh có về Đà Lạt không anh? Về đi anh Quán nhỏ mong chờ Ly cà phê đen đường chưa tan hết Nơi em sương giăng bao niềm khắc khoải Chiều rơi hoang hoải Sắt se mưa buồn

Anh có về Đà Lạt không anh? Em ngóng nhìn Hai hàng cây xanh

Người tiễn đưa nhau vạn lời bỏ ngõ Chuông nhà thờ đổ Rừng thông nổi gió Nhắc nhở bao niềm Một phiến môi mềm Chuyện cũ êm đềm

Về không anh, có về không anh? Bài ca chiều nay ướt sũng tim em Chấp chới lưng đồi chờ nắng hong khô!

11-09-2013

o O o

Dạ Thưa Em - Quốc Duy

DẠ THƯA EM

Thơ : PHẠM VŨ
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Dạ thưa Em, Anh là sinh viên
Học trường yêu muôn đời năm thứ nhất
Dạ thưa Người, Anh triền miên vốn liếng
Trong tâm tư không hiểu hết chữ Tình

Dạ thưa Em, Anh phân khoa Thi sĩ
Làm thơ như đứng đấy đợi Em sang
Dạ thưa người, Anh học câu hoa mỹ
Mãi tương tư người yêu trong sách đèn!

Dạ thưa Em, Anh học môn IT
Hay quẩn quanh trên blog nhạc trang thơ
Viết cho em muôn vần điệu mộng mơ
Kể em nghe bao khắc khoải mong chờ

Nên mãi mãi tình Anh giầu khốn khổ
Nói năng nhiều cũng một chuyện mà thôi !
Yêu thương Em nên tâm tư bối rối
Em đâu hiền cho Anh thôi ngớ ngẩn!

Dạ thưa Em, Anh đại học từ lâu
Nên cuộc đời học đại đã chuyên khoa!
Dạ thưa Người, Anh triền miên một cõi
Cõi yêu thương ngồi mơ chuyện đôi ta

o O o

Đam Mê - Ngọc Quy

ĐAM MÊ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : NGỌC QUY

Nhạc bản

Xin cánh tay nào vỗ về
Trên xác thân này mộng mị
Nuôi chút hương tình ngọt ngào
Trên vùng thương nhớ

Cho khát khao thêm nồng nàn
Cho ân ái càng thiết tha
Cho tình cháy bỏng thịt da
Tình yêu tuyệt vời

Nằm nghe cơn sốt ngất ngây
Tình nồng
Lặng yên ngực mát da thơm
Dịu dàng
Chất ngất đam mê
Vạn lời thì thầm
Nhức nhối trong ta
Ngàn câu yêu thương

Say đắm trong ngày thần thoại
Trên cánh môi hồng vì người
Quên hết ưu phiền một đời
Xin tình yêu đó

Xin mắt môi thôi não nùng
Xin mãi mãi tình đam mê
Xin nụ cười mãi thanh tân
Tình yêu ngàn đời

14-07-1984

Dâng Đóa Sen Hồng - Hà Thanh

DÂNG ĐÓA SEN HỒNG

Ý thơ : KHANH TRAN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HÀ THANH

Nhạc bản

Dâng đóa Sen Hồng
con xin tặng Mẹ yêu
Trầm hương thơm ngát
nụ thắm nét yêu kiều
Thanh thoát cao sang
nhánh hoa sen mỹ miều
Chút hiếu nghĩa đây
Người ơi xin thấu hiểu
Dâng đóa Sen Hồng
con tặng Mẹ yêu

Một đời Mẹ luôn bên con
Dạt dào ngàn niềm yêu thương
Mẹ nào màng chi gian khó
Trao câu hò, lời ru, điệu lý
Luôn ngọt ngào, chăm lo, dạy dỗ
Ngàn dịu dàng mẫu tử tình thâm

Dâng đóa Sen Hồng
con xin tặng, Mẹ ơi
Tạ ơn sinh dưỡng
Mẹ gian khó một thời
Nghĩa lớn ơn sâu
Mãi bên con một đời
Săn sóc yêu thương
Mẹ chăm lo nuôi nấng
Dâng đóa Sen Hồng
con tặng, Mẹ ơi

11-08-2017

Dấu Tình - Như Quỳnh

DẤU TÌNH

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : NHƯ QUỲNH

Nhạc bản

Mấy mùa ly biệt chân trời
Mấy mùa ôm mộng nhớ người
Vầng trăng năm cũ nay vẫn vỗ về
Hồn xanh rêu đá lăn mãi giữa đời
Tình đã bao năm
Tình vẫn miên man
Trong giấc muộn màng có ta với người
Dấu tình chưa mòn vết người
Sẽ còn giấc ngủ tả tơi

Tình còn nồng sau sau bao ngày dài
Người còn về đây đam mê bàng hoàng
Người còn mải mê giữa ngàn câu hát
Trong tiếng thơ nỉ non
Trong lá bay hoàng hôn
Trong giấc mơ thiên thu

Dẫu còn cách biệt chân trời
Sẽ còn ôm mộng nhớ người
Vầng trăng năm cũ chói sáng muôn đời
Rừng xưa cây lá vang tiếng nói cười
Tình cháy trong tim
Người đã xa xôi
Ray rứt xót xa giữa cơn đau dài
Dấu tình chưa mòn vết người
Sẽ còn giấc ngủ tả tơi\

o O o

Đêm - Ngô Càn Chiếu

ĐÊM

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đêm
Gió nhẹ ngập ngừng bên song
Đêm
Có vầng mây buồn mênh mông
Đêm
Mong manh một ánh trăng trong
Mơn man mây khói tầng không
Ru người trong nỗi thương mong\

Đêm
Mang về muôn yêu thương này
Nỗi lòng ngàn câu giãi bày
Gửi về miền xa nẻo ấy
Đêm
Dẫu đường còn xa, chưa thấy
Nhưng ngàn đam mê vẫn đấy

Đêm
Tĩnh lặng nơi vùng xa xôi
Đêm
Nhớ người nũng nịu bờ môi
Đêm
Trong ta ngàn nỗi chơi vơi
Thương ai còn mãi đơn côi
Cõi lòng nhung nhớ đầy vơi
Đêm ! o O o

Đêm - Thu Hà

ĐÊM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản : DEM.pdf

Đêm
Gió nhẹ ngập ngừng bên song
Đêm
Có vầng mây buồn mênh mông
Đêm
Mong manh một ánh trăng trong
Mơn man mây khói tầng không
Ru người trong nỗi thương mong\

Đêm
Mang về muôn yêu thương này
Nỗi lòng ngàn câu giãi bày
Gửi về miền xa nẻo ấy
Đêm
Dẫu đường còn xa, chưa thấy
Nhưng ngàn đam mê vẫn đấy

Đêm
Tĩnh lặng nơi vùng xa xôi
Đêm
Nhớ người nũng nịu bờ môi
Đêm
Trong ta ngàn nỗi chơi vơi
Thương ai còn mãi đơn côi
Cõi lòng nhung nhớ đầy vơi
Đêm ! o O o

Đêm Đông Về - Thu Hà

ĐÊM ĐÔNG VỀ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản : DEM-DONG-VE.pdf

Đêm đông về buốt giá không gian
Đưa mùa qua lặng lẽ canh tàn
Đêm đông buồn trong giấc miên man
Ngàn cô liêu còn đó chưa tan

Đêm đông về lạnh lùng theo tiếng gió ngàn
Như lời ai thở than
Một giấc cũ dở dang
Tiếc thương muộn màng

Đêm đông về mây giăng nguyệt lạnh
Đêm đông về một giấc mong manh
Khúc nhớ quên đang về ám ảnh
Tiếng yêu thương ngậm ngùi trăm nhánh
Đêm trắng mênh mông

Đêm đông về nghe tiếng than van
Bao lời xưa héo hắt võ vàng
Đêm đông buồn theo nỗi hoang mang
Đời vơi theo mùa cũ qua nhanh

Đêm đông về, giọt rơi tê tái bên mành
Nghe niềm xưa quẩn quanh
Trong nỗi nhớ mong manh
Giữa đêm đông lạnh

o O o

Đêm Hân Hoan - Ngô Càn Chiếu

ĐÊM HÂN HOAN

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản : DEM-HAN-HOAN.pdf

Đêm lã lướt muôn vì sao trời
Nghe tiếng pháo vang lừng nơi nơi
Đêm rộn rã bao người bên đời
Nghe bối rối tâm tư buồn vui

Không gian lấp lánh trăm ngàn tinh tú
Bóng trăng huyền ảo trong đêm muôn màu
Ta say theo bao nhiêu câu cười nói
Chào năm mới
Đang về tới
Bao thắm tươi
Trong giấc đời
tiếng gọi mời

Ta nâng ly cao mừng một năm tới
Trong điệu luân vũ xôn xao bên người
Nâng niu nhau đi theo câu nhạc tươi
men nồng cháy
nung hồn say
Cho quắt quay
Tim ngất ngây
Mừng năm mới

Đêm lã lướt muôn vì sao trời
Nghe tiếng pháo vang lừng nơi nơi
Đêm rộn rã bao người bên đời
Nghe bối rối tâm tư buồn vui
Đêm thế giới hân hoan câu cười
Ta chung vui ngàn muôn thắm thiết
Đêm đưa đón một năm đi về
Nghe xao xuyến tâm hồn chưa thôi

o O o

Đêm Huy Hoàng - Ngô Càn Chiếu

ĐÊM HUY HOÀNG

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản : DEM-HUY-HOANG.pdf

Ngoài kia thênh thang gió reo lời vui
Ngàn câu hân hoan rộn rã tim người
Ngoài kia mênh mông tuyết không ngừng rơi
Ngàn hoa tung bay thênh thang khắp lối

Một mùa giáng sinh về tới, về trong đất trời
Một mùa muôn hương nồng thắm, tình yêu đón mời
Chuông ngân bao tiếng nôn nao
Chào đêm ấm êm dạt dào

Cầu chúc muôn gia đình
Đêm nay quây quần bên nhau
Cùng sẻ chia thâm tình
Bao lời yêu thương luyến trao

Cầu chúc cho thế giới
Từ miền vắng vẻ xa xôi
Hay vùng phố lớn muôn nơi
Người người nắm tay nhau
Đêm giáng sinh nhiệm mầu

Ngoài kia đêm say vấn vương lời gió
Ngàn câu yêu thương thắm thiết chan hòa
Ngoài kia tung tăng tuyết rơi ngàn đóa
Rừng hoa lung linh mênh mang khắp chốn

Một mùa giáng sinh về đến, về nuôi giấc hồng
Người người vui theo nhịp sống ngàn câu thắm nồng
Bên nhau cất tiếng ca vang
Chào đêm giáng sinh huy hoàng

o O o

Đêm Lung Linh - Ngô Càn Chiếu

ĐÊM LUNG LINH

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Mùa giáng sinh đang về tới
Mang theo biết bao nhiêu đổi mới
Say sưa góp chung nhau niềm vui
Trong con gió reo ta thảnh thơi
Quây quần bên bếp lửa hồng
Cùng nhau đắm say nhịp sống
Hân hoan gió đang reo ngoài song
Mông lung tiếng nhạc trên không

Đêm lung linh
Ta bên nhau, ta vui say
Sẻ chia muôn trìu mến

Đêm mông mênh
Bao yêu thương trao cho nhau
Hết muôn câu từ tim

Cùng về tới
Say bên đời
Hồn phơi phới
Trong bao lời
Vui ngất ngây

Mùa giáng sinh đang về đây
Trong bao trái tim nhu nồng say
Giữ mãi tin yêu sẽ chẳng phai
Chung nhau khúc ca cho ngày mai
Bên nhau ấm êm tình người

Một mùa giáng sinh về tới
Trong đêm lung linh hồn phơi phới
Miên man tiếng nhạc muôn nơi

o O o

Đêm Sài Gòn Không Em - Phát Đạt

ĐÊM SÀI GÒN KHÔNG EM

Thơ : TRẦN THOẠI NGUYÊN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Đêm vàng khuya Im hơi
Phố buồn một mình tôi
Khói thuốc bay tìm mộng
Em mù mịt cuối trời!

Sông xa chìm khói sương
Đàn sầu ai văng vẳng
Đèn vàng chong bến vắng
Mình tôi xõa tóc buồn.

Tôi với đêm
Đêm với tôi
Tôi nửa đêm về sáng
Gió cô hồn phố hoang

Tôi với đêm
Đêm với tôi
Kiếp dã tràng dở dang
Đời không em đá tảng

Tôi đi về trăng tan
Máu lai láng đường khuya
Nở chùm hoa cô độc
Ôm tôi ngủ hiên chùa.

Em có về phố khuya?
Mà đầm đìa lệ lá
Tôi lạc loài đêm vắng
Ngủ, thức cùng sao khuê

o O o

Đêm Thu - Phương Uyên

ĐÊM THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHƯƠNG UYÊN

  • Nhạc nền :

Đêm thu trầm lắng
đang phủ vây khắp trời
Đêm quạnh vắng
mong manh giọt sương rơi
Hồn mãi ngóng phương xa vời vợi
Tình vẫn đắm say câu gọi mời
Tiếng thu rơi hờ hững bên đời

Đêm thu
Đêm tịch liêu đang về cõi này
Đêm lạnh lẽo trong ngọn gió lay

Đêm thu
Đêm tàn úa lá rơi xa cành
Đêm quạnh hiu ngọn sầu muôn nhánh

Đêm thu lặng lẽ
như về theo giấc buồn
Đêm sầu héo
theo tiếng vọng mông lung
Ngàn nỗi nhớ đang trôi bềnh bồng
Nẻo xa vắng miên man tâm hồn
Giữa đêm thu tình nhớ ngập lòng

o O o

Đêm Tương Tư - Thanh Duyên

ĐÊM TƯƠNG TƯ

Thơ : DƯƠNG THANH BÌNH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Nghe mưa đếm giọt ngoài hiên
Như ru cơn ngủ vào miền tịch liêu
Đèn khuya chao ngọn đìu hiu
Giường đơn chăn lạnh tiêu điều giấc côi

Tơ buồn chùng phím im hơi
Niềm yêu ngày cũ tả tơi bạc màu\ Đêm đen ôm trọn nỗi sầu
Canh khuya lẻ bóng nghẹn ngào chơi vơi

Mặn môi, giọt đọng giọt rơi
Giọt khô trên gối, bời bời tóc mai
Bàn tay, đâu nữa bàn tay?
Hơi quen có ấm giấc say hôm nào
Mưa sao cứ mãi dạt dào
Buồn sao cứ bám vào nhau không chừa

Mưa xuyên qua tấm rèm thưa
Bao nhiêu niềm nỗi cợt đùa trong tim \
Chuyện xưa là mối oan khiên
Cùng bao thương hận đắm chìm cõi mơ

Trời buồn trời tỉ tê mưa
Đêm buồn đêm gọi gió lùa ngoài song
Lòng buồn lòng nén chặt lòng
Mi buồn khép nửa ngăn dòng tương tư

o O o

Đến Bên Nhau - Phát Đạt

ĐẾN BÊN NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Đến bên nhau thật tình cờ
Trời hồng gieo tiếng thơ
Đến bên nhau nào đợi chờ
Thuyền về nơi bến mơ
Thênh thang hoàng hôn
mây bay gió thoảng bao miền
Dạt dào ngàn tia
nắng ấm đang rơi bên thềm
Ngọt ngào lời ru rất mềm
Tình dài chia nhau bao nỗi ấm êm

Một lần người tới sẻ chia nồng thắm
với những dấu yêu
Thì tình đắm đuối như hạt nắng ấm
theo gió phiêu diêu
Về miền yêu thương cỏ cây xanh ngát
Một vùng thơm hương ngàn hoa tươi mát

Đến bên nhau thật nhẹ nhàng
Cùng trao câu chứa chan
Đến bên nhau thật dịu dàng
Chia nụ hôn rất ngoan
Mênh mang ngoài kia
thu rơi lã lướt bên trời
Niềm yêu trong ta
thắm thiết bao la hương đời
Nồng nàn sẻ chia với người
Lời tình trao nhau muôn thuở, chẳng vơi

o O o

Đến Với Anh Đi Em - Nhật Huy

ĐẾN VỚI ANH ĐI EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : NHẬT HUY

Nhạc bản

Ngàn nỗi nhớ nhung còn đó
Bao lời thương ấp ủ trong tim
Tình yêu như ly rượu cay
Hương nồng say mải miết đi tìm
Người đến khung trời xa vắng
Cho ngàn nhung nhớ miên man tâm hồn
Mình anh muôn ngàn cay đắng
Đêm dài héo hắt nhớ thương ngập lòng

Đến với anh đi em
Bằng đôi môi rất mềm
Đến với anh đi em
Bằng nụ hôn rất êm

Hãy đến với anh đi em
Bằng vòng tay nhớ thương
Hãy đến với anh đi em
Bằng tình yêu mãi vương

Người hỡi bao niềm thương nhớ
Vẫn về đây nhức nhối canh thâu
Còn đó hôm nào một thuở
Khi tình yêu tươi thắm muôn màu
Hồn đắm theo từng nhịp thở
Tim còn héo hắt trong bao u sầu
Tình vẫn muôn ngàn nức nở
Đêm buồn tiếc nuối giấc xưa nhiệm mầu

04-01-2010

Đi Đâu Ta Cũng Nhớ Người - Lệ Thu Nguyễn

Mời các bạn thưởng thức bài tình ca mình viết trong chủ đề muôn thuở : Nhớ. Bài hát được giọng ca tuyệt diệu của Lê Thu Nguyễn gửi đến sâu thẳm hồn người : nhức nhối nhưng thấm đẫm yêu thương!

ĐI ĐÂU TA CŨNG NHỚ NGƯỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Người xa nên lòng nghe héo hon
Tình xa nên tình luôn nhớ nhung
Hoàng hôn mây buồn giăng ngang kín trời
Chiều tím mưa hờn gieo rắc tiếng sầu
Hồn chìm trong cơn giông bão
Tình sầu ngàn muôn điên đảo
Ngày ấy nay đâu

Đi đâu
Đi đâu ta cũng nhớ người
Đi đâu
Đi đâu ta cũng nhớ hoài
Đi đâu cũng mãi u sầu
Vẫn bóng dáng ai
Nụ cười ánh mắt
Ngàn câu thắm thiết
Tình dâng mắt biếc

Người xa nên còn đây giấc xưa
Tình xa nên buồn dâng ý thơ
Vời trông nơi miền xa xôi khuất mờ
Lặng lẽ đi về góc vắng hững hờ
Ngập hồn trăm cơn bão tố
Từ tình buồn câu nức nở
Một thuở bên nhau

o O o

Đi Đâu Ta CŨng Nhớ Người - Thu Hà

ĐI ĐÂU TA CŨNG NHỚ NGƯỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THU HÀ

Nhạc bản

Người xa nên lòng nghe héo hon
Tình xa nên tình luôn nhớ nhung
Hoàng hôn mây buồn giăng ngang kín trời
Chiều tím mưa hờn gieo rắc tiếng sầu
Hồn chìm trong cơn giông bão
Tình sầu ngàn muôn điên đảo
Ngày ấy nay đâu

Đi đâu
Đi đâu ta cũng nhớ người
Đi đâu
Đi đâu ta cũng nhớ hoài
Đi đâu cũng mãi u sầu
Vẫn bóng dáng ai
Nụ cười ánh mắt
Ngàn câu thắm thiết
Tình dâng mắt biếc

Người xa nên còn đây giấc xưa
Tình xa nên buồn dâng ý thơ
Vời trông nơi miền xa xôi khuất mờ
Lặng lẽ đi về góc vắng hững hờ
Ngập hồn trăm cơn bão tố
Từ tình buồn câu nức nở
Một thuở bên nhau\

o O o

Đi Vào Cuộc Đời - Hồng Nhiên

ĐI VÀO CUỘC ĐỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Đi vào cuộc đời
Bằng tiếng khóc oa oa
Thay vạn ngàn lời
Đau thương một kiếp con người

Ta đi vào cuộc đời
Cuồng quay theo nhịp lăn tất tả
Cùng bao nhiêu ganh đua vất vả
Với bao đau buồn
Sầu thương chất chứa không rời
Đeo bám theo thân phận người

Đi ngang qua cuộc đời
Đôi khi tìm được chút vui
Nhưng nụ cười quá đổi hiếm hoi
Trong nhịp sống rã rời

Đi ngang qua cuộc đời
Đường xa ta còn đi tới
Hồn ngập tràn bao khắc khoải
Giữa chốn đông người

Đi vào cuộc đời
Nghe hụt hẫng chơi vơi
Bao lời chào mời
Như gió như mây bên trời

Ta đi vào cuộc đời
Tìm chưa ra địa đàng nhân giới
Vùng xinh tươi tưng bừng nắng tới
Giữa đôi câu cười
Là bao tiếng khóc không lời
Cùng bao gió mưa bên trời

21-04-2014

Đi Về Đâu Hỡi Em - Ngô Càn Chiếu

ĐI VỀ ĐÂU HỠI EM

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đi về đâu hỡi em
Trên đường dài có gió chiều bay
Đi về đâu hỡi em
Trong hoàng hôn nghiêng bóng vàng phai
Nẻo xa vang tiếng
Dư âm khúc ca bùi ngùi
Sầu như dâng lên
Trong tim thiết tha muôn lời
Đi về đâu hỡi em
Trên đường xa vắng tênh
Cùng bao
Giấc xưa
Không rời

Về nơi xa, xin về nơi xa
Ngồi lặng thinh một cõi riêng ta
Về ôn bao chuyện cũ đã qua
Góc u mê tưởng đã nhạt nhòa
Về đây nghe lời buồn cây lá
Cùng bao nhiêu nỗi nhớ xót xa

Đi về đâu hỡi em
Trong mịt mờ lối vắng tàn hơi
Đi về đâu hỡi em
Khi còn đây bao nỗi sầu rơi
Về trong góc nhớ
Bao nhiêu đắng cay ngậm ngùi
Lòng như chơ vơ
Trong bao xót thương rã rời
Đi về đâu hỡi em
Trong ngàn muôn nhớ quên
Chiều rơi
Tả tơi
Bên trời

o O o

Điều Giản Đơn - Lê Thy

ĐIỀU GIẢN ĐƠN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LÊ THY

Nhạc bản

Anh muốn nói với em một điều thật tự nhiên
Trong buổi sớm ban mai dạt dào cơn gió mát
Anh muốn kể em nghe những gì trong con tim
Lời bình thường như hôm nay nắng ấm
Lời hằng ngày như bên song chim hót
Câu đơn giản, anh khẽ nói
Tiếng yêu thương thật thà,
Anh yêu em

Bầu trời xanh thật xanh
Mênh mông vầng mây trắng
Cùng nhau ta về nhanh
Nơi xa xôi tít tắp

Vũ trụ dạt dào khúc thanh bình
Đất trời thì thầm tiếng ân tình
Còn riêng ta với mình (la lá la…)

Anh muốn nói với em một điều thật giản đơn
Với tất cả yêu thương dạt dào trong tim nóng
Anh muốn kể em nghe câu chuyện dài trăm năm
Lời dịu dàng dành riêng cho đôi lứa
Lời ngọt ngào cùng trao nhau muôn thuở
Câu chan chứa, anh xin nói
Tiếng đam mê trọn đời
Anh yêu em

o O o

Điều Tự Hỏi - Ngô Càn Chiếu

ĐIỀU TỰ HỎI

Thơ : HÀ TRỌNG QUÂN
Nhạc & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Trong mơ hồ tâm tưởng
Tôi gõ cửa ngôi nhà
Cánh cửa vẫn lặng thinh
Bên vườn cây đơm hoa

Tôi một mình ra phố
Những linh hồn thinh lặng
Đang trốn về ngôi nhà
Giữa muôn nghìn đão chao

Tôi gõ vào thời gian
Thời gian như dãn ra
Quá khứ như trôi dần
về phía cực thật xa

Tôi gõ vào không gian
Không gian như phình nở
Đâu là bến là bờ
Để nhân gian dừng lại?

Trong mơ hồ tâm tưởng
Tôi hoảng hốt đi về
Đưa tay mình bấu víu
Vào quãng không lê thê

Tôi quanh về chốn cũ
Sờ lên trái tim mình
Con tim chưa lỡ nhịp
Còn điểm tựa nơi này!

06-07-2017

Đôi Khi - Phát Đạt

“Đôi Khi” là một hành trình qua những cảm xúc nhẹ nhàng và ẩn sau những nhịp điệu, là những trạng thái tâm hồn riêng tư. Cũng là một bức tranh về cuộc sống, với những khoảnh khắc ngọt ngào.

Xin gửi đến các bạn những khoảnh khắc êm đềm, như cuộc phiêu lưu của ngọn gió, hạt nắng, lá rơi… trong vũ trụ muôn màu.

Tiếng hát của Phát Đạt đã diễn tả ý nhạc thật đẹp, thật hay!

ĐÔI KHI

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Đôi khi như ngọn gió bay
Trên cao vui cùng gió mây
Đôi khi lòng như mê mải
Lang thang đi khắp đó đây

Đôi khi như giọt nắng mai
Reo vui bên nhánh hồng say
Đôi khi ngàn câu êm ái
Nuôi ta một giấc mơ dài

Đôi khi, có đôi khi
Đôi khi, có đôi khi
Ta về trong giấc miên du
Đôi khi, có đôi khi
Ngàn lời yêu thương ấp ủ
Nuôi tình dài câu thiên thu
Ngọt ngào câu ru

Đôi khi như ngọn lá rơi
Bay trên dòng đời chơi vơi
Đôi khi hồn như phơi phới
Nhịp điệu yêu thương rất mới

Đôi khi như ngày buông lơi
Trong muôn ánh hồng nơi nơi
Đôi khi tình yêu đang tơi
Bên ta một giấc tuyệt vời

o O o

Đôi Mắt Em - Phát Đạt

ĐÔI MẮT EM

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Đôi mắt em là một dòng sông
Thuyền anh trôi giữa chốn mênh mông
Như mây như khói
bay trong cõi mộng
Tình vương khắp nẻo chân không

Đôi mắt em là muôn hư ảo
Anh bâng khuâng tìm nơi nương náu
Gió thét mưa gào
Biển sóng ba đào
tan theo nỗi yêu dạt dào

Đôi mắt em là miền chơi vơi
Là vấn vương muôn tiếng ru hời
Tình như rất mới
Trong ngày đang tới

Đôi mắt em là niềm yêu thương
Là chứa chan bao nỗi thâm tình
Là vì tinh tú
Soi đường anh bước
Thênh thang bao nỗi an bình

Đôi mắt em hiền hòa như đêm
Như vần thơ thắm thiết dịu êm
Như câu hát khẽ
ru nhau giấc mềm
Hồn chìm trong giấc du miên

Đôi mắt em, tình dâng tha thiết
Trao cho nhau lời yêu da diết
Vang tiếng thề nguyền
khắp chốn bao miền
Tình dâng theo đôi mắt huyền

o O o

Đời Mong Manh - Phát Đạt

Đế𝘯 𝘷à đ𝘪 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘴ự 𝘯𝘨ắ𝘯 𝘯𝘨ủ𝘪 𝘤ủ𝘢 đờ𝘪 𝘯𝘨ườ𝘪, 𝘯𝘩ư 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘯𝘨ọ𝘯 𝘯ế𝘯 𝘮𝘢𝘶 𝘵à𝘯 lụ𝘪 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘵𝘩ờ𝘪 𝘨𝘪𝘢𝘯. 𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘩ố𝘪 𝘩ả 𝘤ủ𝘢 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘴ố𝘯𝘨, 𝘹𝘪𝘯 𝘥ừ𝘯𝘨 𝘭ạ𝘪 𝘤𝘩ố𝘤 𝘭á𝘵, 𝘮𝘰𝘯𝘨 𝘵ì𝘮 𝘵𝘩ấ𝘺 𝘭ạ𝘪 𝘤𝘩í𝘯𝘩 𝘮ì𝘯𝘩 𝘵𝘳ê𝘯 đườ𝘯𝘨 𝘵ì𝘮 𝘷ề 𝘯𝘨𝘶ồ𝘯 𝘤ộ𝘪 𝘤ủ𝘢 𝘣ả𝘯 𝘵𝘩â𝘯. 𝘟𝘪𝘯 𝘨ử𝘪 đế𝘯 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘤𝘩ú𝘵 𝘵ả𝘯 𝘮ạ𝘯 𝘷ề 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘴ố𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢 𝘨𝘪ọ𝘯𝘨 𝘩á𝘵 𝘳ấ𝘵 𝘱𝘩𝘰𝘯𝘨 𝘱𝘩ú 𝘤ủ𝘢 𝘗𝘩á𝘵 Đạ𝘵.

ĐỜ𝗜 𝗠𝗢𝗡𝗚 𝗠𝗔𝗡𝗛

𝘕𝘩ạ𝘤 𝘷à 𝘭ờ𝘪 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : PHÁT ĐẠT
𝘛𝘩ự𝘤 𝘩𝘪ệ𝘯 : HẢI BẰNG Studio

Nhạc bản

Cuộc đời mong manh
Mà đường dài còn mãi loanh quanh
Ngàn ngày qua nhanh
Còn mong chi đôi chút ân cần?

Và niềm hoang mang
Còn đem theo bước chân hoang
Chiều rơi trên bước lang thang
Đường xa miên man

Còn mãi đi muôn dặm xa
Tìm hoài giọt nắng chan hòa
Chiều vắng chỉ riêng mình ta
Ngồi nhớ dấu xưa đậm đà
Vẫn còn đây chưa qua

Đời vẫn qua mau, thật mau
Mà còn mỏi gót chân sầu
Lạc lối nơi miền hư hao
Gửi hồn về đến nơi nào?
Vùng trời xôn xao?

Cuộc đời mong manh
Còn ngập ngừng ngàn lối quẩn quanh
Ngàn tình miên man
Mà xa xôi một bước âm thầm

Chiều về thật nhanh
Về mau chốn cũ thênh thang
Về mau đi kẻo muộn màng
Tình còn đây chứa chan

01-01-2010

Đời Rộn Ràng - Ngô Càn Chiếu

ĐỜI RỘN RÀNG

Sáng tác và trình bày NGÔ CÀN CHIÊU

Nhạc bản

Đời rộn ràng muôn nỗi
Theo nhịp sống vui tươi
Trong ngày đến muôn nơi
Một trời hồng phơi phới

Đời rộn ràng đang tới
Theo tiếng hát câu cười
Nghe thắm thiết bao lời
Tình về đây muôn nơi

Đời rộn ràng câu nói
Theo ngày vui đang đến muôn nơi
Ta cùng nhau trao hết bao lời
Ngàn câu chưa vơi
Đời rộn ràng khắp chốn
Ta nhìn nhau ánh mắt bao dung
Bao tin yêu giữ trong tâm hồn
Ngàn muôn chứa chan

Đời rộn ràng say đắm
Như ngọn sóng biển xanh
Vỗ về mãi muôn năm
Tình dài luôn nồng thắm

Đời rộn ràng muôn hướng
Theo nhịp bước trên đường
Bao ánh mắt như dường
Nồng nàn câu yêu thương

21-10-2009

Đông Đây Xuân Đó - Ngô Càn Chiếu

Nơi đây đang mùa đông và nơi kia đang chờ xuân đên. “Đông Đây Xuân Đó” ghi lại cảm xúc luyến nhớ giữa hai mùa, hai không gian, như hai nỗi niềm cách biệt. Ca khúc gợi lên hình ảnh đối lập: nơi đây là mùa đông lạnh giá, tuyết trắng phủ kín lối; nơi đó là mùa xuân ấm áp, ánh nắng trải đầy. Với giai điệu nhẹ nhàng, “Đông Đây Xuân Đó” không chỉ là sự hòa quyện của thiên nhiên và cảm xúc, mà còn là bản hòa ca của tình yêu và hy vọng giữa những mùa chia xa.

ĐÔNG ĐÂY XUÂN ĐÓ

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

  • Nhạc nền :

Nơi đây trời vào đông
Nơi ấy trời lập xuân
Nơi đây tuyết trắng mênh mông
Nơi xa có áng mây hồng
Nơi đây đường dài rét mướt
Lạnh lùng bao nỗi nhớ thương
Nơi xa đầy trong tâm tưởng
Một trời bao ánh nắng vương

Ngập ngừng người đi trong đêm buốt giá
Nẻo vắng xa xôi
Tình còn dâng cao theo muôn cách trở
Giấc nhớ đơn côi
Nơi đây đông trắng vẫn rơi
Cho ta nhung nhớ tơi bời
Về nơi xa ấy không thôi

Nơi đây ngọn sầu lay
Nơi ấy trời hồng say
Nơi đây tiếng gió đang bay
Nơi xa nắng ấm phủ vây
Nơi đây đường chiều một bóng
Ngậm ngùi riêng nỗi thương mong
Nơi xa tình còn mãi ngóng
Buồn theo nỗi nhớ ngập lòng

15-02-2010

Đông Đây Xuân Đó - Tâm Thư

ĐÔNG ĐÂY XUÂN ĐÓ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Nơi đây trời vào đông
Nơi ấy trời lập xuân
Nơi đây tuyết trắng mênh mông
Nơi xa có áng mây hồng
Nơi đây đường dài rét mướt
Lạnh lùng bao nỗi nhớ thương
Nơi xa đầy trong tâm tưởng
Một trời bao ánh nắng vương

Ngập ngừng người đi trong đêm buốt giá
Nẻo vắng xa xôi
Tình còn dâng cao theo muôn cách trở
Giấc nhớ đơn côi
Nơi đây đông trắng vẫn rơi
Cho ta nhung nhớ tơi bời
Về nơi xa ấy không thôi

Nơi đây ngọn sầu lay
Nơi ấy trời hồng say
Nơi đây tiếng gió đang bay
Nơi xa nắng ấm phủ vây
Nơi đây đường chiều một bóng
Ngậm ngùi riêng nỗi thương mong
Nơi xa tình còn mãi ngóng
Buồn theo nỗi nhớ ngập lòng

15-02-2010

Đông Về - Quốc Duy

ĐÔNG VỀ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Đông về trong tuyết rơi
Ngàn hoa bay theo nỗi đầy vơi
Gió lạnh reo khắp nơi
Trong không gian im lắng bên đời

Đông về trên nẻo nhớ
Người còn đi một bóng bơ vơ
Ngàn dặm xa mỏi bước ơ thờ
Chốn hoang vu đường vắng mịt mờ

Tuyết rơi bên đời
Tuyết trắng khung trời
Chiều đông vắng
Thương nhớ khôn nguôi
Bóng ai xa vời

Tuyết mong manh buồn
Tuyết trắng như dường
Nhắc nhở ai
Bao nhớ thương
Bao vấn vương

Đông về trong giá băng
Cùng mang theo cơn gió lạnh căm
Để lòng nhung nhớ thêm
Bao yêu thương chất ngất niềm riêng

Đông về trong buốt giá
Ngàn lao đao trên bước đường xa
Hồn miên man nhớ chốn quê nhà
Nẻo yêu thương ngàn tiếng mặn mà

o O o

Đốt Lên Ngọn Lửa - Ngô Càn Chiếu

ĐỐT LÊN NGỌN LỬA

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

  • Nhạc nền :

Đốt lên ngọn lửa trong con tim
Sưởi ấm trong ta nỗi niềm
Để nuôi ngàn giấc mơ chưa yên
Bao lâu mải mê đi tìm
Nung sôi dòng máu đang còn chảy
Đến với cuộc đời không đổi thay
Bằng muôn tiếng yêu thương miệt mài

Trong ta
Trong ta là một ngọn lửa
Trong ta
Trong ta ngàn muôn chan chứa
Miên man câu ca gửi trao cho người
Bao nhiêu yêu thương nói sao cho vừa

Đốt lên ngọn lửa trong châu thân
Xóa tan giá băng bủa quanh
Sẻ chia một giấc vui miên man
Theo bao tiếng thơ dịu dàng
Hát lên điệp khúc vang rền mãi
Tiếng ca từ tim không nhạt phai
Còn giữ mãi trong ta cuộc này

o O o

Du Mộng - Phương Uyên

DU MỘNG

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHƯƠNG UYÊN

  • Nhạc nền :

Đêm nằm
em trôi trên suối mơ
Dợn sóng
chiêm bao đẩy lững lờ
Có muôn nhành hoa tươi
nhẹ nhàng xuôi nước biếc
Dạt dào bờ tâm thức
Ru êm khúc tình thơ

Đêm ngồi
em đan vòng nguyệt hoa Tìm đến
bên nhau giữa giang hà
Đỉnh non cao phù vân\ Ngàn sao đêm lấp lánh
Chuyện dài nơi nhân thế
Đang hững hờ trôi qua

Đêm rời anh,
Em một mình men theo dốc sương
Đêm rời anh,
Em quay về nơi cõi vô thường
Bên lối mộng
Mây trời biển nước chia xa
Xin gửi lại
Tình này ngàn mối tơ vương

Đêm buồn
em bay qua thế gian
Say nỗi
cô đơn rất dịu dàng
Thế giới và luôn anh
Đang say sưa giấc ngủ
Còn mình em thao thức
Cùng trăng với mây ngàn

o O o

Đừng 3 - Anh Chi

ĐỪNG 3

Thơ : LM CUNG CHI
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đừng trách tôi hờ hững
Như có vẻ lạnh lùng
Kìa mây trời lờ lững
Giăng mắc đến không cùng…

Đừng trách tôi không nói
Lòng tôi độ sôi nổi
Dễ kết thành sương sa
Trong đêm tối bên trời…

Đừng trách tôi không gọi
Giả điếc không muốn nghe
Biết chăng cuộc khắc khoải
Rã họng sau lũy tre

Đừng trách tôi không viết
Biết viết sao cho cùng
Dòng nước sông cuồn cuộn
Khôn chở hết lá rừng

Cho nên tôi lặng yên
Xin cam chịu nỗi niềm
Kìa trời xanh đâu nói
Mà đầy sắc thiên nhiên

Bao giờ tôi nằm xuống
Đất trời sẽ lên tiếng:
Có kẻ vừa đi qua
Yêu thương lặng như tờ

08-06-2014

Đừng 4 - Quốc Duy

ĐỪNG 4

Thơ : TRẦN THÀNH VINH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Đừng đẩy anh đi về một phía không em!
Lạnh lẽo con tim hờn héo hắt màn đêm
Mắt trũng sâu, làn môi mềm như khô khốc
Như run lên theo ngàn muôn tiếng nấc, biết không em!?…

Đừng đẩy anh đi về lại với mùa Đông
Mặc áo ấm nhưng lòng vẫn thấy lạnh căm
Bao nhiêu lần anh tìm nơi xa lẫn tránh
Đôi tay gầy như trao ngàn êm ấm
Biết làm sao?!

Đừng đẩy anh đi về với những… nỗi đau
Nhìn chiếc lá nát nhàu trong chiều đến hư hao
Vết thương kia đã bao lần vá vẫn còn sâu
Theo nỗi buồn cùng muôn cay đắng đến ngàn sau

Đừng bắt anh mỏi mòn, quên mất một cái tên
Đừng đẩy anh đi về một chốn quá bấp bênh
Dấu yêu đâu? Giờ ướt nhòe dòng nước mắt
Vòng tay xưa đã từng ôm rất sát
Cố mà quên

07-01-2015

Đừng 5 - Thảo Quyên

Bài hát ĐỪNG 5, phổ nhạc từ bài thơ ĐỪNG của Hien Luong. Bài thơ chạm đến trái tim người đọc với thông điệp lớn về tình yêu và hy vọng. Bài thơ nói lên những cảm xúc, những trăn trở hàng ngày, và niềm tin sẽ vượt qua những khó khăn, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Xin mời các bạn cùng thưởng thức bài thơ nhạc “ĐỪNG 5”, được trình bày bới giọng ca tuyệt đẹp của Thảo Quyên.

ĐỪNG 5

Thơ : HIEN LUONG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THẢO QUYÊN

Nhạc bản

Đừng để lòng héo hắt
nụ cười tắt trên môi
Đừng nhìn về xa xôi,
thôi mắt môi u sầu

Đừng sầu thương ngày cũ
xua mưa lũ tràn về
Đừng vương vấn câu thề
cho đường về dài thêm

Đừng từng đêm khắc khoải
cho que diêm tắt nhanh
Đừng cô quạnh ngày đông
dẫn phong ba ngập lối

Đừng ru cơn hấp hối
ngăn bối rối đường vào
Đừng cấu cào vết thương
quên kế bên thiên đường

Đừng em ơi,
Đừng cuồng điên thêm nữa
những lời nguyện
sẽ mãi chẳng linh thiêng
Đừng tôi luyện trái tim
đưa ngược dòng máu chảy

Đừng em ơi,
Đừng để lòng u uất
mà dệt thêu
những câu thơ não nuột
Đừng mãi buộc đời nhau
mà mai sau hờn dỗi

Đừng mây bay gió thổi
ru chếnh choáng cơn say
Đừng vội hạt sương bay
đêm lạnh lùng nhạt nhẽo

Đừng đau thương cuối nẻo
lay oan trái cội nguồn
Đừng đóng cửa con tim
mà hãy yêu thêm một lần

o O o

Đừng Nhìn Em Nữa Anh - Hồng Nhiên

ĐỪNG NHÌN EM NỮA ANH

Thơ : Vô danh
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Đừng nhìn em nữa anh
Đừng làm em khó khăn
Khi con tim em yếu đuối vô vàn
Đừng nhìn em nữa anh
Đừng làm em rối ren
Em đâu chịu đựng được ánh mắt anh

Mặt hồ như long lanh
Cỏ cây ươm lá xanh
Ngàn hoa rực rỡ trong nắng về nhanh
Mà con tim em tội lỗi
Nghĩ rằng đã lỡ yêu anh

Thôi, thôi câu chuyện chúng mình
Xin dừng lại đây anh nhé
Thôi đã quá muộn màng
Xin được nói khẽ với anh
Dù niềm yêu đã dở dang
Một đời còn yêu anh mãi

Dù ngày qua rất nhanh
Dù biển kia vẫn xanh
Xin con tim thôi trông ngóng, mong chờ
Dù lòng thôi ngất ngây
Dù hồn nguôi giấc say
Nuôi mãi trong em một bóng hình ai

Dù trời qua gió mưa
Dù đời qua giấc xưa
Xin giữ riêng em niềm cũ không phai
Không còn chờ anh đi tới
Tình này một cõi riêng thôi

o O o

Đừng Nói Với Em - Hồng Nhiên

ĐỪNG NÓI VỚI EM

Thơ : DONGSONGLODANG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Đừng nói với em
những điều quá lớn lao
vì anh biết đấy,
thiên đường không có đâu
cuốn tiểu thuyết nào mà chẳng hay
Và bộ phim nào mà không tuyệt
Còn cuộc sống ngoài kia
thì chật vật lắm anh à

Bao ngày qua em thầm mơ thầm ước
Mong bình yên buổi sáng bên tách trà
Con mèo ngoan dưới chân em hiền hòa
Bài hát quen trăm lần nghe tới lui

Em mộng mơ những điều gì gần gũi
Khi quá xa em với không tới được
Bên người yêu cùng ăn bữa cơm chiều
Đơn giản thôi, phức tạp quá không vui…

Đừng nói với em
những mộng tưởng cao sang
Quên đi cuộc sống
đang lặng lẽ qua nhanh
Những lộng lẫy giữa chốn xa hoa
Bao phù du dưới phố muôn màu
Còn nhịp sống quanh ta
Là muôn bươn chải nhọc nhằn

16-06-2016

Đừng Nói Với Nhau - Châu Thùy Dương

ĐỪNG NÓI VỚI NHAU

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : CHÂU THÙY DƯƠNG

  • Nhạc nền :

Đừng nói với nhau những lời dịu dàng
Đừng nói với nhau, đã quá muộn màng
Đừng để chữ câu âm thầm đi hoang

Ngậm ngùi biển vắng
Nhớ nhung ngọn gió
Còn mãi lang thang

Lời ngọt ngào đó
Vần điệu chìm nỗi
Trong tim ngổn ngang

Niềm đau chôn giấu
Đời buồn trăm lối
Tình đã dở dang

Đừng nói
Đừng nói với nhau
Nghĩ về nhau thôi một cõi xa, rời …
Đừng nói
Đừng nói với nhau
Để muôn niềm yêu càng thêm chất chứa
Mình hai nỗi đời … xin nhớ nhau thôi
Mình hai nỗi đời … gọi mãi tên nhau …

Đừng nói với nhau những lời ngọt ngào
Đừng nói với nhau những lời dạt dào
Đừng để tin yêu thêm ngàn hư hao

Trời chiều dần xám
ngược dòng bão tố
cánh chim lao đao

Ngàn sầu ray rứt
Âm thầm rơi xuống
Chạm đáy tim đau

Ngàn yêu thương cũ
Còn chăng đôi chút
Hãy giữ cho nhau

11-10-2014

Em - Cao Huy Thế

EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : CAO HUY THẾ
Hòa âm : ĐỖ HẢI

Nhạc bản

Em, một đóa hoa xinh
Trong vườn anh ươm mộng
Nồng nàn xuân tươi tô muôn sắc thắm
Dịu dàng ru nhau trọn giấc ấm êm

Nụ đỏ kiêu sa
Niềm yêu thiết tha
Đốt cháy con tim như đang bừng lên
Ngọn lửa yêu thương ngất ngây tâm hồn\

Em âm thầm mang đến
Niềm yêu và muôn đắm say
Em là khúc tình thơ
Là giấc mộng mơ
Sẻ chia nhau
Niềm nhung nhớ

Em, một nhánh vô thường
Nuôi tình anh vô lượng
Đường tình ta đi bên nhau chung hướng
Trong ngày êm đềm dưới bóng hoàng hôn\

Về giữa chiều rơi
Đầy ắp tâm tư
Quấn quýt trong ta bao nhiêu đầy vơi
Thắm thiết yêu thương trao nhau ngàn lời\

29-03-2017

Em Bỏ Ta Đi - Lê Tân

EM BỎ TA ĐI

Thơ : THƯ SINH NGUYỄN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LÊ TÂN

Nhạc bản

Em bỏ ta đi dòng sông buồn lặng lẽ
Trời như xót xa, mây cũng úa màu tang
Em bỏ ta đi cho tình yêu dở dang
Nên giờ nhìn nhau như hai kẻ lạ xa\

Em bỏ ta đi mùa đông dài buốt giá
Hạ sầu nhớ ai mà nắng cũng hư hao
Em bỏ ta đi hận này gửi trăng sao
Con tim khép chặt bao dấu yêu thuở nào\

Bỏ ta đi,
Em bỏ ta đi con phố sầu cúi mặt
Bỏ ta đi,
Em bỏ ta đi mây xám phủ quanh đời
Lá úa tương tư, rặng liễu gục đầu
Riêng một mình ta hun hút ngõ sâu
Chân lạc bước tìm đâu?

Em bỏ ta đi hai mươi năm tưởng đủ
Khăn áo vu quy đã bôi xóa một thời
Em bỏ ta đi hoang lạnh mấy mùa thu
Sao trong tâm tưởng, tình xưa vẫn rạng ngời \

o O o

Em Là Một Bản Tình Ca - Châu Thùy Dương

EM LÀ MỘT BẢN TÌNH CA

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THÙY DƯƠNG

Nhạc bản

Em là tiếng nhạc mơ màng
Nốt trầm quyện với nốt thanh
Ngọt ngào dệt nên cung điệu
Quấn quýt theo ngàn giai âm

Em là dịu dàng tiết tấu
Ngân vang điệp khúc nhiệm mầu
Đắm say trên từng trường độ
Theo bao nhịp phách dạt dào

Em là một bài tình ca
Rung lên giai điệu thiết tha
Vườn tình nở muôn đóa hoa
Mênh mang phiên khúc ngọc ngà

Em là bài ca muôn thuở
Xua di sầu đau chan chứa
Cho hồn thênh thang rộng mở
Một giấc tình mơ

Em là lời tình ngọt ngào
Về theo muôn nỗi xôn xao
Câu thơ nồng nàn tha thiết
Thênh thang vần điệu trước sau

Em là êm đềm tấu khúc
Trong anh từ một thuở nào
Nung sôi ngàn giọt máu đào
Trăm năm điệp khúc dạt dào

o O o

Em Muốn Anh Là - Hồng Nhiên

Bài thơ “Em Muốn Anh Là” của nhà thơ Ngô Tịnh Yên mang đến một cảm xúc lãng mạn và hài hước đồng thời, với những hình ảnh và so sánh độc đáo. Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được lòng mong mỏi, sự kiêu hãnh và tình yêu của người phụ nữ đối với người đàn ông mà cô ấy muốn chia sẻ cuộc sống. Bài thơ nhạc được diễn tả qua giọng ca dễ thương của Hông Nhiên.

EM MUỐN ANH LÀ …

Thơ : NGÔ TỊNH YÊN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Em muốn anh là
Là ông A- đam
Khi em bịt mắt
Anh không càm ràm
Để em phơi nắng
Anh không được liếc
Khi em ra phố
Anh chẳng được phiền

Em muốn anh là
Là ông E-zop
Khua môi múa lưỡi
Kể chuyện tới khuya
Em là chùm nho
Còn xanh chưa chín
Con cáo thèm thuồng
Cũng phải bỏ đi

Em muốn
Em muốn anh là của em thôi
Luôn đẹp trai với em
Luôn lịch lãm vui tươi
Nhưng xấu xí với người

Em muốn
Em muốn anh là của riêng em
Ta bên nhau ngày đêm
Câu yêu thương triền miên
Sẻ chia hạnh phúc

Em muốn anh là
Là Tôn Ngộ Không
Bảy mươi hai phép
Biến hóa thần thông
Em là Như Lai
Mỗi lần nổi cáu
Lật bàn tay phải
Đè anh tới mai

Em muốn anh là
Ông San- ta Claus
Trao em quà cáp
Nhưng không có râu
Ông già No- el
Luôn chui ống khói
Mang tiền lương về
Cho thượng đế Em

o O o

Em Mỹ Khê - Trung Hiếu

EM MỸ KHÊ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : TRUNG HIẾU

Nhạc bản

Em thẹn thùng như cô thiếu nữ
Nằm khoe thân dưới tia nắng hồng
Bãi cát vàng bên hàng cây thông
Gió vuốt ve da em mịn màng

Em nồng nàn trong bình minh rực rỡ
Có đàn chim đùa vui trong gió ngàn
Trời thật xanh mênh mông vầng mây trắng
Ngày thênh thang trên biển Mỹ Khê huy hoàng

Thăm em
Anh thăm em Mỹ khê
Muôn đời sóng vỗ miên man
Dịu dàng biển xanh ru khúc
Nhạc tình thắm thiết lời yêu

Xa xa
Hòn cù lao Chàm ngạo nghễ
Trông nghiêng bán đảo Sơn Trà
Phật bà ngự thân hiền hòa
Nơi vùng xinh tươi cỏ lá

Em dịu dàng khi hoàng hôn xuống
Chiều ru êm tiếng gió thì thào\
Ngũ Hành Sơn mây giăng cao một hướng
Dịu dàng trôi về Mỹ Khê ngọt ngào

05-09-2016

Em Rất Em - Thu Hà

EM RẤT EM

Ý thơ : QUỲNH HOA
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Thu rất thu trong đôi mắt em
Đêm rất đêm trên mái tóc em
Ngoan rất ngoan gió thoảng êm đềm
Em rất em giấc đêm muộn phiền
cùng bao điều chưa nói…
cùng bao nhiêu khắc khoải
thiết tha nỗi niềm

Ngàn muôn vương vấn xuyến xao tâm hồn
Vùng trời u tối giấc đêm bão bùng
Em rất em…
với hoang mang ngại ngùng…
với lao xao riêng mình…
miên man cõi mơ

Thu rất thu trôi theo tháng năm
Mơ rất mơ đến chốn xa xăm
Thương rất thương trong nỗi âm thầm
Em rất em giấc mơ dạt dào
vùng trời cao mây khói
ngàn yêu thương đang tới
tiếng thơ ngọt ngào

o O o

Em Sài Gòn - Diệu Hiền

EM SÀI GÒN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : DIỆU HIỀN

Nhạc bản

Hỡi người em bé nhỏ
Bên khung trời yêu thương
Khép mình trong nắng nhẹ
Khi bình minh mới lên

Dang tay ôm trọn bầu trời
Mênh mông ngày dài đang rơi
Ta trao em muôn ngàn lời
Ngọt ngào riêng cho em thôi
Lời yêu thương trăm nỗi
Thiết tha ơn người

Em là em của muôn đời
Là mưa tuôn là giọt nắng rơi
Là thênh thang trong chiều gió tới
Là kiêu sa sao đêm ngàn lối
Là em Sài gòn của ta ơi

Đón nhau về phố thị
Trên đường xe ngựa qua
Bóng chiều rơi rất nhẹ
Trong tiếng gió thiết tha

Ta nghe như lòng bồi hồi
Say theo nhịp đời trăm lối
Đi trong mênh mang bầu trời
Thong dong ta đưa bước tới
Lời tình bao đắm đuối
Vấn vương tim người

29-06-2013

Em Sài Gòn - Ngô Càn Chiếu

EM SÀI GÒN

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Hỡi người em bé nhỏ
Bên khung trời yêu thương
Khép mình trong nắng nhẹ
Khi bình minh mới lên

Dang tay ôm trọn bầu trời
Mênh mông ngày dài đang rơi
Ta trao em muôn ngàn lời
Ngọt ngào riêng cho em thôi
Lời yêu thương trăm nỗi
Thiết tha ơn người

Em là em của muôn đời
Là mưa tuôn là giọt nắng rơi
Là thênh thang trong chiều gió tới
Là kiêu sa sao đêm ngàn lối
Là em Sài gòn của ta ơi

Đón nhau về phố thị
Trên đường xe ngựa qua
Bóng chiều rơi rất nhẹ
Trong tiếng gió thiết tha

Ta nghe như lòng bồi hồi
Say theo nhịp đời trăm lối
Đi trong mênh mang bầu trời
Thong dong ta đưa bước tới
Lời tình bao đắm đuối
Vấn vương tim người

29-06-2013

Em Tám Tháng Ba - Quốc Duy

EM TÁM THÁNG BA

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Em là yêu thương
Là người mẹ hiền
Em là chăm lo
Ngàn chuyện đời thường
Em là cây xanh
Trong chiều bên trời mông mênh
Em làm một bóng mát
Luôn che chở chung quanh mình

Em là yêu thương
Là người vợ hiền
Em là quan tâm
ngàn chuyện muộn phiền
Em là vì sao
Là một ngọn đuốc tỏa sáng
Soi đường trong đêm đen
Luôn bên gia đình yêu thương

Ngày tám tháng ba tới rồi,
Trao em nụ cười thật tươi
Ngày thế giới xin cất lời
Câu cảm ơn rất chân thành

Ngày tám tháng ba tới rồi,
Trao em lời ca tôn vinh
Bên nhau như bóng với hình
Cùng vượt ngàn niềm âu lo
Về nơi ước mơ

Em là con tim
Ngàn niềm dịu dàng
Em là bao la
Tình người nồng nàn
Em là hân hoan
Em là một nửa thế giới
Em là người phụ nữ
Của thế kỷ hôm nay

o O o

Em Vẫn Biết - Thu Hà

EM VẪN BIẾT

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

  • Nhạc nền :

Em vẫn thấy anh mỉm cười buổi sáng
Trên lối mòn nắng trải dịu niềm mơ
Nhưng qua lại con đường ven biển vắng
Mình em thôi, chỉ một thuở bây giờ

Em còn tưởng giữa đêm xuân nồng nàn
Bóng nguyệt trong rơi trên gối thẹn thùng
Một nụ hoa biếc sau vườn rung cánh mỏng
Uống sương hay mật ngọt của yêu đương

Anh đi rồi, ừ thôi vậy, anh đi
Em ở lại, nước mắt ướt đôi mi
Giấc cô đơn bên mình, không khác chi

Anh đi rồi, ừ thôi, anh đi nhé
Đêm nằm nghe xuân thì như xao xác
Từng nhành rơi nhạt nhòa bao hương sắc
Khóc phút phân ly

Em vẫn đến mong anh nơi chốn cũ
Ngắm mưa bay, nắng ngả bóng… chao buồn…
Bước quẩn quanh trên bậc thềm quá khứ
Về đi anh, về lại chốn riêng mình…

Nhưng em biết giữa dòng trôi biển mặn
gió phiêu nhiên mãi bên ngọn sóng khờ
cuồng si, say đắm, hay dịu dàng tha thiết
Tình dâng cao theo nỗi nhớ ưu phiền

o O o

Em Về Từ Liêu Trai 2 - Hồng Nhiên

EM VỀ TỪ LIÊU TRAI 2 - LIÊU TRAI EM VỀ

Sáng tác: NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ: HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Buổi tối hôm nay có tiếng em cười
Ngàn nỗi yêu thương rộn rã bên đời
Hồn cũng say theo niềm hạnh phúc tới
Không gian im lắng trong bóng đêm rơi
Em đi tha thướt, tóc xõa buông lơi
Ta nghe vương vấn, tiếng lòng chơi vơi

Như chuyện cũ tích xưa
Từ trong đóa hoa
nhẹ nhàng bước ra
dáng em hiền hòa

Nghe lòng muôn xuyến xao
Nhìn em đến mau
Tình như đã trao

Buổi tối hôm nay có bóng em về
Từ cõi xa xăm trọn tiếng ước thề Tìm đến bên nhau vượt ngàn sơn khê
Quên đi bao nỗi chua xót, ê chề
Bên nhau quấn quýt dưới bóng trăng khuya
Liêu trai ca khúc chia niềm đam mê

16-07-2015

Em Về Từ Liêu Trai 1 - Quốc Duy

EM VỀ TỪ LIÊU TRAI 1 - VƯỜN KHUYA

Sáng tác: NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ: QUỐC DUY

Nhạc bản

Đêm khuya rơi xuống bên trời
Vườn trăng im vắng, không người
Một mình ta còn rong chơi
Bâng khuâng ngắm ánh sao rơi
Mênh mông mây khói muôn nơi
Cô liêu giữa màn đêm trôi

Trong vườn đêm hắt hiu
Mình ta bước theo
đường khuya lẻ loi
bóng trăng tiêu điều

Nghe lòng như xót xa
Ngàn muôn thiết tha
Một cõi riêng ta

Đêm khuya lối vắng trăng mờ
Lòng nghe tê tái ơ thờ
Mình ta còn niềm sầu mơ
Trong đêm khô héo chơ vơ
Bao câu ai oán mong chờ
Người về trao khúc tình thơ

o O o

Gặp Lại Nhau - Quốc Duy

GẶP LẠI NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiên : QUỐC DUY

Nhạc bản

Gặp lại nhau khi đời xế bóng
Nhìn lại nhau sương pha mái tóc
Dấu vết xưa tàn theo tháng năm
Bước thời gian hằn nỗi long đong
Gặp lại nhau sau đời bão giông

Gặp lại nhau chia câu thân ái
Nhìn lại nhau phong sương dầu dãi
Giấc mơ xưa giờ như bóng mây
Đã qua mau một thuở thơ ngây
Gặp lại nhau sau giấc vơi đầy

Ngồi lại đây nâng ly thật cao
Muôn hân hoan trong tiếng xôn xao
Cùng chia nhau ký ức ngọt ngào

Ngồi bên nhau ta cùng nhắc nhở
Chuyện năm xưa bao niềm trắc trở
Thuở vào đời đầy ắp mộng mơ

Gặp lại nhau khi chiều đã tới
Cùng ngồi ôn câu chuyện cũ mới
Dẫu không gian còn muôn cách chia
Dẫu thời gian là bóng chiều kia
Gặp lại nhau như chưa chia lìa

21-06-2013

Giấc Sầu - Quốc Duy

“Giấc Sầu” là một điểm dừng trong cuộc hành trình riêng tư. Chia sẻ với các bạn chút niềm riêng đã có lần lấp đầy tâm tư. Xin ngồi yên, lắng nghe và cảm nhận bạn nhé.

GIẤC SẦU

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Ước mơ gì đây
Trong chiều rơi lặng lẽ không hay
Đã qua tầm tay
Bao mộng xa là những tàn phai
Tiếng xưa còn lay
Ta ngồi đây, chưa hết cơn say
Bên cuộc đời muôn giấc đổi thay
Nỗi yêu thương còn đó, đong đầy

Còn trong ta ngàn niềm mong manh
Như đong đưa không rõ ngọn ngành
Sao còn đi mải miết loanh quanh
Theo đời trôi hờ hững qua nhanh
Thật nhanh!

Bước trong hoàng hôn
Bên chiều rơi lạnh ngắt tâm hồn
Gió reo từng cơn
Cho buồn về héo hắt thân đơn
Giấc xưa còn vương
Bao ngậm ngùi chất ngất sầu tuôn
Ai chợt về trong tiếng yêu thương
Để riêng ta nỗi nhớ miên trường

o O o

Giấc Tình Hồng - Phát Đạt

GIẤC TÌNH HỒNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Giấc tình hồng
Giữa xuân nồng
Gió thì thầm
Ngàn câu thắm thiết yêu thương

Mắt môi người
Ngát hương đời
Khúc gọi mời
Nghe tim vấn vương bao lời

Trên bầu trời cao đàn chim tung cánh
Trong mùa xuân tươi ngàn tia nắng ấm
Giấc nồng nàn
Đến nhẹ nhàng
Về nhau giữa xuân huy hoàng

Chia nhau yêu thương, ngất ngây câu cười
Bên nhau đam mê, đắm say không lời
Ngọt ngào tình dâng muôn nỗi

Em trao cho anh niềm thương chan chứa
Anh tô lên thêm sắc màu muôn thuở
Tiếng mời chào
Rất dạt dào
Tình yêu mãi trong tim người

o O o

Gió Đầu Đông - Ngô Càn Chiếu

GIÓ ĐẦU ĐÔNG

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Chiều nay cơn gió đầu đông đang về buốt da
Đường mây hoang vắng khuất lấp chân trời phía xa
Dặm ngàn cách trở
Nẻo xưa muôn ngã
Lặng nghe tiếng gió Trong cơn nhớ nhà

Gió,
Ôi cơn gió đầu đông
Gió
Ôi cơn gió lạnh căm
Nhắc ta mùa hạ vàng mênh mông
Với ngàn tia nắng ấm bên song
Ôi cơn gió đầu đông

Chiều nay cơn gió đầu đông đang về buồn tênh
Ngẩn ngơ bao nỗi nhung nhớ theo lòng chông chênh
Buồn tênh góc vắng
Lòng muôn giọt đắng
Đầu đông cơn gió Về đây âm thầm

10-12-2009

Giờ Này - Phát Đạt

GIỜ NÀY

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Ca sĩ : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Giờ này chắc em đang ngủ yên
Đang say sưa trong giấc triền miên
Đi lang thang về chốn xa xăm
Cho vơi mau bao nỗi ưu phiền

Giờ này chắc em đang ngủ mơ
Đang quay về một vùng hoang sơ
Miền xinh tươi ngập tràn hoa cỏ
Để nguôi ngoai nhung nhớ mong chờ

Giờ này chắc em đang ngủ say
Trong mơ có chiếc lá vàng bay
Nhẹ nhàng em lên cao chơi vơi
Mông lung bay theo vầng mây trôi
Tìm về nơi vùng trời xa xôi
Đường xưa thênh thang ta sánh đôi
Chứa chan thâm tình

Giờ này chắc em đang ngủ mê
Bước chân hoang đến chốn sơn khê
Trong thiên nhiên gió thu rơi nhẹ
Như câu ru đón em quay về\

Giờ này chắc em đang ngủ ngoan
Đưa hồn mình về miền hồng hoang
Anh xin gửi tình về nơi ấy
Ta bên nhau chia sẻ nồng nàn

04-08-2019

Giọt Lê Đánh Rơi - Duy Linh

GIỌT LỆ ĐÁNH RƠI

Thơ : THÙY VÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : DUY LINH

Nhạc bản

Thương ai đánh rớt giọt lệ sầu
Vô tình nhặt được anh để đâu?
Thương em anh cất nửa giọt này
Ôm ấp trong lòng, ai có hay

Nửa giọt sầu kia vương vấn mãi
Theo mưa vụn vỡ ướt đôi vai
Len vào tâm hồn em e ấp
Nuôi giấc em nồng ấm đêm nay

Nửa giọt bên anh,
nửa giọt bên em
Cõi lòng chênh vênh
lưu lưu luyến luyến
Nửa này đi tìm một nửa kia
Nửa kia như vấn vương câu thề
Trong muôn nhớ nhung đang quay về
Kết thành giọt lệ đam mê

Thương ai đánh rớt giọt lệ sầu
Vô tình nhặt được anh để đâu?
Thương em anh cất nửa giọt này
Trong góc tâm hồn chẳng phôi phai

Nửa giọt lệ rơi xin giữ kỹ
Dù bao muộn phiền ướt đôi mi
Đời dài còn bên nhau chia sẻ
Đêm về còn gối mộng tình si

o O o

Giữ Mãi Yêu Thương - Ngô Càn Chiếu

GIỮ MÃI YÊU THƯƠNG

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Bạn ơi
Dẫu bao nhiêu niềm lo âu
Dẫu trong tim bao nỗi sầu
Đưa hồn lắng xuống thật sâu
Về nơi không sắc không màu

Bạn ơi
Dù đau thương còn chưa thôi
Dù trăm ngàn niềm chơi vơi
Hãy giữ trong ta bầu trời
Riêng tư giây phút tuyệt vời

Giữ riêng ta một khoảnh khắc
Hứng bên sân giọt nắng rơi
Đón gió đang bay bên trời

Giữ trong ta niềm yêu thương
Ngập trời nắng chói muôn phương
Ngàn hồng trên cao mênh mông
Khắp hướng

Bạn ơi
Dẫu có bao nhiêu niềm đau
Dẫu con tim vẫn nghẹn ngào
Dẫu ngàn muôn nỗi lao đao
Dẫu lòng chưa hết hư hao

Bạn ơi
Hãy dành riêng ta một cõi
Quên đi ngàn điều không vui
Giữ mãi bao nhiêu bồi hồi
Dang tay ôm trọn đất trời

o O o

Giữa Những Con Đường - Quốc Duy

GIỮA NHỮNG CON ĐƯỜNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Con đường nào đưa ta về miền xa quá khứ?
Một ngày xanh, ngàn mây trắng lững lơ bên trời
Thanh xuân thắm trên mắt môi
Hân hoan bước trong tiếng cười
Tuổi thơ ngọt ngào
Cuộc đời thênh thang nắng ấm xuân tươi

Con đường nào đưa ta về vùng trời dĩ vãng?
Còn trong tim muôn chan chứa tiếng yêu ban đầu
Bao nhiêu kỷ niệm trước sau
Bâng khuâng giấc mộng ngày nao
Mãi trong tâm hồn
Nồng nàn chưa vơi khúc ca dạt dào

*Ta nơi đây giữa những con đường
Còn hoang mang đi tìm phương hướng
Quay về nẻo cũ vấn vương
Trong ngàn quấn quýt nhớ thương?
Hay nhìn theo muôn ánh dương
Vùng xa mộng tưởng? *

Con đường nào đưa ta về bao ngày sắp tới?
Ngàn âu lo, trăm gian khó, lắm khi nhọc nhằn
Bao nhiêu tính toan khó khăn
Tương lai dở dang cõi trần
Vẫn đi trên đường
Trọn niềm đau thương kiếp người phải mang

Con đường nào đưa ta về nơi vùng hạnh phúc?
Vùng xa xôi nơi góc biển hay nơi chân trời
Qua đi tiếng xưa đầy vơi
Quên đi nỗi riêng ngậm ngùi
Mãi trong tâm hồn
Ngàn câu yêu thương gửi trao cuộc đời

11-09-2014

Giữa Những Con Đường- Ngô Càn Chiếu

GIỮA NHỮNG CON ĐƯỜNG

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Con đường nào đưa ta về miền xa quá khứ?
Một ngày xanh, ngàn mây trắng lững lơ bên trời
Thanh xuân thắm trên mắt môi
Hân hoan bước trong tiếng cười
Tuổi thơ ngọt ngào
Cuộc đời thênh thang nắng ấm xuân tươi

Con đường nào đưa ta về vùng trời dĩ vãng?
Còn trong tim muôn chan chứa tiếng yêu ban đầu
Bao nhiêu kỷ niệm trước sau
Bâng khuâng giấc mộng ngày nao
Mãi trong tâm hồn
Nồng nàn chưa vơi khúc ca dạt dào

*Ta nơi đây giữa những con đường
Còn hoang mang đi tìm phương hướng
Quay về nẻo cũ vấn vương
Trong ngàn quấn quýt nhớ thương?
Hay nhìn theo muôn ánh dương
Vùng xa mộng tưởng? *

Con đường nào đưa ta về bao ngày sắp tới?
Ngàn âu lo, trăm gian khó, lắm khi nhọc nhằn
Bao nhiêu tính toan khó khăn
Tương lai dở dang cõi trần
Vẫn đi trên đường
Trọn niềm đau thương kiếp người phải mang

Con đường nào đưa ta về nơi vùng hạnh phúc?
Vùng xa xôi nơi góc biển hay nơi chân trời
Qua đi tiếng xưa đầy vơi
Quên đi nỗi riêng ngậm ngùi
Mãi trong tâm hồn
Ngàn câu yêu thương gửi trao cuộc đời

11-09-2014

Gọi Tên Người - Hà Thanh

GỌI TÊN NGƯỜI

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HÀ THANH

  • Nhạc nền :

Gọi tên người từ lối vắng mưa bay
Nghe lá rơi trở mình trong cỏ dại
Mùa chậm trôi níu thời gian trở lại
Hồn lá tàn trong xác úa… vẹn nguyên…

Gọi tên người nghe gió cuốn màn đêm
Cơn bão xoay thổi qua hồn khuấy mộng
Cánh nhạn đơn lao đao trời biển rộng
Sa vực đời, không tiếng vọng âm thưa

Có nghe không sương rơi trên lối xưa
Hạt buông lơi bao dịu dàng, sâu lắng
Thu vấn vương rồi đi trong im ắng
Còn bên ta mùa trơ nhánh đông sầu

Có nghe không từ thinh vắng nhiệm mầu
Đêm vấn vương giọt mưa thấm ngọt ngào
Gọi tên nhau bằng lời thơ rất nhẹ
Rơi vào tim những giọt tình xôn xao

Gọi tên người run rẩy dấu môi xưa
Đáp lời ai từ mênh mang đất trời
Mùa hoa xưa còn nức nở hương lòng
Loang thềm sương ngàn nhung nhớ thương mong

Gọi tên người trong âm hưởng chơi vơi
Mưa mùa thu vẫn thiết tha muôn đời
Tan vào đâu những nỗi buồn rất thật!?
Gọi tên người trong gió cuốn chiều rơi

o O o

Gửi Người Em Phố Núi - Quốc Duy

GỬI NGƯỜI EM PHỐ NÚI

Thơ : HÀ TRỌNG QUÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Khi nào về phố núi
Tìm lại hoa dã quì
Ven đường còn hoang dại
Một chút hương xuân thì
Bước chân về lối cũ
Vườn xưa nở hoa hồng
Thoảng mùi hương năm trước
Tìm đâu lá diêu bông

Khi nào về phố núi
Triền đá bước chân trần
Giam mình vào thung lũng
Nghe dạt dào suối ngân
Rừng hoa còn sắc tím
Trong bóng tối chiều buồn
Một mơ hồ đã vỡ
Tan dần theo khói sương

Khi nào về phố núi
Chiều trên cao đỉnh ngàn
Vọng theo lời gió hú
Như tiếng người thở than
Mờ sương ai cất tiếng
Hay bóng chiều thướt tha
Hay ngàn cây gió lộng
Buồn hư ảo chưa qua

Khi nào về phố núi
Bập bùng đêm lửa hồng
Ảo huyền em sơn nữ
Lướt theo tiếng chiên cồng
Điệu khèn như than thở
Bao tiếng lòng chưa nguôi
Của người đi kẻ ở
Mai ta lại về xuôi.

05-07-2017

Hạ Hồng - Lê Tân

HẠ HỒNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LÊ TÂN

  • Nhạc nền :

Biết không em ?
Hạ hồng đang đến nơi đây
Gió ru êm
Hạt mềm nắng ấm cuối ngày
Nhớ không em ?
Một mùa thương yêu đắm say
Chiều nào bên nhau ngất ngây
Đổi trao một giấc mơ dài

Một mùa hạ hồng ngập tràn muôn nỗi
Ngọt ngào lời tình đường về chung lối
Mà đời bao giấc nổi trôi
Giọt buồn giăng kín đôi nơi
Trong cơn u hoài
Thương chốn xa xôi

Biết không em ?
Hạ hồng nắng ấm đang rơi
Xót xa thêm
Tình dài năm cũ không rời
Nhớ nghe em
Chiều nghiêng tia nắng góc trời
Là muôn vương vấn chẳng vơi
Tiếng xưa còn mãi bên đời

o O o

Hạ Huyền - Khánh Chi

“Hạ Huyền” là một bản tình ca đầy mộng mơ, được thể hiện bởi tiếng hát ngọt ngào và lôi cuốn của Khánh Chi.
Giai điệu nhẹ nhàng cùng giọng ca sâu lắng đưa người nghe vào một không gian đêm hạ huyền yên tĩnh, nơi những nỗi muộn phiền dần tan biến và tình yêu thầm thì bên tai.
Khánh Chi với chất giọng truyền cảm đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của bài hát, khiến mỗi lời ca như một dòng suối mát rượi, ru êm những tâm hồn đang lạc lõng.

HẠ HUYỀN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : KHÁNH CHI

  • Nhạc nền :

Vầng trăng đêm vừa tới
Theo con gió bay bên trời
Một hồn thơ thật mới
Như đang thiết tha ru người
Hồn ai ngàn chơi vơi
Say theo ánh vàng đang rơi
Trong đêm tỉnh lặng im hơi
Ngây ngất mộng đời

Đêm hạ huyền
Ru quên niềm cô lữ
Bao muộn phiền
Qua hết trong tâm tư
Đêm hạ huyền
Thì thầm lời yêu thương
Bao nỗi niềm
Dâng lên khúc vấn vương

Hạ huyền rơi lặng lẽ
Trong đêm lững lơ trôi về
Cùng người nơi trần thế
Chia nhau ấm êm đêm hè
Hạ huyền đêm triền miên
Xua đi bao giấc muộn phiền
Ru êm bao nỗi niềm riêng
Đêm vắng hạ huyền

o O o

Hạ Nhớ - Duy Tân

𝘔ù𝘢 𝘩ạ 𝘮𝘢𝘯𝘨 đế𝘯 á𝘯𝘩 𝘯ắ𝘯𝘨 𝘷à 𝘭à𝘯 𝘨𝘪ó ấ𝘮 á𝘱, 𝘯𝘩ư𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘯ỗ𝘪 𝘤ô đơ𝘯 𝘤𝘩ỉ 𝘭à𝘮 𝘵ă𝘯𝘨 𝘵𝘩ê𝘮 𝘯ỗ𝘪 đ𝘢𝘶 𝘷à 𝘯𝘪ề𝘮 𝘯𝘩ớ 𝘷ề 𝘮ộ𝘵 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘵ì𝘯𝘩 𝘣𝘶ồ𝘯. 𝘏𝘰à𝘯𝘨 𝘩ô𝘯 𝘵í𝘮 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪ề𝘶 𝘮ù𝘢 𝘩ạ 𝘯𝘩ấ𝘯 𝘮ạ𝘯𝘩 𝘵𝘩ê𝘮 𝘴ự 𝘵𝘳ố𝘯𝘨 𝘷ắ𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨ườ𝘪 …

HẠ NHỚ

Ý thơ : LÊ VŨ HÒA
Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : DUY TÂN

Nhạc bản

Em đi đâu,
Mùa hè đứng đợi
Em đi đâu,
Anh còn trông vời
Cho con ve sầu trưa nay không tới
Hoang vu một trời
Cây lá buồn tênh
Dõi mắt trông về một phía mông mênh
Héo úa trong anh nỗi nhớ riêng mình

Em đi đâu,
Để mưa xuống trưa nay
Ngày buồn thiu theo nỗi nhớ dâng đầy
Trong cô liêu
Thênh thang mùa hạ nhớ

Em đi đâu,
Cây phượng già như nhớ thương
Bao mùa hoa rơi theo nỗi vấn vương
Như chờ mong bước chân em cuối đường

Em đi đâu,
Mùa hè ngóng chờ
Em đi đâu,
Anh buồn tiếng thở
Cho con chim gầy trưa nay không hót
Cho anh thẩn thờ
Hoạn nạn tình em
Em đang đi đâu về chốn xa xăm
Sân vắng hoa rơi, hạ nhớ âm thầm

11-06-2010

Hạ Tím - Quốc Duy

𝘔ù𝘢 𝘩ạ 𝘮𝘢𝘯𝘨 đế𝘯 á𝘯𝘩 𝘯ắ𝘯𝘨 𝘷à 𝘭à𝘯 𝘨𝘪ó ấ𝘮 á𝘱, 𝘯𝘩ư𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘯ỗ𝘪 𝘤ô đơ𝘯 𝘤𝘩ỉ 𝘭à𝘮 𝘵ă𝘯𝘨 𝘵𝘩ê𝘮 𝘯ỗ𝘪 đ𝘢𝘶 𝘷à 𝘯𝘪ề𝘮 𝘯𝘩ớ 𝘷ề 𝘮ộ𝘵 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘵ì𝘯𝘩 𝘣𝘶ồ𝘯. 𝘏𝘰à𝘯𝘨 𝘩ô𝘯 𝘵í𝘮 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪ề𝘶 𝘮ù𝘢 𝘩ạ 𝘯𝘩ấ𝘯 𝘮ạ𝘯𝘩 𝘵𝘩ê𝘮 𝘴ự 𝘵𝘳ố𝘯𝘨 𝘷ắ𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨ườ𝘪 …

𝗛Ạ 𝗧Í𝗠

𝘕𝘩ạ𝘤 𝘷à 𝘭ờ𝘪 : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Sao em biết nơi anh không mưa
Khi nhung nhớ dâng cao đong đưa
Như nhắc nhở bao câu chuyện xưa
Sao em biết nơi anh không buồn
Khi hiu hắt chiều đang dần xuống
Trong ngập ngừng bóng đổ hoàng hôn

𝘝ì 𝘯ơ𝘪 𝘢𝘯𝘩 𝘵𝘳ờ𝘪 𝘤𝘩à𝘰 𝘮ù𝘢 𝘴𝘢𝘯𝘨
𝘉𝘶ồ𝘯 𝘮𝘪ê𝘯 𝘮𝘢𝘯 𝘮ộ𝘵 𝘮ù𝘢 𝘩ạ 𝘵í𝘮
Để 𝘳𝘪ê𝘯𝘨 𝘢𝘯𝘩 𝘩ố𝘪 𝘵𝘪ế𝘤 𝘮𝘶ộ𝘯 𝘮à𝘯𝘨
𝘔ã𝘪 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘷ơ𝘪 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘯𝘩ớ 𝘣à𝘯𝘨 𝘩𝘰à𝘯𝘨
𝘊𝘩𝘪ề𝘶 𝘣𝘶ồ𝘯 𝘵í𝘮 𝘯𝘨ắ𝘵 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘢𝘯

Sao em biết tim anh chưa nguôi
Trong nỗi nhớ miên man không thôi
Vẫn ám ảnh mỗi khi chiều rơi
Sao em biết nỗi nhớ tơi bời
Vì hoàng hôn như đang về tới
Mùa hạ buồn, tím ngắt khung trời

o O o

Hạ Trắng - Quốc Duy

Mình đã viết một số ca khúc về bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó, chủ đề về mùa hạ là ‘Sắc Màu Mùa Hạ’. Chủ đề này bao gồm một số nhạc phẩm mà mình đã gửi gắm cảm xúc qua các màu sắc: Hồng, Tím, Huyền, Xanh, Trắng, và nhiều màu khác.

Mời các bạn lắng nghe ‘Hạ Trắng’ qua giọng ca rất ấm áp của Quốc Duy với những cảm xúc riêng của Ngô Càn Chiếu

HẠ TRẮNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Giấc nhớ lang thang trong cơn tình cờ
Ký ức đi hoang nơi xa mịt mờ
Chiều xưa đầy trong trí nhớ
Mang về bao nỗi mộng mơ
Chốn cũ âm vang bao câu ơ thờ
Lối nhớ thênh thang tiếng lòng mong chờ

Nghe hồn dâng lên bao thiết tha
Thương mùa hạ xưa nay đã xa
Một trời phượng vĩ mãi không phôi pha
Một mùa hạ trắng thắm thiết chưa qua
Mãi trong ta
Muôn xót xa

Sẽ mãi không quên câu ca dạt dào
Chất ngất trong tim bao nhiêu ngọt ngào
Đường xưa ngàn tình dâng cao
Lời yêu vẫn mãi xôn xao
Nắng đến bên ta lung linh câu chào
Khúc hát đam mê hạ trắng năm nào

o O o

Hạ Trắng Man Thiên - Quốc Duy

“Hạ Trắng Man Thiên” là một bài thơ rất lãng mạn của thi sĩ Hiên 3050 mà mình đã phổ nhạc từ hơn 40 năm trước. Bài thơ khắc họa hình ảnh một tình yêu say đắm nhưng đầy lạc lõng, giữa khung cảnh biển chiều và mùa hạ trắng. Với lời thơ chân thành, tác phẩm như tiếng gọi từ trái tim cô đơn, dẫn dắt người nghe vào thế giới của những hoài niệm và ký ức.

HẠ TRẮNG MAN THIÊN

Thơ : HIÊN 3050
Nhạc: NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Hãy yêu tôi đi
Hỡi người tình dại
Chiều nay trên biển
Hạ trắng man thiên
Hãy yêu tôi đi
Hỡi người tình dại
Chiều nay trên biển
Nhớ em mù đời

Hãy đọc tôi nghe
Một bài thơ tình
Buổi mai tình gầy
Sầu xuống đầy vai
Hãy kể tôi nghe
Tình thư nổi tiếng
Đêm về mơ mộng
Tình khúc Cho- pin

Hãy kể tôi nghe
Chuyện xưa nồng nàn
Mai này lưu lạc
Khóc lóc mù lòa
Trên thành quách lạ
Sầu dâng đầy mắt
Mai xa Thục ngãi
Em còn nhớ tôi

Hãy yêu tôi đi
Hỡi người tình dại
Chiều nay trên biển
Hạ trắng đi hoang
Hãy yêu tôi đi
Hỡi người tình dại
Chiều nay trên biển
Nhớ thương ngập trời

1980

Hạ Vàng - Hà Thanh

HẠ VÀNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HÀ THANH

Nhạc bản

Hạ vàng
Mênh mông mùa nhung nhớ
Hồn về nơi xa, vùng mộng mơ
Dấu xưa chưa phai mờ
Ngàn tình còn chan chứa
Hạ vàng ấm áp trời thơ
Gió mây lững lờ

Hạ vàng
Cho con tim nhức nhối
Bao nhiêu giấc cũ chưa vơi
Một mùa nắng chói im hơi
Nuôi ngàn nhung nhớ chưa thôi
Tiếng xưa bên trời
Hạ vàng chốn cũ xa xôi
Vẫn còn mãi trong tôi

Hạ vàng
Thênh thang mùa nắng cháy
Nồng nàn ru ta lời mê say
Giấc xưa như miệt mài
Ngọt ngào bao dấu ái
Hạ vàng chốn cũ không phai
Nỗi yêu thương này

o O o

Hạ Xám - Ngọc Mỹ

HẠ XÁM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : NGỌC MỸ

Nhạc bản

Em đi về
Trời mưa lâm râm ướt áo
Ngàn mây che
U ám phủ quanh khung trời
Nghe não nề
Trong hồn bao nỗi đầy vơi
Chiều như mê
Giọt buồn theo con gió tới
Em đi về sầu như lê thê
Em đi về hạ xám ê chề

Giấc nhớ đi hoang
Trên đường chiều lang thang
Tiếc nuối miên man
Lời xưa còn âm vang
Em đi về một chiều hạ xám
Em đi về lối vắng thênh thang

Em đi về
Kỷ niệm vun lên nỗi nhớ
Hàng cây xanh
Rũ nhánh nghiêng nghiêng, thẩn thờ
Con chim buồn
Ngậm ngùi góc tối chơ vơ
Nghe sầu tuôn
Mưa rơi ngàn lời nức nở
Em đi về một trời bơ vơ
Em đi về hạ xám mịt mờ

o O o

Hạ Xanh - Ngọc Mỹ & Quốc Duy

𝗛Ạ 𝗫𝗔𝗡𝗛

𝘚á𝘯𝘨 𝘵á𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘚𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘢 : NGỌC MỸ & QUỐC DUY

Nhạc bản

Nắng đổ lung linh bên trời
theo ngàn mây trắng vấn vương
Thắm thiết bao câu chào mời
đưa người về chốn yêu thương
Bầu trời xanh ngát thênh thang cõi mộng
Đường dài đi tới theo bao ước vọng
Lối bước thong dong
Đất trời mênh mông

𝘟𝘢𝘯𝘩 𝘮ù𝘢 𝘩ạ 𝘮ớ𝘪
𝘕𝘨à𝘯 𝘮𝘶ô𝘯 𝘩ạ𝘵 𝘯ắ𝘯𝘨 𝘳𝘦𝘰 𝘷𝘶𝘪 𝘤â𝘶 𝘮ờ𝘪
𝘉𝘪ể𝘯 𝘹𝘢𝘯𝘩 𝘭ấ𝘱 𝘭á𝘯𝘩 𝘯𝘩ư đ𝘢𝘯𝘨 đư𝘢 𝘭ờ𝘪
𝘊𝘩à𝘰 𝘯𝘨ườ𝘪 đ𝘢𝘯𝘨 𝘣ướ𝘤 𝘵ớ𝘪

𝘟𝘢𝘯𝘩 𝘮ù𝘢 𝘩ạ 𝘵ươ𝘪
𝘎𝘪ó 𝘣𝘪ế𝘤 𝘵𝘩ê𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘨 đ𝘢𝘯𝘨 𝘷ề 𝘣ê𝘯 đờ𝘪
𝘛𝘪ế𝘯𝘨 𝘴á𝘰 𝘳𝘶 ê𝘮 𝘊á𝘯𝘩 𝘥𝘪ề𝘶 𝘨𝘪ữ𝘢 𝘵𝘳ờ𝘪

Quấn quýt câu thơ ngọt ngào
ru hồn một giấc chơi vơi
Có tiếng ai đang vui chào
cho lòng bao nỗi đầy vơi
Hạ về nắng ấm mênh mông cõi này
Ngàn lời êm ái trao nhau tháng ngày
Ta đến nơi đây
Hạ xanh ngất ngây

o O o

Hai Mùa - Ngô Càn Chiếu

HAI MÙA

** Thơ : PHẠM VŨ
Nhạc và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU**

Nhạc bản

Em đừng trách mùa Xuân
Không xanh nụ ân cần
Không vì hoa cảm nhận
Sao tình chẳng vị thân?

Em đừng trách Hạ sang
Chuyện phu thê sao lảng
Ân đời như kể lể
Chuyện nắng chói mùa vàng

Em đừng trách
những mùa Thu Đông úa
Xuân Hạ tàn
Mà chẳng bảo gì nhau
Cây ngả nghiêng
Đời anh rồi rã mục
Trong tim anh
Chỉ Mưa Nắng hai mùa!

Em đừng trách mùa Thu
Chưa tan bao sương mù
Làm sao hoa hé nụ?
Trong tiếng gió vi vu

Em đừng trách mùa Đông
Khi chiều rơi lạnh trống
Em về nơi cõi vắng
Cho mây đứng vời trông

Đừng trách mùa xuân
Đừng trách hạ sang
Đừng trách mùa thu
Đừng trách lạnh đông

25-06-2013

Hạnh Phúc Bên Người - Duy Linh

HẠNH PHÚC BÊN NGƯỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

Nhạc bản

Đời là một giấc mơ dài
Là ngàn tiếng khóc câu cười
Âm u mưa bay nơi vùng giông tố
Hay trong mênh mang trời xanh nắng đổ?
Đường trần muôn lối thênh thang
Tìm về nẻo cuối chân trời
Hay chốn yêu thương bên người?

Khi cuộc đời còn muôn tia nắng ấm
Khi ta bên người bao nhiêu đằm thắm
Lời chất chứa ngọt ngào đắm say
Hạnh phúc tới theo từng phút giây
Trên đường đi nhưng không là điểm đến

Đời là một giấc mơ dài
Sao còn mải miết đi hoài?
Địa đàng xa xôi mịt mờ trăm hướng
Mà con tim nuôi muôn ngàn ảo tưởng
Còn mơ màng chốn xa xôi
Hạnh phúc ru câu tuyệt vời
Là nỗi yêu thương bên người

26-05-2014

Hạnh Phúc Bên Người - Ngô Càn Chiếu

HẠNH PHÚC BÊN NGƯỜI

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đời là một giấc mơ dài
Là ngàn tiếng khóc câu cười
Âm u mưa bay nơi vùng giông tố
Hay trong mênh mang trời xanh nắng đổ?
Đường trần muôn lối thênh thang
Tìm về nẻo cuối chân trời
Hay chốn yêu thương bên người?

Khi cuộc đời còn muôn tia nắng ấm
Khi ta bên người bao nhiêu đằm thắm
Lời chất chứa ngọt ngào đắm say
Hạnh phúc tới theo từng phút giây
Trên đường đi nhưng không là điểm đến

Đời là một giấc mơ dài
Sao còn mải miết đi hoài?
Địa đàng xa xôi mịt mờ trăm hướng
Mà con tim nuôi muôn ngàn ảo tưởng
Còn mơ màng chốn xa xôi
Hạnh phúc ru câu tuyệt vời
Là nỗi yêu thương bên người

26-05-2014

Hãy Là Em Của Anh - Ngô Càn Chiếu

HÃY LÀ EM CỦA ANH

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Hãy là em của anh
Như vầng mây quấn quýt khung trời\ Là em của anh
Như hoa say tiếng bướm ru hời
Em làm cơn thu phong
Nơi xa xôi thênh thang trăm lối
Mang lời biển hát
Về đồng bằng khao khát giọt mưa
Nuôi ngàn cỏ cây đâm chồi
Xinh tươi tô thắm khung trời

Hãy là em của anh thôi em nhé
Là em hôm nay cho đến mai sau
Hãy là em ngọt ngào khúc đam mê
Là em dịu dàng câu ước thề
Là em nồng nàn tình nghĩa phu thê

Hãy là em của anh
Như hạt sương trên lá rơi mềm
Là em của anh
Như gió bay lã lướt bên thềm
Em sợi tơ mong manh
Trong chiều rơi lung linh ánh nắng
Bao lời âu yếm
Câu ngọt ngào, say đắm triền miên
Dệt lên thành khúc êm đềm
Ru ta trọn giấc ân tình

10-08-2015

Hãy Là Em Của Anh - Quốc Duy

HÃY LÀ EM CỦA ANH

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Hãy là em của anh
Như vầng mây quấn quýt khung trời\ Là em của anh
Như hoa say tiếng bướm ru hời
Em làm cơn thu phong
Nơi xa xôi thênh thang trăm lối
Mang lời biển hát
Về đồng bằng khao khát giọt mưa
Nuôi ngàn cỏ cây đâm chồi
Xinh tươi tô thắm khung trời

Hãy là em của anh thôi em nhé
Là em hôm nay cho đến mai sau
Hãy là em ngọt ngào khúc đam mê
Là em dịu dàng câu ước thề
Là em nồng nàn tình nghĩa phu thê

Hãy là em của anh
Như hạt sương trên lá rơi mềm
Là em của anh
Như gió bay lã lướt bên thềm
Em sợi tơ mong manh
Trong chiều rơi lung linh ánh nắng
Bao lời âu yếm
Câu ngọt ngào, say đắm triền miên
Dệt lên thành khúc êm đềm
Ru ta trọn giấc ân tình

10-08-2015

Hãy Là Hạt NẮng - Quốc Duy

HÃY LÀ HẠT NẮNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Hãy là hạt nắng lung linh trong lòng anh
Anh làm cánh gió mơ màng chốn trời xanh
Ngàn niềm hạnh phúc về ấm áp con tim
Tình nồng thắm thiết trao nhau tiếng êm đềm
Hãy về cùng anh, qua hết màn đêm
Em là hạt nắng trong anh muôn niên

Dù trời mưa hay bên trời còn gió
Em mãi là hoa nắng của lòng anh
Nở trong anh vườn xinh tươi muôn đoá
Cho niềm yêu trong ta thêm rạng rỡ
Trong dịu dàng ngàn tinh khôi hoa nắng

Hãy là hạt nắng xôn xao trong lòng anh
Ngày về quấn quýt một tình khúc miên man
Dịu dàng nắng đến xoa niềm cũ mong manh
Lời tình đắm đuối trao nhau nỗi chân thành
Hãy về cùng anh say giấc mộng xanh
Em là hạt nắng trong anh nồng nàn

30-07-2013

Hãy Nói Với Nhau - Thúy An

HÃY NÓI VỚI NHAU

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THÚY AN

  • Nhạc nền :

Hãy nói với nhau những lời thì thầm
Trong ánh thu vàng đậu bến sông trăng
Hãy nói với nhau như gió nhẹ nhàng
Lay cánh môi hồng rụng xuống hồn anh

Hãy nói với nhau lời trong tâm thức
Ánh mắt long lanh mạch yêu khao khát
Thêm nốt thơ rung cung bậc cao ngất
Vần điệu dạt dào cảm xúc tràn dâng …

Hãy nói với nhau, và hãy lắng nghe …
Tiếng gió dịu dàng reo chốn sơn khê
Ngọt ngào như bài tình ca ru khẽ
Nhẹ nhàng theo ta đi trên trần thế

Hãy nói với nhau, và hãy lắng nghe …
Tiếng sóng của lòng rạt rào biển khuya
Va bờ vực sâu vang lời sỏi đá
Men dấu thời gian … ai bước tìm về …

Hãy nói với nhau những lời tự tình
Trong giấc mơ hồng ký ức lung linh
Hãy nói với nhau giữa bầu trời mộng
Sóng biếc mây ngàn quấn quýt bình minh

Hãy nói với nhau lời yêu mê mải
Khúc hát ấm êm ngàn lời ân ái
Nói với nhau nghe ngày sau vẫn thế
Dư vị ngọt mềm trọn kiếp không phai

o O o

Hè Về - Khai Nhi

HÈ VỀ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : KHAI NHI

Nhạc bản

Hè về ngàn tia rực rỡ
Bên vườn hồng ngây ngất nụ say
Nhẹ nhàng nơi xa ngọn gió
Như mang theo nắng tươi về đây

Nhìn về vùng trời xa ấy
Sao cõi lòng ta như chợt thấy
Ngập hồn tình dâng mê mải
Theo tiếng xưa ngọt giấc mơ dài

Chất ngất trong ta là nỗi nhớ thương
Đắm đuối chưa qua lòng mãi vấn vương
Hè về mùa xa gợi nhớ
Một vùng trời xưa còn đó
Trong tim tình nồng chan chứa

Hè về cùng bao giọt nắng
Đang nhẹ nhàng bay đến bên ta
Hè về ngàn tia hồng thắm
Cho lung linh nỗi yêu mặn mà

Ngập lòng tình dâng ngàn nỗi
Theo ngày hồng một trời nắng chói
Nhìn về đường xưa mây khói
Mãi trong ta niềm nhớ không rời

o O o

Hoài Niệm - Quốc Duy

HOÀI NIỆM

Thơ : HÀ TRỌNG QUÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Khi xưa em là trăng
Anh đắm mình bên song
Bây giờ em đèn chong
Anh cố tình ngoảnh mặt.

Khi xưa em là cỏ
Bây giờ em là gai
Khi xưa em tóc dài
Bây giờ em tóc búi

Khi xưa em là gió
Lã lướt thoảng bên trời
Bây giờ em là nắng
Nuôi ấm áp hồn người

Khi xưa em tiểu thư
Chiếc áo dài tha thướt
Bây giờ quên gương lược
Chăm lo chuyện gia đình

Khi xưa còn con gái
Em suốt ngày thong dong
Bây giờ em long đong
Cửa nhà bao toan tính

Khi xưa giờ chuông đỗ
Anh si tình theo sau
Bây giờ em bước mau
Chuyện chồng con lao xao

o O o

Hơi Thở Mùa Đông - Tâm Thư

HƠI THỞ MÙA ĐÔNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Ngọn gió tiêu điều
Mang theo lạnh tới
Giọt rớt bên trời
Héo hắt mùa rơi
Ngày như dài cơn lê thê
Ngàn mây mịt mờ cơn mê
Hàng cây lặng lẽ im hơi bên đường
Đón gió đông sang, mùa đến ngỡ ngàng

Trời đang vào đông
Buồn rơi dưới gót chân người
Khung trời mênh mông
Mây xám phủ vây quanh đời
Ngàn niềm chưa vơi
Môi xưa nồng nàn hương thắm
Cho ta thèm một hơi ấm
Hơi thở mùa đông

Mùa đến âm thầm
Trong bao tàn úa
Niềm cũ quay về
Nhắc nhở chuyện xưa
Ngập hồn là muôn yêu thương
Mà tình biệt ly đôi hướng
Ngậm ngùi nỗi nhớ dâng lên tơi bời
Hơi thở mùa đông ngày ấy xa rồi

08-01-2014

Khát Khao - Tâm Thư

KHÁT KHAO

Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : TÂM THƯ

Nhạc bản

Ta trao nhau nụ hôn ngất ngây
Nghe dâng cao niềm yêu đắm say
Bao đam mê cùng nhau giải bày

Trong đêm sâu hòa tan vào nhau
Cho thịt da tìm nơi nương náu
Chìm trong cơn mê đắm ngọt ngào

Khát khao!
Lã lơi môi hồng
nụ hôn tha thiết
ấm con tim người

Khát khao!
Đổi thay điệu tình
cho ngọn lửa cháy
nung sôi máu hồng

Cùng nhau về nơi đỉnh cao tuyệt vời
Cuồng quay nhịp yêu đến muôn rã rời
Bao lời tình quấn quýt trên môi
Theo muôn ngàn điệp khúc chơi vơi
Đảo điên đất trời

Ta đi trên vườn tình ngát say
Bên hoa xinh khoe nụ sớm mai
Con chim non tìm nơi ẩn mình

Ta trao nhau muôn ngàn yêu thương
Bao si mê cùng nhau dâng hiến
Thân xác ta cùng với tâm hồn

01-07-2014

Khi Tôi Về - Quốc Duy

KHI TÔI VỀ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Khi tôi về
Sài gòn chưa hết nắng
Phố đông người
Ngàn vòng bánh lăn nhanh
Lòng bâng khuâng
Trên đường xưa quẩn quanh
Hồn thật ấm
Với nụ cười, ánh mắt long lanh
Bước chân đi
Nhẹ nhàng trong gió chiều
Hàng me reo
Dưới bóng em yêu kiều

Vì tình tôi
Đã một lần thầm trao
Tình nồng say
Thắm thiết đến mai sau
Khi tôi về
Theo ngàn nỗi yêu thương
Khi tôi về
Trong thành phố ngàn hương
Siết lấy bóng em
Trong lòng của tôi

Khi tôi về
Sài gòn thơm hương cũ
Giấc nồng nàn
Một thuở ấy không phai
Vì tình yêu
Còn trong tim rất đầy
Ngàn đời nữa
Vẫn ngọt ngào như thuở ngày xanh
Phố của tôi
Là lời yêu tiếng thương
Sài gòn em
Còn mãi trong cơn miên trường

o O o

Không Là Nước Mắt - Thu Hà

KHÔNG LÀ NƯỚC MẮT

Thơ : DƯƠNG THANH BÌNH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Ta lang thang
Theo thời gian về miền ký ức
Nghe sương đêm
đang rớt nhẹ đong đầy thổn thức
Từng giọt phân ly
Trên đường vạn lý
Không là nước mắt
Nên chẳng cay mi

Ta cô đơn
Đếm tủi hờn hằn theo nhịp bước
Nghe biển đêm
xô vào bờ thì thào con nước
Ngàn giọt vỡ tan
Phai tàn mộng ước
Không là nước mắt
Nên chẳng xuôi hàng

Ta chờ ai
Bao đêm dài trên bờ biển vắng
Ta mong ai
Nghe tận cùng cô liêu tĩnh lặng
Giọt sầu vẫn rơi
Nhịp buồn đưa lối
Không là nước mắt
Nên chẳng mặn môi.

Ta chơi vơi
Chân bước chậm màn đêm u tối
Đi mông lung
theo cõi sầu còn ai chung lối
Ngậm ngùi nhớ nhung
Bao chuyện xưa cũ
Thì đời này là
định nghĩa đơn côi…

o O o

Khúc Hát Mùa Xuân - Quốc Duy

KHÚC HÁT MÙA XUÂN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : QUỐC DUY

Nhạc bản

Mùa xuân đang tới
Về trên muôn lối
Chào nụ e ấp, cánh hoa hồng tươi

Mùa xuân êm ấm
Cùng muôn ánh nắng
Về mang vương vấn xuyến xao trần gian

Tình xuân thắm thiết
Ngàn muôn lưu luyến
Cùng cao tiếng hát khúc ca triền miên

Tiếng hát đắm đuối gửi muôn lời ca
Tiếng hát quấn quýt đến nơi thật xa
Từ trong đáy tim lời hát thật thà
Về trong tiếng xuân ngập nắng chan hòa

Xuân mang về đây
Niềm vui trên muôn lối
Xuân nuôi tình yêu
Miên man bao giấc mới
Cho miên man câu cười không vơi
Cho tin yêu ngập tràn thế giới
Mang đến cho nhân loại
Bao thắm thiết câu cười

Mùa xuân đang tới
Về trong nắng mới
Cùng muôn nồng thắm điểm tô ngàn nơi

Nhạc trời chơi vơi
Cung điệu đang rơi
Về theo tiếng gió đắm say lòng người

Hồn nghe phơi phới
Lòng như chơi vơi
Ngàn muôn say đắm ngất ngây niềm vui

Réo rắt khúc hát đón xuân về đây
Tiếng hát quấn quýt cuốn theo điệu say
Cùng bao thiết tha ngàn câu tình đầy
Về bên thế gian một giấc mơ dài

25-12-2010

Khúc Xuân Cho Em - Trung Hiếu

KHÚC XUÂN CHO EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : TRUNG HIẾU
Hòa âm : CAO NGỌC DUNG

Bài ca này anh viết cho em
Khi mùa xuân thắm tươi bên trời
Bao dịu dàng giọt nắng ru êm
Nuôi hồn anh niềm yêu rất mới
Giữa xuân nồng đang tới
Gửi em điệu nhạc tươi
Lời hát yêu thương, đắm say ngọt mềm
Điệp khúc miên man nhắc ta bao niềm
Hạnh phúc êm đềm

Dù đời dài là bao khốn khó
Là phong ba, là muôn bão tố
Luôn bên nhau bao niềm buồn vui
Luôn nâng niu câu cười tiếng khóc
Sẻ chia đời nhau

Bài ca này anh viết cho em
Khi bình minh ngất ngây bên trời
Ru hồn người ngàn đắm say thêm
Trong mùa xuân về trên khắp lối
Giấc xuân về phơi phới
Nắng tươi hồng ngàn nơi
Ngồi hát em nghe khúc ca êm đềm
Chào đón xuân tươi ngất ngây bên thềm
Say đắm nỗi niềm

06-02-2011

Kiều I - Nhan Sắc Khuynh Thành - Hồng Nhiên và Quốc Duy

Kiều I - Nhan Sắc Khuynh Thành

Lời nhạc từ truyện Kiều của NGUYỄN DU
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày HỒNG NHIÊN & QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh

Năm xưa nơi triều Minh,
bốn phương đang an lành
Dân gian trong niềm vui,
khắp chốn vang lời ca
Làng xa có viên ngoại họ Vương
Được xem là gia đình bực trung
Có Vương Quan là trai thứ
Kế tiếp theo dòng thư hương

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị,
em là Thúy Vân.

Năm xưa hai chị em
Thúy Vân và Thúy Kiều
Cốt cách như nhành mai,
tâm ý thật tinh minh
Nàng Vân dung nhan như vầng trăng
Tha thướt, ý tứ luôn đằm thắm
Vương Thúy Kiều rất thông minh
Với sắc tài vượt trội hơn

Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh sấp xỉ
tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm
đi về mặc ai
đi về mặc ai

o O o

Kiều II - Liễu Rũ Buông Mành - Hồng Nhiên và Phát Đạt

Kiều II - Liễu Rũ Buông Mành

Lời nhạc từ truyện Kiều của NGUYỄN DU
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày HỒNG NHIÊN & PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh,
Vẫn là một đứa phong tình đã quen.
Quá chơi lại gặp hồi đen,
Quen mùi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa .
Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên.
Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường.

Chung nhau mở một lầu xanh
Quanh năm buôn phấn bán hương
Tìm người khắp chốn muôn phương
Mang về dạy nghề ăn chơi

Rủi may cũng vận mệnh thôi
Trời cao ép uổng thân côi
Xót xa chút phận thuyền quyên
Cành hoa hứng gió triền miên\

Thật tiếc thương cho một đóa trà mi
Con ong đã tỏ lối về đường đi
Ngọc biếc hương thơm nào có tiếc chi
Giọt riêng tầm tã trong nỗi sầu bi

Thôi còn chi nữa mà mong
Cuộc đời đến thế là xong
Số phần chịu cảnh long đong
Lệ tuôn ướt đẫm đôi dòng

o O o

Kiều III - Hết Kiếp Đoạn Trường - Hồng Nhiên và Phát Đạt

Kiều III - Hết Kiếp Đoạn Trường

Lời nhạc từ truyện Kiều của NGUYỄN DU
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày HỒNG NHIÊN & QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Hai tình vẹn vẽ hòa hai
Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ
Khi chén rượu khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở khi chờ trăng tan

Mùa xuân năm cũ
Mặt ngoài e ấp
Tình trong như đã xuyến xao lòng ai

Mùa xuân năm ấy
Ngàn hoa tươi thắm
Cùng trao cho nhau khúc nhạc yêu thương

Từ mùa xuân đó
Ngàn muôn tai biến
một mùa chinh chiến máu xương triền miên

Giữa những khổ ải, xót xa lòng đau
Biển lớn, sóng dữ, núi cao, vực sâu,
Còn trong đáy tim một tiếng thề nguyền
Tìm về với nhau, trọn nỗi thâm tình

Xuân nay về đây
Niềm vui trên muôn lối
Xuân nuôi tình yêu
Miên man bao giấc mới
Cho miên man câu cười không vơi
Cho tin yêu ngập tràn thế giới
Mang đến cho nhân loại
Bao thắm thiết câu cười

Mùa xuân đang tới
Về trong nắng mới
Cùng muôn nồng thắm điểm tô ngàn nơi

Nhạc trời chơi vơi
Cung điệu đang rơi
Về theo tiếng gió đắm say lòng người

Hồn nghe phơi phới
Lòng như chơi vơi
Ngàn muôn say đắm ngất ngây niềm vui

Réo rắt khúc hát đón xuân về đây
Tiếng hát quấn quýt cuốn theo điệu say
Cùng bao thiết tha ngàn câu tình đầy
Về bên thế gian một giấc mơ dài

o O o

Lân Cuối Chị Ơi - Thu Hà

LẦN CUỐI CHỊ ƠI

Thơ : DƯƠNG THANH BÌNH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Ngày chị đi, trời xa, ai có tiếc
Hoa gạo rụng rồi, như lời hát lý lơi
Ngày chị đi, trời xa ai có biết
Cỏ úa Hương tàn trong khắc khoãi đơn côi…

Ngày chị đi hoa tàn chia cô quạnh
Mưa xứ người thành biệt khúc nghẹn ngào
Hương khói mỏng đưa linh về cõi lạnh
Ngơ ngác quan tài, không di ảnh, theo sau…

Thôi nhé chị ơi, xin mau về bên mẹ
Đêm lạnh xứ người, chuông không nguyện hồn hoang
Đi nhé chị ơi, em đưa về đất mẹ
Mộ địa xứ người nào phải để nương thân…
Thôi nhé chị ơi, xin mau đến cõi thiêng
Theo khói hương thơm về nhanh chốn niết bàn

Ngày chị đi không khăn sô đưa lối
Mây xứ người không trắng nổi màu tang
Ngày chị đi, linh về nơi nẻo tối
Ngọn nến mờ thêm hiu hắt dung nhan…

Ngày chị đi, vòng tay em ôm chặt
Chút tàn tro là chứng tích cuộc đời
Gạt nước mắt niệm câu kinh siêu độ
Dấu yêu này… là lần cuối…
….Chị ơi…..

o O o

Lời Cầu Chúc - Ngô Càn Chiếu

LỜI CẦU CHÚC

Thơ : TỪ NGUYỄN & NGÔ CÀN CHIẾU
Nhạc & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

1.
Gửi từ nơi này lời chúc thiết tha
Xin đời yên lành, hạnh phúc muôn nhà
Một năm bình an, ấm áp chan hoà
Khắp chốn êm đềm vang tiếng hoan ca

Gửi từ nơi này một khúc tình xuân
Đi khắp muôn phương hạt giống gieo mầm
Một khúc xuân tươi từ trong đầm ấm
Trao hết cho đời, đẹp những ân tình

Gửi đến đất trời tiếng gió vấn vương
Thắp sáng ngàn hoa tia nắng mặn mà
Gửi đến tầng mây lời reo khắp hướng
Bao nỗi u sầu sẽ mãi xóa nhòa

Gửi lời ngọt ngào theo nắng bình minh
Thêm vạn tiếng cười vui khúc thanh bình
Cùng những yêu thương và bao thắm thiết
Lời cầu chúc người gửi đến từ tim

2.
Gửi từ nơi này lời chúc thật tươi
Xin hạt nắng vàng rơi xuống muôn nơi
Tình yêu nở hoa bát ngát hương đời
Núi lớn sông dài vang tiếng ca vui

Gửi từ nơi này lời chúc bình an
Trao tiếng hân hoan phố lớn đến thôn làng
Người đến bên nhau bằng muôn thân ái
Trong tiếng reo cười xuân đến huy hoàng

Gửi đến muôn người câu hát thân thương
Xin chúc nơi nơi mãi mãi yên lành
Qua hết buồn đau, còn đây hạnh phúc
Tiếng hát yêu đời sẽ mãi vang lừng

Gửi lời êm đềm như gió chiều rơi
Theo làn mây hồng trong nắng chơi vơi
Về đến muôn phương tình xuân tô thắm
Lời cầu chúc người gửi đến ngàn nơi

o O o

Lời Cầu Chúc Thiết Tha - Châu Thùy Dương

LỜI CẦU CHÚC THIẾT THA

Thơ : TỪ NGUYỄN Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : CHÂU THÙY DƯƠNG

Nhạc bản

Gửi từ nơi này lời chúc thiết tha
Xin đời yên lành, hạnh phúc muôn nhà
Một năm bình an, ấm áp chan hoà
Khắp chốn êm đềm vang tiếng hoan ca

Gửi từ nơi này một khúc tình xuân
Đi khắp muôn phương hạt giống gieo mầm
Một khúc xuân tươi từ trong đầm ấm
Trao hết cho đời, đẹp những ân tình

Gửi đến đất trời tiếng gió thiết tha
Thắp sáng ngàn hoa tia nắng mặn mà
Gửi đến tầng mây lời reo khắp hướng
Bao nỗi u sầu sẽ mãi xóa nhòa

Gửi lời ngọt ngào theo nắng bình minh
Thêm vạn tiếng cười vui khúc thanh bình
Cùng những yêu thương và bao thắm thiết
Lời cầu chúc người gửi đến từ tim

30-12-2009

Lời Nguyện Này - Thúy An & Quốc Duy

LỜI NGUYỆN NÀY

Thơ : LÂM THÚY ANH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THÚY AN & QUỐC DUY

Nhạc bản

Lời nguyện này cho quê hương tôi
Mưa thôi rơi bên đời gió lộng
Xin trời ngưng bão dông ngàn sóng
Cho mái nghèo đừng tả tơi thêm

Lời nguyện này xin nghe trong đêm
Bao dòng sông tấm lòng quá rộng
Thôi ngừng trôi cho người được sống
Đừng dâng cao nước đã ngập đồng

Lời nguyện này còn ai nghe không?
Những thiên tai thức tình nhân loại
Xin bàn tay nâng lòng nhân ái …
Chia sẻ từng manh áo chén cơm

Lời nguyện này không có hương thơm
Xin được cầu trong đêm thinh lặng
Nơi chân mây, khung trời xa vắng
Hướng tâm về chữ S mến yêu

Lời nguyện này không mang cô liêu
Không hắt hiu như hồn đá cuội
Một nguyện cầu xin cho tiếp nối
Xin mưa đời ngưng thôi , mưa ơi!

Lời nguyện này vang vọng không thôi
Cùng chung tay san sẻ tình người
Dòng máu Việt ta cùng hâm nóng
Tay trong tay cao tiếng nguyện cầu

16-10-2016

Lời Ru Êm - Tâm Thư

LỜI RU ÊM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Ngày đã tới
Giọt nồng đang rơi
Hồn đắm đuối
Theo tiếng chào mời

Ngàn mây trôi
Bầu trời xanh tươi
Cùng cánh gió
Tung bay bên đời

Người bước tới
Vườn hồng reo vui
Nụ còn say
Một khúc chơi vơi

Này người hỡi
Nắng lung linh bên trời bao thiết tha
Gió reo vui thêm ngàn khúc chan hoà
Thì tình ơi mau về với ta
Thì người ơi xin đừng cách xa
Lời thương yêu trao nhau thật thà

Người có biết
Tình nồng thắm thiết
Còn quấn quít
Câu hát triền miên

Lời ru êm
Ngọt ngào trao thêm
Ngàn nồng ấm
Không vơi nỗi niềm

Đầy trong tim
Tình dài muôn niên
Hồn sẽ mã
Ngập tràn ấm êm
Ngọt mềm!

16-08-2010

Lòng Mẹ Việt Nam - Thu Hà

LÒNG MẸ VIỆT NAM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Nuôi một đàn con không nề gian khó
Nuôi bằng giọng ca nuôi bằng sữa ấm
Thương Mẹ Việt Nam vất vả tháng ngày
Thương Mẹ Việt Nam vai gánh tay gồng
Mưa nắng không sờn lòng Mẹ Việt nam

Tình Mẹ lớn tựa dòng sông
trọn niềm thương mang về biển cả
Tình Mẹ lấp ngọn Trường Sơn
ngàn lời ru đưa tới đỉnh trời
Mẹ Việt Nam niềm yêu chan chứa
Mẹ Việt Nam tiếng ca muôn đời

Nuôi một đàn con đến ngày khôn lớn
Nuôi bằng tình thương nuôi bằng công khó
Ơn Mẹ Việt Nam cao tới đỉnh trời
Ơn Mẹ Việt Nam thắm thiết muôn đời
Ôi tiếng ru mềm dịu dàng không vơi

03-12-1988

Ly Cà Phê Buổi Sáng - Ngô Càn Chiếu

LY CÀ PHÊ BUỔI SÁNG

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Ly cà phê buổi sáng
Từng giọt rơi trên nền sữa trắng
Ngày đang lên nhẹ nhàng
Bên khung cửa vài ba hạt nắng

Ly cà phê buổi sáng
Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng
Bao tiếc nuối cũng đành
Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng

Bên ly cà phê ôn đời ta
Bao chuyện buồn vui ngày chưa xa
Tim bâng khuâng theo bóng chiều qua
Muôn yêu thương vẫn mãi trong ta
Nhưng đường về xa xôi quá

Ly cà phê giọt đắng
Như đời buồn ngàn muôn trống vắng
Bao thương nhớ ngút ngàn
Vẫn trong ta, lặng lẽ, âm thầm

o O o

Mai Sau - Duy Linh

MAI SAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

Nhạc bản

Mai sau xin thành đám bụi trần
Tung bay bên đời chẳng muộn phiền
Quên đi bao buồn vui thế gian

Mai sau xin thành gió ngang trời
Miên man reo lời hát muôn đời
Lang thang qua bao vùng mây khói
Vùng không gian ảo hư
Không ngậm ngùi uu tư

Làm cánh chim bay giữa trời
Vượt hết bao nhiêu núi đồi
Tìm một vùng thảnh thơi
Cùng ngàn niềm chơi vơi
Vui cùng gió mây trôi

Làm nhánh cây cao giữa rừng
Trong bầu trời muôn phương
Riêng mình ta một hướng

Mai sau xin thành biển xanh ngời
Mênh mông ngàn sóng vỗ muôn đời
Câu ca dịu dàng khúc tinh khôi

Mai sau xin thành tiếng ru tình
Si mê theo điệp khúc muôn hình
Say sưa trao niềm vui chan chứa
Vơi đi ngàn sầu đau
Không hận thù tranh đua
Cùng thế nhân trao tiếng cười

26-01-2015

Mai Tôi Đi - Ngô Càn Chiếu

MAI SAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

MAI TÔI ĐI Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mai tôi đi
bỏ lại thành phố sau lưng
Xa bạn bè
cùng những luyến tiếc nhớ thương
Mai tôi đi
về nơi xa ấy một phương
Mang theo người
hành trang là nỗi vấn vương

Tôi mang theo
trong tim muôn ngàn nỗi nhớ
Từng khu phố
dưới ánh bình minh chan hòa
Trong nắng tươi
nụ cười ai như đóa hoa
đẹp xinh, hương sắc mặn mà

Tôi mang theo
ngọn gió lắt lay bên trời
Trong chiều về,
khi hoàng hôn nhẹ nhàng rơi
Ngàn yêu thương
người dắt nhau đi trên đường
ngọt ngào không gian thoáng hương

Tôi mang theo
nỗi hân hoan cùng bạn hữu
Cùng tung hứng
sẻ chia vần thơ điệu nhạc
Đêm đã rơi
nhưng ngàn câu vẫn chưa thôi
Rộn rã tiếng ca câu cười

Mai tôi đi
bỏ lại thành phố sau lưng
Xin tạm biệt
bạn bè cùng những vấn vương
Mai tôi đi
về nơi xa ấy một phương
Nhưng mai này
lại về chốn cũ nhớ thương

08-02-2015

Mê Đắm - Hoàng Quân

MÊ ĐẮM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : HOÀNG QUÂN

Nhạc bản

Đôi khi bên nhau ta chia muôn khát khao
Bao nhiêu si mê qua ánh mắt đổi trao
Nghe con tim đang run nơi đáy hồn nôn nao
Ngàn lời yêu nhức nhối

Đôi khi bên nhau sáng nắng đến chiều mưa
Khi môi kề môi ngàn lời như cũng thừa
Còn bên ta tiếng thở muôn điệu tình đong đưa
Lời yêu nói sao vừa

Cuộc đời chung quanh sao như quá ngắn
Cùng về bên nhau quên đi tất cả bao sầu vương
Trong vòng tay ôm ta chia nhau nụ hôn
Nuôi ngàn đam mê bừng theo mùi da thơm
Cho ngập tràn châu thân ngọn lửa đỏ yêu thương

Đôi khi bên nhau ta chỉ muốn nhìn nhau
Cho môi kề môi thay bao tiếng đổi trao
Say đắm như dâng cao theo mười ngón xôn xao
Lời yêu thương quay quắt

Đôi khi bên nhau ta như chẳng cần chi
Da thịt run theo ngàn niềm mê đắm này
Lời yêu thương rã rời
Trong nhịp điệu mê say
Tình sốt bỏng thân ta

04-07-2012

Mẹ Đi Tìm Con- Ngô Càn Chiếu

MẸ ĐI TÌM CON

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mẹ đi tìm con
Vượt bao đồi non đã mấy thu sang
Mẹ đi tìm con
Tìm nơi rừng xanh bao lối lang thang
Mẹ đi tìm con
Ngàn muôn vực sâu, đã bao ngày tháng
Mẹ đi tìm con
Một thân tả tơi muôn nỗi xót xa
Mẹ đi tìm con
Giọt máu đào rơi, nước mắt chan hòa
Mẹ đi tìm con
Giữa bao tử sinh vẫn đấy chưa qua
Mẹ đi tìm con giữa chốn vô thường
Giữa địa ngục sâu Mẹ vẫn đi tìm

Mẹ đi tìm con
Mẹ đi tìm con
Ôi đứa con yêu
Ôi đứa con thương
Mất bóng trong đêm chập chùng
Mẹ đi đã biết bao năm
Tìm bao đứa con xa xăm
Tìm bao đứa con âm thầm
Ra đi khắp chốn muôn phương
Còn đâu ngàn nỗi yêu thương
Ôi những con yêu của Mẹ

Mẹ đi tìm con
Tìm nơi biển xanh sóng nước mênh mông
Mẹ đi tìm con
Thuyền kia mỏng manh giữa những bão giông
Mẹ đi tìm con
Nhìn bao khổ đau làm một nhân chứng
Mẹ đi tìm con
Bỏ quê bỏ hương muôn giấc u sầu
Mẹ đi tìm con
Lạc nơi miền xa các nước Tây Âu
Mẹ đi tìm con
Một thân lưu vong bao nỗi xót đau
Giờ đây Mẹ chết không oán không sầu
Tình thương của Mẹ nở đóa hoa nhiệm mầu

o O o

Mẹ Là Yêu Thương - Thu Hà

MẸ LÀ YÊU THƯƠNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Ru con thuở xưa khi nằm nôi
Thương yêu chở che không hề thôi
Qua cơn bão giông trong cuộc đời
Cùng bao nhiêu nắng mưa bên trời
Hoang mang, khó khăn, bao đầy vơi
Nuôi con chắt chiu theo ngày trôi
Mẹ là nỗi thương yêu không rời

Và còn đó bao nỗi dịu dàng
Tình mẹ ấm áp chứa chan
Tựa hạt nắng buổi sớm nhẹ nhàng
Đến với bao yêu thương ngập tràn

Và còn đó câu ru theo thời gian
Lời yêu thương của Mẹ như miên man
Mãi ngân vang

Hôm nay kính dâng Mẹ Việt Nam
Câu ca chứa chan muôn đằm thắm
Lời trong đáy tim xin thật ấm
Bay cao đến biển xa non ngàn

Con xin cảm ơn Mẹ Việt Nam
Bao nhiêu gian khó không thở than
Mẹ là nỗi thương yêu dịu dàng

o O o

Mẹ Tôi - Phát Đạt

𝘔ì𝘯𝘩 𝘷𝘪ế𝘵 𝘯𝘩ạ𝘤 𝘵𝘳𝘶𝘺ệ𝘯 𝘯à𝘺 𝘥ự𝘢 𝘵𝘳ê𝘯 𝘮ộ𝘵 𝘤𝘩𝘶𝘺ệ𝘯 𝘯𝘨ụ 𝘯𝘨ô𝘯 𝘵ì𝘯𝘩 𝘤ờ đọ𝘤 đượ𝘤 𝘵𝘳ê𝘯 𝘮ạ𝘯𝘨. 𝘊𝘩𝘶𝘺ệ𝘯 𝘬ể 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ 𝘥ạ𝘺 𝘥ỗ 𝘷à 𝘥ẫ𝘯 𝘥ắ𝘵 đứ𝘢 𝘤𝘰𝘯 𝘵ừ 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘯𝘨à𝘺 đầ𝘶 𝘤ủ𝘢 𝘤𝘶ộ𝘤 đờ𝘪, 𝘥ố𝘤 𝘩ế𝘵 𝘵ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘷à 𝘴ự 𝘩𝘪 𝘴𝘪𝘯𝘩 để đả𝘮 𝘣ả𝘰 𝘤𝘰𝘯 𝘮ì𝘯𝘩 𝘤ó 𝘮ộ𝘵 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘴ố𝘯𝘨 𝘵ố𝘵 đẹ𝘱. 𝘕𝘩ư𝘯𝘨 đá𝘯𝘨 𝘵𝘪ế𝘤, đứ𝘢 𝘤𝘰𝘯 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘵𝘩ể 𝘯𝘩ậ𝘯 𝘳𝘢 𝘨𝘪á 𝘵𝘳ị 𝘤ủ𝘢 𝘵ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘷à 𝘴ự 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵â𝘮 𝘮à 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ 𝘥à𝘯𝘩 𝘤𝘩𝘰 𝘮ì𝘯𝘩. 𝘛𝘩𝘢𝘺 𝘷ì 𝘣𝘪ế𝘵 ơ𝘯 𝘷à đá𝘱 𝘭ạ𝘪 𝘵ì𝘯𝘩 𝘤ả𝘮 đó, đứ𝘢 𝘤𝘰𝘯 𝘣ấ𝘵 𝘩𝘪ế𝘶 𝘷à 𝘷ô 𝘵ì𝘯𝘩 đã 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵â𝘮 đế𝘯 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘨ì 𝘮à 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ đã 𝘩𝘺 𝘴𝘪𝘯𝘩…

𝗡𝗵ạ𝗰 𝘁𝗿𝘂𝘆ệ𝗻 𝗠Ẹ 𝗧Ô𝗜

𝘕𝘩ạ𝘤 𝘷à 𝘭ờ𝘪 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘊𝘢 𝘴ĩ : PHÁT ĐẠT
𝘔𝘪𝘯𝘩 𝘩ọ𝘢 : PHƯƠNG LINH

Nhạc bản

Ngày xưa khi còn thơ tôi vẫn hay giận hờn
Thường khi Mẹ bên tôi, dìu dắt tôi ngoài đường
Và khi Mẹ đón đưa, chờ tôi trước cổng trường
Tôi vờ như không thấy
Luôn vui đùa mê mải
Mẹ âm thầm không nói
Tránh xa dưới lùm cây

Bạn học trêu ghẹo tôi có Mẹ không bình thường
Chỉ một con mắt thôi, sao lo lắng cho gia đình?
Lời trêu thấu tận tim, suốt một thuở học đường
Ngày xưa tôi mong ước
Trên đời Mẹ không có
Thì tôi đâu xấu hổ
Với người mẹ chột mù

𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?
𝘛ô𝘪 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘯𝘩ư 𝘣ạ𝘯 𝘣è
𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?
𝘛ô𝘪 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘤ó 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ
𝘔ộ𝘵 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ 𝘣ì𝘯𝘩 𝘵𝘩ườ𝘯𝘨 𝘯𝘩ư 𝘣𝘢𝘰 𝘬ẻ
𝘔ộ𝘵 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘭à𝘮 𝘵ô𝘪 𝘵𝘳á𝘯𝘩 𝘯é
𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷𝘪 𝘴𝘢𝘰?

Mẹ tôi nghề nấu ăn để nuôi con học hành
Mẹ không màng khó khăn gánh hết bao nhọc nhằn
Nhưng mỗi khi gần bên, tôi vẫn luôn ngại ngần
Tôi thường hay trốn lánh,\ Tìm về nơi góc vắng
Một mình thầm ao ước
Xin người mẹ vẹn nguyên

Rồi khi tôi lớn khôn, đã xong chuyện học hành
Nhờ công lao của Mẹ, nên có được mảnh bằng
Ngày đám cưới của tôi, không bóng đấng sinh thành
Vì tôi đã nói dối
Lời cùng người hôn phối
Tôi đứa trẻ mồ côi
Mất mẹ cha lâu rồi

𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?
𝘛ô𝘪 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘯𝘩ư 𝘣ạ𝘯 𝘣è
𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?
𝘛ô𝘪 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘤ó 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ
𝘔ộ𝘵 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ 𝘣ì𝘯𝘩 𝘵𝘩ườ𝘯𝘨 𝘯𝘩ư 𝘣𝘢𝘰 𝘬ẻ
𝘔ộ𝘵 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ẹ 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘭à𝘮 𝘵ô𝘪 𝘵𝘳á𝘯𝘩 𝘯é
𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷𝘪 𝘴𝘢𝘰?

Vài năm sau mẹ tôi đến thăm trước cửa nhà
Các con tôi ghẹo trêu người đàn bà mù lòa
Tôi đuổi xua mẹ tôi, như kẻ xa người lạ
Mẹ tôi buồn lặng lẽ
Trao một lời xin lỗi
Rồi quay bước ra đi
Nói rằng lầm địa chỉ

Một hôm tôi về thăm nơi chốn xưa thôn làng
Được tin qua người quen, mẹ tôi đã từ trần
Mẹ gửi lại cho tôi bức tâm thư tuyệt mệnh
Ngày thơ tôi tai biến
Mẹ cho tôi con mắt
Để tôi còn được thấy
Một thế giới trong lành

𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?
𝘛ô𝘪 𝘯𝘩ư 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘮ù 𝘭ò𝘢
𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?
𝘎𝘪ờ đã 𝘲𝘶á 𝘮𝘶ộ𝘯 𝘳ồ𝘪
𝘔ẹ 𝘣â𝘺 𝘨𝘪ờ đã 𝘷ề 𝘯ơ𝘪 𝘹𝘢 𝘭ắ𝘤
𝘕𝘨ồ𝘪 𝘨ụ𝘤 đầ𝘶, 𝘯𝘨𝘩ẹ𝘯 𝘯𝘨à𝘰 𝘵ô𝘪 𝘬𝘩ó𝘤 𝘯𝘨ấ𝘵
𝘝ì 𝘴𝘢𝘰, 𝘷ì 𝘴𝘢𝘰?

Vì sao, vì sao?
Tôi như người mù lòa
Vì sao, vì sao?
Giờ đã quá muộn rồi
Mẹ bây giờ đã về nơi xa lắc
Ngồi gục đầu, nghẹn ngào tôi khóc ngất
Mẹ ơi, mẹ ơi

20-10-2018

Mênh Mông Chiều Thu - Hà Thanh

MÊNH MÔNG CHIỀU THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HÀ THANH

  • Nhạc nền :

Lung linh ánh hồng tuyệt vời
Xôn xao nắng về muôn nơi
Từ ngàn xa gió đang về tới
Đổi trao bao lời chào hỏi
Ngất ngây tiếng lòng chơi vơi
Hân hoan tiếng người chào mời
Say theo nhạc chiều đang rơi

Về nơi đây chiều thu mênh mông
Về nơi đây say sưa giọt hồng
Về cho nhau bao nhiêu nồng thắm
Về nơi đây trao hết tiếng lòng

Mông lung giấc chiều về đây
Miên man nắng còn hây hây
Chiều thu ơi, ta về nơi đây
Tiếng thu không lời đổi thay
Ngất ngây một vùng trời mây
Trong cơn gió chiều nhẹ bay
Ta nghe lòng mình như say

o O o

Miền Trung Quê Tôi - Minh Trí

MIỀN TRUNG QUÊ TÔI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : MINH TRÍ

Nhạc bản

Miền trung mưa nắng quê tôi hai mùa
Ruộng nương xơ xác quê tôi thật buồn
Đã bao nhiêu năm ngàn giông bão xuống
Một vùng đất nghèo bao nỗi đau thương

Miền trung quê tôi cằn khô sỏi đá
Có con nắng về rát bỏng thịt da
Miền trung quê tôi dai dẳng cơn mưa
Dân tôi lo âu cho những vụ mùa

Quê tôi ơi ! Trong cơn bão tố
Giữa thênh thang gió lớn ngập trời
Quê tôi ơi ! Bao nỗi tả tơi
Con nước dâng đẫm ướt mắt môi
Quê tôi ơi ! Muôn lời van xin
Mau về đây ánh nắng bình minh

Miền trung mưa bão trong bao u sầu
Gửi về nơi ấy trăm muôn nghìn lời
Miền trung thương yêu còn đây trong tôi
Một câu tha thiết sẻ chia cùng người

o O o

Mộng Du - Minh Trí

MỘNG DU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : MINH TRÍ

Nhạc bản

Ừ thì thôi, thì thôi ta nhé
Ừ thì xa bao niềm nhân thế
Về nằm ru riêng ta một giấc mộng dài
Để qua đi trong tim ngàn khúc u hoài
Quên chuyện thế nhân bao lời bi ai

Buồn mà chi, buồn rồi cũng thế
Chiều tàn hơi, đường xa bóng xế
Chuyện vừa qua, buồn vui, tiếng khóc câu cười
Rồi phôi pha, quên đi trong giấc ngủ vùi
Một cõi thinh không,
Riêng mình ta thôi

Đi về
Quên chuyện xưa nhức nhối
Riêng mình
Ôm một vùng mây khói
Ta về cõi mộng
Vui buồn khóc cười
Cũng riêng ta mà thôi

Ừ thì thôi, thì thôi ta nhé
Ừ thì quên ngàn cơn giông gió
Ừ thì xa câu thơ, tiếng hát bên đời
Về mình ta, mênh mông vùng cuối chân trời
Một cõi thênh thang, ngàn niềm chơi vơi

o O o

Một Giấc Chiêm Bao - Ngô Càn Chiếu

MỘT GIẤC CHIÊM BAO

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Đến từ đâu rồi đi về đâu
Mấy niềm vui, bao nỗi u sầu ?
Đi trên đường dài nhân thế
Bao yêu thương cùng đam mê
Rồi chìm vào bóng đổ hoàng hôn
Còn lại ký ức buồn tênh
Và ngàn nỗi nhớ không hình

Sẽ còn lại ta với ta
Ôm ngàn niềm xưa thiết tha
Về nơi miên viễn thật xa
Lạnh lùng lìa bỏ cõi đời
Chìm vào vũng tối không người
Quên hết bao nhiêu buồn vui

Đến rồi đi về nơi tịch liêu
Cõi trần gian lắm nỗi tiêu điều
Bao nhiêu buồn vui thương tiếc
Câu cười chen trong tiếng khóc
Rồi mai này có nhớ đến nhau
Đường trần một giấc chiêm bao
Mà người còn mãi đi vào

30-11-2015

Một Giấc Chiêm Bao - Quốc Duy

MỘT GIẤC CHIÊM BAO

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : Quốc Duy

Nhạc bản

Đến từ đâu rồi đi về đâu
Mấy niềm vui, bao nỗi u sầu ?
Đi trên đường dài nhân thế
Bao yêu thương cùng đam mê
Rồi chìm vào bóng đổ hoàng hôn
Còn lại ký ức buồn tênh
Và ngàn nỗi nhớ không hình

Sẽ còn lại ta với ta
Ôm ngàn niềm xưa thiết tha
Về nơi miên viễn thật xa
Lạnh lùng lìa bỏ cõi đời
Chìm vào vũng tối không người
Quên hết bao nhiêu buồn vui

Đến rồi đi về nơi tịch liêu
Cõi trần gian lắm nỗi tiêu điều
Bao nhiêu buồn vui thương tiếc
Câu cười chen trong tiếng khóc
Rồi mai này có nhớ đến nhau
Đường trần một giấc chiêm bao
Mà người còn mãi đi vào

30-11-2015

Một Lần Bên Mẹ - Ngô Càn Chiếu

MỘT LẦN BÊN MẸ

Thơ : DƯƠNG THANH BÌNH
Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mẹ ơi!…. Mình vừa bên nhau…
Con vẫn nhỏ như ngày nào bé nhỏ
Mẹ vẫn hiền như vạt nắng thềm sau
Bắp ngô thơm dường như còn nóng
Dẻo ngọt ngào hương vị Mẹ trao…

Giọt nắng lung linh…
Màu lau tóc Mẹ…
Và những dư âm… Tràn dâng thiết tha
Lời ru năm cũ
Sao bỗng chập chờn
Về đây ẩn hiện
Một thuở xa xăm…

Mẹ ơi!… Mẹ vừa ôm con….
Con hờn dỗi như chưa từng dỗi hờn
Mẹ dịu dàng như tà áo Quan Âm
Trong tay nhau đất trời thành bé nhỏ
Phút giây này bỗng chốc hóa trăm năm…

Nước mắt long lanh
Hạnh phúc Chan hòa
Nước mắt tinh khôi
Thuần khiết Ngọc ngà…
Lăn trên má con…

Nước mắt đau thương
Cằn cỗi Nhọc nhằn
Nước mắt thiêng liêng
Cao quý Vĩnh hằng…
Chỉ một giọt thôi
Đọng trên da nhăn…

Mẹ ơi!… Đi đâu vậy mẹ ơi….
Bàn tay êm ai luồn trong tóc mềm
Tan giấc mơ dài theo niềm hạnh phúc
Đêm tịch liêu bừng lên cơn thổn thức
Tỉnh ngủ rồi mà nước mắt chưa khô

Dạ đài mấy bước?
Bóng mẹ hư vô
Làm sao thấy được?
Con lạy Trời xin mẹ lại về đêm mai….

27-06-2017

Một Lần Bên Nhau - Quốc Duy

MỘT LẦN BÊN NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Một lần bên nhau
tình nghe như đã sâu
Lời yêu nôn nao
theo ngày đến xôn xao
Ngàn câu thắm thiết
trong bao niềm da diết
Yêu thương dịu dàng mang đến cho nhau
Trong đêm nồng nàn chia muôn khát khao
Dạt dào cơn đắm say
Trọn tiếng yêu ngọt ngào

Bầu trời như thật xanh
Lấp lánh muôn hạt nắng
Quấn quýt vầng mây trắng
Gieo ấm áp bên đời

Và niềm yêu đầy vơi
Thắm thiết đang về tới
Ấm áp trăm ngàn nỗi
Chứa chan tim người

Một lần bên nhau
tình như đã đậm sâu
Ngờ đâu thương đau
đang về đến thật mau
Còn đây ray rức
Trong đêm buồn thao thức
Lời yêu ngọt ngào xin giữ cho nhau
Dù bao muộn phiền còn đó xanh xao
Ngập hồn câu nhớ thương
Ngàn vấn vương nghẹn ngào

o O o

Một Nửa - Lệ Thu Nguyễn

MỘT NỬA

Thơ : DƯƠNG THANH BÌNH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Ta chỉ xin em nửa nụ cười
Để từ ngàn dặm những đêm rơi
Thương về phương cũ giờ xa lắm
Tiếc nuối nụ hôn thuở chung đôi

Em chỉ cho ta nửa cuộc tình
Nửa vầng trăng muộn nửa lòng tin
Duyên từ đôi ngả, đời vô hướng
Nhạt ánh trăng khuya, đậm bóng hình

Trao em
Ta trao em một nửa thôi
Cho ta
Em cho ta nửa câu mời
Một nửa, một nửa thôi
Một nửa giấc đầy vơi
Nụ cười đêm xưa bối rối
Cuộc tình mong manh nửa lối
Mộng dài nay đã đôi nơi

Ta trót trao em nửa cuộc đời
Nửa đời còn lại khóc chia phôi
Linh chi chuốc mãi hồn cay đắng
Tìm đâu vị ngọt nửa vành môi…

25-06-2017

Một Nửa - Ngô Càn Chiếu

MỘT NỬA

Thơ : DƯƠNG THANH BÌNH
Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Ta chỉ xin em nửa nụ cười
Để từ ngàn dặm những đêm rơi
Thương về phương cũ giờ xa lắm
Tiếc nuối nụ hôn thuở chung đôi

Em chỉ cho ta nửa cuộc tình
Nửa vầng trăng muộn nửa lòng tin
Duyên từ đôi ngả, đời vô hướng
Nhạt ánh trăng khuya, đậm bóng hình

Trao em
Ta trao em một nửa thôi
Cho ta
Em cho ta nửa câu mời
Một nửa, một nửa thôi
Một nửa giấc đầy vơi
Nụ cười đêm xưa bối rối
Cuộc tình mong manh nửa lối
Mộng dài nay đã đôi nơi

Ta trót trao em nửa cuộc đời
Nửa đời còn lại khóc chia phôi
Linh chi chuốc mãi hồn cay đắng
Tìm đâu vị ngọt nửa vành môi…

25-06-2017

Mưa Đêm - Hoài Tâm

MƯA ĐÊM

Thơ : HẠNH ĐÀM
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : HOÀI TÂM

  • Nhạc nền :

mưa giăng tím nẻo sơn hà
mịt mù cố quận bờ xa
mang thân lữ khách không nhà
lạc loài giữa chốn ngàn phương

mưa giăng
mịt mờ không gian
mắt môi nhạt nhòa
đèn đêm soi bóng
lẻ loi bên đời
vọng vang tiếng trùng khơi
ngàn niềm đau chưa vơi

ô ố ồ ô ố ồ ô

mưa rơi
rơi ướt gót chân
mưa rơi
gội rửa xác thân
đời dài còn bao bể dâu
đường trần chưa hết thương đau,
còn đi về đâu?

mưa đêm khóc ánh trăng vàng
canh dài thao thức hoang mang
mưa trên ký ức hoang tàn
mộng xưa giờ đã dở dang

mưa trên
ngàn niềm khắc khoải
xót xa tim người
ngàn năm sau nữa
sẽ không xa rời
mưa còn rơi mãi rơi
buồn này dài thiên thu

Ô ố ồ ô ố ồ

29-10-2023

Mùa Đông Có Nghe - Ngô Càn Chiếu

MÙA ĐÔNG CÓ NGHE

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Mùa Đông ơi mùa đông
Có nghe lời xuân gọi
Mùa đông ơi mùa đông
Nghe thấy xin trả lời
Phố thị màn sương rơi
Buông bên đời bãng lãng
Mùa đông ơi mùa đông
Nghe chăng lời xuân nhớ
Lạnh lùng đôi tay nhỏ
Mùa đông phương xa đó
Có hay sầu quắt quay?

Mùa đông ơi mùa đông
Dù mênh mông biển lớn
Dù muôn trùng cách chia
Sẽ nghe lời xuân gọi
Về cùng ánh xuân tươi
Vùng cỏ hoa nắng chói

Mùa đông ơi mùa đông
Một vườn mơ xuân chín
Hoa hé nụ chờ mong
Cánh chim trời phiêu bạt
Về say trong nắng hồng
Trong nỗi yêu ngập lòng

Mùa Đông ơi mùa đông
Đến hẹn đông lại về
Mùa đông ơi mùa đông
Vì có lời hẹn thề
Bến tình đầy đam mê
Như câu chuyện cổ tích
Mùa đông ơi mùa đông
Xuân tươi về ngập nắng
Sưởi tim nhau thật ấm
Đông mang tình yêu đến
Đông hòa với Xuân sang

14-01-2013

Mùa Đông Paris - Ngô Càn Chiếu

MÙA ĐÔNG PARIS

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

1.
Mùa đông Paris năm nay dài quá
Trời vào tháng ba nhưng sao lạnh giá
Ngàn hoa tuyết phủ mịt mờ con phố đi qua
Cùng cơn gió vẫn thì thào rét buốt thịt da
Tìm hoài không ra hạt nắng mặn mà

Mùa đông Paris mang cơn lạnh đến
Bầu trời mênh mông một màu tuyết trắng
Chiều như lắng theo cơn sầu ngọn tháp Eiffel
Buồn rưng rưng, theo muôn ngàn sợi rớt nghiêng nghiêng
Ngọn tháp chênh chao trong gió vô tình

Mùa đông Paris nghe buồn vu vơ
Đường phố vắng trong cơn ơ thờ
Elysée đìu hiu vàng võ
Khải Hoàn Môn tiêu điều trong gió
Ngọn Concorde chìm trong cơn mê
Đường thênh thang đâu bao ngựa xe?
Ngàn im lắng trong ánh đèn mờ

Mùa đông Paris năm nay buồn lắm
Khu vườn Lục Xâm lạnh lùng hoa trắng
Tìm đâu thấy những bóng hồng dạo bước vườn đông
Mà chỉ có sông Seine hờn trong nỗi thương mong
Nhớ người khách xa đã đến bao lần

2.\

Mùa đông Paris như dài lê thê
Ngày trống vắng không nơi đi về
Khu La tin ngậm ngùi hiu hắt
Saint Michel không người du khách
Tìm đâu ra bao đôi tình nhân
Quán cà phê bên tiếng chuông ngân
Notre Dame vang những thì thầm

Mùa đông Paris năm nay buồn quá
Đền Sacré Coeur lạnh lùng ghế đá
Khu Montmartre không dặt dìu người đến kẻ qua
Người họa sĩ đứng thẩn thờ ngắm những tuyết hoa
Đang phủ đầy trên khu phố hiền hòa

3.
Mùa đông Paris buồn quá người ơi
Cho ta chợt thèm giọt nắng vàng rơi
Vùng trời xa xôi cùng nỗi nhớ không rời

13-03-2013

Mùa Nhớ - Duy Thái

MÙA NHỚ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Trình bày : Duy Thái

Nhạc bản

Không là mùa xuân, không là mùa hạ
Không là mùa thu, không phải mùa đông
Mà là một mùa nhớ mênh mông
Về một miền ngàn nỗi chờ mong
Vùng trời xa hồn còn mãi ngóng

Không là mùa xuân, không là mùa hạ
Không là mùa thu, không phải mùa đông
Mà là một mùa nhớ chưa qua
Một đời dài ngàn nỗi thiết tha
Còn trong tim giấc nhớ thật thà

Bao năm rời xa chốn cũ
Bấy nhiêu mùa nhớ khôn nguôi
Bao năm mang hồn viễn xứ
Lang thang khắp chốn muôn nơi
Mà tình dài còn dâng chơi vơi
Mà sầu dài còn trong giấc tối

Không là mùa xuân, không là mùa hạ
Không là mùa thu, không phải mùa đông
Mà là một mùa nhớ không thôi
Còn ngập hồn niềm cũ chưa vơi
Ngàn sầu thương nhớ bên kia đời

o O o

Mùa Nhớ - Ngô Càn Chiếu

MÙA NHỚ

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Không là mùa xuân, không là mùa hạ
Không là mùa thu, không phải mùa đông
Mà là một mùa nhớ mênh mông
Về một miền ngàn nỗi chờ mong
Vùng trời xa hồn còn mãi ngóng

Không là mùa xuân, không là mùa hạ
Không là mùa thu, không phải mùa đông
Mà là một mùa nhớ chưa qua
Một đời dài ngàn nỗi thiết tha
Còn trong tim giấc nhớ thật thà

Bao năm rời xa chốn cũ
Bấy nhiêu mùa nhớ khôn nguôi
Bao năm mang hồn viễn xứ
Lang thang khắp chốn muôn nơi
Mà tình dài còn dâng chơi vơi
Mà sầu dài còn trong giấc tối

Không là mùa xuân, không là mùa hạ
Không là mùa thu, không phải mùa đông
Mà là một mùa nhớ không thôi
Còn ngập hồn niềm cũ chưa vơi
Ngàn sầu thương nhớ bên kia đời

o O o

Mùa Thu Kinh Đô - Phát Đạt

MÙA THU KINH ĐÔ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Mùa thu về nơi Kinh Đô
Theo chiếc lá rơi ngoài hiên
Cơn gió kêu than niềm riêng
Ru ai một giấc sầu miên

Dòng sông vẫn trôi lờ lững
Nước reo nhịp điệu hờ hững
Nhắc ai câu chuyện chưa ngưng
Niềm xưa bao nỗi ân tình

Mùa thu Kinh Đô
Trong muôn ngàn nỗi hư hao
Mùa thu Kinh Đô
Bao nhiêu kỷ niệm xuyến xao
Dòng sông kia vẫn trôi bên đời,
Mà người xưa đã nơi phương trời
Tình ơi!
Tình ơi biết bao giờ nguôi!

Mùa thu về nơi Kinh Đô
Có tiếng chuông chiều ngân nga,
Có kẻ trông mong người xa
Với ngàn hoài niệm thiết tha.

Tình xưa bây giờ xa ngái
Giấc thu một màu hoang hoải
Giữa bao rêu phong chiều phai
Mình ai ôm nỗi ngậm ngùi

Mùa thu Kinh Đô
Dòng sông kia vẫn trôi bên đời,
Mà người xưa đã nơi phương trời
Tình ơi!
Tình ơi ơi biết bao giờ nguôi!

12-11-2024

Mùa Xuân Của Anh - Phát Đạt

“Mùa Xuân Của Anh” là một bản tình ca của một mùa xuân tươi mới, lung linh ánh nắng và đong đầy sức sống. Bài hát không chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân mà còn là những cảm xúc chân thành dành cho người thương yêu. Với giọng hát đầy cảm xúc và truyền cảm của Phát Đạt, từng câu chữ trong bài hát như được thắp sáng, mang đến một không gian ngập tràn hương xuân và niềm vui bất tận.

MÙA XUÂN CỦA ANH

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Em là mùa xuân nắng ấm
Lung linh tia vàng ngàn ánh
Trong vườn hồng muôn nụ thắm
Vui trong gió biếc thênh thang

Em là cành xuân muôn nhánh
Nở muôn đóa thắm bên mành
Cho tình về đây quẩn quanh
Ngất ngây ngàn nỗi chân thành

Mùa xuân của anh
Em là mùa xuân của anh
Về trong bình minh
Em giọt nắng vàng lung linh
Xóa tan giá băng
Để muôn tiếng lòng đến nhanh

Em là nụ xuân rất biếc
Bên anh ngàn câu mải miết
Chia nhau tình ta thắm thiết

Em là mùa xuân đang tới
Mang về ngàn tình phơi phới
Cho hồn ngàn niềm đắm đuối
Trong anh một cõi chơi vơi

Em là mùa xuân rất mới
Về trong xanh ngát bầu trời
Theo vầng mây trắng đón mời
Vấn vương ngàn tiếng bên đời

o O o

Mùa Xuân Trở Lại - Thảo Quyên

MÙA XUÂN TRỞ LẠI

Thơ : PHẠM THI CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THẢO QUYÊN

Nhạc bản

Rực rỡ
khoác chiếc áo mùa xuân
Hạt yêu đang rơi rơi
rắc khắp nơi xa gần
Ngoài sân
đang vui đùa giọt nắng
Tình rạng ngời đôi mắt
Trao nhau chẳng ngại ngần

Ngọn gió
khe khẽ chạm trần gian,
Như vuốt ve làn môi
Trao ấm êm nồng nàn
Trời cao
đang rơi ngàn tia ấm
Rạo rực trao sức sống
Cho giấc xuân thêm nồng

Xuân êm ái
khúc nhạc thiên nhiên
Xuân rực rỡ
lời hát triền miên
Tình xuân
đang rực rỡ ngàn phương
Sưởi ấm lời yêu thương
trên khắp nẻo đường

Mùa tới
cho đẹp giấc thanh tân
Lộc rơi xuống trần gian
đêm ba mươi ngập tràn
Mùa xuân
đang về trên khắp lối
Ru hồn người phơi phới
Vui chào xuân tươi

12-11-2023

o O o

Mùa Xuân Yêu Em - Trung Hiếu

MÙA XUÂN YÊU EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TRUNG HIẾU

  • Nhạc nền :

Ngày đến trong muôn ngàn nỗi
Dịu dàng, ngất ngây
Người đến bên ta một cõi
Nồng nàn, đắm say

Tình đến ru nhau ngày mới
Ngọt ngào hương nồng đưa tới
Tiếng xuân rộn rã bên đời

Anh yêu em
Trong mênh mông mùa xuân đang tới
Anh yêu em
Trong miên man ngàn hạnh phúc mới
Yêu em trọn kiếp không thôi
Yêu em tình mãi không rời
Ngập hồn niềm yêu chẳng vơi

Anh yêu em
Trong thênh thang mùa xuân khắp chốn
Anh yêu em
Trong miên man tình xuân đang đến
Yêu em rực cháy nỗi niềm
Yêu em ngàn tiếng êm đềm
Tình nồng sẽ mãi trong tim

Ngày đến trong ngàn say đắm
Trời hồng rất êm
Người đến trong nụ xuân thắm
Cho nồng ấm thêm

Mùa xuân làm thơ yêu em
Ngọt ngào tình xuân đang đến
Khúc xuân ngàn tiếng êm đềm

11-02-2010

Mừng Năm Mới - Ngô Càn Chiếu

MỪNG NĂM MỚI

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Dường như con tim đang rộn rã
Theo nhịp đồng hồ quay mau
Dường như bao người đang vội vã
Hân hoan tìm về bên nhau
Dường như đêm reo vui lời gió
Thành phố đang tưng bừng rực rỡ
Lung linh muôn ánh đèn màu
Tình thân bao nỗi dạt dào

Happy new year
Heureuse année
Mời nhau nâng ly cung chúc tân xuân
Ngàn câu miên man bên chén rượu mừng
Ấm áp trao nhau điệp khúc tương phùng

Từ ngàn phương ta quay về đây
Về trao nhau nụ cười thân ái
Và cùng

Happy new year
Heureuse année
Cùng bao thân thương ta nâng ly thật cao
Mừng năm đang qua với bao lời xôn xao
Niềm vui muôn sắc muôn màu

Dường như con tim đang thật ấm
Theo điệu nhạc vui ngất ngây
Dường như nghe lòng ta chợt đắm
Theo men nồng ru giấc say
Dường như không gian chung nhịp thở
Thế giới đang dang tay rộng mở
Hân hoan nâng chén rượu mừng
Chào năm đang tới tưng bừng

o O o

Mừng Ngày Tình Nhân - Phát Đạt

MỪNG NGÀY TÌNH NHÂN

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Anh hôn em mừng ngày tình nhân
Nụ hôn bừng nắng bình minh rạng ngời
Anh hôn em nghiêng ngả khung trời
Nụ hôn say đắm thay muôn ngàn lời
Anh hôn em
Cùng quên đi nhân thế nhiễu nhương
Chia nhau tròn giấc vấn vương ngọt ngào

Em cứ là em môi thắm má đào
Em cứ là em dòng suối ngọt ngào
Là ta cùng kết mối tơ duyên
Dìu nhau về một cõi uyên nguyên
Nghe tình dâng đầy ắp con tim

Anh hôn em mừng một ngày vui
Nụ hôn ấm áp, tinh khôi, dịu dàng
Anh hôn em tha thiết nồng nàn
Nụ hôn chất chứa muôn câu thâm tình
Anh hôn em
Hôn nồng nàn lên mắt lên môi
Theo tình yêu đến đỉnh cao tuyệt vời

13-02-2018

Muộn Phiền Xanh - Cẩm Vân Nguyễn

MUỘN PHIỀN XANH

Lời : Phạm Thị Cúc Vàng & Ngô Càn Chiếu
Nhạc : Ngô Càn Chiếu
Trình bày : Nguyễn Cẩm Vân

Nhạc bản

Một ngày chợt nắng
Một ngày chợt mưa
Chìm vào trống vắng
Tìm giấc mộng xưa
Nhạt nhòa tình cũ
Đau đáu tình sau
Con tim mù lòa
nức nở thương đau
màu buồn lên cao
chất trong đêm sầu

Tình như say khi tình đang chắp cánh
Tình ru ta quên đi bao lầm lỗi
lá nhớ rơi nhanh
Rồi tình cũng lặng lẽ trôi qua
mong đêm dài xua bóng cô đơn
Một mình trong quạnh hiu nhung nhớ
Nỗi muộn phiền xanh

Một lần chợt đến
Một lần chợt đi
Còn đầy dấu vết
Một mối tình si
Còn gì mà giữ
Ngày ấy xa xôi
Lời buồn câu chữ
Sao mãi quẩn quanh?
Ngậm ngùi riêng ta
Nỗi muộn phiền xanh

22-07-2013

Nắm Tay Nhau - Tâm Thư

NẮM TAY NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

  • Nhạc nền :

Bên nhau trong ngày đang tới
Đi trên muôn giọt nắng mới
Nghe tim xôn xao nhịp theo giấc đời
Miên man ngàn câu hoan ca
Âm vang lời vui phố xá
Tình ý đậm đà

Nắm tay nhau để thấy thật gần
Nghe lòng ngàn muôn xuyến xao
Nắm tay nhau để nhớ một lần
Nghe hồn ta bay vút cao
Về nơi xa tít xinh tươi cỏ hoa
Địa đàng hoang vắng chỉ riêng mình ta
Vang khúc tình ca

Nắm tay nhau thật sát một lần
Cho lòng ngàn muôn luyến luu
Nắm tay nhau chẳng chút ngại ngần
Ru hồn theo giấc miên du
Bầu trời xanh ngát gió mây lững lơ
Ngàn tia nắng ấm trong cơn mộng mơ
Ngây ngất tình thơ

Bên nhau trong ngày đang tới
Chia nhau nỗi niềm rất mới
Say theo mây bay về nơi cuối trời
Trao nhau câu chuyện bâng quơ
Buồn vui và bao hớn hở
Đẹp nỗi mong chờ

24-06-2013

Nàng - Duy Thái

NÀNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : DUY THÁI
Hòa âm : ĐỖ HẢI

Nhạc bản

Đến bên tôi bằng ánh mắt nồng nàn
Đến bên tôi bằng tiếng nói dịu dàng
Khi mùa xuân về theo gió mát
Khi hè sang trong tia nắng đổ
Mùa rơi giữa chốn thênh thang
Ngày dài viết khúc tình ca
Tiếng hát yêu thương
vấn vương trao nàng

Nàng là tiếng cười luôn rộn rã bên đời
Nàng là hiện hữu, là lẽ sống của tôi
Tôi sẽ bên nàng đến giây phút cuối
Tôi sẽ yêu nàng trọn kiếp không thôi

Nàng một tâm hồn đẹp và con tim nóng
Nàng một ngọn lửa hồng sưởi ấm tình yêu
Nàng là thịt da, nàng là dòng máu
Nàng là những gì quý báu nhất đời tôi

Chiếc bóng mát bên tôi mãi một đời
Ánh lấp lánh đêm tỏa sao sáng ngời
Khi mùa thu vàng rơi trên lối
Khi mùa đông ngàn nơi tuyết trắng
Mùa sang mây gió chơi vơi
Dìu nhau về chốn xa xôi
Chia sẻ yêu thương
ấm êm cuộc đời

13-06-2017

Nắng Phú Quốc - Bảo Yến

NẮNG PHÚ QUỐC

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : BẢO YẾN

Nhạc bản

Nắng lên rồi
Nắng về trên đảo vắng
Mây lững lờ thấp thoáng chốn đồi cao
Cùng về đây nghe hồn ta xuyến xao
Theo tiếng gió xuyên cành thông rì rào

Nắng lên rồi
Nắng về nuôi ta ấm
Bao nồng nàn theo hạt rớt lung linh
Trên sóng nước mình ta chốn mông mênh
Biểnvỗ về câu hát khẽ, ru êm

Lòng như say,
Bao nhiêu nỗi yêu thương
Tình dâng cao
Theo con sóng ngập hồn

Cùng về đây
Vùng trời xanh đảo vắng
Phú Quốc thì thầm
Ngàn lời ru đầm ấm
Khúc hát ngọt ngào
Tiếng sóng vỗ miên man

Nắng lên rồi
Nắng về trên Phú Quốc
Nuôi hồn người rộn rã với ánh dương
Mai này xa, sẽ còn nhớ còn thương
Bao ngọt ngào Phú Quốc chốn quê hương

27-05-2012

Này Em Có Mai Này -Phát Đạt

NÀY EM CÓ MAI NÀY

Thơ : HÀ TRỌNG QUÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Này cô em mắt to
Hãy nhìn anh cho rõ
Trước khi ngoảnh mặt lơ
Và miệng cười nho nhỏ

Này cô em mắt nai
Chiều nay có thuộc bài
Sao mắt buồn ngác ngơ
Hay đã buồn vì ai

Này cô em mắt sáng
Như bầu trời thênh thang
Xanh mướt cõi địa đàng
Ru hồn ai đi hoang

Này cô em mắt biếc
Ru bao niềm tha thiết
Muôn nồng nàn da diết
Xóa tan đi ưu phiền

Này cô em mắt đen
Trong những lần gặp gỡ
Xin hãy cười thân quen
Cho hồn thêm hớn hở

Này cô em mắt mơ
Yêu thương có dại khờ
Vương sầu, héo câu thơ
Cỏ cây cũng bơ thờ

Này em có mai này
Lối buồn hoang rêu xưa
Chạnh về riêng thoáng chốc
Thơ ngây có ai ngờ?

o O o

Nếu Có Một Ngày - Thanh Duyên

NẾU CÓ MỘT NGÀY

Thơ : PHƯƠNG LINH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Nếu còn một ngày mai
Thì anh còn nhớ em không?
Những kỷ niệm xa xưa
Người ơi, có giữ trong lòng?
Ngày đến hanh hao màu nắng vàng
Chiều tới chênh vênh trời gió lộng
Mùa Xuân nồng nàn, ảo vọng tình ngông

Nếu còn một mộng mơ
Thì anh nghĩ đến em không?
Dẫu chỉ là mộng suông
Ngàn muôn ngăn cách chất chồng
Giờ đã xa xôi lời thắm nồng
Vực thẳm ngăn đôi bờ vô vọng
Là biển lệ sầu vời vợi mênh mông

Nếu
Nếu có một ngày
Anh bước sang sông
Có ngước mặt nhìn
Giữa chốn thinh không
Mây trắng mênh mông
Cơn gió bềnh bồng

Nếu
Nếu có một ngày
Chân anh đã mỏi
Xin cầm tay em,
rêu rong đá sỏi
Muôn ngàn bọt sóng
Là hoa cưới riêng mình

Nếu còn một kiếp sau
Thì anh có tìm em không?
Vẫn đứng chờ đợi anh
Đường xưa nắng ấm mây hồng
Màu áo năm xưa ngàn ước vọng
Còn mãi trong tim bao cõi mộng
Mặc nắng mưa về phai lối chờ mong

11-12-2016

Nếu Mai Này Người Bỏ Ta Đi - Thanh Duyên

NẾU MAI NÀY NGƯỜI BỎ TA ĐI

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THANH DUYÊN

Nhạc bản : NEU-MAI-NAY-NGUOI-BO-TA-DI.pdf

Nếu mai này người bỏ ta đi
giọt cà phê đắng nghét trên môi
nếu mai này tình xa tay với
cội buồn đâm chồi lá xanh xao
người bỏ ta đi cách xa phương trời
nơi cuối chân mây
hồn theo gió bay
sầu dâng mắt đỏ nhớ thương giấc xưa miệt mài

Nếu mai này người về nơi trống vắng
Bỏ quên lại bao chuyện xưa mưa nắng
Nếu mai này người bỏ ta đi
về chốn xa xăm

Nếu mai này người về nơi im ắng
Đánh rơi lại buồn dài theo năm tháng
héo úa dung nhan

Nếu mai này người bỏ ta đi
còn giọng ca, lời thơ hắt hiu
nếu mai này nhạt phai dấu yêu
còn thương đầy chữ nhớ trên mi
ngàn muôn thắm thiết đắm say trong hồn
bao yêu dấu xưa
trong cơn gió mưa
về trong ký ức nhớ thương nói sao cho vừa

14-04-2016

Ngẩn Ngơ - Phát Đạt

NGẨN NGƠ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Ngày xưa
Em còn ngây thơ
Trong tuổi mộng mơ
Vẩn vơ
Ngày xưa
Em còn sách vở
Tóc dài quấn quýt
Anh mơ dáng gầy
Nắng đổ lung linh giọt say
trong bước em tuyệt vời
Bước khẽ sau lưng lặng thinh
anh dám đâu ngỏ lời
Chỉ biết ngẩn ngơ

Ngẩn ngơ
Trên đường phố vắng
Anh thường thơ thẩn theo sau
Ngẩn ngơ
trông tà áo trắng
nụ cười xinh xắn
Hây hây má hồng
Vẫn mãi ngẩn ngơ lặng thinh
theo bước em trong chiều
Giấc ngủ say sưa triền miên
em thướt tha yêu kiều

Lòng thương nhớ người
Tình dài tình nhớ âm thầm
Áo trắng tung bay chiều tàn
Quấn quýt tim anh vỏ vàng
Tình cứ lao đao
Rồi ngày qua đi rất nhanh
Ngày anh xa phố nhỏ
Với nỗi nhớ điên người
trong tim

Giờ đây
Hơn mười năm qua
Anh người xa xứ đã lâu
Giờ đây
trên đường phố vắng
anh thường thơ thẩn
vẩn vơ giữa chiều

Vẫn nhớ vẫn thương
tà áo thấp thoáng bay năm nào
Nỗi nhớ xôn xao giờ đây
sao bỗng dưng hiện về
Vì thấy bóng em

Người xưa
Vẫn tà áo trắng
Tóc dài quấn quýt mộng mơ

Người xưa
nụ cười rạng rỡ,
tay bồng tay bế,
em đi với người

Liếc khẽ đến anh lặng thinh,
đôi mắt em xa lạ
Vì lỡ năm xưa lặng im,
không đổi trao câu chào…
Giờ đành ngẩn ngơ

o O o

Ngày Vui Bên Nhau - Hồng Nhiên

Ca khúc mừng sinh nhật :

NGÀY VUI BÊN NHAU

𝘕𝘩ạ𝘤 𝘷à 𝘭ờ𝘪 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : HỒNG NHIÊN

  • Nhạc nền :

Ngày đến trong bao niềm xôn xao
Ngàn nỗi hân hoan đang mời chào
Lòng ấm áp theo bao lời tặng trao
Vườn hoa xinh tươi khoe màu rất mới
Trong tia vàng rơi mừng người đang tới
Con tim bao nỗi rộn ràng
Yêu thương cuộc đời

𝘝ì 𝘵𝘢 𝘤ò𝘯 𝘤ó 𝘯𝘩𝘢𝘶
𝘊ò𝘯 𝘵𝘳𝘢𝘰 𝘤𝘩𝘰 𝘯𝘩𝘢𝘶 𝘤â𝘶 𝘯ó𝘪 𝘯𝘨ọ𝘵 𝘯𝘨à𝘰
𝘊ò𝘯 𝘨𝘪ữ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨à𝘯 𝘯ỗ𝘪 𝘥ạ𝘵 𝘥à𝘰
𝘊ù𝘯𝘨 𝘹ó𝘢 𝘵𝘢𝘯 đ𝘪 𝘣𝘢𝘰 𝘯𝘩𝘪ê𝘶 𝘴ầ𝘶 đ𝘢𝘶
𝘝ì 𝘵𝘢 𝘤ò𝘯 𝘮ơ ướ𝘤
𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘶ộ𝘤 đờ𝘪 𝘵𝘳ă𝘮 𝘩ướ𝘯𝘨
𝘊ò𝘯 𝘮ã𝘪 𝘣ê𝘯 𝘯𝘩𝘢𝘶 𝘵𝘳ê𝘯 đườ𝘯𝘨

Ngày đến trong câu chào thân quen
Cùng xóa tan đi bao muộn phiền
Bạn hữu trao nhau bao lời triền miên
Con đường ta đi còn xa tít tắp
Đi trong cuộc đời cùng bao thương mến
Đi theo bao nỗi ngọt ngào
Có nhau trong đời

18-06-2015

Nghiêng Về Nhau - Trung Hiếu

NGHIÊNG VỀ NHAU

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TRUNG HIẾU

  • Nhạc nền :

Nghiêng về nhau
Nghiêng lòng mình về một hướng nghe em
Nghe biển xanh
Đang vỗ về ru ta khúc dịu êm

Nghiêng về nhau
Như ngàn hoa nghiêng theo nắng ngoài sân
Theo mùa lên
Xuân về đây trong trời cao ngát xanh

Thắm thiết ta chia nhau nụ đời
Biêng biếc đôi mắt em như ngời
TỰa vai nhau, ta mơ chuyện lứa đôi

Nghiêng vào trong
Mặc dòng đời đang vội vã xoay quanh
Nghiêng vào trong
Bao êm đềm riêng vũ trụ đôi ta

Nghiêng vào trong
Theo ngàn sao lấp lánh giữa màn đêm
Đưa hồn trôi
Nơi ngàn xa vùng thiên hà mông mênh

Cánh gió đưa mây bay về trời
Tha thiết ta trao nhau ngàn lời
Lời yêu thương nồng ấm tim người

Nghiêng về nhau
Hãy nghiêng về nhau ngàn tình nồng tha thiết
Nghiêng về nhau
Hãy nghiêng về nhau quên bao nỗi nhọc nhằn
Nghiêng về nhau
Quên muộn phiền, hờ hững, dối gian
Ta hóa thành nỗi nhớ dịu êm
Nghiêng về nhau hôm nay và mãi mãi

Nghiêng về bên
Bên cuộc đời hạnh phúc với niềm đau
Nghiêng về bên
Bên tâm hồn mãi mãi đến mai sau

Nghiêng về nhau
Đi về nơi vùng địa đàng rất xa
Mai về sau
Là vùng trời êm ấm của riêng ta

Tiếng sáo đêm khuya ngân lên thì thầm
Tấu khúc mênh mang yêu thương ngập lòng
Ru tình ta trọn giấc mơ hồng

11-02-2014

Nghìn Thu - Quốc Duy

𝘔ù𝘢 𝘵𝘩𝘶 𝘵𝘳ở 𝘭ạ𝘪, 𝘷à𝘯𝘨 ú𝘢 𝘯𝘩ư 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 ướ𝘤 𝘮ơ đã 𝘵𝘳ả𝘪 𝘲𝘶𝘢 𝘣𝘢𝘰 𝘵𝘩ă𝘯𝘨 𝘵𝘳ầ𝘮. 𝘒ý ứ𝘤 𝘷ề 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘺ê𝘶 𝘹ư𝘢 𝘷ẫ𝘯 𝘤ò𝘯 𝘯𝘨𝘶𝘺ê𝘯 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘯𝘩ư𝘯𝘨 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘵ì𝘯𝘩 𝘬𝘪𝘢 đã 𝘵𝘢𝘯 𝘷ỡ, để 𝘭ạ𝘪 𝘮ộ𝘵 𝘤𝘩𝘪ề𝘶 𝘵𝘩𝘶 𝘣𝘶ồ𝘯, 𝘯𝘩ắ𝘤 𝘯𝘩ở 𝘯𝘨à𝘯 𝘮𝘶ô𝘯 𝘯𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘯𝘩ớ. T𝘩𝘶 𝘭ạ𝘪 𝘷ề 𝘤𝘩ứ𝘯𝘨 𝘬𝘪ế𝘯 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘤â𝘶 𝘤𝘩𝘶𝘺ệ𝘯 𝘵ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘷ẫ𝘯 𝘵𝘪ế𝘱 𝘥𝘪ễ𝘯, 𝘥ù 𝘭à 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘮ù𝘢 𝘵𝘩𝘶 𝘯à𝘺 𝘩𝘢𝘺 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘮ù𝘢 𝘵𝘩𝘶 𝘵𝘪ế𝘱 𝘵𝘩𝘦𝘰. 𝘛𝘩â𝘯 𝘮ờ𝘪 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘵𝘩ưở𝘯𝘨 𝘵𝘩ứ𝘤 𝘣à𝘪 𝘩á𝘵 “𝘕𝘨𝘩ì𝘯 𝘛𝘩𝘶”, 𝘷𝘪ế𝘵 𝘵ừ ý 𝘵𝘩ơ 𝘳ấ𝘵 đẹ𝘱 𝘤ủ𝘢 𝘯𝘩à 𝘵𝘩ơ 𝘝õ 𝘛𝘩ị 𝘕𝘩ư 𝘔𝘢𝘪, 𝘲𝘶𝘢 𝘨𝘪ọ𝘯𝘨 𝘩á𝘵 𝘯ồ𝘯𝘨 𝘯à𝘯 𝘤ủ𝘢 𝘘𝘶ố𝘤 𝘋𝘶𝘺.

NGHÌN THU

Ý thơ : VÕ THỊ NHƯ MAI
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Thế rồi chiều đi qua hàng cây
Theo vầng mây chiều bay trên cao
Thế rồi nhành lá nép vào nhau
Bên giọt mưa mùa thu thật khẽ
Thời gian dài nỗi chờ mong
Chia lìa theo cánh thu phong
Một giấc mơ hồng

Thế rồi mùa thu xưa về nhanh
Vàng thu như nhành mơ chín mọng
Em xưa dịu dàng đôi mắt biếc
Bên nhau chia sẻ khúc nhạc nồng

Thế rồi em băng qua đời anh
Để lại một chiều thu gió lộng
Một công viên vàng võ
Và trăm ngàn nhung nhớ
Câu chuyện dang dở

Thế rồi anh về nơi tịch liêu
Tìm nơi đâu một trái tim yêu
Thế rồi vùi quên trong sầu đau
Đành phong kín tình nhau suốt kiếp
Mùa qua gợi thương niềm xưa
Thu này hay nghìn thu nữa
Vẫn thế thôi!

13-09-2023

Ngỡ Như Mơ - Hồng Nhiên

NGỠ NHƯ MƠ

Thơ : DUNG THỊ VÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Vòng tay anh đâu một kinh cầu khép kín
Em vĩnh biệt tình mà nước mắt rưng rưng
Ai bảo tình yêu khi muốn quên là tan biến
Ai bảo giã từ là chấm hết chẳng còn thương

Ôi tình yêu, nghìn năm trời ban phát
Vừa ngọt ngào vừa chua chát anh ơi
Ngỡ như mơ mà sao hình như thật
Cố quên rồi mà nước mắt mặn môi

Em yêu anh như trùng dương nổi sóng
Em nhớ anh vạn vật cũng tàn suy
Em tìm anh đất trời như gầm thét
Sao tình mình đang hóa đá hư hao

Em yêu anh như trời dâng bão tố
Em thương anh dịu dàng khúc tình thơ
Em cần anh như mùa thu cần gió
Sao tình mình giờ là muôn cách trở

Vĩnh biệt tình yêu mà lòng em run rẩy
Em cứ đi tìm những kỷ niệm đã xâu
Em đang mệt nhoài nhớ anh cơn mê trắng
Bờ vai anh đâu cho em tựa lúc đau

Ôi tình yêu, rượu ngọt hay men đắng?
Khi nồng nàn, khi giá buốt khôn nguôi
Một lần đi không hẹn ngày trở lại
Thì còn đây ngàn héo úa tim người

o O o

Ngôn Ngữ - Duy Linh

NGÔN NGỮ

Thơ : PHẠM NGỌC
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

Nhạc bản

Em đem xác thân
Ra làm ngôn ngữ
Cho tình diễm tuyệt
Trên những đường cong
Ngực thắm yêu thương
Hai dấu son hồng
Bao tiếng gọi mời
Câu chuyện bướm ong

Em đem xác thân
Ra làm ngôn ngữ
Mười ngón tay thon
Như những vết dao
Rạch nát đời anh
Con chữ xôn xao
Giãy chết trong nhau
Điệp khúc ngọt ngào

Em đem xác thân ra làm ngôn ngữ
Hương nhụy em thành vần thơ say đắm
Dài vô cùng tận chu kỳ năm tháng
Vẫn ngất ngây say giây phút chờ mong

Em đem xác thân
Ra làm ngôn ngữ
Giấy trắng trinh nguyên
Như nỗi dại khờ
Bầy thú dữ kia
Xin vẽ lên em
Cho đời còn xanh
Một thưở hoang sơ…

28-02-2011

Người Còn Đợi Không - Thúy An

NGƯỜI CÒN ĐỢI KHÔNG?

Thơ : PHAN MẠNH THU
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THÚY AN

Nhạc bản : NGUOI-CON-DOI-KHONG.pdf

Tôi về
Người có đợi tôi không?
Một áng mây xa phiêu bồng
Đàn cũ đứt dây tơ đồng
Tiếng ca lững lơ
buông lơi vào giữa mênh mông
Lạnh lùng vườn xưa đơn bóng
Tôi đi mùa chưa thay lá
Một sớm thu rơi bạc lòng

Nỗi nhớ thiết tha
Vẫn mãi đầy tim
Dẫu đã cách xa
Bao mùa thu tím
Tôi về
Người còn đợi tôi không?
Tôi vê
Mây chiều giăng trên sông
Thấp thoáng chốn xa màu hoàng hôn cũ
Ánh mắt đã phai trong khói sương mờ

Tôi về
Người có đợi tôi không?
Cùng ngắm cò bay trên đồng
Bờ tóc ai như bềnh bồng
Nhớ nhung, vấn vương\ theo ai về neo bến sông
Muôn trùng chim bay khuất bóng
Thành sầu rêu phong vây kín
Gió thu lạnh buốt tâm hồn

02-11-2016

Người Đến Với Ta - Ngô Càn Chiếu

NGƯỜI ĐẾN VỚI TA

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Người đến với ta bằng ánh mắt
Người đến với ta bằng câu cười
Nhẹ nhàng trong tia nắng tươi

Người đến với ta lời thắm thiết
Người đến với ta ngàn ân cần
Dịu dàng trao muôn thiết tha
Vườn hồng nồng nàn muôn hoa xinh tươi

Người đến với ta một buổi sáng
Người đến mang về muôn ánh nắng
Dạt dào ngàn lời tình thân
Như câu thơ ngát hương trời
Như câu hát khẽ buông lơi
Lời ấm êm tuyệt vời

Ta mang câu ca trao người
Ghi đôi dòng thơ rất mới
Nghe lòng mình như chơi vơi
Theo bao tình thân đang tới

Về bên nhau câu chuyện buồn vui
Sưởi ấm áp con tim ngàn nỗi
Bao cay đắng ngọt bùi
Cùng sẻ chia đôi lời

21-04-2016

Người Yêu Hỡi - Duy Linh

NGƯỜI YÊU HỠI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : DUY LINH

Nhạc bản

Người yêu hỡi!
Tiếng ca này
Giữa đêm vắng
Xin trao người
Người yêu hỡi!
Tình này ta xin giữ mãi trong tim một đời
Tình này bao năm thắm thiết ngàn niềm không vơi
Tình này miên man khúc hát yêu thương ngập trời
Muôn khúc thơ rơi
Vấn vương trao người

Tiếng hát vang vọng xa
Những lời thiết tha
Những câu đậm đà
Tình nồng quấn quýt trong ta
Tình dài mãi chẳng phôi pha
Khúc tình ca

Người yêu hỡi!
Xin trao người
Ngàn yêu dấu
Cho muôn đời
Người yêu hỡi!
Tình này như gió như mây bên nhau một trời
Tình này như nắng xuân tươi ngập hồn chơi vơi
Tình này như hoa với bướm say sưa ngàn lời
Mãi mãi bên nhau
Tiếng yêu muôn đời

26-01-2009

Nha Trang Cát Trắng Biển Xanh - Phát Đạt

NHA TRANG CÁT TRẮNG BIỂN XANH

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Ngày về Nha Trang
cát trắng biển xanh
Bầu trời mênh mông
nắng ấm chan hòa

Hồn người bâng khuâng
giữa chốn thiên nhiên
Tiếng sóng ru êm
khúc nhạc triền miên

Nha Trang hiền hòa
biển nước bao la
Dang tay chào người
thành phố ngọc ngà

Hòn Tằm, Hòn Tre
thiên đường hạ giới, bãi trắng thênh thang
Hòn Nội, Hòn Mun
những viên ngọc bích tỏa ánh dịu dàng
Bình Ba, Bình Hưng mừng người lữ khách
Cùng bao đảo quý vươn giữa biển xanh

Ngày về Nha Trang
phố xá xôn xao
Nụ cười em xinh
dưới đèn lung linh

Dọc bờ biển đêm
lữ khách nôn nao
Tiếng gió lao xao
trên hàng dừa cao

Nha Trang dạt dào
điệp khúc an nhiên
Ru câu ngọt ngào
lời hát thanh bình

Nha Trang hiền hòa
cát trắng biển xanh
Hân hoan mừng người
lời chào bình yên

22-02-2024

Nhan Sắc - Minh Trí

NHAN SẮC

Thơ : NGUYỄN THÁI DƯƠNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : MINH TRÍ

Nhạc bản

Sài thành ơi, đâu môi hường mắt biếc
Đâu nụ cười… khểnh một hạt răng duyên
Mắt anh đắm theo dòng xe chảy xiết
Khẩu trang kia ẩn núp mấy đồng tiền?

Sài thành ơi, đâu mắt nhìn tha thiết
Đâu môi hồng rực rỡ bóng thiên thanh
Xa rồi xa những chiều anh mải miết
Ngóng trông em lộng lẫy giữa đô thành

Anh chẳng biết ngón nào khoe chiếc nhẫn
Đôi găng vàng giấu biệt búp tay ngoan
Anh tội nghiệp đôi chân hồng… trắc trở
Thức miên man trong váy khoác điệu đàng

Biết chẳng thể làm nên nghìn bóng mát
Ngăn giùm em vạt nắng lúc trưa về
Anh đành ngó cả một trời nhan sắc
Chịu lao tù trong chốn phục trang kia…

Sài thành ơi, xin dịu dàng nhan sắc
Xin ngọt ngào, xin thắm thiết hiền ngoan
Cất giùm anh mảnh khăn che môi mắt
Cho anh còn ngưỡng mộ dáng đài trang

o O o

Nhớ - Minh Trí

NHỚ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : MINH TRÍ

Nhạc bản

1.
Nhớ
Nỗi nhớ ngút ngàn về đây với ta
Nhớ
Nỗi nhớ điên hồn cùng bao xót xa
Khát khao câu cười
Đường về xa quá
Nhớ
Nỗi đau cao vời vẫn chưa qua

Nhớ
Nỗi nhớ còn đây phút giây ám ảnh
Nỗi nhớ ôm trọn bao nỗi đau thương
Nỗi nhớ ngập tràn đêm dài vô tận
Sầu này xin gửi về bến sông Tương

Nhớ
Nỗi nhớ si cuồng về theo gió đêm
Nhớ
Nỗi nhớ xoay hồn ngàn thương tiếc thêm
Uống say môi mềm
Rượu cay ta nếm
Nhớ
Dáng xưa bên thềm
Năng lung linh

2.
Nhớ
Nỗi nhớ vẫn còn về đây với ta
Nhớ
Nỗi nhớ quay cuồng từng con phố qua
Tiếng yêu bên đời
Về nuôi nỗi nhớ
Nhớ
Dáng xưa môi cười chẳng phôi pha

Nhớ
Nỗi nhớ còn đây đến bao năm nữa
Nỗi nhớ chập chờn giấc vắng canh thưa
Nỗi nhớ còn về theo từng tiếng thở
Tình còn ru theo niềm nhớ đong đưa

Nhớ
Nỗi nhớ điên người cuồng si giấc đơn
Nhớ
Nỗi nhớ tơi bời đường xa vắng tênh
Gửi yêu thương này
Về nuôi nỗi nhớ
Nhớ
Đã bao năm dài vẫn không quên

10-05-2009

Nhớ - Ngô Càn Chiếu

NHỚ

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

1. Nhớ
Nỗi nhớ ngút ngàn về đây với ta
Nhớ
Nỗi nhớ điên hồn cùng bao xót xa
Khát khao câu cười
Đường về xa quá
Nhớ
Nỗi đau cao vời vẫn chưa qua

Nhớ
Nỗi nhớ còn đây phút giây ám ảnh
Nỗi nhớ ôm trọn bao nỗi đau thương
Nỗi nhớ ngập tràn đêm dài vô tận
Sầu này xin gửi về bến sông Tương

Nhớ
Nỗi nhớ si cuồng về theo gió đêm
Nhớ
Nỗi nhớ xoay hồn ngàn thương tiếc thêm
Uống say môi mềm
Rượu cay ta nếm
Nhớ
Dáng xưa bên thềm
Năng lung linh

2. Nhớ
Nỗi nhớ vẫn còn về đây với ta
Nhớ
Nỗi nhớ quay cuồng từng con phố qua
Tiếng yêu bên đời
Về nuôi nỗi nhớ
Nhớ
Dáng xưa môi cười chẳng phôi pha

Nhớ
Nỗi nhớ còn đây đến bao năm nữa
Nỗi nhớ chập chờn giấc vắng canh thưa
Nỗi nhớ còn về theo từng tiếng thở
Tình còn ru theo niềm nhớ đong đưa

Nhớ
Nỗi nhớ điên người cuồng si giấc đơn
Nhớ
Nỗi nhớ tơi bời đường xa vắng tênh
Gửi yêu thương này
Về nuôi nỗi nhớ
Nhớ
Đã bao năm dài vẫn không quên

10-05-2009

Nhớ Cha - Thu Hà

NHỚ CHA

Thơ : PHẠM THI CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Cha không có lời ru êm như mẹ
nhưng tay Cha luôn ấm áp vô cùng
vỗ về khi con nước mắt rưng rưng
xoa đầu khen mỗi khi con ngoan ngoãn

Nắm tay con dung dăng khi chiều xuống
đôi chân non vui nhảy sáo theo người
lòng ước ao chưa hết quãng đường dài
con mãi được tung tăng trong hạnh phúc

Luôn sờ trán mỗi khi con chợt sốt
ngồi trầm ngâm đôi mắt ướt âu lo
thắt ruột gan khi con ho một tiếng
dỗ dành con mau uống thuốc từng viên
mãi trong tim tình phụ tử thiêng liêng
luôn chồng chất theo tháng năm không dừng

Chiếc xe cũ hằng ngày Cha trên đường
lái xe đưa con yên ổn đến trường
đôi tay Cha con thương quá là thương
vòng tay ấy- yêu thương vô bờ bến

Đỡ tay con nâng niu từng nét chữ
chữ o tròn, ô có mũ trên đầu\ ơ có râu Cha cứ mãi dặn hoài
con vui, cười, Cha làm thầy hay quá

Chiếc thuyền giấy thả trôi theo dòng nước
cái tàu bay phóng theo gió bay cao
thuở xa xưa con tự hào quá đổi
có Cha mình khéo léo xếp đồ chơi
ngày năm xưa dù nay đã xa xôi
nhưng vẫn mãi là kỷ niệm tuyệt vời

Cha không có những dịu dàng như mẹ
nhưng lời cha thấm đẫm đến tâm hồn
còn trong tim cho đến lúc lớn khôn
theo bên con bao nhiêu điều dạy dỗ

Cha thương con âm thầm như núi lớn
tình của cha ấm áp ánh dương hồng
mãi bên con trên suốt khắp nẻo đường
giữ trong lòng niềm thương yêu vô tận

o O o

Nhớ Cố Hương - Tâm Thư

NHỚ CỐ HƯƠNG

Thơ : PHỔ ĐỒNG - Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Chuông khuya lay bóng trăng tàn
Lạnh giòng nước chảy ngân tràn cuối sông
Đò ngang nay đã xa nguồn
Th́ì nay thôi cũng nghe buồn cố hương.

Chốn về đau nỗi nhớ thương
Chỉ còn ký ức vô thường giòng trôi
Phù du thương mãi cõi đời
Gió lay ngọn sóng vàng soi bọt tàn.\

Nguồn xuôi cuối bãi điêu tàn
Biển dâu hiu hắt vọng vang bóng chiều
Mơ về chốn cũ đì́u hiu
Tường rêu vách đá thành xiêu xa dòng.

Trăng buồn rủ gió về sông
Soi vùng tâm sự đau lòng nước qua
Thả buồn trôi ngược dòng ca
Vọng triều sương khói âm ba la đà.

Giờ còn âm vọng xa xa
Khắc sâu dư ảnh quê nhà cõi không
Chỉ vì chút nhớ chút thương
Thời không xa cách mà vương thành sầu!

02-06-2012

Nhớ Người - Ngô Càn Chiếu

NHỚ NGƯỜI

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Lá rụng
Chiều rơi hiu hắt mang về bao nỗi niềm
Một vầng mây xám đang lững lơ mấy miền
Sầu như giăng kín
Ngập mùa thu tím

Nhớ người
Từ trong ký ức ngàn muôn câu khóc cười
Niềm yêu tha thiết, mùa xưa ta với người
Ngày trời hồng phơi phới
Người cùng ta chung lối
Bên đời

Còn lại những phôi pha tháng ngày
Ngậm ngùi đếm cánh lá thu bay
Từ người đi chiều rơi hoang hoãi
Từ người xa lòng muôn khắc khoải
Trong hoang liêu khóc giấc tình xưa
Đã phai

Rã rời
Từ trong xa cách ai về trong giấc hoài
Ngồi nơi hiu hắt bao niềm nhung nhớ người
Ngàn sầu đang tới
Tình muôn chới với

Nhớ người
Lòng như đau điếng, lặng thinh mang nỗi sầu
Buồn dâng đêm vắng mình ta ôm gối nhàu
Ngồi đây nơi im lắng
Ngập hồn bao cay đắng
Yêu người

14-09-2016

Nhớ Người - Quốc Duy

NHỚ NGƯỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : Quốc Duy

Nhạc bản

Lá rụng
Chiều rơi hiu hắt mang về bao nỗi niềm
Một vầng mây xám đang lững lơ mấy miền
Sầu như giăng kín
Ngập mùa thu tím

Nhớ người
Từ trong ký ức ngàn muôn câu khóc cười
Niềm yêu tha thiết, mùa xưa ta với người
Ngày trời hồng phơi phới
Người cùng ta chung lối
Bên đời

Còn lại những phôi pha tháng ngày
Ngậm ngùi đếm cánh lá thu bay
Từ người đi chiều rơi hoang hoãi
Từ người xa lòng muôn khắc khoải
Trong hoang liêu khóc giấc tình xưa
Đã phai

Rã rời
Từ trong xa cách ai về trong giấc hoài
Ngồi nơi hiu hắt bao niềm nhung nhớ người
Ngàn sầu đang tới
Tình muôn chới với

Nhớ người
Lòng như đau điếng, lặng thinh mang nỗi sầu
Buồn dâng đêm vắng mình ta ôm gối nhàu
Ngồi đây nơi im lắng
Ngập hồn bao cay đắng
Yêu người

14-09-2016

Như Hạt Nắng Vàng - Ngô Càn Chiếu

NHƯ HẠT NẮNG VÀNG

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Hôm nay ta còn đây
Thì còn vui với cuộc đời này
Lo chi một ngày mai
Mà quên niềm hạnh phúc trong tay
Đi trong muôn đắm say
Ta trao người lời ca thân ái
Cùng bao nhiêu ngất ngây
Sẻ chia nhau ngàn nỗi vui vầy

Sống
Xin được sống như hạt nắng vàng
Nắng
Xin được mãi lung linh không tàn
Như ngọn lửa bừng trong bóng tối
Như đường gươm tung lên ánh thép
Như sóng gào trong cơn bão tố

Hôm nay ta còn đây
Thì còn vui với cuộc đời dài
Bao yêu thương nồng say
Xin trao người từng phút từng giây
Lênh đênh mây ngàn bay
Trong chiều tàn như đang về đấy
Con tim không nhạt phai
Khúc đam mê vọng tiếng miệt mài

o O o

Như Loài Chim Trốn Tuyết - Phát Đạt

NHƯ LOÀI CHIM TRỐN TUYẾT

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Như loài chim trốn tuyết
Tìm về nơi nắng ấm xa vời
Trên đường bay mải miết
Nương theo ngàn cánh gió chơi vơi
Bao nhiêu lời tha thiết
Nghìn trùng xa lòng mãi xôn xao
Hồn chưa nguôi giấc nhớ ngọt ngào
Chốn xa xưa tình vẫn dạt dào

Bay, chim bay, bay xa
Băng đại dương, sóng gió bạt ngàn
Qua bao vùng mây nước thênh thang
Bay, chim bay, mãi bay
Tìm đường về lối ấm chưa quên
Về ngàn tình còn đó trong tim

Như loài chim bay mãi
Tìm về nơi chốn cũ xa vời
Trên đường bay muôn lối
Không ngại ngùng nẻo vắng đơn côi
Mang theo ngàn thương nhớ
Đường chim bay dẫu có mịt mờ
Nhưng tình vương cánh mỏi bơ vơ
Bay về nơi ngày tháng mong chờ

o O o

Những mảnh đời buồn - Thúy An

NHỮNG MẢNH ĐỜI BUỒN

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THÚY AN

  • Nhạc nền :

Có những mảnh đời tội tình
Bao khó khăn cứ mãi quanh mình
Đến với cuộc đời thật buồn
Bằng đau thương khốn khó muôn vàn
Nào biết ấm áp trong cuộc sống
Bao hẩm hiu lối vắng thân một bóng
Số phần như đã định
Trời cao như cũng vô tình\

Có những bước chân còn lây lất
Em bé bỏng không cha không mẹ
Có những khổ ải em nhận lấy
Vì thân em mang kiếp mồ côi
Một mình lang thang về trong bóng tối
Em thầm mơ đến cõi xa vời

Có những nỗi niềm sầu muộn
Bao xót xa trong đáy tâm hồn
Vẫn bước giữa chốn cuộc đời
Còn đi trong gian khó bên trời
Đường vắng bước về trong góc tối
Muôn đắng cay ôm trọn riêng một cõi
Ước mong một sớm mai
Qua đi bao nỗi ngậm ngùi

29-03-2014

Nhung Nhớ Không Rời - Hoàng Như Khánh

NHUNG NHỚ KHÔNG RỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀNG NHƯ KHÁNH

Nhạc bản

Đêm nay anh nhớ đến đêm hôm nao
Ta chia nhau giấc mộng
Con tim bao nỗi xôn xao
Ngàn đam mê chan chứa
Trong ta bao nỗi yêu thương
Mơn man má thắm môi thơm
Đêm sâu ngây ngất mùi hương
Mình bên nhau cùng chia bao vấn vương

Giờ chỉ riêng anh một mình cô quạnh
Ngồi trong đêm cùng bao nhiêu héo hắt
Nhớ dáng em yêu kiều tình dâng ý thơ
Ngày nào đôi ta luôn bên nhau
Bây giờ cách trở thương đau

Người đã ra đi về nơi cuối trời
Tinh chưa vơi ngàn niềm yêu rất mới
Tiếng gió reo bên trời mùa thu lá rơi
Chiều về ngàn muôn trống vắng
Nhung nhớ dâng cao không rời

o O o

Nợ - Duy Thái

NỢ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY THÁI

Nhạc bản

Anh còn nợ em
Nợ từ ngày chờ đón nôn nao
Từ dịu dàng ấm áp tình trao
Bao nồng nàn say đắm bên nhau

Anh còn nợ em
Nợ nụ cười, tiếng nói xôn xao
Nợ cuộc tình em đã gửi trao
Lời yêu thương đầm ấm ngọt ngào

Dù đời dài còn bao mưa nắng
Tình nồng nàn dài theo năm tháng
Vẫn mãi miên man

Anh còn nợ em
Nợ ngàn lời chôn giấu trong tim
Nợ cuộc đời em đã trao anh
Nói sao vơi bao nỗi ân tình

Anh còn nợ em
Từ một ngày đã rất xa xăm
Dù đời dài lắm nỗi khó khăn
Còn trong tim ngàn muôn say đắm

Anh còn nợ em
Cuộc nợ nần dài đến trăm năm
Xin làm tù kết án chung thân
Trong ngục yêu hát khúc thâm tình

23-05-2012

Nợ - Ngô Càn Chiếu

NỢ

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Anh còn nợ em
Nợ từ ngày chờ đón nôn nao
Từ dịu dàng ấm áp tình trao
Bao nồng nàn say đắm bên nhau

Anh còn nợ em
Nợ nụ cười, tiếng nói xôn xao
Nợ cuộc tình em đã gửi trao
Lời yêu thương đầm ấm ngọt ngào

Dù đời dài còn bao mưa nắng
Tình nồng nàn dài theo năm tháng
Vẫn mãi miên man

Anh còn nợ em
Nợ ngàn lời chôn giấu trong tim
Nợ cuộc đời em đã trao anh
Nói sao vơi bao nỗi ân tình

Anh còn nợ em
Từ một ngày đã rất xa xăm
Dù đời dài lắm nỗi khó khăn
Còn trong tim ngàn muôn say đắm

Anh còn nợ em
Cuộc nợ nần dài đến trăm năm
Xin làm tù kết án chung thân
Trong ngục yêu hát khúc thâm tình

23-05-2012

Nợ Em - Thanh Duyên

NỢ EM

Thơ : PHẠM THI THƠ
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Anh vẫn còn nợ em
Nụ hôn xưa ngọt lạnh
Đến bây giờ lảng tránh
Những ấm nồng xếnh xang…

Anh vẫn còn nợ em
Con đường xưa chạng vạng
Nơi màn đêm cô lẻ
Nụ hôn đời đã trao?

Yêu thương
Xin cứ yêu thương dạt dào
Hôn nhau
Ta cứ hôn nhau như bão
Tình yêu nào và
hạnh phúc nào mà không chao đảo
Nguồn tình nào và
giọt đời nào sẽ mãi chứa chan?

Anh vẫn còn nợ em
Nợ tình không tránh được
Nếu không vì gặp gỡ
Cả ngàn đời không nhau!

Anh vẫn còn nợ em
Dù khơi xa vạn dặm
Nụ hôn nào đằm thắm
Ta sẽ còn trao nhau?

09-09-2016

Nơi Mùa Xuân Bắt Đầu - Ngô Càn Chiếu

NƠI MÙA XUÂN BẮT ĐẦU

Ý thơ : TỪ NGUYỄN
Nhạc và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nơi mùa xuân bắt đầu
Là dạt dào ánh mắt em thơ
Nuôi ước vọng một cõi mộng mơ

Mùa xuân về theo bình minh
Người mẹ già nước mắt rơi nhanh
Trong vườn nhà mãi đọc thư con
Mong con về nơi chốn an bình

Mùa xuân, một mùa dịu êm
Mùa con tim bật lời tha thiết
Mùa nâng niu ngàn câu da diết
Mùa chứa chan muôn vàn nỗi niềm

Mùa xuân về nơi trần gian
Mùa nơi nơi không tiếng đạn bay
Mùa yêu thương thắm thiết chẳng phai
Mùa chia nhau muôn lời thân ái

Nơi mùa xuân bắt đầu
Có khi là một phút giây thôi
Nhưng nở bừng niềm nỗi chơi vơi

Mùa xuân về theo tin yêu
Về một ngày thế giới hòa ca
Ngày hòa bình khắp chốn nở hoa
Là một nơi mùa xuân bắt đầu

o O o

Nỗi Nhớ Dịu Êm - Minh Trí

NỖI NHỚ DỊU ÊM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : MINH TRÍ

Nhạc bản

Trong tận cùng tâm tưởng
là một hình bóng dịu dàng
Tình ngân bao âm hưởng
trong ta điệp khúc nồng nàn
Người về trong ngọt ngào giấc nhớ
Tim ta như vơi niềm dang dở
Ai còn dệt những vần thơ
Về bên nhau giữa cơn mơ
Qua đi ngàn nỗi mong chờ

Mãi trong nhau
Sẽ mãi mãi trong nhau
Là nỗi nhớ dịu êm
Mãi trong nhau
Sẽ mãi mãi trong nhau
Là muôn nỗi niềm riêng
Dù trôi đi bao ngày tháng
Dù người giờ đây xa vắng
Tình này vẫn mãi miên man

Trong tận cùng tâm tưởng
là người về với câu cười
Dạt dào vang muôn hướng
Thanh âm lã lướt bên trời
Người đi theo ngày dài đang tới
Lung linh trong ngàn tia nắng mới
Ru hồn ngàn nỗi chơi vơi
Niềm yêu sẽ mãi không thôi
Tình ta còn đến muôn đời

09-08-2017

Ở Cuối Vực Mơ Sầu - Hồng Nhiên

Ở CUỐI VỰC MƠ SẦU

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Có những nỗi buồn
không biết cất vào đâu
Gói ghém kỹ càng
ta nhét vào đêm sâu
Vậy mà nó cứ
biến thành cơn lốc xoáy
Hành hạ tim mình
đến cuối giấc mơ sầu

Có những nỗi buồn
lững lờ theo bóng tối
Một cõi xa xôi
Chợt thấy bóng ai cười
Người về bên ta
Ru nhau lời say đắm
Mình còn gặp nhau
Nếu trái đất xoay vòng?

Anh đâu rồi,
anh ơi anh đâu rồi
Từ vắng anh
em hẳn đã quên cười
Từ xa nhau
đâu còn câu ân ái
Tìm đâu ra
Ngàn thắm thiết lời vui
Vì yêu thương
còn trong tim mải miết
Ngân vọng lên
Ở cuối vực mơ sầu

Có những nỗi buồn
kết tụ đến thênh thang
Vẫn mỗi một ngày
đối mặt với tan hoang
Xót đắng hồn người
bầu trời đêm rỗng tuếch
Là buồn vỡ tan
Thâm tím dấu thiên đàng

01-02-2016

Ôi Thời Gian - Hồng Nhiên

ÔI THỜI GIAN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU\ Ca sĩ : HÔNG NHIÊN

Nhạc bản

Bỏ sau lưng một quãng đường đời
Ngỡ hôm qua nhưng đã vời vợi
Con đường xưa ngăn chia ngàn lối
Bao mộng xưa qua tầm tay với
Giấc mơ hồng nay đã xa xôi
Còn đây ngàn nỗi chơi vơi
Vui buồn tiếc nhớ đành thôi
Vì ngày cũ qua rồi

Thời gian
Ôi thời gian
Tháng ngày mong manh
Trôi đi quá nhanh

Thời gian
Ôi thời gian
Âm thầm mang đi
Một giấc xuân xanh

Vang lên tiếng xưa ngỡ ngàng
Trong ta vẫn chưa phai tàn
Ngậm ngùi đếm bước thời gian

Đã qua đi giây phút tuyệt vời
Tuổi thanh xuân ngày mới vào đời
Bao thiết tha trong bầu tim nóng
Muôn ước mơ trong niềm tin mới
Ta rượt theo nhịp sống thời gian
Vui buồn, hạnh phúc, đau thương
Chuyện xưa còn mãi vấn vương
Quấn quýt trong tâm hồn

o O o

Paris Paris - Phát Đạt

𝘗𝘢𝘳𝘪𝘴, 𝘵𝘩à𝘯𝘩 𝘱𝘩ố á𝘯𝘩 𝘴á𝘯𝘨, đượ𝘤 𝘮𝘪ê𝘶 𝘵ả 𝘲𝘶𝘢 𝘣ứ𝘤 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 𝘴ố𝘯𝘨 độ𝘯𝘨 𝘤ủ𝘢 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘣𝘶ổ𝘪 𝘴á𝘯𝘨 𝘩𝘶𝘺ề𝘯 𝘣í 𝘷à 𝘭ã𝘯𝘨 𝘮ạ𝘯. 𝘉𝘪ể𝘶 𝘵ượ𝘯𝘨 𝘯ổ𝘪 𝘣ậ𝘵 𝘭à 𝘵𝘩á𝘱 𝘌𝘪𝘧𝘧𝘦𝘭, 𝘯ơ𝘪 𝘣ó𝘯𝘨 𝘯𝘩ò𝘢 𝘤𝘩ạ𝘯𝘨 𝘷ạ𝘯𝘨 𝘵ừ á𝘯𝘩 đè𝘯 𝘵ạ𝘰 𝘯ê𝘯 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘬𝘩í 𝘩𝘶𝘺ề𝘯 𝘣í. 𝘋ọ𝘤 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘥ò𝘯𝘨 𝘴ô𝘯𝘨 𝘚𝘦𝘪𝘯𝘦, 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘤â𝘺 𝘤ầ𝘶 𝘭ị𝘤𝘩 𝘴ử 𝘷à 𝘬𝘩𝘶 𝘱𝘩ố 𝘓𝘢 𝘛𝘪𝘯𝘩 𝘵ạ𝘰 𝘯ê𝘯 𝘬𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘤ả𝘯𝘩 𝘲𝘶𝘺ế𝘯 𝘳ũ 𝘷à 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘵ế. 𝘗𝘢𝘳𝘪𝘴 𝘭à 𝘯ơ𝘪 𝘤ủ𝘢 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘤â𝘶 𝘤𝘩𝘶𝘺ệ𝘯, 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 đê𝘮 𝘥à𝘪 𝘯𝘨ắ𝘮 𝘴𝘢𝘰, 𝘷à 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘨ó𝘤 𝘱𝘩ố 𝘩ẹ𝘱 𝘵𝘶𝘺ệ𝘵 𝘷ờ𝘪. 𝘛𝘩à𝘯𝘩 𝘱𝘩ố 𝘯à𝘺 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘤𝘩ỉ đẹ𝘱 𝘣ở𝘪 𝘷ẻ 𝘯𝘨𝘰ạ𝘪 𝘩ì𝘯𝘩, 𝘮à 𝘤ò𝘯 𝘭à 𝘯ơ𝘪 𝘮ỗ𝘪 𝘬𝘩𝘰ả𝘯𝘩 𝘬𝘩ắ𝘤 𝘵𝘳ở 𝘯ê𝘯 đặ𝘤 𝘣𝘪ệ𝘵 𝘷à 𝘯𝘨𝘰ạ𝘪 𝘭ệ. 𝘊ả𝘮 ơ𝘯 𝘳ấ𝘵 𝘯𝘩𝘪ề𝘶 𝘣ạ𝘯 Đặ𝘯𝘨 𝘛𝘰ả𝘯 đã 𝘷𝘪ế𝘵 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝘩à𝘯𝘩 𝘱𝘩ố 𝘵ô𝘪 𝘺ê𝘶.

PARIS PARIS

Thơ : ĐẶNG TOẢN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Pa- ris, Pa- ris
Kinh đô ánh sáng
Tiêng vang âm thầm
Áo ngày xênh xang

Va vào Eif- fel
Bóng nhòa chạng vạng
Dòng Seine lờ lững
Nước trôi êm đềm

Pa- ris, Pa- ris
Mai về có nhớ
Phố La Tinh hẹp
Cà phê quán vui

Nhẹ nhàng trên phố
Bóng hồng qua vội
Để thơ rơi xuống
Chữ câu ngọt ngào

Pa- ris Pa- ris
Thênh thang phố xá
Có người với ta

Pa- ris, Pa- ris
Chưa xa đã nhớ
Chưa về đã mong

Hồn lục địa già
Cuộn theo gió mỏi
Thổi tràn phố xa
Nhà thờ Đức Bà
Bên dòng xanh thẳm
Đâu rồi tháp chuông
U hoài vang vọng
Pa- ris, Pa- ris, Pa- ris

Pa- ris Pa- ris
Hẹn hò đã lỡ
Chờ gì chờ gì
Tắt nghẽn dòng xe

Ngọt mềm câu ca
Bờ môi huyền thoại
Lời gì trao tôi
Trong tiếng u trầm

Rót ly vang đỏ vào chiều
Pa- ris nhìn tớ có tiều tụy không
Mai về chắc nhớ mênh mông
Đêm qua mưa ướt dòng sông Seine rồi

Pa- ris Pa- ris
Thênh thang phố xá
Có người với ta

03-05-2023

Phận Đời Kỹ Nữ - Hồng Nhiên

PHẬN ĐỜI KỸ NỮ

Thơ : VĨNH LƯU
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Đường phố vắng, đêm cũng đã khuya rồi
Một bóng lẻ, âm thầm dưới mưa rơi
Đời kỹ nữ, mang nỗi buồn thế kỷ
Một biển sầu nào biết bao giờ vơi?

Còn bước mãi, trong màn đêm vô định
Một ước muốn tìm đâu ra người theo
Niềm hư ảo tràn dâng lên đáy mắt
Nghe lòng mình ngàn muôn nỗi gieo neo

Trong tay người
Trong tay người xác thân rã rời
Khi thức dậy
Nghe lòng mình bao nỗi đơn côi
Khi thức dậy
Ngàn sầu như dâng cao nức nở
Thương phận mình, phận bèo dạt hoa trôi

Đường phố vắng mưa cũng đã ngưng rồi
Ngàn lặng lẽ xin dành cho em thôi
Xin nhắm mắt, chìm vào trong đêm tối
Ngỡ như mình thành vì sao đổi ngôi

o O o

Phố Xuân - Hoài Tâm

PHỐ XUÂN

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀI TÂM

  • Nhạc nền :

Người ơi có nhớ thơ không
Hoa bên vệ cỏ đơm dòng lệ sương
Đường xa vô ý tơ vương
Mênh mang tóc xỏa mây buông bóng chiều
Nắng xuân đã cạn hương yêu
Gió xưa chợt thổi qua chiều hạ phai

Hoa vàng rụng xuống phương ai
Soi dòng sông nắng vai gầy ngõ thuôn
Em như lặng lẽ nghiêng buồn
Trăm năm những bóng người dường như mây
người dường như mây

Mùa xưa thiếu nữ qua đây
Còn in dáng phố bao ngày thanh xuân
Chiều nay lòng thấy bâng khuâng
Giở trang thơ cũ có lần ai qua
Mơ xưa kết chuỗi mộng hoa
Câu thơ lắng giữa hồn ta trao người\

Lao xao bóng nước mây trời
Phố thơ hoa cũ nghe đời thênh thang

o O o

Phong Tỏa - Ngô Càn Chiếu

PHONG TỎA

Thơ : RICHARD HENDRIX
Lời việt : LƯU LY THẢO
Nhạc & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

  • Nhạc nền :

1.
Em nghe chăng chim kêu nơi xa
Sau bao năm im hơi lặng tiếng
Ngàn hoa trong khu vườn xinh tươi
đang vươn lên theo tia nắng mới
Nhìn lên trên thật cao đi em
một bầu trời trong xanh ngàn nơi

Có những nỗi kinh hãi
khiến ta thu mình trong cõi riêng
Có những con vi khuẩn
Những thu mua cuồng điên
Có cái chết quanh ta

2. Nhưng âm thanh như đang vọng vang
Trên con đường hoang vu lặng bóng
Người người còn trao nhau lời ca
câu thân thương lời say thắm thiết
Và ta nghe trên ban công cao
tiếng ai cười, reo vui ấm áp

Có những nỗi kinh hãi
khiến ta thu mình trong cõi riêng
Có những con vi khuẩn
Những thu mua cuồng điên
Có cái chết quanh ta

3. Hôm nay bên trời Ái Nhĩ Lan
Một cơ quan chia phần ăn miễn phí
Thiếu nữ đi ngang qua từng khu
đưa số phone cho người già cả
Nhiều nhà riêng, hay nơi linh thiêng
đón tiếp người cần nơi nương náu

Có những nỗi kinh hãi
khiến ta thu mình trong cõi riêng
Có những con vi khuẩn
Những thu mua cuồng điên
Có cái chết quanh ta

4. Xin ngồi gần lại bên nhau
xin trầm tư và xin suy ngẫm
Xin ngồi gần lại bên nhau
chào nhau bằng nụ cười thật ấm
Xin ngồi gần lại bên nhau
rời cơn mê nhìn thực tại mới

Có những nỗi kinh hãi
nhưng không là thù hằn triền miên
Có những lúc ly cách
nhưng không là cô đơn
có cả cái chết quanh ta

Có hoảng hốt mua bán
nhưng không giành giật, chấp tranh
Có những con vi khuẩn
Không vào tâm hồn ta
Có tình yêu tái sinh

Ta cùng nhau thức tỉnh
sáng suốt trong lựa chọn hôm nay
Có con chim đang hót
Trong Xuân về ngất ngây
Trời còn mây trắng bay
Yêu thương đong đầy

28-03-2020

Quê Hương Cổ Tích - Quốc Duy

Quê hương tôi có ruộng đồng thẳng cánh cò bay, có vườn xanh hoa trái đầy cành. Là một miền cổ tích luôn nằm trong giấc mơ ngọt ngào, nuôi hồn tôi muôn ngàn nỗi nhớ trong một tình yêu thắm thiết.

Xin mời các bạn nghe bài hát Quê Hương Cổ Tích qua giong hát thật nồng ấm cửa Quốc Duy

QUÊ HƯƠNG CỔ TÍCH

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Quê hương tôi,
vùng trời bao la bát ngát
Miền huyền thoại
ngập tràn ký ức mênh mông
Bầu trời thênh thang,
trùng trùng núi thẳm non xanh
mịt mờ sông nước vây quanh
mạch sống giao thoa
về biển hiền hòa

Quê hương tôi
Ruộng đồng thẳng cánh cò bay
Vườn xanh hoa trái đầy cành
Quê hương cổ tích,
nằm trong giấc mơ của tôi,
ngọt ngào nỗi nhớ không thôi
tình yêu thắm thiết muôn dời
Quê hương thần thoại
là muôn ngàn nỗi dịu dàng
là niềm hạnh phúc chứa chan
trong trí nhớ miên man

Quê hương tôi,
bình minh trong hạt nắng ấm
nuôi hồn người
ngọt ngào bao nỗi yêu thương
Điệu nhạc thiên nhiên
hòa theo tiếng sáo du dương
trong chiều gió thoảng muôn hương
như khúc nghê thường
vấn vương tâm hồn

06-08-2023

Rồi Cũng Là Kỷ Niệm - Châu Thùy Dương

RỒI CŨNG LÀ KỶ NIỆM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THÙY DƯƠNG

Nhạc bản

Tình yêu buồn gì không?
Đêm như dài mênh mông
Một mình lẻ bóng
Tình yêu còn gì không?
Trong lạnh lùng đêm đông
Thèm vòng tay ấm
Tình yêu còn gì không?
Khi nhung nhớ thương mong
Dài theo tháng năm
Tuyệt vọng

Rồi tất cả cũng trở thành kỷ niệm
Vì thời gian vẫn lạnh lùng qua mau
Ngàn đắm đuối hay bao nhiêu nỗi niềm
Cũng nhạt nhoà trong tiềm thức hư hao

Lời yêu thương sẽ còn lại những gì
Khi nghìn trùng vĩnh viễn cách xa nhau
Bao quấn quít hay say đắm mộng mị
Rồi chìm theo một vùng sâu ký ức

Tình yêu buồn gì chăng?
Khi đêm dài cô đơn
Muôn ngàn trống vắng
Tình yêu còn gì chăng?
Trong một vùng ăn năn
Bao niềm vương vấn
Tình yêu còn gì chăng?
Khi người đã xa xăm
Gối chiếc chăn đơn
Âm thầm

o O o

Ru Nhau - Diệu Hiền

RU NHAU

Sáng tác: NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DIỆU HIỀN

Nhạc bản

Ru nhau
Ngàn câu êm ái
Ru sáng tinh sương
Ru vui trời hồng
Ru nhau
Lời ru mê mải
Ru bóng hoàng hôn
Ru đêm tình nồng

Còn ru nhau đây
Lời hát đong đầy
Ngọt ngào mê say
Ngàn tiếng miệt mài
Ru nhau mãi mãi không thôi
Ru nhau hết một đời dài

Ru nhau ta còn thắm thiết ru nhau
Tình yêu nở đóa nhiệm mầu
Ru nhau ta còn say đắm ru nhau
Cho đến trăm năm về sau
Tình luôn đậm sâu

Ru nhau
Bằng lời thơ mới
Ngàn tiếng yêu thương
Say câu thì thầm

Ru nhau
Bằng điệu nhạc vui
Bao nỗi vấn vương
Nuôi trong cơn mộng

Ngọt ngào câu ru
Qua hết não nề
Nhẹ nhàng vi vu
Ngọn gió thu về
Ru nhau bao nỗi đam mê
Ru nhau muôn câu ước thề

23-07-2009

Sài Gòn Chợt Mưa Chợt Nắng - Hồng Nhiên

SÀI GÒN CHỢT MƯA CHỢT NẮNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Sài gòn chợt mưa chợt nắng
Cho em hờn theo nắng theo mưa
Chiều về chợt nghe im ắng
Cành me già trong gió đong đưa

Sài gòn thường hay đỏng đảnh
Như em đi bóng dáng kiêu kỳ
Ai trông theo ánh mắt bâng khuâng
Tim lao đao không rõ ngọn ngành

Sài gòn là bao yêu thương
Khi mưa rơi áo dán sát lưng
Em co ro trú ẩn bên đường
Ai mong cơn mưa dài không dứt

Sài gòn là con nắng rơi
Em hong khô mái tóc rối bời
Trên đường chiều thênh thang gió tới

Sài gòn chợt mưa chợt nắng
Em đi về bóng đổ rất nhanh
Đường dài ngựa xe đặc quánh
Cho ngập ngừng bao lối quẫn quanh

Sài gòn chợt thương chợt nhớ
Con tim như muôn nỗi ơ thờ
Theo chân em bước mãi trong mơ
Bao yêu thương như ngóng như chờ

08-07-2010

Sài Gòn Không Anh - Lệ Thu Nguyễn

SÀI GÒN KHÔNG ANH

Thơ : KHẢO MAI
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Sài gòn mưa
Chiều mưa chủ nhật buồn
Sài gòn mưa
Giọt mưa thấm qua hồn
Sài gòn không anh
Dài thêm nỗi phiền muộn
Mưa giăng trên phố phường
Mưa giăng đôi mắt buồn
Đường trơn lối không anh

Sài gòn đêm
Hàng cây ngủ vội vàng
Sài gòn đêm
Mình em giấc muộn màng
Sài gòn đêm nay
Tình ta có héo mòn?
Trên phố đêm không anh
Đâu bóng trăng dịu dàng
Và ánh mắt nồng nàn

Sài gòn mưa anh ơi
Buồn dài theo tháng ngày
Em ngóng anh hao gầy

Sài gòn mưa anh ơi
Mưa trên tà áo mới
Mong chờ anh bước tới
Vùng trời xưa ký ức
Nay đã xa vời

Sài gòn thôi
Còn ai để hẹn hò
Sài gòn thôi
Còn ai để đợi chờ
Sài gòn thôi mơ
Mộng xưa đã võ vàng
Câu thơ nay dở dang
Trong tiếng mưa đi hoang
Buồn theo bóng đêm tàn

12-02-2014

Sài Gòn Không Anh - Tâm Thư

SÀI GÒN KHÔNG ANH

Thơ : KHẢO MAI
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Sài gòn mưa
Chiều mưa chủ nhật buồn
Sài gòn mưa
Giọt mưa thấm qua hồn
Sài gòn không anh
Dài thêm nỗi phiền muộn
Mưa giăng trên phố phường
Mưa giăng đôi mắt buồn
Đường trơn lối không anh

Sài gòn đêm
Hàng cây ngủ vội vàng
Sài gòn đêm
Mình em giấc muộn màng
Sài gòn đêm nay
Tình ta có héo mòn?
Trên phố đêm không anh
Đâu bóng trăng dịu dàng
Và ánh mắt nồng nàn

Sài gòn mưa anh ơi
Buồn dài theo tháng ngày
Em ngóng anh hao gầy

Sài gòn mưa anh ơi
Mưa trên tà áo mới
Mong chờ anh bước tới
Vùng trời xưa ký ức
Nay đã xa vời

Sài gòn thôi
Còn ai để hẹn hò
Sài gòn thôi
Còn ai để đợi chờ
Sài gòn thôi mơ
Mộng xưa đã võ vàng
Câu thơ nay dở dang
Trong tiếng mưa đi hoang
Buồn theo bóng đêm tàn

12-02-2014

Sài Gòn Không Em - Hoàng Quân

SÀI GÒN KHÔNG EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀNG QUÂN

Nhạc bản

Lang thang trong chiều mưa
Đi trên con đường xưa
Bước theo giọt buồn lưa thưa
Miên man sầu đong đưa
Bao yêu thương mộng mơ
Chuyện qua nay còn đâu nữa
Tình về trong ta ngàn câu nhớ nhung
Sầu dâng miên man một khúc não nùng
Hồn chợt nghe lạnh lùng
Như giữa cơn bão bùng

Sài gòn không em
Hàng me xanh rủ bóng buồn tênh
Sài gòn không em
Chợt nôn nao nhớ môi hôn mềm
Hồn miên man không quên
Người giờ đây xa xăm
Sài gòn không em
Cơn mưa chiều lạnh ngắt con tim
Sầu dâng theo kỷ niệm êm đềm

Cơn mưa đang về đây
Trong bao niềm chưa phai
Giấc xưa ru hồn như say
Hôm nao tay cầm tay
Đi trong nắng hây hây
Dịu dàng trao câu tình ái
Giờ còn mình ta chiều mưa gió bay
Sầu còn miên man chuyện cũ tình đầy
Trời buồn rơi giọt dài
Còn nỗi yêu thương này

29-01-2011

Sài Gòn Nắng Hay Sài Gòn Mưa - Trung Hiếu

SÀI GÒN NẮNG HAY SÀI GÒN MƯA

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TRUNG HIẾU

Nhạc bản

Sài gòn nắng hay Sài gòn mưa?
Trời như thiêu hay giọt rớt lưa thưa
Khi chờ mong lòng nghe nức nở
Một khúc vấn vương tâm hồn
Chờ ngóng trong bao mỏi mòn
Thì Sài gòn nắng
hay Sài gòn mưa
Cũng vậy thôi

Sài gòn ơi hai mùa mưa nắng
Thương ai rồi nắng cũng như mưa
Ngàn đợi chờ lạnh buốt con tim
Hay nhớ nhung cháy bỏng tâm hồn
Sài gòn mưa hay Sài gòn nắng
Khi chiều buồn ngàn muôn im lắng
Trong ngậm ngùi sầu dâng lối vắng
Bóng người

Sài gòn nắng hay Sài gòn mưa?
Ai đợi trông ai đã về chưa?
Hay sầu thương còn muôn chan chứa
Một cõi nắng mưa hai mùa
Mùa nhớ thêm mùa đợi chờ
Và người Sài gòn vẫn thế
Ngẩn ngơ yêu\

26-06-2013

Sài Gòn Nhớ Thương - Phát Đạt

SÀI GÒN NHỚ THƯƠNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Sài gòn ơi
Khi ngày lên nắng say bên trời
Mang về đây tiếng yêu muôn đời
Nghe dạt dào trong ta trăm nỗi
Bao ngọt ngào khúc hát chơi vơi

Sài gòn ơi
Luôn trong ta niềm thương nỗi nhớ
Vì tình yêu êm đềm muôn thuở
Đã trao người, Sài gòn dấu yêu ơi

Dù xa xôi cuối nẻo chân trời
Hay bên nhau kề vai chung lối
Dù mịt mù non sông cách biệt
Hay hai mùa trong cơn nắng mưa
Vẫn nhớ vẫn thương…

Sài gòn ơi
Khi hoàng hôn gió reo bên trời
Mang về theo tiếng yêu không rời
Cho hồn đầy bao câu thơ mới
Trong dặt dìu tiếng nhạc chiều rơi

Sài gòn ơi
Luôn trong ta niềm thương nỗi nhớ
Vì tình yêu trao nhau ngày đó
Sẽ muôn đời Sài gòn dấu yêu ơi

09-07-2014

Sài Gòn Nhớ Thương - Tâm Thư

SÀI GÒN NHỚ THƯƠNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : TÂM THƯ

Nhạc bản

Sài gòn ơi
Khi ngày lên nắng say bên trời
Mang về đây tiếng yêu muôn đời
Nghe dạt dào trong ta trăm nỗi
Bao ngọt ngào khúc hát chơi vơi

Sài gòn ơi
Luôn trong ta niềm thương nỗi nhớ
Vì tình yêu êm đềm muôn thuở
Đã trao người, Sài gòn dấu yêu ơi

Dù xa xôi cuối nẻo chân trời
Hay bên nhau kề vai chung lối
Dù mịt mù non sông cách biệt
Hay hai mùa trong cơn nắng mưa
Vẫn nhớ vẫn thương…

Sài gòn ơi
Khi hoàng hôn gió reo bên trời
Mang về theo tiếng yêu không rời
Cho hồn đầy bao câu thơ mới
Trong dặt dìu tiếng nhạc chiều rơi

Sài gòn ơi
Luôn trong ta niềm thương nỗi nhớ
Vì tình yêu trao nhau ngày đó
Sẽ muôn đời Sài gòn dấu yêu ơi

09-07-2014

Sài Gòn Tháng Sáu Trời Mưa - Hồng Nhiên

SÀI GÒN THÁNG SÁU TRỜI MƯA

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Sài gòn tháng sáu trời mưa
Giọt buồn cứ mãi đong đưa
Từng hạt lưa thưa
Khơi giấc tiêu điều
Sài gòn tháng sáu buồn thiu
Đường về một bóng quạnh hiu
Bên chiều mưa bay
Trong cơn gió tới

Trời buồn bao câu ray rứt
Khúc hát tháng sáu rã rời
Mưa rơi ướt đẫm vai người
Ngàn sầu phủ quanh kín đời

Trong cơn mưa chiều đang bay
Mênh mông buồn dâng tê tái
Bao nhiêu kỷ niệm xôn xao
Như đang về đây mê mải

Sài gòn tháng sáu trời mưa
Ngậm ngùi điệp khúc xa xưa
Bao nhiêu yêu thương
Chất chứa tim người

Sài gòn tháng sáu trời mưa
Chiều về phố xá lưa thưa
Bao nỗi niềm xưa
Cất tiếng thầm thì

Sài gòn tháng sáu người đi
Nghẹn ngào hát khúc biệt ly
Mưa chiều ướt mi
Buồn nghe chan chứa

Sài gòn mưa rơi tháng sáu
Miên man khúc hát ngậm ngùi
Ai đi khuất bóng bên trời
Ngàn sầu về nơi cuối đời

o O o

Sài Gòn Tháng Sáu Trời Mưa - Võ Thành Tâm

SÀI GÒN THÁNG SÁU TRỜI MƯA

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : VÕ THÀNH TÂM

Nhạc bản

Sài gòn tháng sáu trời mưa
Giọt buồn cứ mãi đong đưa
Từng hạt lưa thưa
Khơi giấc tiêu điều
Sài gòn tháng sáu buồn thiu
Đường về một bóng quạnh hiu
Bên chiều mưa bay
Trong cơn gió tới

Trời buồn bao câu ray rứt
Khúc hát tháng sáu rã rời
Mưa rơi ướt đẫm vai người
Ngàn sầu phủ quanh kín đời

Trong cơn mưa chiều đang bay
Mênh mông buồn dâng tê tái
Bao nhiêu kỷ niệm xôn xao
Như đang về đây mê mải

Sài gòn tháng sáu trời mưa
Ngậm ngùi điệp khúc xa xưa
Bao nhiêu yêu thương
Chất chứa tim người

Sài gòn tháng sáu trời mưa
Chiều về phố xá lưa thưa
Bao nỗi niềm xưa
Cất tiếng thầm thì

Sài gòn tháng sáu người đi
Nghẹn ngào hát khúc biệt ly
Mưa chiều ướt mi
Buồn nghe chan chứa

Sài gòn mưa rơi tháng sáu
Miên man khúc hát ngậm ngùi
Ai đi khuất bóng bên trời
Ngàn sầu về nơi cuối đời

o O o

Sao Anh Không Là - Hồng Nhiên

SAO ANH KHÔNG LÀ

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

  • Nhạc nền :

Sao anh không là mùa thu
Cho đời vàng mơ sắc lá
Thảm mềm cỏ non êm ả
Chân trần em bước phiêu lưu

Sao anh không là ngày xưa
Chỉ hiện về trong ký ức
Bao điều tinh khôi, đẹp nhất
Còn lại: trả về hư vô

Sao không là chuyện tình cờ
Nhưng đẹp như trong tiểu thuyết
Hai người yêu nhau bất ngờ
Rồi lạc nhau hoài muôn kiếp

Sao anh không là cánh buồm
Tung bay trong ngọn gió mềm
Gặp khi đời dâng bão động
Anh xoay cùng em trên không

Sao anh không là bài thơ
Đã có nhiều người hỏi thế
Nhưng em hỏi anh rất khẽ
Chỉ để một mình anh nghe

o O o

SN01 - Em Mơ Ước Gì - Hà Thanh

Sinh Nhật Tháng Giêng

EM MƠ ƯỚC GÌ
Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HÀ THANH

Nhạc bản

Em mơ ước gì khi thêm một tuổi
Bên ngọn nến hồng vây quanh bạn bè
Bao câu chúc mừng xôn xao câu cười
Một hớp rượu nồng ngây ngất lòng em

Em không ước mong tiền tài danh vọng
Em không mơ tưởng nhà cao cửa rộng
Cầu xin ánh nắng ấm áp huy hoàng
Về nuôi nhân thế trong tiếng nhạc lòng
Ngàn muôn khổ đau lặng lẽ qua nhanh
Còn đó yêu thương tháng giêng tươi hồng

Em mơ ước gì khi thêm một tuổi
Mơ một tiếng cười nôn nao đầu ngày
Có ta có bạn vui câu xum vầy
Mừng ngày sinh nhật thật ấm hôm nay

o O o

SN02 - Mừng SInh Nhật Tháng Hai - Phương Uyên

MỪNG SINH NHẬT THÁNG HAI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHƯƠNG UYÊN

Nhạc bản

Một vì sao sáng
Trong đêm mênh mông lung linh bầu trời
Như ngàn tia ấm
Quấn quýt con tim muôn câu tuyệt vời
Ru ta ngàn niềm chơi vơi
Đêm xanh dịu dàng đưa lối
Tha thướt em về giữa tiếng reo vui
Em bước chân đi nhẹ nhàng
Nụ cười thắm thiết dịu dàng
Trong ngày vui đến nồng nàn tháng hai

Mừng ngày sinh nhật mãi trong tim người
Ngàn niềm vui này sẽ không hề vơi
Dạt dào nguồn sống mênh mông bên đời
Giữ mãi trong hồn nỗi yêu không rời

Mừng ngày sinh nhật tháng hai ấm nồng
Bạn bè gia đình đến đây thật đông
Một lời cầu chúc trao em thật lòng
Sống với tháng ngày ấm êm tươi hồng

o O o

SN03 - Mừng Sinh Nhật Tháng ba - Thu Hà

SN03 - MỪNG SINH NHẬT THÁNG BA

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THU HÀ

Nhạc bản

Em về một ngày tháng ba
Nắng sớm lung linh ngàn tia chan hòa
Trong vườn dịu dàng cánh hoa
Sắc thắm đong đưa nồng say trăm đóa
Em về một vùng thiên thanh
Bát ngát hương trời tươi thắm
Tiếng gió ru niềm say đắm
Tha thướt em đi
Mạch sống dâng tràn

Mừng ngày sinh nhật tháng ba
Một ngày hân hoan trong tiếng reo cười
Ngày một vì sao về đến bên đời
Trong ngàn tiếng nhạc reo vui

Mừng ngày sinh nhật tháng ba
Nhẹ nhàng trao em khúc ca
Cho bao yêu thương mãi chẳng phai nhòa

Em về một ngày tháng ba
Nắng gió reo vui ngàn câu đậm đà
Bao niềm dịu dàng thiết tha
Chất chứa tin yêu đầy trong tim nóng
Em về ngày hồng đang đến
Chất ngất bao niềm thương mến
Khúc hát ru lời quyến luyến
Về với yêu thương
điệp khúc êm đềm

o O o

SN04 - Hạt Nắng Tháng Tư - Ngọc Hân

SN04 - HẠT NẮNG THÁNG TƯ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : NGỌC HÂN

Nhạc bản

Ngày đến ấm áp vấn vương tiếng chào mời
Ngọn gió lã lướt ngất ngây khúc nhạc trời
Ngàn tiếng ríu rít ru hồn thêm chơi vơi
Người về hương ngát nồng
Nhẹ nhàng theo lối mộng
Trao nhau khúc ca tương phùng

Em là hạt nắng lung linh
Đang về trong sớm bình minh
Nhẹ nhàng quấn quýt trời xanh
Nụ cười sưởi ấm tim người
Ngọt ngào thắm thiết muôn lời
Tháng tư dịu dàng hạt nắng

Hạt nắng ấm áp, đắm say giữa bầu trời
Về với gió mát thiết tha hát ngàn lời
Nhạc khúc quấn quýt theo ngày dài đang rơi
Tình về vui với người
Nồng nàn chia tiếng cười
Một ngày tháng tư bên đời

o O o

SN05 - Một Ngày Tháng Năm - Ngọc Hân

SN05 - MỘT NGÀY THÁNG NĂM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : NGỌC HÂN

[ Nhạc bản](SN05 - MOT-NGAY-THANG-NAM.pdf )

Một ngày tháng năm
Có bước chân em thênh thang vào đời
Một ngày tháng năm
Có đóa hoa tươi hân hoan chào người
Em đi trong giọt hồng rơi
Con tim rộn ràng giấc mới
Theo ngàn tình thân ấm áp ngày vui
Bao niềm hạnh phúc vang lời
êm đềm câu hát bên người

Ta trao nhau câu cười tiếng nói
Ta chia nhau niềm vui đang tới
Mừng ngày sinh nhật ấm êm
Ta bên nhau ngọt ngào câu thân ái
Nâng ly cao trao lời say mê mải
Nồng nàn ngàn nỗi yêu thương

Một ngày tháng năm
Nắng ấm hoa tươi điểm tô cuộc đời
Một ngày tháng năm
Lã lướt mây bay thênh thang bầu trời
Em vui ngàn câu nôn nao
Cùng bao tình thân xôn xao
Nhịp nhàng câu ca tiếng hát bên nhau
Ngày vui rực rỡ muôn màu
Tình ca tháng năm ngọt ngào

o O o

SN06 - Tháng Sáu Giao Mùa - Thu Hà

SN06 - THÁNG SÁU GIAO MÙA

Ý thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trifnb bày : THU HÀ

Nhạc bản

Tháng 6 giao mùa, biển nghiêng bóng chiều chao
Cánh hải âu về từ hoang đảo xa xôi
Như huyền thoại, từ bao la năm tháng
Mùa thu vẫn hãy còn xa
Mà mùa xuân đã phôi pha
Chào hè về theo tia nắng vàng thiết tha

Con tim reo vui cất tiếng ca chào mời
Ngàn yêu thương như vấn vương muôn lời
Màu xanh ngan ngát
khung trời ngàn mây trắng bay
nuôi hồn em bao ngất ngây
trong ngày vui tươi tháng sáu

Tháng 6 giao mùa, về theo dốc nhớ chênh vênh
Với những nỗi niềm ấp ủ dòng thơ miên man
Ru nhè nhẹ, bao niềm xôn xao êm ái
Mùa không rực rỡ như xuân
Và không u uẩn như thu
Hè lung linh trong tháng sáu bao an lành

o O o

SN07 - Cô Gái Tháng Bảy - Hoài Tâm

SN07 - 𝗖Ô 𝗚Á𝗜 𝗧𝗛Á𝗡𝗚 𝗕Ả𝗬

𝘛𝘩ơ : NHÁNH RONG
𝘕𝘩ạ𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : HOÀI TÂM

Nhạc bản

Tháng Bảy còn đây mùa Hạ
Nhiều lắm những cơn mưa ngâu
Chợt đến chợt đi vội vã
Cô gái tháng Bảy đa sầu

Ngưu Lang Chức Nữ nhớ nhau
Gặp nhau rơi giòng nước mắt
Anh bên em từng phút giây
Nhõng nhẽo làm chi Bảy ơi

𝘊ô 𝘨á𝘪 𝘵𝘩á𝘯𝘨 𝘉ả𝘺 𝘳ạ𝘯𝘨 𝘯𝘨ờ𝘪
𝘟𝘪𝘯𝘩 𝘵ươ𝘪 𝘦 ấ𝘱 𝘥ị𝘶 𝘥à𝘯𝘨
𝘔ô𝘪 𝘩ồ𝘯𝘨 𝘮𝘪 𝘤𝘰𝘯𝘨 𝘮á 𝘵𝘩ắ𝘮
𝘝𝘶𝘪 𝘵ươ𝘪 𝘤𝘩â𝘮 𝘯𝘨ọ𝘯 𝘯ế𝘯 đỏ

𝘔ắ𝘵 𝘮ô𝘪 𝘵𝘩ơ𝘮 𝘭ừ𝘯𝘨 𝘩ươ𝘯𝘨 𝘨𝘪ó
𝘛𝘩á𝘯𝘨 𝘉ả𝘺 𝘵𝘩ươ𝘯𝘨 𝘺ê𝘶 𝘯ồ𝘯𝘨 𝘯à𝘯
𝘊𝘩à𝘰 𝘦𝘮 𝘣ướ𝘤 đế𝘯 𝘥ị𝘶 𝘥à𝘯𝘨
𝘙ộ𝘯 𝘳à𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘩ỏ 𝘣â𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘶â𝘯𝘨

Chỉ thấy mà dạ lâng lâng
Nắng trải vàng trên lối nhỏ
Tháng Bảy của riêng em đó
Em là tháng Bảy thương yêu

17-08-2019

SN08 - Nắng Hồng Tháng Tám - Phương Uyên

SN08 - Nắng Hồng Tháng Tám

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHƯƠNG UYÊN

  • Nhạc nền :

Em vui trong ngàn hạt nắng
Gió mát mây bay thênh thang bầu trời
Mênh mang đường chiều im vắng
Ríu rít chim bay trao nhau ngàn lời
Dịu dàng trời mây tháng tám
Mang về bao tia nồng ấm
Thắm thiết ru em lời hát mênh mông
Tháng tám lung linh ngàn nỗi chờ mong
Em về theo cánh thu phong
Mộng đời tỏa thắm hương nồng

Hồn như ngất ngây
Theo cung bậc đắm say
Một ngày dễ thương đang đến bên mình

Tình như đến đây
Trong điệu ca giản đơn
Ngày vui đến nhanh nắng rơi tươi hồng

Ta trao nhau ngàn câu thơ mới
Ta bên nhau trong chiều muôn lối
Ngọt ngào tình dâng trăm nỗi
Thiết tha

o O o

SN09 - Tháng Chín Đầu Thu - Tâm Thư

THÁNG CHÍN ĐẦU THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

  • Nhạc nền :

Em như cánh gió đang bay
Trong bầu trời mênh mông
Bâng khuâng chiếc lá thu phai
Lặng lờ chao nghiêng một bóng
Em trong lã lướt chiều rơi
Phố xá ngàn nơi
Tha thướt chơi vơi
Trong chiều tàn hơi

Em đi xuống phố lang thang
Trong trời chiều thu sang
Đi theo khúc hát miên man
Ngàn lời yêu thương ngày tháng
Mênh mang tháng chín trời thu
Có những lời ru
Bao tiếng ấm êm
Đằm thắm ngọt ngào

Dù mùa đến trời mưa
Giọt dài với giọt thưa
Ngày tháng chín thu sang
Mang theo niềm thương chan chứa

Một khúc hát đong đưa
Mừng ngày cũ xa xưa
Một vì sao sáng
Đến với trần gian

Ngàn giọt mưa triền miên
Trời tháng chín đầu thu
Hạt rơi nhanh nghiêng nghiêng
Xuyên qua đèn hoa trên phố

Em rực rỡ tươi xinh
Bên hàng nến lung linh
Bao nhiêu nụ cười
Bấy nhiêu thâm tình!

31-08-2016

SN10 - Cánh Gió Mùa THu - Lê Thy

SN10 - CÁNH GIÓ MÙA THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LÊ THY

  • Nhạc nền :

Cánh gió mùa thu về theo ngày mới
Trong vài tia nắng ngập ngừng tháng mười
Chiếc lá vàng bay lững lờ trên lối
Ru hồn ta say tình khúc chơi vơi

Chào bình minh lòng nghe bình an
Chào ngày rơi hồn bao niềm vui
Thắm thiết quanh ta là bao nụ cười
Quấn quýt câu ca ngày đến tuyệt vời
Đầm ấm bên người

Người là gió mát mùa thu
Người là nắng ấm mùa rơi
Về đến bên nhau một ngày tháng mười
Về hát nhau nghe lòng say ngàn lời
Bao câu thân ái

Một ngày sinh nhật thật tươi
Một ngày ngập bao niềm vui
Có anh và có chị
Cùng bạn hữu bao người

o O o

SN11 - Ngày Vui Mùa Thu - Duy Thái

SN11 - NGÀY VUI MÙA THU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY THÁI

  • Nhạc nền :

Em ơi ngày vui đang về đây
Trong bầu trời mây bay
Không gian như vang lời cỏ cây
Êm ái nhành thu lay
Đàn chim còn đang đùa bay
Chào tia vàng đang về đây
Nuôi tháng mười một thêm say

Sinh nhật em
Có lá thu vàng
Với nỗi mơ màng
Tiếng gió bay dịu dàng

Sinh nhật em
Trong nắng huy hoàng
Hương thắm nồng nàn
Tình thu bao chứa chan

Tặng em
Mùa thu rực rỡ
Về theo nhịp thở
Tình nồng muôn thuở
Trong tim người

Em ơi cùng nhau ta dạo chơi
Trong ngày vui đang tới
Mênh mang tia hồng soi ngàn nơi
Cho hồn người phơi phới
Cùng nhau sẻ chia niềm vui
Một câu tình say người ơi
Trong tháng mười một thu rơi

31-10-2016

  • Ký âm ABC :
X:1
T:Sinh nhật tháng 11 
T:NGÀY VUI MÙA THU
A:Ngô Càn Chiếu 
A:31-10-2016
L:1/4
Q:1/4=100
M:4/4
K:C
%%stretchlast true
V:1 treble nm="MusicXML Part"
%%MIDI program 0
V:1
z3 z/ E/ | "C" E3/2 D/ E/ E D/ | "Am7" E3/2 D/ C/ D E/ | "Dm7" F3 z/ F/ |
w: Em|ơi ngày vui đang về|đây Trong bầu trời mây|bay Không|
"F" F3/2 F/ F/ E D/ | "Bb" F3/2 F/ G/ E F/ | "G7" G3 z/ C/ | "F" A2 G/ A G/ | 
w: gian như vang lời cỏ|cây Êm ái nhành thu|lay Đàn|chim còn đang đùa|
"Dm7" A3 z/ D/ |"G7" B2 A/ B A/ | "Em7" B3 z/ c/ | "G7" d2 A/ A B/ |
w: bay Chào|tia vàng đang về|đây Nuôi|tháng mười một thêm|
"C" c4- | "G7" c2 z c/B/ ||"C" c2 e/ e c/ | "Em7" B2 d/ d B/ |
w: say|* Sinh nhật|em Có lá thu|vàng Với nỗi mơ|
"F" A3/2 c/ c/ B E/ | "G7" G2 z A/F/ | "F" A2 A/ c F/ |"Dm7" F2 F/ A D/ |
w: màng Tiếng gió bay dịu|dàng Sinh nhật|em Trong nắng huy|hoàng Hương thắm nồng|
"Dm" D3/2 D/ F/ A c/ | "G7" B3 z/ E/ | "C" G2 E/ G E/ |"F" A2 F/ A F/ |
w: nàn Tình thu bao chứa|chan Tặng|em Mùa thu rực|rỡ Về theo nhịp|
"G7" B2 B/ B c/ | "Dm7" d2 B A | "G7" G4- | G3 z/ E/ ||
w: thở Tình nồng muôn|thuở Trong tim|người|* Em|
"C" E3/2 D/ E/ E D/ | "Am7" E3/2 D/ C/ D E/ | "Dm7" F3 z/ F/ | "F" F3/2 F/ E/ F E/ |
w: ơi cùng nhau ta dạo|chơi Trong ngày vui đang|tới Mênh|mang tia hồng soi ngàn|
"Bb" F3/2 F/ E/ E F/ | "G7" G3 z/ C/ | "F" A2 G/ A G/ | "Dm7" A3 z/ D/ |
w: nơi Cho hồn người phơi|phới Cùng|nhau sẻ chia niềm|vui Một|
"G7" B2 A/ B A/ |"Em7" B3 z/ c/ | "G7" d2 A/ A B/ | "C" c4 |]
w: câu tình say người|ơi Trong|tháng mười một thu|rơi|

SN12 - Nắng Gió Đầu Đông - Tâm Thư

SN12 - NẮNG GIÓ ĐẦU ĐÔNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Ngọn gió đầu đông
tha thướt bên đời
Ve vuốt hàng thông
bát ngát hương trời
Lung linh muôn ngàn tia nắng
Thênh thang đồi cao tươi thắm
Dệt thành liên khúc chơi vơi
Cho người về trong tiếng nhạc rơi
Bao nồng nàn câu ca thắm tươi
Ru tháng mười hai xanh ngời

Em đi trong cơn gió đông
Trong tia nắng chói mênh mông
Theo muôn ánh hồng lấp lánh thinh không
Xa xa vang lên tiếng chuông
Êm ru bao nhiêu ước mong
Một ngày sinh nhật đấm ấm yêu thương

Hạt nắng đầu đông
xinh xắn tươi hồng
Về giữa mênh mông
Sưởi ấm tâm hồn
Mênh mông bao vầng mây trắng
Em trong khung trời xinh xắn
Bao niềm vui đang đến nhanh
Trăm nụ cười thân ái vây quanh
Chung niềm vui theo giấc mộng xanh
Nuôi tháng mười hai an lành

o O o

Suốt Kiếp Ta Tình Nhân - Phát Đạt

SUỐT KIẾP TA TÌNH NHÂN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Bước đến trao em nhành hồng
Nụ hoa xinh, lã lướt trong khu vườn mộng
Nói khẽ đôi câu thì thầm
Tình này ta trao nhau đến mãi ngàn năm

Đến với nhau không ngại ngần
Ngàn yêu thương ấp ủ, sưởi ấm đôi tim thật gần
Giữa mênh mang trời xanh
Có hai ta tình nhân
Chung giấc mộng lành

Vườn hồng xinh tươi,
lung linh khoe muôn sắc thắm
ngàn đóa tuyệt vời
Nồng nàn trao nhau
bao nhiêu yêu thương chất ngất
Tình ngát hương đời
Ngày vui phơi phới
Cùng say giấc mới
Trong cõi mộng chơi vơi

Sẽ mãi trao nhau mặn nồng
Cùng chia tia nắng ấm hay cơn bão bùng
Gió lớn hay khung trời hồn\g Dịu dàng xuân sẽ đến sau những ngày đông

Quấn quýt trong thâm tình này
Dù bao năm tháng nữa vẫn mãi bên nhau trọn đời
Suốt kiếp ta tình nhân
Với trái tim thật chân
Chan chứa ân cần

o O o

Ta Còn Nợ Nhau - Ngô Càn Chiếu

TA CÒN NỢ NHAU

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Ta còn nợ nhau một nửa con đường
Nợ một chiều vàng nợ tối mù sương
Nợ vòng tay ôm nợ mùi da thịt
Mai đây xa rồi dấu tích còn vương

Ta còn nợ nhau sầu riêng chín đỏ
Tím bờ vai trần buồn đã thâm căn
Như mây bềnh bồng trôi giữa đêm trăng
Một giấc yêu thương ta còn nợ nhau

Trả lại cho nhau
Trả lại cho nhau giọt nước mắt sầu
Trả lại cho nhau
Trả lại cho nhau dạ đắng lòng đau
Dòng đời âm thầm lặng lẽ qua mau
Bao lời ân tình ai có mang theo
Một khúc ba sinh xin trả cho nhau

Ta còn nợ nhau một quãng đường dài
Sầu dâng trên lối bụi xô mắt cay
Giọt nào khi xưa rơi nhanh, trong vắt
Giữ mãi trong tim ta còn nợ nhau

13-04-2016

Ta Còn Nợ Nhau - Ngọc Mỹ

TA CÒN NỢ NHAU

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc: NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : NGỌC MỸ

Nhạc bản

Ta còn nợ nhau một nửa con đường
Nợ một chiều vàng nợ tối mù sương
Nợ vòng tay ôm nợ mùi da thịt
Mai đây xa rồi dấu tích còn vương

Ta còn nợ nhau sầu riêng chín đỏ
Tím bờ vai trần buồn đã thâm căn
Như mây bềnh bồng trôi giữa đêm trăng
Một giấc yêu thương ta còn nợ nhau

Trả lại cho nhau
Trả lại cho nhau giọt nước mắt sầu
Trả lại cho nhau
Trả lại cho nhau dạ đắng lòng đau
Dòng đời âm thầm lặng lẽ qua mau
Bao lời ân tình ai có mang theo
Một khúc ba sinh xin trả cho nhau

Ta còn nợ nhau một quãng đường dài
Sầu dâng trên lối bụi xô mắt cay
Giọt nào khi xưa rơi nhanh, trong vắt
Giữ mãi trong tim ta còn nợ nhau

13-04-2016

Tạ Ơn Đời - Phát Đạt

TẠ ƠN ĐỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Nắng chói đang về với cỏ cây
Ấm áp hồn ta bao ngất ngây
Trong ta ngàn muôn nỗi đắm say
Lang thang trên phố đông hôm nay
Vui theo ngọn nắng đến hây hây
Nôn nao theo tiếng cười nơi đây

Và tôi xin tạ ơn đời
Tạ ơn đời đã cho tôi
Một buổi sáng rất tinh khôi
Ngàn niềm tin trong ngày mới

Và tôi xin tạ ơn đời
Vạn ngày vui chốn nhân gian
Bao niềm hạnh phúc miên man
Cùng muôn ngàn nỗi hân hoan

Thắm thiết câu cười ai lững lờ
An nhiên ta về trong giấc mơ
Say sưa đời vui theo tiếng tơ
Bên nhau giữa một chốn hoang sơ
Qua nhanh một lời thơ hững hờ
Còn đây đời vui nơi bến bờ

o O o

Ta Tìm Thấy Nhau - Hồng Nhiên & Quốc Duy

TA TÌM THẤY NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HÔNG NHIÊN & QUỐC DUY

Nhạc bản

Em tìm thấy anh
Trong ngày mông mênh
Lung linh nắng vàng
Ru khúc dịu êm

Anh tìm thấy em
Âm thanh màu sắc
Ru nhau trọn giấc
Yêu thương ngọt mềm

Em tìm thấy anh
Sóng nước triền miên
Lời thương dào dạt
Xao xuyến con tim

Anh tìm thấy em
Đường xanh biêng biếc
Hàng cây vươn lá
Đón ngọn gió qua

Cùng về bên nhau nương náu
Ru ngàn mạch sống dâng cao
Lời tình bao câu tha thiết
Nâng niu câu hát ngọt ngào
Anh tìm thấy em
Em tìm thấy anh
Trong ngày dài xôn xao
Hồn muôn nỗi dạt dào

Em tìm thấy anh
Về đến thật mau
Như hai em bé
Quấn quýt bên nhau

Anh tìm thấy em
Đời vui thắm thiết
Tình yêu da diết
Trong anh và em

Ta tìm thấy nhau
Hòa tan trong nhau
Lời yêu tha thiết
Ta còn gửi trao

Ta tìm thấy nhau
Nụ hôn khao khát
Nồng nàn, da diết
Đến muôn đời sau

o O o

Ta Trở Về Đối Diện Với Đêm - Thảo Quyên

Bài thơ “TA TRỞ VỀ ĐỐI DIỆN VỚI ĐÊM” của tác giả Âu Tú Vân kể lại cuộc hành trình giữa màn đêm ký ức. Trong không gian rộng lớn, đối mặt với sự cô đơn và thách thức của hiện tại, cảm nhận nỗi trống trải của màn đêm u tối trong hồi ức và nỗi nhớ ngậm ngùi. Tuổi trẻ đã qua với bao nhiều mất mát hư hao. Còn lại đây sự hồi tưởng, đối mặt với thời gian và bóng tối. Xin mời các bạn thưởng thức bài thơ nhạc qua giọng ca tuyệt đẹp của Thảo Quyên.

TA TRỞ VỀ ĐỐI DIỆN VỚI ĐÊM

Thơ : ÂU TÚ VÂN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THẢO QUYÊN

Nhạc bản

Ta trở về trong khoảng trống bao la
Không bè bạn, không người quen, thân quyến
Không có nhau bàn tay như gầy guộc
Gió đông về ai sưỏi ấm con tim?

Ta trở về ngậm ngùi trong nỗi nhớ
Dòng máu hồng nằm trong ta thuở trước
Sao lặng thinh giữa quãng đời xuôi ngược
Đến khi nào thức tỉnh linh hồn ta?

Ta trở về
Ta trở về đối diện với màn đêm
Ta trở về
Đêm bao la một màu đen u tối
Đêm chôn ta trong tuổi đời qua vội
Khi thức dậy niềm mơ xưa tan vỡ

Ta trở về ôn ký ức đã qua
Bỗng chợt nhớ từng quên đi một thứ
Để qua đi một thời ta tuổi trẻ
Mà màn đêm đã đánh cắp đi rồi.

17-08-2023

Ta Vẫn Nhớ Em - Trung Hiếu

TA VẪN NHỚ EM

Thơ : TINA VŨ
Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TRUNG HIẾU

Nhạc bản

Ta vẫn nhớ em
Sài gòn mưa và nắng
Khi mùa hạ về
Ngàn phượng đỏ xôn xao
Nhớ buổi chiều trôi
Theo tiếng gió nôn nao
Góc quán cà phê
Câu hát khẽ, êm đềm

Ta vẫn nhớ em
Một đường về khuya khoắt
Nghiêng giọt đèn vàng
Mưa nhạt nhoà phố đêm
Giọng hát xa đưa
Đôi môi nhỏ ngọt mềm
Giấc ngủ muộn ngày
Trăn trở một mình ta

Là một khoảnh khắc
Nhưng đã thành mãi mãi
Là nhớ là thương
Là chất ngất tâm hồn
Lặng lẽ nơi đây
Ta đếm phút chờ mong
Ngày về lối xưa
Đường reo vui nắng ấm

Ta vẫn nhớ em
Sài Gòn còn bỡ ngỡ
Bao nỗi thăng trầm
Như khắc khoải tháng năm
Bước chân ta đi
Khua lên muôn nỗi nhớ
Bao khúc ngọt mềm
Xin giữ mãi trong tim

08-01-2013

Ta Vắng Nhau - Hồng Nhiên

TA VẮNG NHAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU_ Ca sĩ : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Ta vắng nhau
Như ngày về không ánh bình minh
Ta vắng nhau
Như bầu trời đang thiếu màu xanh
Biển thét gào
ngàn câu đau thương
sóng cao bạc đầu
Hồn chìm vực sâu thăm thẳm
Ngồi nhìn theo nơi xa vắng
Nhớ thương ngút ngàn

Ta không nhau
Như đêm không trăng sao
Ta xa nhau
Trong bao nhiêu hư hao
Dẫu vẫn biết
Con tim thường lỡ nhịp
Đôi khi vui\ và cũng lắm lúc buồn

Nhưng tình ơi
Dù ra sao đi nữa
Thương hay sầu
Cùng san sẻ cho nhau

Ta vắng nhau
Cho tình còn ray rứt đêm thâu
Ta vắng nhau
Cho trời buồn rơi mấy hạt ngâu
Giòng máu hồng
truyền ngàn niềm đau
đến con tim sầu
Kỷ niệm như cơn giông bão
Ru hồn trong muôn điên đảo
Giấc xưa không nhàu

o O o

Thành Phố Mộng Mơ - Quốc Duy

THÀNH PHỐ MỘNG MƠ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Thành phố vắng, thành phố mộng mơ
Ngàn thắm thiết dệt khúc tình thơ
Lung linh mặt Hồ Than Thở
Thông xanh thì thào lời gió
Thấp thoáng nơi xa sương mờ đỉnh cao

Thành phố nhớ, thành phố đậm hương
Hồn đắm đuối ngàn khúc vấn vương
Mênh mang bờ Hồ Xuân Hương
Nghiêng nghiêng đồi Cù thân thương
Tiếng thác Cam Ly ru giấc miên trường

Một ngày xa cho ngàn ngày nhung nhớ
Bóng mây xưa còn thấp thoáng bên đồi
Ngày năm nao miên man trong ký ức
Khi chiều rơi buồn thiu thung lũng vắng
Im lắng khung trời

Thành phố gió, thành phố lạnh đông
Đường phố vắng bên tiếng ngàn thông
Xa xôi nên hồn mãi ngóng
Trong tim bao niềm bâng khuâng
Thành phố yêu thương trong giấc mơ hồng

o O o

Thê Giới Muôn Màu - Hoài Tâm

𝘛𝘩ế 𝘨𝘪ớ𝘪 𝘲𝘶𝘢𝘯𝘩 𝘵𝘢 đầ𝘺 𝘮à𝘶 𝘴ắ𝘤 𝘱𝘩𝘰𝘯𝘨 𝘱𝘩ú, 𝘵ạ𝘰 𝘯ê𝘯 𝘮ộ𝘵 𝘣ứ𝘤 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 đẹ𝘱 𝘵𝘶𝘺ệ𝘵 𝘷ờ𝘪: 𝘮à𝘶 𝘹𝘢𝘯𝘩 𝘤ủ𝘢 𝘵ươ𝘪 𝘮á𝘵 𝘷à 𝘴ự 𝘴ố𝘯𝘨, 𝘮à𝘶 𝘷à𝘯𝘨 𝘤ủ𝘢 ấ𝘮 á𝘱 𝘷à 𝘩ạ𝘯𝘩 𝘱𝘩ú𝘤, 𝘮à𝘶 𝘤𝘢𝘮 𝘤ủ𝘢 𝘮ê 𝘩𝘰ặ𝘤 𝘷à 𝘭ã𝘯𝘨 𝘮ạ𝘯, 𝘮à𝘶 𝘹𝘢𝘯𝘩 𝘤ủ𝘢 𝘣ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘯 𝘷à 𝘵ự 𝘥𝘰. 𝘕𝘩ữ𝘯𝘨 𝘯𝘨à𝘺 𝘣ì𝘯𝘩 𝘢𝘯 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘩ế 𝘨𝘪ớ𝘪 𝘮𝘶ô𝘯 𝘮à𝘶 𝘯à𝘺 𝘣ạ𝘯 𝘯𝘩é.

THẾ GIỚI MUÔN MÀU

𝘕𝘩ạ𝘤 𝘷à 𝘭ờ𝘪 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : HOÀI TÂM
𝘛𝘩ự𝘤 𝘩𝘪ệ𝘯 : HẢI BẰNG STUDIO

Nhạc bản

Tôi mơ một thế giới màu xanh
Huy hoàng trong trời hồng vây quanh
Mênh mông ngày về vui trong nắng tới
Nuôi người nồng nàn giọt ấm miên man

Tôi mơ một thế giới vàng tươi
Ru ta ngàn vạn nỗi chơi vơi
Nồng say bao tiếng nói câu cười
Tin yêu luôn ngập tràn không vơi

Cùng nhau ta mơ
một thế giới muôn màu
Một màu hòa bình
màu của ngày mai
Một màu hy vọng
màu của tương lai
Một màu hân hoan
trong khúc tình dài

Tôi mơ một thế giới hồng xinh
Ngập trời tia nắng chói lung linh
Bên nhau luôn nồng nàn con tim ấm
Đau buồn rồi cũng sẽ qua thật nhanh

Tôi mơ một thế giới rực tươi
Thanh bình cùng hạnh phúc nơi nơi
Mùa xuân luôn đến với tim người
Yêu thương còn đây mãi bên đời

26-12-2011

Thèm - Hoài Tâm

𝘉à𝘪 𝘵𝘩ơ 𝘛𝘏È𝘔 𝘤ủ𝘢 𝘛𝘳ầ𝘯 𝘏ạ 𝘝𝘪 𝘭à 𝘮ộ𝘵 𝘣ứ𝘤 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 𝘷ẽ 𝘭ê𝘯 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰ả𝘯𝘩 𝘬𝘩ắ𝘤 𝘨𝘪ả𝘯 𝘥ị 𝘷à ấ𝘮 á𝘱 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘴ố𝘯𝘨 𝘲𝘶ê 𝘯𝘩à. 𝘕𝘨ô𝘯 𝘯𝘨ữ đơ𝘯 𝘨𝘪ả𝘯, 𝘯𝘩ẹ 𝘯𝘩à𝘯𝘨, 𝘯𝘩ư𝘯𝘨 𝘤𝘩ứ𝘢 đự𝘯𝘨 𝘣𝘪ể𝘶 𝘤ả𝘮 𝘴â𝘶 𝘴ắ𝘤 𝘷ề 𝘵ì𝘯𝘩 𝘤ả𝘮 𝘨𝘪𝘢 đì𝘯𝘩. 𝘛𝘪ế𝘯𝘨 ầ𝘶 ơ, 𝘮𝘪ế𝘯𝘨 𝘣ưở𝘪, 𝘮𝘪ế𝘯𝘨 𝘣ò𝘯𝘨, … 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 ướ𝘤 𝘮ơ 𝘯𝘩ỏ 𝘣é, 𝘨𝘪ả𝘯 𝘥ị 𝘯𝘩ư𝘯𝘨 𝘭ạ𝘪 𝘮𝘢𝘯𝘨 đế𝘯 𝘯𝘪ề𝘮 𝘷𝘶𝘪 𝘵𝘩ấ𝘵 𝘭ớ𝘯 𝘭𝘢𝘰. 𝘉à𝘪 𝘵𝘩ơ 𝘛𝘏È𝘔 𝘤𝘩ạ𝘮 đế𝘯 𝘵𝘪𝘮 𝘯𝘨ườ𝘪 𝘷ớ𝘪 𝘩ì𝘯𝘩 ả𝘯𝘩 𝘮ẹ 𝘯𝘨ồ𝘪 𝘷á á𝘰, 𝘵𝘢𝘺 𝘳𝘶𝘯, 𝘷à 𝘤ả 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰ả𝘯𝘩 𝘬𝘩ắ𝘤 ấ𝘮 á𝘱 𝘬𝘩𝘪 𝘮ẹ 𝘹ớ𝘪 𝘤ơ𝘮 𝘵𝘳ắ𝘯𝘨 𝘵𝘳ê𝘯 𝘭ử𝘢 𝘩ồ𝘯𝘨. 𝘔ì𝘯𝘩 đã 𝘨ử𝘪 𝘷à𝘰 𝘣à𝘪 𝘵𝘩ơ 𝘯à𝘺 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘯ố𝘵 𝘯𝘩ạ𝘤 đơ𝘯 𝘨𝘪ả𝘯 𝘵𝘳ê𝘯 𝘯ề𝘯 𝘨𝘪𝘢𝘪 đ𝘪ệ𝘶 𝘯𝘩ẹ 𝘯𝘩à𝘯𝘨 𝘯𝘩ư 𝘭ờ𝘪 𝘤ủ𝘢 𝘣à𝘪 𝘵𝘩ơ.

THÈM

Thơ : TRẦN HẠ VI
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀI TÂM

Nhạc bản

Con thèm một tiếng ầu ơ
Trời trưa nắng đổ, ngẩn ngơ sau vườn
Con thèm nghe tiếng mẹ thương
Chen chen chúc chúc vẹt sờn mảnh chăn
Thèm nhìn thấy mẹ đang nhăn
Lời kinh mẹ đọc tiếng răn ngọt lòng

Con thèm
ôi con thèm
thèm một miếng bưởi\ Con thèm miếng bòng
Tướp tươm nước miếng trưa hồng bóng sân Con thèm
ôi con thèm đôi phút hỏi han
Mẹ ngồi vá áo chỉ lần tay run

Thèm nghe cơm réo nắp vung
Dẻo tay mẹ xới trắng thơm trên lửa hồng
Con thèm, thèm lắm vòng ôm
Da mồi bạc tóc mẹ hôm sớm chiều
Mẹ ngồi lẩm nhẩm câu Kiều
Con mơ mải mốt cánh diều tuổi thơ

02-09-2023

Theo Tia Nắng Lên - Phát Đạt

THEO TIA NẮNG LÊN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Ngày đang lên theo tia nắng ấm áp rơi nơi vườn sau
Ngày như vui theo câu chữ, tiếng nói cười rất xôn xao
Ngàn yêu thương đang rộn rã khúc hân hoan
Niềm hạnh phúc như chứa chan
Con tim ấp áp thân tình
Ngày đang đến với thiết tha
Lời chúc vui người trao ta

A á à
A á ơi à ơi
Á à
A á ơi à ơi

Tôi đang trong thế giới màu xanh
Tôi vui cùng bạn hữu chung quanh
Say theo bao tiếng nói chân thành
Và tôi mơ một ngày mai tươi sáng
Người bên nhau không còn gây hờn oán
Nuôi yêu thương trong thế giới bình an

Ngày đang lên theo câu chữ hát vẩn vơ cho người vui
Lời trong tim xin trao gửi đến đời dài vẫn lặng trôi
Người quên đi bao ngang trái, hết ghét ghen
Lời yêu thương mãi gửi trao
Chia nhau ấm áp tình người
Ngày đang đến với thiết tha
Ngàn yêu thương đang trổ hoa

A á à
A á ơi à ơi
Á à
A á ơi à ơi\

18-06-2020

Thì Ta Hãy Yêu Nhau - Tâm Thư

THÌ TA HÃY YÊU NHAU

Sáng tác : Ngô Càn Chiếu
Thể hiện : TÂM THƯ

Nhạc bản

Ta còn gần nhau ấm áp con tim
Vài năm sau nữa chưa biết sẽ ra sao
Có thương và có tiếc?
Có vui và có khổ?
Hay quên ngày xưa xa?
Ngàn chuyện cũ phôi pha
Vùng ký ức nhạt nhòa
Sẽ còn gì trên lối cũ đi qua

Thì ta hãy yêu nhau
Khi ta còn có nhau bên đời
Hãy yêu nhau
Khi tim còn nhịp khúc chơi vơi
Yêu nhau đi
Mái tóc, làn môi
Yêu nhau đi
Ánh mắt, nụ cười
Hãy yêu nhau
Khi ta còn là ta

Ta còn gần nhau ấm êm mắt môi
Vài năm sau nữa chưa biết sẽ ra sao
Có thương và có tiếc?
Có vui và có khổ?
Qua trí óc mờ xa
Đôi mắt hết hồn nhiên
Bờ môi hết trinh nguyên
Có ngậm ngùi trong bao nỗi nhớ quên?

08-07-2014

Thiên Nhiên Và Em - Tâm Thư

THIÊN NHIÊN VÀ EM

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : TÂM THƯ

Nhạc bản

Nắng ngày thêm xanh tươi
mưa ướt mắt xuân cười
mây bồng bềnh hương tóc
gió lay động tình em

Nắng thèm được rong chơi
mây tô thắm khung trời
mưa còn đùa sông suối
gió gieo sầu không vơi

Trái tim non
trái tim non dậy sóng
Mãi tung tăng
tung tăng với thiên nhiên
nắng mưa và mây gió
em hồn nhiên áo hồng

Gió đa đoan
gió đa đoan ngày đó
Mãi phiêu du
phiêu du cùng nắng say
hóa mưa vào tóc nhớ
hồn nhiên em về đâu

kể chuyện mình năm xưa
yêu thương mấy cho vừa
con thuyền ai đỗ bến
ước ao chuyện thần tiên

nắng vời vợi trên môi
mưa nhớ hạt bên trời
gió mây giờ xa vắng
em còn là em tôi?!

28-01-2015

Thoáng Xuân - Thanh Hoa

THOÁNG XUÂN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ý thơ : TỪ NGUYỄN
Trình bày : THANH HOA

Nhạc bản

Một thoáng xuân qua
Đang qua đi nhẹ nhàng
Ngàn nỗi thiết tha
Vẫn say đắm nồng nàn
Một thoáng xuân qua
Giữa trần gian mênh mông
Xuân qua rồi ai níu ?
Ai người còn thấy thiếu ?
Và ai ngồi ngóng trông ?

Giấc xuân qua một thoáng
Muôn ngọt ngào đóa xuân say
Không câu hào nhoáng
Hương nồng nàn mãi không phai
Xuân đang là một thoáng
Nhưng tình xuân vĩnh viễn

Một thoáng xuân rơi
Trong bao nỗi bàng hoàng
Ngày tháng chưa vơi
Tình tha thiết ngập tràn

Một thoáng xuân rơi
Cho hồn người chơi vơi
Xuân nuôi tình rất mới
Trên đường dài chưa tới
Xin chào ánh xuân tươi

21-02-2010

Thoáng Xuân - Thảo Quyên

THOÁNG XUÂN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ý thơ : TỪ NGUYỄN
Trình bày : THẢO QUYÊN

Nhạc bản

Một thoáng xuân qua
Đang qua đi nhẹ nhàng
Ngàn nỗi thiết tha
Vẫn say đắm nồng nàn
Một thoáng xuân qua
Giữa trần gian mênh mông
Xuân qua rồi ai níu ?
Ai người còn thấy thiếu ?
Và ai ngồi ngóng trông ?

Giấc xuân qua một thoáng
Muôn ngọt ngào đóa xuân say
Không câu hào nhoáng
Hương nồng nàn mãi không phai
Xuân đang là một thoáng
Nhưng tình xuân vĩnh viễn

Một thoáng xuân rơi
Trong bao nỗi bàng hoàng
Ngày tháng chưa vơi
Tình tha thiết ngập tràn

Một thoáng xuân rơi
Cho hồn người chơi vơi
Xuân nuôi tình rất mới
Trên đường dài chưa tới
Xin chào ánh xuân tươi

21-02-2010

Thôi Đừng Buồn - Hồng Nhiên

THÔI ĐỪNG BUỒN

Thơ : PHƯƠNG LINH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Thôi đừng buồn chiều ơi
Nắng rơi bên kia đồi
Hoàng hôn dù chậm trôi
Cũng rớt vào đêm thôi

Thôi đừng buồn đêm ơi
Trăng úp mặt ngủ rồi
Bình minh chưa thức dậy
Ngày như đêm thế thôi

Thôi đừng buồn mùa ơi
Xuân đến xuân đi rồi
Bốn mùa dẫu chậm lại
Thì cũng là đông rơi

Thôi đừng buồn mưa hỡi
Từng giọt buồn mang tới
Sầu còn dâng mấy nỗi
Thì nắng cũng về thôi

Thôi buồn chi sông ơi
Bến miên man vun bồi
Miệt mài cơn sóng vỗ
Thuyền cũng bỏ ra khơi

Buồn làm chi tôi ơi
Thơ gửi tím mây trời
Rơi ngàn sau nỗi nhớ
Mình tôi với đơn côi

o O o

Thu Say - Quốc Duy

𝘔ù𝘢 𝘵𝘩𝘶 đ𝘢𝘯𝘨 𝘷ề đâ𝘺 𝘷ớ𝘪 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 á𝘯𝘩 𝘯ắ𝘯𝘨 𝘷à𝘯𝘨 𝘳ự𝘤 𝘳ỡ, 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪ề𝘶 𝘥ị𝘶 𝘥à𝘯𝘨 𝘷à 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘤á𝘯𝘩 𝘤â𝘺 𝘹𝘢𝘯𝘩 𝘮ướ𝘵. 𝘊ù𝘯𝘨 𝘷ớ𝘪 𝘮ù𝘢 𝘵𝘩𝘶, 𝘤ả𝘮 𝘹ú𝘤 𝘤ũ𝘯𝘨 𝘯ở 𝘳ộ 𝘯𝘩ư 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘣ô𝘯𝘨 𝘩𝘰𝘢, 𝘷à 𝘵ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘯𝘩ư 𝘮ộ𝘵 𝘯ố𝘵 𝘯𝘩ạ𝘤 ê𝘮 đề𝘮 𝘷𝘢𝘯𝘨 𝘭ê𝘯 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘬𝘩ô𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘢𝘯. 𝘛𝘩â𝘯 𝘮ờ𝘪 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘵𝘩ưở𝘯𝘨 𝘵𝘩ứ𝘤 𝘛𝘩𝘶 𝘚𝘢𝘺 𝘲𝘶𝘢 𝘨𝘪ọ𝘯𝘨 𝘩á𝘵 𝘵𝘩ậ𝘵 𝘯ồ𝘯𝘨 𝘯à𝘯 𝘤ủ𝘢 𝘘𝘶ố𝘤 𝘋𝘶𝘺.

THU SAY

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Này em mùa thu đang về đây
Trong bầu trời mây bay
Ngàn thông reo lời vui cỏ cây
Êm ái nhành thu say
Đàn chim thảnh thơi đùa vui
Chào tia vàng đang về đây
Cho má em hồng hây hây

Tặng em
Một chiếc lá vàng
Thêm nỗi dịu dàng
Ánh nắng thu nhẹ nhàng

Tặng em
Muôn nỗi bàng hoàng
Hương thắm nồng nàn
Tình thu bao chứa chan

Tặng em
Màu thu rực rỡ
Về theo nhịp thở
Tình nồng muôn thuở
Trong tim người

Này em mùa thu đang nhẹ rơi
Trong ngày vui đang tới
Dịu êm tia hồng soi ngàn nơi
Cho hồn người phơi phới
Cùng nhau sẻ chia niềm vui
Một câu tình say người ơi
Trong ánh thu vàng muôn nơi

o O o

Thu Về - Thanh Duyên

THU VỀ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Thu
Về đây
Theo ngọn gió heo may
Sầu lay
Khung trời xám mây bay
Vàng phai
Vùng xa xưa nẻo ấy
Quạnh hiu
Theo ngàn chiếc lá rơi
Tịch liêu
Bao héo hắt bên đời
Trong chiều thu tả tơi

Nhìn chiếc lá thu vàng đang rơi
Ngàn lặng lẽ bên đây cõi đời
Nhung nhớ không rời\

Vùng trời xa chưa đi về tới
Lòng còn đây bao nhiêu nhức nhối
Tiếc nuối không thôi

Thu
Về mau
Bên trời gió lao xao
Tìm đâu
Trong trí nhớ hư hao
Niềm đau
Còn miên man nẻo ấy

Ngồi đây
Trong ngọn gió thu bay
Chuyện qua
Là một giấc mơ dài
Cùng năm tháng phôi phai

o O o

Thương Một Góc Trời - Hoài Tâm

THƯƠNG MỘT GÓC TRỜI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀI TÂM

Nhạc bản

Trong màn đêm nhẹ rơi
Bao nhiêu thương nhớ bồi hồi
Nghe lòng mình như đơn côi
Thương sao giấc cũ xa xôi

Theo giọt mưa thu rơi
Lòng sao muôn nỗi rã rời
Buồn theo đêm vắng im hơi
Trong muôn nhung nhớ tơi bời
Thương một góc trời

Quê hương ơi! Ra đi một buổi sớm
Khúc chia ly nghe vấn vương tâm hồn
Quê hương ơi! Nơi khung trời thân thương
Phố mù sương, nghe hồn như còn vướng

Quê hương ơi! Ra đi trong ngày mới
Bước chân theo tiếng xa xôi gọi mời
Quê hương ơi! Ra đi trong giọt nhớ
Giữ trong tim góc phố của tuổi thơ

Trong màn đêm riêng ta
Mênh mông lối cũ nhạt nhòa
Ngàn tình còn đây chưa qua
Miên man nỗi nhớ đậm đà

Theo từng hạt mưa sa
Giọt rơi ướt mắt nhạt nhòa
Ngàn thương gửi đến nơi xa
Trong tim câu nói thật thà
Còn nỗi nhớ nhà

o O o

Tiếng Đêm - Phương Uyên

TIẾNG ĐÊM

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHƯƠNG UYÊN

Nhạc bản

Đêm thở dài
Nghe đêm thở dài
Chừng ai buông tiếng nấc
Đêm không còn
Trăng không còn
Xỏa ánh ngất ngây tình
Đau chìm sâu
Niềm đau chìm sâu
Hiu hắt bóng đời mình
Ôi niềm đau
Vết son rạn vỡ
Cho héo hắt môi cười

Đêm trở trăn
Cho bao niềm xa xăm
Đang về gọi nhớ
Len lỏi tim
Xưa mộng thơ trinh
Bao niềm mông mênh
Gửi mơ đầy
Ngàn trăng sao khói mây
Giọt rơi trên giấy
Hạnh phúc đẫm vai người

Đêm giấu cười quay quắt
Lệ hoen khóe môi khô
Đêm quên lời thề xưa
Đêm chìm đắm
Trong mơ

o O o

Tiếng Đêm - Thanh Duyên

TIẾNG ĐÊM

Thơ : PHẠM THỊ CÚC VÀNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Đêm thở dài
Nghe đêm thở dài
Chừng ai buông tiếng nấc
Đêm không còn
Trăng không còn
Xỏa ánh ngất ngây tình
Đau chìm sâu
Niềm đau chìm sâu
Hiu hắt bóng đời mình
Ôi niềm đau
Vết son rạn vỡ
Cho héo hắt môi cười

Đêm trở trăn
Cho bao niềm xa xăm
Đang về gọi nhớ
Len lỏi tim
Xưa mộng thơ trinh
Bao niềm mông mênh
Gửi mơ đầy
Ngàn trăng sao khói mây
Giọt rơi trên giấy
Hạnh phúc đẫm vai người

Đêm giấu cười quay quắt
Lệ hoen khóe môi khô
Đêm quên lời thề xưa
Đêm chìm đắm
Trong mơ

o O o

Tím Cả Trường Tiền - Phát Đạt

TÍM CẢ TRƯỜNG TIỀN

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Dòng Hương đang âm thầm trôi
Chiều rơi lặng lẽ bên đời
Mình ta nhìn nơi xa xôi
Mây lững lơ nhắc ta dáng người

Niềm xưa còn đây xôn xao
Giấc cũ khơi nỗi sầu đau
Hồn chìm theo niềm yêu dâng cao
Hoàng hôn rơi tím ngắt một màu

Tím
Tím cả khung trời chất ngất nhớ thương
Tím
Tím bóng ai về giữa chốn ngàn phương
Tím cầu Trường Tiền hoàng hôn đang xuống
Thăm thẳm trời chiều mây giăng khắp hướng
Ôi dòng Hương buồn như bến sông Tương

Dòng sông nhẹ trôi buồn tênh
Bâng khuâng cơn gió ngập ngừng
Đò xuôi mênh mông hoàng hôn
Chênh chao theo kỷ niệm chập chùng

Tình xa nên tình hư hao
Nhung nhớ trăm ngàn lao đao
Lời yêu thương xin còn trao nhau
Chiều rơi nhanh tím thẳm một màu

o O o

Tìm Em - Ngô Càn Chiếu

TÌM EM

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Tìm em
Anh không biết tìm em ở đâu
Tìm em
Anh đi đến vùng xa chốn sâu
Biển xa sóng vỗ bạc đầu
Rừng sâu cây lá xanh màu
Vực thẳm non cao
Còn đi tìm kiếm
không thấy em đâu
Trong muôn u sầu

Anh đi tìm em
Theo mây ngàn lang thang đầu gió
Anh đi tìm em
Trong giọt mưa rơi ngày cuối mùa
Em đi về đâu
để anh nơi này
nhớ nhung tơi bời
Trăm thương ngàn nhớ
Mong manh nhịp thở
héo úa tim người

Tìm em
Anh đi mãi trong muôn sầu đau
Tìm em
Anh khắc khoải mong em về mau
Người đi quên tiếng mong chờ
Còn đây ngàn giấc ơ thờ
Nỗi nhớ đong đưa
Chiều như tàn úa
Bao tiếng thương đau
Nói sao cho vừa

18-08-2016

o O o

Tím Một Lối Về - Diệu Hiền

TÍM MỘT LỐI VỀ

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : DIỆU HIỀN

  • Nhạc nền :

Anh có bao giờ chợt nhớ về em
Con đường hoa tím đưa bước chân quen
Về trong hoàng hôn nỗi nhớ bâng khuâng
Chiều nay lang thang anh ơi có biết

Nơi đây mùa xuân mặt trời chưa ngủ
Bóng lá dịu êm, khoảng tím nhạt nhoè
Em giấu buồn rơi một góc riêng mình
Nơi có bài thơ bật khóc câu tình

Chẳng là hôm nay, chẳng là muôn thuở
Một ngày rời xa, cũng chẳng vì đâu
Đi đến cuối cùng, trở lại ban sơ
Cuối ngõ hoàng hôn tím đẫm sương chiều

Có là hôm nay, có là muôn thuở
Tất cả như về theo chuyện bâng quơ
Tình cờ trong em một ngày, nỗi nhớ
Theo mùa hoa may dâng lên trong gió

Xua ngọn gió mờ cuốn mặt trời đêm
Xôn xao góc nhỏ xin thả tình em
Một ngày đi về theo bóng cỏ xanh
Anh ngang lối quen có buồn chậm bước?

Cứ mỗi xuân qua, đường chiều tím nhớ
Đưa bước một người không phải là em
Gió vẫn bâng khuâng nhắc nhở âm thầm
Bao câu chuyện tình dở dang muôn đời

Đã là hôm nay, sẽ là muôn thuở
Đường xưa hoa tím, còn tím một màu
Mai đây muôn trùng, người đã về đâu
Những mùa cỏ may còn bay trong gió
Anh có bao giờ chợt nhớ về em?
Ai sẽ bao giờ chợt nhớ về ai…

23-07-2014

Tin Yêu - Quốc Duy

TIN - YÊU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Ta trao nhau trọn trái tim này
Cùng một niềm tin vẫn mãi đong đầy
Từng lời yêu thương,
Bao dịu dàng thắm thiết trao nhau
Nắng đến điểm tô vườn xuân
Gió mát ru câu nồng nàn

Tin yêu,
tin yêu ta trao nhau mãi
Tình yêu
tình yêu vĩnh viễn không phai
Bên nhau ta không ngại ngần
Vượt qua ngàn muôn giông bão
Niềm tin chắp cánh bay cao

Vì người ơi nếu có một ngày,
Niềm tin mòn hao theo năm tháng miệt mài
Thì tình yêu hôm nay
là sầu thương trong vụn vỡ ngày mai
Tình còn niềm đau kéo dài
Dày vò, nuối tiếc u hoài

Tin yêu,
tin yêu ta trao nhau mãi
Tình yêu
tình yêu vĩnh viễn không phai
Bên nhau ta không ngại ngần
Vượt qua ngàn muôn giông bão
Niềm tin chắp cánh bay cao

Người yêu ơi bên nhau mãi không rời
Cùng nuôi tình ta thắm thiết đến muôn đời
Cùng trao cho nhau
Trọn một niềm tin cùng nỗi yêu thương
Từng ngày dài thắm thiết trao lời
Lời ngọt ngào hòa với câu cười
Niềm tin yêu giữ trong tim người

18-08-2024

Tình Anh - Duy Linh

TÌNH ANH

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Ca sĩ : DUY LINH

Nhạc bản

Sẽ chẳng có ngôn ngữ nào
Khúc thắm thiết câu đón chào
Tiếng đắm đuối muôn nồng thắm hay bao thì thào
Sẽ chẳng có tiếng nói nào
Thay được ngàn tình trong nhau
Hồn chất chứa bao nỗi dạt dào
Theo bước chân em về mau
Anh nghe như lòng đang xôn xao
Trôi qua đi ngàn muôn phiền não
Tiếng yêu ngọt ngào

Em về bên anh
Trời xanh mây hồng rạng rỡ
Quên bao sầu buồn
Ta như trong một giấc mơ
Yêu thương ngập hồn
Cùng chia nhau một hơi thở
Trong vòng tay ấm
Nâng niu câu chuyện vẩn vơ

Sẽ chẳng có ngôn ngữ gì
Khúc quấn quýt câu thầm thì
Tiếng chất ngất bao nồng ấm hay câu mộng mị
Sẽ chẳng có ngôn ngữ gì
Thay được ngàn niềm tình si
Xin giữ mãi trong trái tim này
Muôn khúc đam mê nồng say
Cho bao nhiêu ngọt mềm không phai
Cho thiên thu tình yêu rực cháy
Trọn giấc mơ dài

29-05-2011

Tình Anh - Ngô Càn Chiếu

TÌNH ANH

Sáng tác và trình bày: NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Sẽ chẳng có ngôn ngữ nào
Khúc thắm thiết câu đón chào
Tiếng đắm đuối muôn nồng thắm hay bao thì thào
Sẽ chẳng có tiếng nói nào
Thay được ngàn tình trong nhau
Hồn chất chứa bao nỗi dạt dào
Theo bước chân em về mau
Anh nghe như lòng đang xôn xao
Trôi qua đi ngàn muôn phiền não
Tiếng yêu ngọt ngào

Em về bên anh
Trời xanh mây hồng rạng rỡ
Quên bao sầu buồn
Ta như trong một giấc mơ
Yêu thương ngập hồn
Cùng chia nhau một hơi thở
Trong vòng tay ấm
Nâng niu câu chuyện vẩn vơ

Sẽ chẳng có ngôn ngữ gì
Khúc quấn quýt câu thầm thì
Tiếng chất ngất bao nồng ấm hay câu mộng mị
Sẽ chẳng có ngôn ngữ gì
Thay được ngàn niềm tình si
Xin giữ mãi trong trái tim này
Muôn khúc đam mê nồng say
Cho bao nhiêu ngọt mềm không phai
Cho thiên thu tình yêu rực cháy
Trọn giấc mơ dài

29-05-2011

Tình Ca Đêm Xuân - Tâm Thư

TÌNH CA ĐÊM XUÂN

Thơ : NINA NGUYỄN
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

Nghe không anh
Tiếng xuân mang bao điều ước,
Tiếng trăng rơi rung hồ nước,
Ngân nga theo cánh chim bay,
Miên man con sóng mê say.

Mơ không anh
Giấc mơ trong veo màu trắng,
Giấc mơ tím lan mùa vắng,
Long lanh ánh mắt phong sương,
Du dương đắm đuối yêu thương.

Say không anh
Lời tình tự giữa đêm xuân
Nồng nàn một ánh trăng thương
Trong giấc mộng vương theo bóng canh trường

Vui không anh
Chia nhau muôn câu chất chứa
Tình xuân nồng say muôn thuở (ơ)

Nghe không anh
Cánh sao đêm rơi đầu phố,
Dấu yêu xưa theo làn gió,
Mênh mang đất trời giao thoa
Dịu dàng một khúc tình thơ

Mơ không anh
Xuyến xao con tim ngàn nỗi
Ngất ngây theo cung điệu mới
Trong đêm đang đến muôn nơi
Trong yêu thương đến chơi vơi
Mơ không anh
Tình khúc đêm xuân giữa trời

02-02-2015

Tình Em - Diệu Hiền

TÌNH EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DIỆU HIỀN

Nhạc bản

Tình em như ngọn lửa
Trong đáy tim anh nung sôi giòng máu hồng
Ngàn niềm yêu chan chứa
Ru mãi trong anh miên man lời tình nồng
Tình em như thác lũ
Mênh mông sóng vỗ theo muôn ngọn triều dâng
Trong cơn bão tố đang bay về thật nhanh
Vây kín tim anh
Tiếng yêu chân thành

Và trong ta
Ngàn yêu thương còn dâng cao
Trong giấc mơ đang đón chào
Tình đến bên ta dạt dào
Ngàn tiếng đam mê ngọt ngào
Vê đây mau
Cùng trao nhau
Ngàn nôn nao

Tình em như ngày mới
Trong nắng lung linh chứa chan muôn ánh hồng
Một hồn thơ phơi phới
Đang đổi trao nhau bao nhiêu lời thì thầm
Tình em như gió tới
Mang theo khúc hát miên man ngàn chơi vơi
Cho anh đắm đuối theo câu nhạc đang rơi
Sẽ mãi không vơi
Tiếng yêu muôn đời

16-03-2011

Tình Em - Lệ Thu Nguyễn

TÌNH EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Tình em như ngọn lửa
Trong đáy tim anh nung sôi giòng máu hồng
Ngàn niềm yêu chan chứa
Ru mãi trong anh miên man lời tình nồng
Tình em như thác lũ
Mênh mông sóng vỗ theo muôn ngọn triều dâng
Trong cơn bão tố đang bay về thật nhanh
Vây kín tim anh
Tiếng yêu chân thành

Và trong ta
Ngàn yêu thương còn dâng cao
Trong giấc mơ đang đón chào
Tình đến bên ta dạt dào
Ngàn tiếng đam mê ngọt ngào
Vê đây mau
Cùng trao nhau
Ngàn nôn nao

Tình em như ngày mới
Trong nắng lung linh chứa chan muôn ánh hồng
Một hồn thơ phơi phới
Đang đổi trao nhau bao nhiêu lời thì thầm
Tình em như gió tới
Mang theo khúc hát miên man ngàn chơi vơi
Cho anh đắm đuối theo câu nhạc đang rơi
Sẽ mãi không vơi
Tiếng yêu muôn đời

o O o

Tình Mãi Xanh Màu - Hồng Nhiên

Bài hát “Tình Mãi Xanh Màu”, qua giọng ca ngọt ngào và truyền cảm của Hồng Nhiên, là một khúc ca về tình yêu vĩnh cửu. Ca khúc tôn vinh tình yêu không phai nhạt, dù thời gian trôi qua hay gặp phải khó khăn, tình yêu ấy vẫn luôn ấm áp, nồng nàn và rực rỡ như vườn hoa ngàn sắc. Hồng Nhiên đã thổi hồn vào từng câu hát, mang đến cho người nghe những cảm xúc sâu lắng và những giấc mơ tình yêu đẹp mãi, không bao giờ phai nhạt. Thân mến gửi đến các bạn lời chúc bình an và hạnh phúc.

TÌNH MÃI XANH MÀU

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

Nhạc bản

Ngày đang đến
theo bình minh
Ngàn mây trôi
trong nắng tới
Nhìn phương xa
đàn chim ríu rít tung bay
Hồn chơi vơi
chìm trong gió mát ngất ngây
Dấu yêu bên đời
ru giấc mộng dài

Những yêu thương
vẫn mãi giữ hoài cho nhau
Dẫu tháng cùng ngày qua mau
Tình yêu như nắng
gửi đến ta muôn ấm nồng
Quấn quýt con tim máu hồng
lời ca tha thiết

Ngàn yêu dấu
không nhạt phai
Dù phong ba
hay bão tố
Về bên nhau
cùng chung xây giấc mộng lành
Vườn tình ta
Mênh mông rực rỡ ngàn hoa
Sẽ không phai nhạt
Tình mãi xanh màu

o O o

Tình Mẹ - Hoàng Như Khánh

TÌNH MẸ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : Hoàng Như Khánh

Nhạc bản

Tình mẹ như hạt nắng
Ấm áp đưa con vào đời
Tình mẹ theo ngày tháng
Tiếng võng đong đưa muôn lời
Mẹ là mật ngọt ca dao
Ru miên man từ thuở nằm nôi
Mẹ là ngàn lời xôn xao
Luôn bên con sẻ chia đầy vơi
Mẹ là bầu trời trên cao
Mẹ là ngàn vạn trăng sao
Là yêu thương, thắm thiết dạt dào

Quấn quít câu nồng ấm
Tiếng ru muôn đời
Chất chứa bao đằm thắm
Bên con không rời
Mẹ là vùng trời quê hương
Mẹ là ngập tràn tình thương
Như sóng mênh mông biển Đông
Như nước êm trôi Cửu Long

Tình mẹ như biển lớn
Sóng vỗ muôn câu dịu dàng
Tình mẹ như ngày đến
Ấm áp trong tia nắng vàng
Mẹ là ngọt ngào câu thơ
Trong bình minh ướt đẫm hơi sương
Mẹ là vạn lời mộng mơ
Khi chiều rơi bao nỗi yêu thương
Mẹ là nhịp điệu chơi vơi
Mẹ là tình dài không thôi
Là thênh thang nắng gió đất trời

05-08-2010

Tình Mẹ - Ngô Càn Chiếu

TÌNH MẸ

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Tình mẹ như hạt nắng
Ấm áp đưa con vào đời
Tình mẹ theo ngày tháng
Tiếng võng đong đưa muôn lời
Mẹ là mật ngọt ca dao
Ru miên man từ thuở nằm nôi
Mẹ là ngàn lời xôn xao
Luôn bên con sẻ chia đầy vơi
Mẹ là bầu trời trên cao
Mẹ là ngàn vạn trăng sao
Là yêu thương, thắm thiết dạt dào

Quấn quít câu nồng ấm
Tiếng ru muôn đời
Chất chứa bao đằm thắm
Bên con không rời
Mẹ là vùng trời quê hương
Mẹ là ngập tràn tình thương
Như sóng mênh mông biển Đông
Như nước êm trôi Cửu Long

Tình mẹ như biển lớn
Sóng vỗ muôn câu dịu dàng
Tình mẹ như ngày đến
Ấm áp trong tia nắng vàng
Mẹ là ngọt ngào câu thơ
Trong bình minh ướt đẫm hơi sương
Mẹ là vạn lời mộng mơ
Khi chiều rơi bao nỗi yêu thương
Mẹ là nhịp điệu chơi vơi
Mẹ là tình dài không thôi
Là thênh thang nắng gió đất trời

05-08-2010

Tình Ngâu - Quốc Duy

TÌNH NGÂU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Cơn mưa rơi trên chốn vắng
Không gian tịch liêu im lắng
Trời sao gây nên ngăn cách?
Cho muôn nhung nhớ vây quanh

Mong ai trong ngày tháng bảy
Hồn chìm trong cơn mê mải
Buồn này mãi chẳng phôi phai

Cơn mưa ngâu vang tiếng u hoài\ Ngân lên bao cung điệu nức nở
Ngàn năm qua một nỗi đau dài
Trong sầu rơi giăng mưa tháng bảy

Lời nghẹn ngào vang đến nhân gian
Trên cầu tình Ô Thước giăng ngang
Bến Sông Ngân kết nối đôi bờ

Cơn mưa như bao nức nở
Lệ rơi nuôi dài nỗi nhớ
Lời yêu hay câu than thở?
Về trong tiếng gió đong đưa

Tình Ngâu trong muôn khắc khoải
Niềm đau dâng lên tê tái
Sầu thương Chức Nữ Ngưu Lang

o O o

Tình Ơi - Hoài Tâm

𝘛ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘭à 𝘮𝘰𝘯𝘨 𝘮𝘢𝘯𝘩 𝘩𝘢𝘺 𝘷ĩ𝘯𝘩 𝘤ử𝘶? 𝘓à 𝘤ơ𝘯 𝘣ã𝘰 𝘨𝘪ô𝘯𝘨 𝘷ù𝘪 𝘥ậ𝘱 𝘮ọ𝘪 𝘯𝘪ề𝘮 𝘵𝘪𝘯 𝘩𝘢𝘺 𝘯𝘨𝘶ồ𝘯 𝘯ă𝘯𝘨 𝘭ượ𝘯𝘨 𝘵ạ𝘰 𝘯ê𝘯 𝘮𝘶ô𝘯 𝘭ờ𝘪 𝘵𝘩ơ 𝘷à 𝘮𝘶ô𝘯 𝘮à𝘶 𝘴ắ𝘤 𝘤ủ𝘢 𝘤𝘶ộ𝘤 𝘴ố𝘯𝘨? 𝘓à 𝘣𝘶ồ𝘯 đ𝘢𝘶, 𝘵𝘩ấ𝘵 𝘷ọ𝘯𝘨 𝘩𝘢𝘺 𝘭à 𝘵𝘩𝘢 𝘵𝘩ứ, 𝘵𝘪𝘯 𝘺ê𝘶 ? 𝘟𝘪𝘯 đượ𝘤 𝘤𝘩ọ𝘯 𝘵ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘯𝘩ư 𝘮ộ𝘵 𝘣ứ𝘤 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘵𝘩ầ𝘯 𝘤ủ𝘢 𝘴ự 𝘩ạ𝘯𝘩 𝘱𝘩ú𝘤, 𝘴ự 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵â𝘮, 𝘷à 𝘴ự 𝘬ế𝘵 𝘯ố𝘪 𝘮ạ𝘯𝘩 𝘮ẽ 𝘨𝘪ữ𝘢 𝘩𝘢𝘪 𝘯𝘨ườ𝘪. 𝘔ờ𝘪 𝘤á𝘤 𝘣ạ𝘯 𝘵𝘩ưở𝘯𝘨 𝘵𝘩ứ𝘤 𝘣à𝘪 𝘩á𝘵 “𝘛𝘪𝘯𝘩 Ơ𝘪” 𝘲𝘶𝘢 𝘵𝘪ế𝘯𝘨 𝘩á𝘵 𝘵𝘶𝘺ệ𝘵 đẹ𝘱 𝘤ủ𝘢 𝘏𝘰à𝘪 𝘛â𝘮.

TÌNH ƠI

𝘚á𝘯𝘨 𝘵á𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : HOÀI TÂM
𝘛𝘩ự𝘤 𝘩𝘪ệ𝘯 : HẢI BẰNG Studio

Nhạc bản

Tình ơi
Về đây cùng ta dệt muôn mộng ước
Tình ơi
Hồn ta là muôn lời thơ
Tình ơi
Khi ngóng chờ nghe đất trời đang trở mình
Tình ơi, Tình ơi
Mong manh hơi thở ru hương tình nồng

Tình ơi
Đừng quên chiều nay còn ta chào đón
Tình ơi
Ngẩn ngơ chờ mong từng giây
Tình ơi
Nơi gác nhỏ ta viết ngàn lời nhớ nhung
Tình ơi, tình ơi
Khi em bước đến vườn hồng reo vui

Chất chứa trong tim lời yêu
Quấn quít muôn câu dịu êm
Tình nồng nàn như nắng
Rộn rã trong câu cười
Tình bàng hoàng như gió
Cho ngất ngây lòng người

Tình ơi
Về đây một nơi bình an hằng nhớ
Tình ơi
Cùng ta chào nắng vàng tươi
Tình ơi
Giữa đất trời ta sẽ cùng nhau trở về
Tình ơi, tình ơi
Nơi muôn ánh mắt thay lời yêu thương\

o O o

Tình Xuân - Hồng Nhiên

“Tình Xuân” là một hành trình yêu thương trong mùa xuân, nơi tình yêu nảy mầm nhanh chóng. Trong không khí của mùa xuân, và ngàn tình yêu vây quanh, phủ kín hồn người như một bức tranh tuyệt đẹp. Một giấc tình xuân tuyệt vời, tràn ngập yêu thương cùng bao niềm vui, làm cho cuộc sống trở nên rực rỡ, tươi mới như một mùa xuân muôn màu. Xin tôn vinh tình xuân trong mùa đang tới với giong ca thật nồng nàn của Hồng Nhiên.

TÌNH XUÂN

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HỒNG NHIÊN

  • Nhạc nền :

Một giấc tình xuân
Nồng ấm con tim
Về đến thật nhanh
Lòng ngất ngây thêm
Trong bao hương xanh
Ngàn tình vây quanh
Phù kín hồn anh
Một câu tình xuân

Trao cho nhau bao yêu thương chất chứa không vơi
Trong mênh mông xuân đang rơi nắng chói xinh tươi
Xuân đang đến muôn nơi
Và câu tình say
Ta mang theo không phôi phai, mãi mãi không thôi
Câu miên man trao cho nhau, thắm thiết bên đời
Cùng hồn xuân đang tới

Một giấc tình say
Ngàn nỗi yêu thương
Còn đó không phai
Tình mãi vấn vương
Nương theo mây bay
Giọt hồng hây hây
Sưởi ấm trời xuân
Đang về trong hồn anh

o O o

Tình Yêu Như Nắng - Phát Đạt

𝘛ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘯𝘩ư 𝘯𝘨𝘶ồ𝘯 𝘴á𝘯𝘨 𝘳ạ𝘯𝘨 𝘯𝘨ờ𝘪, 𝘤𝘩ứ𝘢 𝘤𝘩𝘢𝘯 𝘯𝘨à𝘯 𝘵𝘪𝘢 ấ𝘮 á𝘱 𝘷à 𝘵𝘩ắ𝘮 𝘵𝘩𝘪ế𝘵. 𝘓à 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 𝘤ả𝘮 𝘹ú𝘤 𝘯𝘨ọ𝘵 𝘯𝘨à𝘰, 𝘯𝘩ư đó𝘢 𝘩ồ𝘯𝘨 𝘯𝘨á𝘵 𝘩ươ𝘯𝘨, 𝘴ưở𝘪 ấ𝘮 𝘵𝘳á𝘪 𝘵𝘪𝘮 𝘭ờ𝘪 𝘺ê𝘶 𝘵𝘩ươ𝘯𝘨. 𝘛ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘤ò𝘯 𝘭à 𝘮ộ𝘵 𝘣ả𝘯 𝘯𝘩ạ𝘤 𝘯ồ𝘯𝘨 𝘯à𝘯 𝘷𝘢𝘯𝘨 𝘭ê𝘯 𝘴ự đ𝘢𝘯 𝘹𝘦𝘯 𝘤ủ𝘢 𝘩𝘢𝘪 𝘵â𝘮 𝘩ồ𝘯.

𝖳Ì𝖭𝖧 𝖸Ê𝖴 𝖭𝖧Ư 𝖭Ắ𝖭𝖦

𝘚á𝘯𝘨 𝘵á𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : PHÁT ĐẠT

Nhạc bản

Tình yêu như nắng sớm trong bình minh
Ngàn tia ấm áp, trao ngàn thắm thiết
Rực rỡ đóa hoa hồng thơm hương
Sưởi ấm trái tim lời yêu thương
Nuôi cuộc đời êm đềm
Như một bài tình ca

Tình yêu như ánh sáng trong đời ta
Rọi đường đi tới, qua ngàn vũng tối
Tìm thấy nhau giữa muôn triệu người
Niềm nỗi dâng thiết tha vời vợi
Không tính toán xa xôi
Chỉ cần bên nhau thôi

𝘕𝘩ư 𝘱𝘩𝘪ê𝘯 𝘬𝘩ú𝘤 đ𝘰𝘯𝘨 đư𝘢 𝘭ờ𝘪 𝘺ê𝘶
𝘏𝘢𝘪 𝘵â𝘮 ý đ𝘢𝘯 𝘹𝘦𝘯 𝘷à𝘰 𝘯𝘩𝘢𝘶
𝘛ì𝘯𝘩 𝘺ê𝘶 𝘯𝘩ư 𝘯𝘩ữ𝘯𝘨 đó𝘢 𝘩𝘰𝘢 𝘹𝘪𝘯𝘩
𝘋ướ𝘪 á𝘯𝘩 𝘯ắ𝘯𝘨 𝘢𝘯 𝘣ì𝘯𝘩\ 𝘙ộ 𝘯ở 𝘨𝘪ữ𝘢 𝘵𝘪𝘯 𝘺ê𝘶

Tình yêu như nắng sớm trong bình minh
Ngàn tia rực rỡ, trao ngàn thắm thiết
Nào biết đời dài sẽ về đâu
Lòng vẫn vững tin vào yêu thương
Khi tình mãi trong nhau
Đời ta luôn ngát hương

o O o

Tơ Chiều - Châu Thùy Dương

TƠ CHIỀU

Thơ : PHAN MẠNH THU
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : CHÂU THÙY DƯƠNG

Nhạc bản

Ngày dần trôi, màn chiều ngàn nơi
Mây lang thang về phía chân trời
Bờ sông xưa có còn trông mong
Thương cánh buồm hun hút ngàn khơi

Ngày dần qua chiều buồn tàn hơi
Nghe con tim thổn thức bao lời
Niềm riêng tư dâng cao chơi vơi
Tình còn không hay đã xa xôi?

Thuyền lênh đênh nơi miền trùng khơi
Người nghe chăng câu vọng à ơi
Thênh thang từ miền xa biển trời
Mênh mông lời thiên thu rã rời
Nhắn nhủ bao niềm chưa vơi

Chiều giăng tơ, từng hạt sương rơi
Lạnh bờ vai, dạ cũng rối bời
Người về đâu nhắn giùm đôi câu
Mơ ước về chốn cũ xa vời

Đàn ai ngân… tơ chùng buông lơi
Hàng cây nghiêng trong gió rạc rời
Chiều phai phôi theo hoàng hôn rơi
Đêm xuống dần… sầu mãi không vơi…

15-10-2016

Tôi Chỉ Có Tôi - Ngô Càn Chiếu

Nỗi cô đơn đã được ghi lại bằng câu thơ đi thẳng vào hồn người qua tác phẩm CONSTATATION của tác giả ESTHER GRANEK. Viết bài hát lời Việt từ ý bài thơ tiếng Pháp tuyệt vời này đã lâu. Gần đây mình thêm lời Pháp vào bài hát vì nghĩ rằng bản nhạc phổ thơ tiếng Pháp nên có lời .. Pháp. Cũng vì vậy nên mình đã thu âm bài hát này bằng 2 tiếng Việt và Pháp :) Xin được chia sẻ với các bạn.

TÔI CHỈ CÓ TÔI

Ý từ bài thơ CONSTATATION của ESTHER GRANEK
Nhạc, lời việt trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Tôi chỉ có tôi
Với nỗi đơn côi
Khi bình mình tới
Nhưng khi ký ức lang thang
Trong cõi nhớ mênh mang
Thì tôi chỉ có em

Tôi chỉ có tôi
Cùng muôn vết cắt
Cuộc đời đã trao
Nhưng khi tâm trí đi hoang
Trong ảo tưởng mơ màng
Tôi chỉ có em

Tôi chỉ có tôi
Với nỗi đơn côi
Cùng muôn vết thương
Tôi chỉ có tôi
Với bao khát khao
Và muôn dở dang
Tôi chỉ có tôi
Với tiếng cầu xin
Tôi chỉ có tôi

Je n’ai que moi
Lorsque j’épie
De l’avenir l’heure qui chante
Mais dans mes prières ardentes
Je n’ai que toi

Je n’ai que toi
Pour m’éblouir
Et pour embellir les images
Mais dès que j’ai tourné les pages
Je n’ai que moi

Tôi chỉ có tôi
Cùng muôn vết cắt
Cuộc đời đã trao
Nhưng khi tâm trí đi hoang
Trong ảo tưởng mơ màng
Tôi chỉ có em

Je n’ai que moi
dans la so-li-tude
a-vec les bles-sures
Je n’ai que moi
a-vec les dé-sirs
et tout l’in-a-che-vé
Je n’ai que moi
a-vec les pri-ères
Je n’ai que moi

Tôi chỉ có tôi
Với nỗi khát khao
Ngày mai nắng tới
Nhưng trong câu nói van xin
Đến từ tận đáy tim
Thì tôi chỉ có em

Tôi chỉ có em
Bằng lời thánh thót
Tô điểm câu thơ
Nhưng trong vần điệu dở dang
Khi vội vã sang hàng
Tôi chỉ còn tôi

o O o

Từ bài thơ :\

CONSTATATION
Esther Granek\

Je n’ai que moi
En chaque jour
Pour accueillir l’aube nouvelle
Mais dès qu’au songe je m’attèle
Je n’ai que toi

Je n’ai que moi
Pour encaisser
De toute la vie les escarres
Mais dès qu’en rêve je m’égare
Je n’ai que toi

Je n’ai que moi
Lorsque j’épie
De l’avenir l’heure qui chante
Mais dans mes prières ardentes
Je n’ai que toi

Je n’ai que toi
Pour m’éblouir
Et pour embellir les images
Mais dès que j’ai tourné les pages
Je n’ai que moi

Esther Granek, Je cours après mon ombre, 1981

Tôi Cùng Trời Lang Thang - Quốc Duy

Bài thơ “TÔI CÙNG TRỜI LANG THANG” của thi sĩ Nguyễn Xuân Hùng mô tả lại dòng thời gian và những cảm xúc đau thương, ngần ngại khi nhìn lại quá khứ. Tác giả ghi lại những chi tiết như môi hồng, má đỏ làm nổi bật những kí ức hạnh phúc và kết thúc với hình ảnh bóng người cô đơn trong ngôi thánh đường Ngôn từ nhẹ nhàng, ý nghĩa và lãng mạn, tạo nên một thi phẩm đầy cảm xúc, chia sẻ những cảm nhận sâu sắc về thời gian và tình yêu. Xin mời các bạn nghe bài hát mình phổ thơ qua giọng hát rất cảm xúc của Quốc Duy.

TÔI CÙNG TRỜI LANG THANG

Thơ : NGUYỄN XUÂN HÙNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Ngày tháng cũ như dòng sông đưa người
về chốn hư hao
Tôi cũng cũ trong khung kỷ niệm buồn
Và em cũng vậy thôi
Ngoài kia con nước bốc thành mây trên cao
Ngàn hạt bong bóng kết thành mưa rơi mau
Trên kỷ niệm đầy dấu vết yêu thương

Ngày rất cũ như ngàn nỗi âm thầm
khuôn mặt thời gian
Trong giấc nhớ, nhìn nhau ta ngại ngần
một chút gì hoang mang
Niềm đau còn dâng cao ngất chưa qua
Chuyện xưa như còn lắm nỗi phong ba
Ta xin đời, ta xin người hai chữ thứ tha!

Ngày tháng đó có em môi hồng má đỏ
Ta bên nhau, chia sẻ tiếng hát vần thơ
Trao cho nhau bao niềm hạnh phúc đơn sơ
Trong mùa về ngập đầy nỗi ước niềm mơ

Ngày tháng ấy với bao niềm nhung nhớ
giờ đã vụt xa
Hạnh phúc ấy và nỗi đau thương này
xin được giữ riêng ta
Mình ta trong ngôi thánh đường im hơi
Lặng thinh quỳ sám hối chuyện chưa qua
Gửi trọn tâm tư vào câu thánh ca

o O o

Tôi Xin - Duy Thái

TÔI XIN

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY THÁI

  • Nhạc nền :

Xin làm mưa bay, bay vào cõi vắng
Mưa giăng đường chiều, trắng xóa yêu thương
Xin làm mây trôi, trôi về muôn hướng
Trôi giữa lòng trời xanh xưa chìm, nổi

Xin làm ngọn gió ngàn đời rong ruổi
Tung bay khắp trời chẳng vách, bờ ngăn
Xin làm đêm sâu trải tận đường trăng
Theo bước quỳnh hoa về đến bên người

Tôi xin làm ngọn sóng
Sóng bạc đầu không tuổi
Đuổi theo mộng mơ
Tôi quên hết tháng ngày

Tôi xin được là tôi
Từ giây phút hôm nay
Quên nỗi buồn xưa
Vui ngày đang tới

Xin làm cánh chim, bên trời lướt gió
Xoải hết tâm hồn ôm vũ trụ kia
Xin làm lời ca dung dị trên môi
Bao nỗi dịu dàng nâng niu trao gửi\

Xin làm câu thơ, tâm tình chưa nói
Con tim chung nhịp theo những lời ru
Xin làm bài ca dài đến thiên thu
Một khúc yêu thương xóa bao u sầu

11-09-2016

Tôi Xin - Ngô Càn Chiếu

TÔI XIN

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

  • Nhạc nền :

Xin làm mưa bay, bay vào cõi vắng
Mưa giăng đường chiều, trắng xóa yêu thương
Xin làm mây trôi, trôi về muôn hướng
Trôi giữa lòng trời xanh xưa chìm, nổi

Xin làm ngọn gió ngàn đời rong ruổi
Tung bay khắp trời chẳng vách, bờ ngăn
Xin làm đêm sâu trải tận đường trăng
Theo bước quỳnh hoa về đến bên người

Tôi xin làm ngọn sóng
Sóng bạc đầu không tuổi
Đuổi theo mộng mơ
Tôi quên hết tháng ngày

Tôi xin được là tôi
Từ giây phút hôm nay
Quên nỗi buồn xưa
Vui ngày đang tới

Xin làm cánh chim, bên trời lướt gió
Xoải hết tâm hồn ôm vũ trụ kia
Xin làm lời ca dung dị trên môi
Bao nỗi dịu dàng nâng niu trao gửi

Xin làm câu thơ, tâm tình chưa nói
Con tim chung nhịp theo những lời ru
Xin làm bài ca dài đến thiên thu
Một khúc yêu thương xóa bao u sầu

11-09-2016

Trả Lại Dân Tôi - Duy Linh

TRẢ LẠI DÂN TÔI

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : DUY LINH

Nhạc bản

Thuyền tôi đi trong cơn gió
đang thét gào chốn biển đông
Thuyền lênh đênh theo triền sóng
đang trôi về chốn mênh mông
Ngàn nguy nan, muôn gian khó
luôn đón chờ những ngư dân
Tìm đâu ra nơi nương náu
bao khổ đau đang ngập lòng

Trả lại dân tôi
vùng đất của quê hương
Vùng trời quê tôi
chùm hải đảo thân thương
Đã mấy ngàn năm
luôn nghiêng về một hướng

Trả lại dân tôi
vùng đất của bình an
Trong cơn bão lớn
hay ngàn lúc nguy nan
Là nơi trú ẩn để
bao người nương thân
Trả lại dân tôi
vùng trời xanh Việt nam

Thuyền tôi đi trong gian khó
mong mang về chút ấm no
Ngàn phong ba đang kéo tới
cho ngập hồn nỗi thương đau
Hỏi nhân gian: nền công lý
thế giới này đã về đâu?
Thuyền tôi xin về hải đảo
của dân Nam từ muôn đời

2014

Trái Tim Đau - Quốc Duy

TRÁI TIM ĐAU

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Này em yêu hỡi buổi tối hôm nay anh nhớ em thật nhiều
Niềm riêng nhức nhối
Đốt cháy con tim đang xót xa bao điều
Kỷ niệm còn đong đưa trăm lối
Ngập hồn là giấc vắng đìu hiu
Tình xa nên tình sầu trăm nỗi
Sầu giăng đến nơi chân trời

Con tim của anh
Con tim đau của anh
Trong tận cùng cô đơn
Tình như xót xa
Lời yêu thiết tha
trong bóng đêm quay về

Con tim của anh
Con tim đau của anh
Trong tận cùng nhung nhớ
Góc vắng ơ hờ
Khúc hát mong chờ
Tìm em giữa cơn mơ

Này em yêu dấu
Ngóng chốn xa xôi người gửi trao một lời
Lòng nghe thương đau
Giá buốt tâm tư theo bão giông bên trời
Ngàn sầu chìm theo cơn mưa ngâu
Ngậm ngùi thương chuyện cũ khôn nguôi
Tình yêu giờ là muôn thương nhớ
Sầu dâng ngàn nỗi mong chờ

o O o

Trần Tình - Ngô Càn Chiếu

TRẦN TÌNH

Thơ : HÀ TRỌNG QUÂN
Nhạc và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Có những buổi chiều
Anh thèm một ly bia
Không vì mùi hương thơm
Không vì vị đắng chát
Không vì men rượu cay
Cũng không vì vui thú

Có những buổi chiều
Anh thèm một ly bia
Không ham vui quán xá
Không khoe khoang dưới phố
Nhưng anh chỉ cần
Một quán cóc bên đường

Anh thèm một ly bia
Vì anh thèm bè bạn
Thèm một thời huyên náo
Thuở nuôi đầy ước mơ

Anh thèm một ly bia
Uống nhớ bè nhớ bạn
Nhớ mỗi đứa một phương
Bạn tìm trầm lên núi
Bạn đi xuống biển xa

Có những buổi chiều
Anh thèm một ly bia
Không vì cô tiếp viên
Có nụ cười nghiêng ngả
Không cần một phòng riêng
Bao cô nàng lơi lã

Có những buổi chiều
Anh thèm một ly bia
Không áp phe chạy mánh
Không buôn thần bán thánh
Nhưng anh chỉ cần
Vài người bạn thân tình

Anh thèm một ly bia
Vì anh thèm bè bạn
Thèm một thời huyên náo
Thuở nuôi đầy ước mơ

Anh thèm một ly bia
Chia sẻ những mảng đời
Không nên phận nên danh
Chia ưu tư khắc khoải
Chuyện vui buồn nước non

Có những buổi chiều
Anh thèm một ly bia
Không vì ghiền men cay
Không vì thèm chè chén
Không vì cô tiếp viên
Không vì chuyện buôn bán

Nhưng có những buổi chiều
anh thèm một ly bia
Những lần anh về muộn
Khóc cười giữa đêm khuya
Xin em đừng nghi ngại

o O o

Trở Mình Đêm Góa Phụ - Bạch Thảo

TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ

Thơ : TRẦN KIÊU BẠC
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : BẠCH THẢO

Nhạc bản

Không dưng em trở thành góa phụ
Treo trên mắt đỏ ngàn nhánh sầu
Từng đêm mang cô đơn ra biển
Em độc hành như cánh mỏi hải âu

Trăm năm không bóng người trở lại
Đời như đã kết án chung thân
Đường xa còn mãi nổi trôi
Mình em một bóng đơn côi
Gương xưa giờ vắng bóng người

Giờ đây đêm đêm thức trắng
Quạnh hiu về theo năm tháng
Chỉ thấy gió lay một mình
Đôi bóng ngỡ như còn in
Trên tường vách cũ lặng thinh
Giờ còn một bóng chênh vênh

Quanh đây hiu hắt màu khói mờ
Hương bay không níu được bước người
Vầng trăng như vơi đi phân nửa
Phần còn lại thương tiếc, khóc lẻ loi

Riêng ai chờ mong đêm góa phụ
Người đi xa mãi chẳng về đâu
Mình em lạnh lẽo canh thâu
Buồn giăng mây xám đêm sâu
Sầu thương dài đến bạc đầu

28-02-2011

Trở Mình Đêm Góa Phụ - Thanh Duyên

TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ

Thơ : TRẦN KIÊU BẠC
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : THANH DUYÊN

Nhạc bản

Không dưng em trở thành góa phụ
Treo trên mắt đỏ ngàn nhánh sầu
Từng đêm mang cô đơn ra biển
Em độc hành như cánh mỏi hải âu

Trăm năm không bóng người trở lại
Đời như đã kết án chung thân
Đường xa còn mãi nổi trôi
Mình em một bóng đơn côi
Gương xưa giờ vắng bóng người

Giờ đây đêm đêm thức trắng
Quạnh hiu về theo năm tháng
Chỉ thấy gió lay một mình
Đôi bóng ngỡ như còn in
Trên tường vách cũ lặng thinh
Giờ còn một bóng chênh vênh

Quanh đây hiu hắt màu khói mờ
Hương bay không níu được bước người
Vầng trăng như vơi đi phân nửa
Phần còn lại thương tiếc, khóc lẻ loi

Riêng ai chờ mong đêm góa phụ
Người đi xa mãi chẳng về đâu
Mình em lạnh lẽo canh thâu
Buồn giăng mây xám đêm sâu
Sầu thương dài đến bạc đầu

28-02-2011

Trời Cuối Hạ - Hồng Nhiên

TRỜI CUỐI HẠ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HỒNG NHIÊN

  • Nhạc nền :

Trời cuối hạ
Mây vấn vương
Con gió lạ
Dường xót thương
Mưa xa cũng về
Rơi trên thềm vắng
Mang theo tái tê
Giọt dài giọt ngắn, ê chề
Trời cuối hạ sầu như miên man
Bên góc đời ngàn tiếng âm thầm

Trời cuối hạ rơi giọt mưa ngâu
Trời cuối hạ mênh mông ngàn sầu
Ngồi nhìn hạt buồn rơi mau
Hồn còn ngàn lời xôn xao
Nhắc nhở bao nhiêu ngọt ngào
Nơi xa vời

Trời cuối hạ
Mưa vẫn rơi
Bao nỗi niềm
Như chẳng vơi
Mây bay kéo về
Vây quanh nẻo vắng
Chiều buồn lê thê
Chìm trong im lắng, não nề
Trời cuối hạ ai chờ mong ai
Nghe tiếng lòng một giấc u hoài

o O o

Trời Tháng Chín - Hoài Tâm

“Trời Tháng Chín” qua tiếng hát của Hoài Tâm là khúc thơ nhạc tâm tình đầy da diết, vẽ nên bức tranh của những xúc cảm giao thoa giữa hạ và thu. Những nỗi nhớ, tình yêu và sự chia ly được lồng ghép tinh tế qua từng câu thơ và giai điệu, đưa người nghe vào miền cảm xúc mênh mang, vừa ngọt ngào vừa tiếc nuối.

TRỜI THÁNG CHÍN

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀI TÂM

  • Nhạc nền :

Trời tháng chín lòng em còn chớm hạ
Nhớ tóc buông e ấp ngón tay lùa
Mắt vừa chạm cả đỉnh trời thương nhớ
Môi tìm môi vụn vỡ giọt nắng thưa

Trời tháng chín lòng em còn tháng mấy
Nhớ biển hạ vàng sóng gợn cuối chân mây
Hương tình say, soi bóng mình bước đi
Nước cuốn trôi, đôi bóng vỡ tan rồi

Trời còn đang tháng chín
Lá rơi sau vườn khô
Lòng dâng con sóng nổi
Theo một ngọn gió thô

Ngày còn đang rất nóng
Mà cõi lòng em lạnh
Hoang liêu đang dậy sóng
Trong nỗi nhớ xây thành

Trời tháng chín mà lòng tê tái lạnh
Thu chưa về mà tình đã chợt đông
Hương mùa xưa còn đây bao nồng thắm
Gom sầu thương vào nỗi nhớ mênh mông\

Trời tháng chín lòng anh đà tháng mấy?
Có mong thu sang và tiếc hạ sớm tàn
Vì ngăn cách nên làm sao anh thấy
Em đi, về
Trong chiều xuống muộn màng

o O o

Trong Cơn Mưa Chiều Nay - Quốc Duy

TRONG CƠN MƯA CHIỀU NAY

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Trong cơn mưa chiều nay anh nhớ em
Mưa bao cơn triền miên nhung nhớ thêm
Mưa rơi rơi sầu miên
Cơn mưa chiều nghiêng nghiêng
Ngàn sầu trong tim

Trong cơn mưa chiều nay ngây ngất buồn
Mưa như nước mắt em tuôn
Chia ly cay đắng nụ hôn
Đau xé tâm hồn

Trong cơn mưa chiều nay
Em nơi xa có hay
Một mình anh nơi đây
Bao thương nhớ vơi đầy
Anh đi trong ngọn gió lay
Mang theo nỗi nhớ không phai
Miên man đi giữa mưa rơi
Giọt sầu bay mãi

Trong cơn mưa chiều nay anh nhớ nhung
Bao miên man sầu thương, bao vấn vương
Câu chia ly ngập ngừng
Em đắng cay lệ tuôn
Tình sầu muôn hướng

Trong cơn mưa chiều nay điên ngất hồn
Mưa rơi rơi mãi không ngưng
Mưa trong muôn nỗi đau thương
Một đời còn vương

o O o

Từ Em - Phát Đạt

“Từ Em” là một bản tình ca lãng mạn đượm màu thu, mang trong mình hơi thở nhẹ nhàng của gió, sự trầm buồn của lá rụng, và nỗi niềm sâu lắng của tình yêu. Bài hát như một bức tranh vẽ nên cảm xúc của người lữ khách khi đứng trước cảnh thu buồn, cảm nhận từng cơn gió mênh mang, từng chiếc lá vàng xoay mình trong ánh trăng khuất.

TỪ EM

𝘚á𝘯𝘨 𝘵á𝘤 : NGÔ CÀN CHIẾU
𝘛𝘳ì𝘯𝘩 𝘣à𝘺 : PHÁT ĐẠT

  • Nhạc nền :

Từ thu về đến bên song
Ru ta tròn giấc mơ mòng
Tiếng gió đang bay bên trời mênh mông
Nhắc nhở riêng ta bao niềm bâng khuâng
Từ thu quấn quýt non ngàn
Gom muôn nhung nhớ trên nhành yêu thương\

Từ mây che khuất nửa vành
Trăng cũng ngỡ ngàng trong đêm thu lạnh
Giọt sương đêm trắng muộn màng
Run rẩy trên tàng lá úa mong manh
Buồn như đến nhanh

Từ em về chốn mông mênh
Hồn ta như cũng chông chênh
Chiếc lá thu bay, xoay trong màn đêm
Nhớ nhánh cây khô, chưa nguôi niềm riêng
Từ em một giấc sầu miên
Riêng ta ôm giấc buồn phiền không nguôi\

11-10-2013

Tương Tư - Hoàng Quân

TƯƠNG TƯ

Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : HOÀNG QUÂN

Ta yêu em thật thà
Ươm mơ ngày thật dài
Như yêu dòng sông tuổi nhỏ êm đềm
Ta yêu em mặn mà
Si mê tình nồng nàn
Như yêu vì sao đêm sáng long lanh

Ta yêu em đậm đà
Miên man ngày tuổi dại
Gió sớm ban mai
Nuôi nụ tình say

Nhưng em còn hững hờ
Nhưng em còn lạnh lùng
Ngày đã qua đi thật dài
Lòng vẫn đam mê bàng hoàng
Tình yêu còn đó
Nào ai hay biết ?

Ta yêu em muộn phiền
Cơn say ngày vào đời
Tương tư ngẩn ngơ một bóng âm thầm

Ta yêu em nghẹn ngào
Mây giăng ngàn giọt sầu
Cô đơn nhìn em xuống phố rong chơi

Ta yêu em nhọc nhằn
Ta yêu em tuyệt vọng
Giữ lấy thương đau
Một mình ta thôi

o O o

Tuyết Nhớ - Hà Thanh

TUYẾT NHỚ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : HÀ THANH

Nhạc bản

Tuyết trắng bên trời mênh mông
Tiếng gió vi vu điên hồn
Buốt giá dâng cao ngập lòng
Hạt sầu đang rơi
Ngàn niềm chơi vơi
Còn đây không thôi

Nỗi nhớ đang về trong ta
Chốn cũ bao nhiêu mặn mà
Có bóng mây vương chiều tà
Ngàn tình nơi xa
Còn đây chưa qua
Niềm yêu thiết tha
Trong tim

Nghe bao câu quạnh hiu
Từ một vùng tuyết nhớ
Trong gió đông tiêu điều
Che lối phương xa mịt mờ
Dặm trường bước mỏi liêu xiêu
Mình ta giữa chốn tịch liêu
Tuyết che đường chiều

Tuyết trắng bên trời đang bay
Nỗi nhớ miên man ngập đầy
Giữ mãi trong tim buồn này
Ngọn sầu trăm nhánh
Ngàn niềm mong manh
Cùng bao nhớ thương
Vây quanh

o O o

Vẫn Mãi Bên Nhau - Thảo Quyên

VẪN MÃI BÊN NHAU

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : THẢO QUYÊN

  • Nhạc nền :

Ta luôn bên nhau khi gió mưa ngang trời
Nâng niu yêu thương, bao ấm êm trao người
Ngọt ngào trong câu ca
Nồng nàn muôn hương hoa
Dạt dào say tình ta

Ru nhau trong tiếng thơ
Miên man trong giấc mơ
Ngàn lời yêu chan chứa
Đến từ bao giờ

Ta luôn bên nhau khi đông về tuyết trắng
Ta mãi bên nhau khi chói chang hạ vàng
Khi mây thu giăng lối trong khuôn viên im vắng
Hay xuân tươi gió mát trong muôn tia nắng ấm
Vẫn mãi bên nhau

Ta luôn bên nhau khi bão giông tơi bời
Vượt muôn phong ba khi có nhau trong đời
Dịu dàng câu yêu thương
Nhẹ nhàng như ngàn hương
Theo tình dâng khắp hướng

Như mây bay bốn phương
Mênh mông nơi cõi thường
Ta vẫn mãi bên nhau
Chung giấc miên trường

18-03-2015

Vẫn Yêu Người - Lệ Thu Nguyễn

VẪN YÊU NGƯỜI

Thơ : PHƯƠNG LINH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : LỆ THU NGUYỄN

Nhạc bản

Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người như mới vừa hôm qua
Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người như chưa từng chia xa
Như cơn mưa kỷ niệm chiều nay về hối hả
Cho ướt đẫm tâm hồn ray rức nhớ môi hôn

Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người dù biết chẳng thể hơn
Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người trong bóng tối cô đơn
Xưa bên nhau một lần, nghìn sau còn mãi ngóng
Cho vỡ nát tâm hồn, biển nhung nhớ mênh mông

*Xin được thả nỗi buồn theo đợt sóng đi rong
*Cho ngàn sầu thoát thai, cho đắng cay thoát kiếp
Ta vẫn mãi yêu người, yêu quẫn quanh chướng nghiệp
Cho tan nát tâm hồn, nghìn vết cắt sâu cay

Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người dù chẳng có ngày mai
Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người theo bao năm tháng dài
Ta yêu người một lần, trọn đời còn yêu măi
Cho bạc trắng tâm hồn, bạc mái tóc phôi phai

o O o

Vẫn Yêu Người - Ngọc Mỹ

VẪN YÊU NGƯỜI

Thơ : PHƯƠNG LINH
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : NGỌC MỸ

Nhạc bản

Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người như mới vừa hôm qua
Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người như chưa từng chia xa
Như cơn mưa kỷ niệm chiều nay về hối hả
Cho ướt đẫm tâm hồn ray rức nhớ môi hôn

Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người dù biết chẳng thể hơn
Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người trong bóng tối cô đơn
Xưa bên nhau một lần, nghìn sau còn mãi ngóng
Cho vỡ nát tâm hồn, biển nhung nhớ mênh mông

*Xin được thả nỗi buồn theo đợt sóng đi rong
*Cho ngàn sầu thoát thai, cho đắng cay thoát kiếp
Ta vẫn mãi yêu người, yêu quẫn quanh chướng nghiệp
Cho tan nát tâm hồn, nghìn vết cắt sâu cay

Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người dù chẳng có ngày mai
Vẫn yêu người
Ta vẫn yêu người theo bao năm tháng dài
Ta yêu người một lần, trọn đời còn yêu măi
Cho bạc trắng tâm hồn, bạc mái tóc phôi phai

o O o

Vì Cuộc Đời - Ngô Càn Chiếu

VÌ CUỘC ĐỜI

*Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Vì cuộc đời là chuỗi ngày dài hoang mang
Bao tranh đua với những vội vàng
Vì cuộc đời là những ngập ngừng lo âu
Theo bên ta buồn vui muôn nỗi
Thì một lần ta đến bên nhau
Cùng cười đùa ca hát xôn xao
Sẻ chia nhau ngàn tiếng ngọt ngào

Dù cuộc đời đôi khi buồn tênh
Những âu lo, toan tính nhọc nhằn
Những đau thương còn theo ngày tháng
Nhưng ngày về trời nắng xinh tươi
Đến bên ta bao tiếng nói cười
Đêm rồi qua thôi

Vì cuộc đời còn đó ngàn niềm yêu thương
Trong bao nhiêu ánh mắt bên đường
Vì cuộc đời còn đó câu nhạc du dương
Theo ta trên dặm trường muôn hướng
Thì một lần ngồi hát ca vang
Chào cuộc đời còn đó thênh thang
Đã cho ta ngàn nỗi dịu dàng

23-01-2010

Vì Cuộc Đời - Quốc Duy

VÌ CUỘC ĐỜI

Nhạc và lời : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

  • Nhạc nền :

Vì cuộc đời là chuỗi ngày dài hoang mang
Bao tranh đua với những vội vàng
Vì cuộc đời là những ngập ngừng lo âu
Theo bên ta buồn vui muôn nỗi
Thì một lần ta đến bên nhau
Cùng cười đùa ca hát xôn xao
Sẻ chia nhau ngàn tiếng ngọt ngào

Dù cuộc đời đôi khi buồn tênh
Những âu lo, toan tính nhọc nhằn
Những đau thương còn theo ngày tháng
Nhưng ngày về trời nắng xinh tươi
Đến bên ta bao tiếng nói cười
Đêm rồi qua thôi

Vì cuộc đời còn đó ngàn niềm yêu thương
Trong bao nhiêu ánh mắt bên đường
Vì cuộc đời còn đó câu nhạc du dương
Theo ta trên dặm trường muôn hướng
Thì một lần ngồi hát ca vang
Chào cuộc đời còn đó thênh thang
Đã cho ta ngàn nỗi dịu dàng

23-01-2010

Vì Đời Buồn - Ngô Càn Chiếu

VÌ ĐỜI BUỒN

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Vì đời buồn nên ta tìm nhau
Giữa đau thương mưa nắng dãi dầu
Vì đời buồn nên ta quen nhau
Như trên cao ban phép nhiệm mầu
Quên đi bao nỗi đớn đau
Chia nhau ân ái đậm sâu
Tình yêu dài lâu

Vì đời buồn nên ta yêu nhau
Khúc yêu thương cho đến mai sau
Mãi không phai câu nói ban đầu

Vì đời buồn nên ta yêu nhau
Bao say sưa ngây ngất tình sâu
Chia đam mê đến lúc bạc đầu
Cùng người yêu dấu

Vì đời buồn nên ta cần nhau
Xóa tan đi bao nỗi u sầu
Vì đời buồn nên ta bên nhau
Nuôi yêu thương thắm thiết tình trao
Cho qua đi hết thương đau
Cho muôn cay đắng vơi mau
Tình yêu dài lâu

oOo

Vì Em Là Nỗi Nhớ - Duy Linh

VÌ EM LÀ NỖI NHỚ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

Nhạc bản

Vì em là nỗi nhớ
Quấn quýt con tim anh
Về theo từng nhịp thở
Bên giấc đời quẩn quanh

Còn chưa qua một thuở
Ngày ấy ta bên nhau
Bao niềm yêu tha thiết
Mãi trong ta dạt dào
Trong ký ức triền miên
Từng phút giây ban đầu

Vì em là nỗi nhớ
Là Sài gòn nắng ấm bình minh
Bên phố phường rôn rã thanh âm
Là ngựa xe trong ngày đang đến

Vì em là nỗi nhớ
Là Sài gòn tháng sáu mưa ngâu
Hạt đong đưa dưới ánh đèn màu
Nuôi hồn ta ngàn muôn xôn xao

Vì em là nỗi nhớ
Mãi chất chồng lên cao
Từ bao năm xa cách
Nỗi nhớ càng lao đao

Dù đôi ta hai ngả
Với ngàn niềm hư hao
Đời trôi qua hối hả
Vẫn không quên ngày nào
Sài gòn mãi trong ta
Là muôn nỗi ngọt ngào

30-09-2013

Vì Em Là Em - Duy Linh

VÌ EM LÀ EM

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DUY LINH

Nhạc bản

Vì em là em
Như mây bay lững lơ buổi sớm
Như hoa xinh thắm tươi nồng hương
Trong vườn tình anh
Bao dịu êm trong khung trời xinh
Bên giọt hồng, nắng đến lung linh
Ru đời da diết
Ngàn muôn thắm thiết
Theo lời tình chất chứa niềm riêng
Bao đậm đà sưởi ấm con tim
Đầy ắp hồn ta
là nỗi êm đềm

Vì em là em
Là dịu dàng như nắng bình minh
Ngày yêu thương bên cánh môi mềm
Bao lời tình âu yếm

Vì em là em
Là yêu thương dâng lên mắt biếc
Là ngọt ngào môi thơm quấn quýt
Là dạt dào hương say diễm tuyệt

Vì em là em
Như câu ru êm lời biển hát
Như đắm say hương trời bát ngát
Đưa thuyền ta trôi
Vùng xa xôi mênh mông một nơi
Nuôi yêu thương riêng mình ta thôi
Cùng nhau về đến
Tình dâng triền miên
Kết nên lời say đắm tơ duyên
Sẻ chia nồng nàn tới muôn niên
Mãi đến muôn đời…
Vì em là em

o O o

Vì Em Là Em - Ngô Càn Chiếu

VÌ EM LÀ EM

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIÊU

Nhạc bản

Vì em là em
Như mây bay lững lơ buổi sớm
Như hoa xinh thắm tươi nồng hương
Trong vườn tình anh
Bao dịu êm trong khung trời xinh
Bên giọt hồng, nắng đến lung linh
Ru đời da diết
Ngàn muôn thắm thiết
Theo lời tình chất chứa niềm riêng
Bao đậm đà sưởi ấm con tim
Đầy ắp hồn ta
là nỗi êm đềm

Vì em là em
Là dịu dàng như nắng bình minh
Ngày yêu thương bên cánh môi mềm
Bao lời tình âu yếm

Vì em là em
Là yêu thương dâng lên mắt biếc
Là ngọt ngào môi thơm quấn quýt
Là dạt dào hương say diễm tuyệt

Vì em là em
Như câu ru êm lời biển hát
Như đắm say hương trời bát ngát
Đưa thuyền ta trôi
Vùng xa xôi mênh mông một nơi
Nuôi yêu thương riêng mình ta thôi
Cùng nhau về đến
Tình dâng triền miên
Kết nên lời say đắm tơ duyên
Sẻ chia nồng nàn tới muôn niên
Mãi đến muôn đời…
Vì em là em

o O o

Viết Đi Em Bài Thơ Buồn - Quốc Duy

VIẾT ĐI EM BÀI THƠ BUỒN

Thơ : LƯU LY THẢO
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU

  • Nhạc nền :

Hãy viết đi em, những lời thật buồn
Đường trần còn dài mộng giấc thơ suông
Lạc vào trời đêm vì sao thấp thoáng
Dấu hỏi cho đời nửa mảnh trăng buông

Hãy viết đi em, đôi lời dỗi hờn
Thời gian ngập ngừng như thể dài hơn
Dịu dàng tia mắt, đôi môi ướt mềm
Nuôi khúc tình sầu chẳng rõ nguồn cơn

Và em hãy viết dẫu lời bâng quơ
Và em hãy viết những lời vu vơ
Viết đi em khúc mong manh
Viết cho anh dẫu lạc vần
Cho mặt trời xua đi băng giá
Và mùa xuân nồng nàn hương hoa
Mang theo ánh nắng
Rải trái đất xanh

Hãy viết đi em trong giấc mộng sầu
Vì cuộc đời dài cũng sẽ qua mau
Còn giòng thơ em hoài vương lá hoa
Viết vào tim mình muôn lời tình ngâu

Hãy viết cho anh, gửi gấm một đời
Ngàn niềm yêu thương đằm thắm trao người
Giữa ngàn điên đảo mong manh chốn trần
Đôi phút lắng lòng nghe giọt lệ rơi

24-04-2016

Xa Vắng - Diệu Hiền

XA VẮNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Thể hiện : DIỆU HIỀN

Nhạc bản

Bên nhau mà chừng như xa lắm
Bao nhiêu nồng nàn thuở ấy đã nhạt phai
Bên nhau mà lòng nghe trống vắng
Lời yêu ngọt ngào nay cũng đã đổi thay
Tình đã hư hao trong ánh mắt u hoài
Mộng cũ phôi phai theo năm tháng miệt mài

Nên bên nhau mà hồn như xa vắng
Thương muôn giọt buồn trên thành phố mưa giăng
Bên nhau mà lòng nghe xót đắng
Theo cơn muộn phiền đang nhức nhối tâm tư
Người giấu niềm riêng trong tiếng nói câu cười
Sầu ắp đầy tim theo tiếng mưa bên trời
Vì bên nhau mà tình như đã xa

Bao mong manh chút ân tình ngày nao
Đang chìm trong vùng kỷ niệm xanh xao
Nhớ chốn cũ ta cùng người
Cất tiếng hát bên cuộc đời
Với nắng gió trao muôn lời vấn vương
Có ánh mắt như thật gần
Chút nuối tiếc trong âm thầm
Mà tình yêu như đã vắng xa rồi

18-07-2014

Xin Anh Chút Thôi - Diệu Hiền

XIN ANH CHÚT THÔI

Thơ : KIM TIÊN PHẠM
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : DIỆU HIỀN

Nhạc bản

Ngắm em đi, hãy ngắm em đi anh
Để em nghe lòng ấm lúc thu tan
Để ngọn gió không làm mi cay ướt
Ngày không phai bao nhiêu nỗi muộn màng

Vuốt tóc em, hãy vuốt tóc em đi anh
Chút thôi anh, tim ấm khúc bồi hồi
Để ngàn ánh xuân về đây rạng rỡ
Hoa ân tình sẽ đượm thắm mắt môi

Tìm nơi đâu một vài tia nắng đổ
Khi mùa đông như còn đang ấp ủ
Ngóng mãi xuân sang
Ngàn tuyết trắng về lạnh lẽo câu thơ
Hồn nhức nhối, chưa nguôi những mộng mơ
Trong giấc ơ thờ

Nắm tay em, hãy nắm tay em đi anh
Để em vui theo cùng tháng ngày trôi
Hồn lạc lõng nơi đây bờ nhân thế
Đông cô liêu em vẫn ấm một đời

17-03-2013

Xin Để Tôi Đi - Quốc Duy

XIN ĐỂ TÔI ĐI

Thơ : Christina George Rossetti
Phóng tác : MÙI QUÝ BỒNG
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Ca sĩ : QUỐC DUY

Nhạc bản

Cuối cuộc đời tôi
Khi vầng dương lịm tắt
Xin đừng nghi lễ
Đừng bùi ngùi, thương tiếc

Hãy nhớ đến tôi
nhưng không quá thảm thương
Vì tôi đã tự do
linh hồn được giải thoát

Vì quãng đời này
Mai đây ai cũng thế
Một mình nương theo
Cuộc hành trình tạo hóa*

*Một bước ra đi
Tìm về chốn xa xưa
Sầu não cô đơn
Tôi sẻ chia cùng người

Thương tôi, nhưng hãy để tôi đi.
Khi tôi mất, bạn ơi, xin đừng khóc
Đừng hát những khúc ca não nùng
Đừng cắm trước mộ tôi nhánh hồng
Đừng trồng cây cao che nắng
Xin vùng cỏ tươi xanh biếc\ Phủ kín mọi chiều trên mồ của tôi
Ô ô ô ô

Tôi không thấy bóng tôi
Không màng cơn mưa rơi
Không còn nghe chim hót
Không buồn, không đau đớn

Mờ bóng hoàng hôn
Khi lịm tắt vầng dương
Tôi chợt nhớ thương
Hay lạnh lùng lãng quên

15-08-2019

Xin Là - Ngô Càn Chiếu

XIN LÀ

Sáng tác & trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Xin là nắng
bên vầng dương
dịu dàng sưởi ấm không gian
Xin là cỏ
trong vườn xanh
nghiêng mình theo cánh thu phong
Xin là cánh chim trời
bay ngàn lối muôn nơi
vùng yêu thương, đất nước muôn đời

Xin đi qua
nơi thôn làng cùng bao phố xá
Đi nơi xa
vùng quê nghèo đến chốn xa hoa
Quê hương tôi
biển lớn, non cao, sông dài
cha ông gìn giữ miệt mài
hơn ngàn năm luôn hùng oai
vùng trời bao la chữ S

Xin là sóng
trên biển xanh
dạt dào nơi chốn trùng dương
Xin là nước
đưa thuyền trôi
bập bềnh khắp chốn muôn phương
Xin là bóng mây chiều
Theo ngàn gió phiêu diêu
Giữa quê hương vọng tiếng sáo diều

o O o

Xin Là - Quốc Duy

XIN LÀ

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : QUỐC DUY

Nhạc bản

Xin là nắng
bên vầng dương
dịu dàng sưởi ấm không gian
Xin là cỏ
trong vườn xanh
nghiêng mình theo cánh thu phong
Xin là cánh chim trời
bay ngàn lối muôn nơi
vùng yêu thương, đất nước muôn đời

Xin đi qua
nơi thôn làng cùng bao phố xá
Đi nơi xa
vùng quê nghèo đến chốn xa hoa
Quê hương tôi
biển lớn, non cao, sông dài
cha ông gìn giữ miệt mài
hơn ngàn năm luôn hùng oai
vùng trời bao la chữ S

Xin là sóng
trên biển xanh
dạt dào nơi chốn trùng dương
Xin là nước
đưa thuyền trôi
bập bềnh khắp chốn muôn phương
Xin là bóng mây chiều
Theo ngàn gió phiêu diêu
Giữa quê hương vọng tiếng sáo diều

o O o

Xuân Buồn - Ngô Càn Chiếu

XUÂN BUỒN

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Xuân này
Một mùa xuân nữa cách xa quê nhà
Xuân về
Về trong nỗi nhớ yêu thương đậm đà
Xuân buồn
Ngàn mây u ám phủ che lối về
Nhớ xót xa
Nhớ thiết tha
Tình quê thương nhớ bao nhiêu cho vừa

Xuân về trên đất khách bao lần
Xuân sầu thương chốn cũ muôn phần
Một ngày biệt ly bao ngày nhớ thương
Một ngày ra đi muôn ngày vấn vương
Xuân xa quê hương xuân buồn khắp hướng

Xuân này
Lại mùa xuân nữa ta không về nhà
Xuân về
Về trong giá buốt không gian lạnh lùng
Xuân buồn
Gửi theo cơn gió tiếng ca não nùng
Nhớ quê xa
Nhớ thiết tha
Sầu xuân giăng kín lối xa mịt mùng

o O o

Xuân Yêu Thương - Tâm Thư

XUÂN YÊU THƯƠNG

Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : TÂM THƯ

Nhạc bản

1.
Mùa xuân đang đến bên trời
Ngàn hoa nở đóa tuyệt vời
Giọt nắng cũng đang nhẹ rơi
Mùa xuân rất thắm bên đời
Nhẹ nhàng đưa khúc chơi vơi
Giữa muôn ngàn tiếng reo cười

Đến bên nhau, trao nhau muôn niềm thương
Giữa bao la ta nuôi bao mộng vương
Có muôn hoa đang xôn xao ngàn hương
Dịu dàng trong muôn ánh dương

Nụ cười thắm thiết riêng ta với mình
Ngàn niềm quấn quýt thêm chan chứa tình
Trong bầu trời xanh

Mùa xuân đang đến nơi này
Tràn dâng bao nỗi vui vầy
Nống ấm nuôi câu tình say
Mùa xuân qua hết u hoài
Về trong ánh nắng hây hây
Ngất ngây một khúc xuân dài

2.
Mùa xuân đang đến bên trời
Ngàn hoa nở đóa tuyệt vời
Giọt nắng cũng đang nhẹ rơi
Mùa xuân rất thắm bên đời
Nhẹ nhàng đưa khúc chơi vơi
Giữa muôn ngàn tiếng reo cười

Đến bên nhau ta trao câu tình yêu
Ánh xuân tươi tan đi bao quạnh hiu
Hãy yêu nhau như chưa bao giờ yêu
Ngày vui nào có bao nhiêu

Nhẹ nhàng em đến theo bao ánh hồng
Dịu dàng ta khẽ trao muôn tiếng lòng
Xuân tình mênh mông

Mùa xuân ấm áp tim người
Về trong ánh mắt rạng ngời
Rực rỡ môi hồng em tươi
Mùa xuân mang đến bao lời
Nồng nàn khắp chốn muôn nơi
Đắm say một khúc xuân ngời

06-02-2013

Yêu Nhau Nghe Em - Ngô Càn Chiếu

YÊU NHAU NGHE EM

Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU

Nhạc bản

Yêu nhau nghe em
Trong giấc mơ triền miên
Cho bao đam mê
Bốc cháy theo nỗi niềm

Trao nhau đi em
Ngàn niềm yêu tha thiết
Trăm ngàn câu chưa hết
Lời đắm say ngọt mềm

Yêu nhau nghe em
Trong ngày dài đang tới
Bên nhau không thôi
Một điệp khúc chơi vơi

Yêu nhau nghe em
Lời tình muôn xôn xao
Trao hết cho nhau
Tình dài câu thiên thu

Yêu nhau nghe em
Trong tiếng thơ về mau
Mang theo nôn nao
Bao tiếng yêu ngọt ngào

Trao nhau đi em
Một con tim đang cháy
Nụ tình yêu không phai
Ngàn đắm say tình dài

o O o

Yêu Thêm Chút Nữa - Châu Thùy Dương

YÊU THÊM CHÚT NỮA

Thơ : CAMMY
Nhạc : NGÔ CÀN CHIẾU
Trình bày : CHÂU THÙY DƯƠNG

Nhạc bản

Yêu thêm chút nữa, chút nữa thôi
Chút thôi cho mãi nhớ nhau hoài
Nồng nàn hơi thở khi bên người
Một chút quan tâm chuyện buồn vui

Yêu thêm chút nữa, một chút nữa
Thêm chút duyên để cùng mắc nợ
Thêm chút thương để đêm ơ thờ
Thêm chút yêu cho lòng mong chờ

Này người yêu ơi, yêu thêm một chút
Sưởi ấm cho nhau đêm đông buốt lạnh
Giây phút chia xa nhớ nhung xây thành
Đôi câu giận hờn sẽ thành tiếng yêu thương

Yêu thêm chút nữa, chút nữa thôi
Chút thôi cho mỗi ngày trong đời
Bừng ngọn lửa cháy trong tim người
Nhưng vẫn yêu thêm, chút nữa, chút nữa thôi

08-05-2010

Nhạc Lý

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
11-06-2024

Nhạc lý là một khía cạnh quan trọng của nghệ thuật âm nhạc, giúp chúng ta hiểu và biểu diễn âm nhạc một cách hợp lý. Nhạc lý không chỉ đơn thuần là một chuỗi các ký hiệu và biểu đồ, mà còn là ngôn ngữ của âm nhạc, cho phép chúng ta truyền tải ý nghĩa, cảm xúc và ý tưởng trong âm nhạc.

Chương mục :

o O o

Subsections of Nhạc Lý

Nhạc Lý Cơ Bản

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
11-06-2024

Nhạc Lý Cơ Bản là một hành trình giúp bạn khám phá và hiểu biết về ngôn ngữ của âm nhạc.

Nếu bạn thích âm nhạc, từng bước trong phần này sẽ là nguồn cảm hứng và tri thức hữu ích cho sự phát triển của bạn trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc.

Những trang này không chỉ giúp bạn nắm bắt những kiến thức cơ bản về nhạc lý mà còn mở rộng tầm nhìn của bạn về cách sử dụng những yếu tố này để đi xa hơn trong trong lãnh vực thực hành trên thanh nhạc hay bất kỳ một nhạc cụ nào và sự hiểu biết rộng rãi hơn về lý thuyết âm nhạc.

 

Chương mục :

o O o

Subsections of Nhạc Lý Cơ Bản

00 Nhạc Lý Và Ký Âm ABC

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
15-02-2025

1. Giới Thiệu Nhạc Lý và Ký Âm ABC Trong Thời Đại Số

Nhạc lý là nền tảng quan trọng giúp chúng ta hiểu và viết nhạc. Để quãng bá và lưu trữ âm nhạc chúng ta cần có một hệ thống ký âm rõ ràng, giúp người tiếp cận một cách đơn giản và trực quan. Hiện nay, có nhiều phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ soạn nhạc như Encore, Finale, Sibelius, … Tuy nhiên, các phần mềm này đòi hỏi người dùng phải có kiến thức sâu rộng về ký âm truyền thống, cũng như làm quen với giao diện phức tạp. Quá trình nhập nhạc trên các phần mềm này thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi thao tác với chuột hoặc bàn phím theo cách không trực quan đối với người mới bắt đầu.

Ký âm ABC mang đến một giải pháp đơn giản và hiệu quả. Bằng cách sử dụng ký tự văn bản, ABC cho phép người dùng ghi lại bản nhạc chỉ với một trình soạn thảo văn bản đơn giản trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị nào có thể nhập liệu. Điều này giúp cho việc ghi lại, chỉnh sửa và chia sẻ bản nhạc trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

3. Giới Thiệu Phần Mềm ABC Transcription Tools (abctools)

Để dễ dàng hơn trong việc thực hành ký âm ABC, chúng ta sẽ sử dụng phần mềm ABC Transcription Tools (viết tắt là abctools), được phát triển bởi Michael Eskin. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp chuyển đổi các đoạn nhạc ABC thành bản nhạc có thể xem và in ấn một cách trực quan.

abctools hỗ trợ:

  • Nhập ký âm ABC và tự động hiển thị bản nhạc.
  • Chuyển đổi ký âm ABC thành MIDI để nghe thử.
  • Hiển thị bản nhạc một cách trực quan trên trình duyệt web hoặc thiết bị di động.
  • Hỗ trợ nhiều chức năng chỉnh sửa và kiểm tra lỗi trong ABC.

Trong suốt cuốn sách này, tất cả các ví dụ minh họa và bài tập sẽ sử dụng abctools để đảm bảo tính thống nhất và tiện lợi cho người học.

Liên kết chính
https://michaeleskin.com/abctools/abctools.html
Liên kết dự bị
QRC1 QRC1 QRC2 QRC2

Tính năng chính của abctools:

  • Nhập và xuất bản nhạc ở các định dạng ABC.

  • Phát lại bản nhạc bằng midi hoặc wav với bảy bộ âm thanh soundfonts khác nhau, cung cấp hơn 800 nhạc cụ chất lượng cao.

  • Luyện tập với Tune Trainer, giúp bạn tập bản nhạc từ tốc độ chậm đến nhanh dần.

  • Tạo sổ nhạc PDF chuyên nghiệp với trang bìa, mục lục, chỉ mục bài nhạc, tiêu đề, chân trang tùy chỉnh, liên kết, phần đầu bản nhạc (notation hoặc mã ABC thô) và mã QR để chia sẻ.

Ngoài ra abctool còn đề nghị rất nhiều tính năng khác, nhưng không thật sự cần thiết cho Nhạc Lý Cơ Bản nên sẽ không được nói đến ở đây.

4. Giới Thiệu Về Nốt Nhạc

Âm nhạc được tạo thành từ các nốt nhạc có cao độ khác nhau. Trong hệ thống ký âm ABC, các nốt nhạc được biểu diễn như sau:

  • C - Đồ
  • D - Rê
  • E - Mi
  • F - Fa
  • G - Sol
  • A - La
  • B - Si

Mỗi nốt có thể xuất hiện ở nhiều cao độ khác nhau, nhưng trong chương này, chúng ta chỉ tập trung vào dạng cơ bản của nốt đen.

Ví dụ về một chuỗi nốt nhạc đơn giản:

C D E F G A B

Trong ký âm ABC, các nốt này có thể được nhập vào phần mềm và hiển thị dưới dạng bản nhạc.

5. Nguyên Tắc Cơ Bản Của Ký Âm ABC

Hệ thống ký âm ABC sử dụng các quy tắc đơn giản để biểu diễn âm nhạc. Một bản nhạc ABC cơ bản có thể bao gồm các thành phần sau:

  • X: Số hiệu bài nhạc
  • T: Tựa đề
  • M: Nhịp
  • L: Độ dài nốt mặc định
  • K: Điệu tính (tông)

Ví dụ một bản nhạc ABC đơn giản:

X:1
T:Bản nhạc đầu tiên
M:4/4
L:1/4
K:C
C D E F | G A B c |

Khi nhập đoạn ABC này vào phần mềm abctools, nó sẽ hiển thị thành bản nhạc thực tế.


Chương này giúp bạn làm quen với phương pháp ký âm ABC và cách biểu diễn các nốt nhạc cơ bản. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào các yếu tố nhạc lý cơ bản truyền thống như khuông nhạc, dấu khóa và cách ghi nhạc đầy đủ hơn.

Subsections of 00 Nhạc Lý Và Ký Âm ABC

Thực hành

01 Các Khái Niệm Cơ Bản

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
15-02-2025

Nhạc Lý Là Gì

Nhạc lý là một hệ thống quy tắc và nguyên tắc được sử dụng để biểu diễn và lý giải âm nhạc. Nó bao gồm các yếu tố cơ bản trong âm nhạc như nốt nhạc, giai điệu, âm thanh, nhịp điệu và tạo cấu trúc âm nhạc. Nhạc lý giúp người sáng tác, biểu diễn và người nghe hiểu rõ cách âm nhạc được tổ chức và hoạt động.

Tại sao chúng ta cần Nhạc Lý?

Nhạc lý không chỉ là một bộ kỹ thuật khô khan, mà là cơ sở vững chắc để bạn khám phá và sáng tạo âm nhạc. Hiểu biết về nhạc lý giúp bạn tự do trong việc biểu diễn và sáng tác, đồng thời mở ra cánh cửa cho sự tương tác và thậm chí sáng tạo mới mẻ trong thế giới âm nhạc.

Giao tiếp âm nhạc

Nhạc lý giúp chúng ta giao tiếp về âm nhạc một cách hiệu quả. Thay vì phải sử dụng ngôn ngữ miêu tả phức tạp, chúng ta có thể sử dụng ký hiệu và biểu tượng trong nhạc lý để truyền tải ý nghĩa âm nhạc một cách chính xác.

Hiểu biết sâu hơn

Nhạc lý giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và tổ chức của âm nhạc. Chúng ta có thể nhận biết các yếu tố như đoạn nhạc, giai điệu, điệu và biểu cảm qua việc đọc và phân tích bản nhạc.

Sáng tạo và biểu diễn

Nhạc lý không chỉ giúp chúng ta thể hiện ý tưởng sáng tạo, mà còn là công cụ hữu ích trong việc biểu diễn âm nhạc. Người biểu diễn có thể đọc bản nhạc và chơi nhạc một cách chính xác theo ý muốn của nhạc sĩ.

Lưu trữ và truyền thống

Nhạc lý giúp lưu trữ âm nhạc một cách bền vững qua thời gian. Nhờ các ký hiệu và biểu tượng, âm nhạc có thể được ghi chép và truyền tải qua các thế hệ.

Sự đồng nhất và chính xác

Nhạc lý giúp đạt được sự đồng nhất trong việc biểu diễn và thể hiện âm nhạc. Điều này làm cho việc biểu diễn và truyền tải âm nhạc trở nên chính xác và mạch lạc.

Khuông nhạc (staff)

  • Khuông nhạc là một tập hợp các đường ngang song song nhau trên một trang giấy nhạc. Các khuông nhạc tạo ra một cấu trúc để đặt các ký hiệu nhạc lên, giúp bạn nhận biết và thực hiện âm nhạc. Trong nhạc lý cổ điển, khuông nhạc thường được chia thành năm dòng, và các khoảng cách giữa các dòng được sử dụng để đặt các nốt nhạc. Nốt nhạc càng cao thì âm thanh càng cao; nốt nhạc càng thấp thì âm thanh càng thấp.
X:1
K:C clef=none
X X X X |

Chữ X chỉ định một nốt nhạc vô hình.

  • Khi một nhạc cụ cần dùng nhiều khuông nhạc ta nối các khuông nhạc đó lại. Ví dụ cho dương cầm :
X:1
T:
V:1 clef=treble
X
V:2 clef=bass
X 

Nốt nhạc

Tên gọi các bậc cơ bản trong thang âm của hệ thống âm nhạc: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Các bậc (âm hay nốt) cơ bản này tương ứng với các phím trắng của dương cầm. Dưới đây là các nốt nhạc cơ bản trên một khuông nhạc (với khóa Sol dòng 2):

X:1
T:Nốt Nhạc
M: 4/4
L: 4/4
K: C
C D E F | G A B c ||
w: Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô 

Dòng kẻ phụ

Bắt đầu từ nốt tham chiếu Sol, ta viết chuỗi các nốt tăng dần hoặc giảm dần (xen kẽ dòng và dấu cách). Ngoài 5 dòng và 4 khoảng trắng, chúng ta còn sử dụng bên dưới dòng đầu tiên và khoảng trắng phía trên các dòng thứ năm. Sau đó chúng ta thêm dòng kẻ phụ như trong ví dụ sau (Đô thấp, và La Si Đô Rê cao):

X:1
T:Dòng kẻ - Dòng kẻ phụ 
M: 4/4
L: 4/4
K: C
C D E F | G A B c | d e f g | a b c' d' ||
w: Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Rê 

Lưu ý

  • Chỉ những nhạc cụ có âm thanh cao thấp rõ ràng mới dùng khuông nhạc.

  • Những nhạc cụ mà âm thanh không thể xác định rõ ràng độ cao thấp, như trống hay bộ gõ …, thì được ký hiệu như sau :

  • stafflines=1 : hệ thống chỉ có 1 dòng kẻ

X:1
M:4/4
L:1/4
K:C stafflines=1
BBBB \| B2 B B/B/\|  

Khóa Nhạc

Khóa nhạc là một dấu hiệu nhạc lý được đặt ở đầu khuông nhạc để xác định tần số cơ bản của một nốt nhạc trên dòng đó. Khóa nhạc quyết định vị trí của các nốt trên khuông nhạc. Hai khóa nhạc phổ biến nhất là khóa Sol, khóa Fa. Các khóa nhạc giúp cho người đọc bản nhạc xác định được nốt nhạc cụ một cách chính xác và chơi đúng nốt tương ứng với từng khuông nhạc.

Khóa Sol

Khóa Sol là loại khóa nhạc thường được sử dụng trong âm nhạc dành cho giọng ca hoặc các nhạc cụ như piano, violon, clarinet và nhiều nhạc cụ khác. Nó cũng được sử dụng trong phần lớn các khuông nhạc đối với nhạc cụ dây. Khóa Sol được biểu thị bằng một dấu tròn được đặt trên dòng thứ nhất hoặc dòng thứ hai từ dưới lên của khuông nhạc.

X:1
K:C clef=treble
X

Có Nhiều loại khóa Sol :

  • Khóa Sol dòng 2 :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: clef=G2 
G
w:Khóa.Sol.dòng.2
  • Khóa Sol dòng 1 (Ít được dùng tới)
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: clef=G1 
G
w:Khóa.Sol.dòng.1

Khóa Fa :

Khóa Fa được sử dụng chủ yếu trong âm nhạc dành cho các nhạc cụ cầm tay có dải âm thanh thấp như cello, trombone, tuba, và baryton. Khóa Fa được biểu thị bằng một dấu hai chấm (mắt mèo) được đặt trên dòng thứ ba hoặc thứ tư từ dưới lên trên của khuông nhạc.

X:1
K:C clef=bass
X

Có nhiều loại khóa Fa :

  • Khóa Fa dòng 4 :
X:1
K: clef=F4 
F,, 
w:Khóa.Fa.dòng.4
  • Khóa Fa dòng 3 (Ít được dùng tới)
X:1
K: clef=F3 
F,, 
w:Khóa.Fa.dòng.3

Khóa Đô (còn được gọi là khóa Ut)

Có bốn loại khóa đô (clé d’ut) chính được sử dụng trong nhạc lý, mỗi loại được thiết kế để thể hiện các dải nốt nhạc một cách đặc biệt. Khóa Đô thông dụng nhất là khóa Đô dòng thứ 3 :

X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: C
[K: clef=C1] C [K: clef=C2] C [K: clef=C3] C [K: clef=C4] C 
w:Khóa.Đô.dòng.1 Khóa.Đô.dòng.2 Khóa.Đô.dòng.3 Khóa.Đô.dòng.4 
  • Khóa Đô dòng 1 còn được gọi là khóa Soprano (ít được sử dụng)
  • Khóa Đô dòng 2 còn được gọi là khóa MezzoSoprano (ít được sử dụng)
  • Khóa Đô dòng 3 còn được gọi là khóa Alto
  • Khóa Đô dòng 4 còn được gọi là khóa Tenor (ít được sử dụng)

Lưu ý :

  • Các khóa dùng tên nốt nhạc nằm trên cùng dòng kẻ trong khuông nhạc. Ví dụ :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: C
G 
w:Khóa.Sol.Nốt.Sol
  • Nếu ta thay đổi khóa, các nốt nhạc đổi tên nhưng thứ tự không thay đổi. Ví dụ :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: C
G A B c
w: Sol La Si Đô 

Trở thành :

X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: clef=bass
B,, C, D, E,
w: Si, Đô Rê Mi|
  • Một nốt nhạc có thể được viết bằng nhiều cách khác nhau (khác khóa, khác dòng kẽ nhưng âm thanh không thay đổi)
  • L: 4/4 ==> Giá trị nốt mặc định là dấu tròn
X:1
M: 4/4
L: 4/4
[K: clef=G1] C [K: clef=G2]C [K: clef=F3]C [K: clef=F4]C [K: clef=C1]C [K: clef=C2]C [K: clef=C3]C [K: clef=C4]C
w:  Đô Đô Đô Đô Đô Đô Đô Đô 
  • Mỗi khóa nhạc được viết ở đầu khóa nhạc. Khóa nhạc được lập lại khi ta thay đổi khuông nhạc

  • Những nhạc cụ có âm vực rộng như hồ cầm, trombone, basson có thể dùng nhiều khóa nhạc.

  • Bản nhạc có thể dành cho một người biểu diễn hoặc cho một số người (nhóm nhạc sĩ hoặc ca sĩ). Trong trường hợp có nhiều người biểu diễn thì cần phải viết nhạc trên nhiều khuông nhạc. Mỗi phần (từng biện pháp hoặc nhóm biện pháp) sẽ được thể hiện song song, từ trên xuống dưới. Chúng ta gọi “hệ thống” là tập hợp các khuông nhạc mà các nốt và dấu nghỉ được diễn giải cùng một lúc.

X:1
V:T1  clef=treble  name=violon \n" +
V:T2  clef=treble  name=Flute\n" +
V:B1  clef=bass    name=Violoncelle\n" +
V:T1
G
V:T2
E
V:B1
C

Tùy thuộc vào âm vực của nhạc cụ mà ta ký hiệu các nốt nhạc trên những khóa khác nhau :

  • Giong hát cao (nữ, trẻ em) được ký hiệu trên khóa Sol (violon, flute, trombone, trompette)

  • Giọng hát trầm (đàn ông) được ký hiệu trên khóa Fa dòng 4 (violoncelle, basson, trombone, timbale)

  • Vài nhạc cụ dùng khóa Đô (alto dùng khóa Đô dòng 3, Trombone, basson dùng khóa Đô dòng 4)

  • Vài nhạc cụ dùng nhiều khóa một lúc (piano, clavecin, harpe, orgue)

Những khóa khác nhau được dùng để tránh thêm quá nhiều dòng kẽ phụ trong một bản nhạc. Cho cùng một nốt La dưới đây :

Thay vì viết :

X:1
K: clef=treble
A,,
w: La1

Ta viết :

X:1
K: clef=bass
A,,
w: La1

Khi những nốt đi xuống thấp trong khóa Sol dòng 2, ta dùng khóa Fa dòng 4 để tiếp tục :

X:1
V:T1 clef=treble
V:B1 clef=bass
V:T1
G8 | F8 | E8 | D8 | C8 | z8 |z8  | z8 | z8 ||
w: Sol Fa Mi Rê Đô
V:B1
z8 | z8 | z8 | z8 | z8 | B,8 | A,8 | G,8 | F,8 ||
w:* * * * * Si La Sol Fa

Subsections of 01 Các Khái Niệm Cơ Bản

Thực hành

02. Nốt Nhạc

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
15-02-2025

Tổng Quan Về Nốt Nhạc

Trong chương “Giới thiệu Nhạc Lý”, chúng ta đã có một khái niệm tổng quát về nốt nhạc. Trong chương này, chúng ta sẽ xem chi tiết về đơn vị cơ bản trong âm nhạc này.

Nốt nhạc thể hiện tần số âm thanh và mang trong mình cảm xúc. Chúng kết hợp để xây dựng thang âm, giai điệu, và hòa âm, đồng thời thể hiện điệu nhạc và nhịp điệu. Sự sắp xếp và kết hợp của chúng làm nên sự đa dạng và sâu sắc của âm nhạc.

1. Độ Cao Và Độ Thấp (Pitch) Trong Âm Nhạc

Trong âm nhạc, độ cao và độ thấp là các yếu tố quan trọng xác định tần số của âm thanh và tạo ra các nốt nhạc có âm thanh cao hơn hoặc thấp hơn. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự biến đổi và đa dạng trong âm nhạc.

Ví dụ ABC:

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |

2. Hệ Thống Âm Nhạc Điều Chỉnh (Tempered)

Hệ thống âm nhạc điều chỉnh là hệ thống âm nhạc phương Tây mà chúng ta sử dụng trong âm nhạc hiện tại. Nó đảm bảo rằng các nốt nhạc có thể được chơi ở nhiều tông khác nhau mà vẫn giữ được âm thanh hài hòa.

3. Tên Các Nốt Nhạc Và Ký Hiệu

Có bảy nốt nhạc trong hệ thống âm nhạc phương Tây:

Tên nốt Ký hiệu Ghi chú
Đô C
D Cách C một cung nhạc
Mi E Cách D một cung nhạc
Fa F Cách E nửa cung nhạc
Sol G Cách F một cung nhạc
La A Cách G một cung nhạc
Si B Cách A một cung nhạc
Đô C Cách B nửa cung nhạc

Ví dụ ABC:

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F G A B c

4. Tần Số Âm Thanh

Tần số của mỗi nốt nhạc (đo bằng Hertz) được tìm thấy trên một cây đàn dương cầm tiêu chuẩn với 88 phím.

Nốt Tần số (Hz)
Đô 3 (C) 261.63
Rê 3 (D) 293.66
Mi 3 (E) 329.63
Fa 3 (F) 349.23
Sol 3 (G) 392.00
La 3 (A) 440.00
Si 3 (B) 493.88

5. Thời Lượng Nốt Nhạc

Thời lượng của một nốt nhạc được biểu diễn qua các ký hiệu khác nhau. Các loại nốt nhạc phổ biến gồm:

  • Nốt tròn (whole note) - 4 phách
  • Nốt trắng (half note) - 2 phách
  • Nốt đen (quarter note) - 1 phách
  • Nốt móc đơn (eighth note) - 1/2 phách
  • Nốt móc đôi (sixteenth note) - 1/4 phách

Ví dụ ABC:

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C2 D2 | E F G A | B4 | c4 |

Định nghĩa Nhịp và Phách

1. Phách (Beat)

Phách là đơn vị cơ bản trong nhạc lý dùng để đo lường thời gian trong âm nhạc. Mỗi bản nhạc có thể có một số lượng phách cụ thể trong mỗi ô nhịp.

  • Phách có thể được cảm nhận như nhịp đập đều đặn trong một bài nhạc, giống như nhịp tim.
  • Trong một ô nhịp, phách có thể được chia thành phách mạnhphách yếu.
    • Phách mạnh: Thường là phách đầu tiên trong một ô nhịp, nhấn mạnh nhất.
    • Phách yếu: Những phách còn lại có mức nhấn nhẹ hơn.
  • Một số bản nhạc có thể có phách trung bình (ít mạnh hơn phách đầu nhưng mạnh hơn phách yếu).
  • Phách là yếu tố quan trọng giúp xác định tiết tấu của một bài nhạc.

Ví dụ về cách đếm phách trong một ô nhịp 4/4 (bốn phách mỗi ô nhịp):
👉 1 - 2 - 3 - 4 (1 là phách mạnh, 2-3-4 là phách yếu hoặc trung bình).

Ví dụ về cách đếm phách trong một ô nhịp 3/4 (ba phách mỗi ô nhịp):
👉 1 - 2 - 3 (1 là phách mạnh, 2-3 là phách yếu).

2. Nhịp (Measure/Bar)

Nhịp là một đơn vị lớn hơn phách, dùng để phân chia âm nhạc thành các phần bằng nhau, giúp người chơi nhạc dễ theo dõi và biểu diễn.

  • Nhịp được thể hiện bằng dấu nhịp (time signature), ví dụ như 4/4, 3/4, 6/8.
  • Mỗi nhịp chứa một số lượng phách nhất định.
    • Ví dụ: Nhịp 4/44 phách, nhịp 3/43 phách.
  • Dấu nhịp được viết ở đầu bản nhạc và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phong cách và tiết tấu của bản nhạc.

Ví dụ về dấu nhịp 4/4:

X:1
K: C  
M: 4/4  
L: 1/4  
C D E F | G A B c |  

(Ở đây, mỗi ô nhịp chứa 4 nốt đen, mỗi nốt tương ứng với một phách).

Ví dụ về dấu nhịp 3/4:

X:1
K: C  
M: 3/4  
L: 1/4  
C D E | F G A | B c d |  

(Mỗi ô nhịp chứa 3 phách).

5. Thời Lượng Nốt Nhạc

Thời lượng của một nốt nhạc được biểu diễn qua các ký hiệu khác nhau. Các loại nốt nhạc phổ biến gồm:

  • Nốt vuông - 8 phách (gấp đôi nốt tròn)
  • Nốt tròn - 4 phách (gấp đôi nốt trắng)
  • Nốt trắng - 2 phách (gấp đôi nốt đen)
  • Nốt đen - 1 phách
  • Nốt móc đơn - 1/2 phách
  • Nốt móc đôi - 1/4 phách
  • Nốt móc ba - 1/8 phách
  • Nốt móc tư - 1/16 phách

Ví dụ ABC:

X:1
K: C
M: 8/4
L: 1/4
C8 | C2 D2 E F G A | B4 c4 |

Bảng tóm tắt thời lượng nốt nhạc:

Loại Nốt Thời Lượng
Nốt vuông 8 phách
Nốt tròn 4 phách
Nốt trắng 2 phách
Nốt đen 1 phách
Nốt móc đơn 1/2 phách
Nốt móc đôi 1/4 phách
Nốt móc ba 1/8 phách
Nốt móc tư 1/16 phách

6. Nốt Liền Kề Và Nốt Tách Rời

Nốt liền kề là hai nốt nhạc nằm cạnh nhau trên dải nốt nhạc và có khoảng cách giữa chúng là một nửa cung hoặc một cung. Trong khi đó, nốt tách rời là các nốt có khoảng cách lớn hơn.

Ví dụ ABC:

Hai nốt liền kề tạo thành một quãng hai :

X:1
T: Nốt liền kề
K: C
M: 4/4
L: 1/4
D2 E2
X:1
T: Chuỗi nốt liền kề lên
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |
X:1
T: Chuỗi nốt liền kề xuống
K: C
M: 4/4
L: 1/4
c B A G | F E D C |
X:1
T: Nốt tách rời
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C E G c |

6. Nhóm Nốt (Note Grouping)

Nhóm nốt giúp tổ chức các nốt thành những mẫu phách đặc biệt.

Liên Ba (Triplets)

Ba nốt có cùng giá trị thời gian nhưng được chơi trong khoảng thời gian của hai nốt bình thường cùng loại.

X:1
K: C
M: 6/8
L: 1/8
(3C D E (3F G A | (3B c d (3e f g |

Liên Bốn (Quartuplets)

Bốn nốt được chơi trong thời gian của ba nốt bình thường cùng loại.

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/8
(4C D E F (4G A B c |

Liên Năm (Quintuplets)

Năm nốt được chơi trong thời gian của bốn nốt bình thường cùng loại.

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/8
(5C D E F G |

Liên Sáu (Sextuplets)

Sáu nốt được chơi trong thời gian của bốn nốt bình thường cùng loại.

X:1
K: C
M: 6/8
L: 1/8
(6C D E F G A |

Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về nốt nhạc, cao độ, thời lượng và cách thể hiện chúng trong ký âm ABC. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu lặng và cách thể hiện chúng trong bản nhạc.

Subsections of 02. Nốt Nhạc

Thực hành

03 Dấu Lặng

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
16-02-2025

1. Giới Thiệu Về Dấu Lặng

Các dấu lặng là các ký hiệu trong nhạc lý thể hiện khoảng thời gian im lặng, khi không có âm thanh được phát ra. Chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đa dạng và biểu cảm trong âm nhạc, cho phép âm nhạc “thở” và tạo ra sự tương phản giữa âm thanh và không gian trống.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Z z4 z2 z z/2 z// z/// z////

Các dấu lặng giúp xác định các khoảng thời gian im lặng trong âm nhạc và làm cho âm nhạc trở nên cân đối, có sự biến đổi về thời gian và phách.

2. Các Loại Dấu Lặng Phổ Biến

Dấu Lặng Ý nghĩa Ký hiệu
Dấu lặng đứng Giữ im lặng 2 ô nhịp 𝄺
Dấu lặng tròn Giữ im lặng cho toàn bộ ô nhịp 𝄻
Dấu lặng trắng Đại diện cho nửa giá trị thời gian của một dấu lặng tròn 𝄼
Dấu lặng đen Thể hiện một phần tư giá trị thời gian của một dấu lặng tròn 𝄽
Dấu lặng đơn Đại diện cho một phần tám giá trị thời gian của một dấu lặng tròn 𝄾
Dấu lặng kép Biểu thị một phần mười sáu giá trị thời gian của một dấu lặng tròn 𝄿

Ngoài ra, còn có dấu lặng móc ba và dấu lặng móc bốn với giá trị tương đương với các nốt móc ba và móc bốn. Trong thực tế, các dấu này rất ít được dùng tới.

3. Cách Sử Dụng Dấu Lặng Trong Bản Nhạc

3.1 Dấu Lặng Tròn Trong Một Ô Nhịp

Khi một ô nhịp hoàn toàn im lặng, ta sử dụng dấu lặng tròn:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
z4 | C D E F |

3.2 Dấu Lặng Trong Nhiều Ô Nhịp

Khi nhiều ô nhịp liền nhau im lặng, ta dùng dấu lặng lớn với số phân đoạn bên trên:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Z3 | C D E F |

4. Tương Quan Giữa Thời Lượng Nốt Nhạc Và Dấu Lặng

Mỗi hình nốt có phần nghỉ tương ứng với thời lượng của nó:

Loại Nốt Giá trị thời gian Dấu lặng tương ứng
Nốt tròn 4 phách Dấu lặng tròn
Nốt trắng 2 phách Dấu lặng trắng
Nốt đen 1 phách Dấu lặng đen
Nốt móc đơn 1/2 phách Dấu lặng đơn
Nốt móc đôi 1/4 phách Dấu lặng kép
Nốt móc …

Ví dụ ABC:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | z2 G A B | C z z z |

Chức năng của sự im lặng trong âm nhạc

Tùy theo cách mà một nhà soạn nhạc khai thác sự im lặng trong tác phẩm của mình, nó có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau:

1. Như một nhịp thở

Trước hết, im lặng đóng vai trò như một hơi thở trong âm nhạc. Nó được sử dụng để phân tách hoặc tạo khoảng nghỉ trong một câu nhạc, giống như dấu phẩy hoặc dấu chấm trong câu văn. Nhờ đó, im lặng có thể làm chậm lại hoặc tăng cường nhịp điệu của một giai điệu.

2. Nhấn mạnh nhịp điệu

Khi được sử dụng trong các chỗ nghịch phách hoặc kết hợp với các dấu nhấn, sự im lặng có thể khiến một câu nhạc trở nên sắc nét hơn, giàu năng lượng hơn và đầy sức sống hơn.

3. Yếu tố hình thức

Thông thường, sự im lặng xuất hiện ở phần mở đầu và kết thúc của một tác phẩm, giống như màn đen trước khi một bộ phim bắt đầu. Nó cũng có thể được dùng để phân chia các phần hoặc các chương trong một tác phẩm âm nhạc. Trong trường hợp này, sự im lặng giúp tổ chức cấu trúc và làm cho nội dung trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.

4. Hiệu ứng kịch tính

Khi được sử dụng như một khoảng dừng đột ngột, một sự gián đoạn, hoặc một nhịp thở bị kìm nén, sự im lặng có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong diễn đạt âm nhạc. Nó có thể làm nổi bật hành động, tạo cảm giác căng thẳng hoặc truyền tải cảm xúc mãnh liệt hơn trong một giai điệu vốn dĩ có thể trở nên quá máy móc.

Sự im lặng không chỉ đơn thuần là khoảng trống giữa các âm thanh mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp tạo ra sự cân bằng, nhấn mạnh và truyền tải cảm xúc trong âm nhạc.


Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu lặng trong nhạc lý, cách sử dụng và mối quan hệ giữa chúng với các nốt nhạc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu chấm và cách kéo dài thời gian của một nốt nhạc.

Subsections of 03 Dấu Lặng

Thực hành

04 Dấu Chấm

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
16-02-2025

1. Dấu Chấm Đơn

Dấu chấm đơn là một dấu chấm được đặt sau một nốt nhạc và cho phép kéo dài thời lượng của nốt này. Dấu chấm sau dấu nghỉ cũng tăng thời lượng theo cách tương tự. Thời lượng của nó luôn bằng một nửa giá trị trước đó: hình nốt, dấu nghỉ hoặc dấu chấm khác.

Ví dụ:

  • Vì thời lượng của nốt trắng là 2 phách nên thời lượng của nốt trắng có chấm sẽ là:

    2 phách + (nửa của 2 phách) = 3 phách.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C5/2 D | E F G A |

L: 1/4 chỉ định nốt mắc định mang dấu đen. C5/2 (hoặc C5/) = Đô trắng chấm

  • Tương tự, thời lượng của nốt đen là 1 phách thì thời lượng của nốt đen chấm sẽ là:

    1 phách + (nửa phách) = 1 phách rưỡi.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C3/ D/ E F | G A B c |

L: 1/4 chỉ định nốt mắc định mang dấu đen. C3/2 (hoặc C3/) = Đô đen chấm. D/2 (hoặc D/) chỉ định nốt rê móc.

  • Thời gian tạm dừng của dấu lặng trắng là 2 phách nên thời gian tạm dừng sẽ là 3 phách.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
z3 C | D E F G|

2. Dấu Chấm Đôi

Theo nguyên tắc tương tự, dấu chấm thứ hai sẽ mở rộng thêm giá trị của nốt hoặc phần nghỉ, thêm một nửa so với dấu chấm trước.

Ví dụ:

  • Giá trị của nốt trắng chấm đôi:

    2 phách (nốt trắng) + 1 phách + ½ phách = 3 phách rưỡi.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C7/ D/   | E F G A |
  • Giá trị của nốt đen chấm đôi:

    1 phách (nốt đen) + ½ phách (dấu chấm) + ¼ phách = 1 ¾ phách.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C7/4 D// E F | G A B c |
  • Giá trị của dấu lặng với chấm đôi:

    4 phách + 2 phách + 1 phách = 7 phách.

X: 1
K: C
M: 8/4
L: 1/4
z7 C | D E F G z4|

3. Kết Nối Giữa Nốt

Khi hai nốt có cùng cao độ được nối với nhau bằng một đường cong thì đó là kết nối giữa nốt. Nghĩa là nốt thứ hai là phần mở rộng của nốt thứ nhất. Đây là một cách để xây dựng một giá trị nhịp điệu, cho phép kéo dài một nốt từ ô nhịp này sang ô nhịp tiếp theo.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C- C D E | F G A B |

4. Điểm Cao Trào (Dấu Mắt Ngỗng)

Điểm cao trào (dấu mắt ngỗng) cho phép nhạc sĩ dừng phách trên một nốt nhạc. Do đó, ca sĩ biểu diễn có thể giữ nốt ở đoạn cao trào bao lâu tùy thích. Một nốt có dấu cao trào phải kéo dài ít nhất bằng giá trị nốt của nó.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Hc z E F | G A B c |
  • H = dấu mắt ngỗng bên trên : có thể ngân dài âm thanh ở nốt Đô nơi có điểm cao trào

5. Điểm Dừng

Điểm dừng sử dụng ký hiệu điểm cao trào nhưng áp dụng trên một dấu lặng, cho phép tạo sự tạm dừng kịch tính trong âm nhạc.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Hz | C D E F |

6. Các Điểm Giảm

Staccato là một dấu chấm nhỏ đặt trên hoặc dưới nốt nhạc, biểu thị rằng nốt này sẽ được chơi ngắn hơn bình thường, thường chỉ bằng một nửa giá trị ban đầu.

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
.C .D .E .F | .G .A .B .c |

Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu chấm trong nhạc lý, cách sử dụng và ảnh hưởng của chúng đến thời lượng nốt nhạc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hóa và tác động của chúng đối với cao độ nốt nhạc.

Subsections of 04 Dấu Chấm

Thực hành

05 Dấu Thăng và Dấu Giáng

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

1. Thăng Giáng và Nốt Nhạc

“Cung” là đơn vị được dùng để so sánh độ cao của các nốt nhạc. Sự khác biệt về độ cao giữa hai nốt nhạc liên tiếp gọi là “Nửa-Cung”.

  • Dấu Thăng (#) đặt kề bên một nốt nhạc để nâng cao nốt đó lên nửa cung.
  • Dấu Giáng (b) đặt kề bên một nốt nhạc để hạ thấp nốt đó xuống nửa cung.

Các Nốt Nhạc Trong Hệ Thống 12 Nửa-Cung:

Đô   Đô#   Rê   Rê#   Mi   Fa   Fa#   Sol   Sol#   La   La#   Si

Hoặc có thể viết theo cách khác:

Đô   Rêb   Rê   Mib   Mi   Fa   Solb   Sol   Lab   La   Sib   Si

Ví dụ ABC:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C ^C D ^D | E F ^F G | ^G A ^A B |

2. Thăng Giáng và Khóa Nhạc

Các dấu hiệu thăng và giáng có thể được sử dụng theo hai cách chính:

2.1 Dấu Hóa Cố Định trong Bộ Khóa

Các dấu hóa cố định xuất hiện ở đầu bản nhạc, ngay sau khóa nhạc được gọi là bộ khóa. Bộ khóa được áp dụng cho toàn bộ bản nhạc hoặc một đoạn nhạc. Các dấu hóa này luôn được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

  • Thứ tự các dấu thăng (#): Fa, Đô, Sol, Rê, La, Mi, Si.
X: 1
M: 4/4
L: 1/4
X: 1
M: 4/4
[K: C] X | [K: G] X | [K: D] X | [K: A] X | [K: E] X | [K: B] X | [K: F#] X | [K: C#] X |
  • Thứ tự các dấu giáng (b): Si, Mi, La, Rê, Sol, Đô, Fa (ngược lại với dấu thăng).
X: 1
M: 4/4
L: 1/4
[K: C] X | [K: F] X | [K: Bb] X | [K: Eb] X | [K: Ab] X | [K: Db] X | [K: Gb] X | [K: Cb] X  

2.2 Dấu Hóa Ngẫu Nhiên (Accidentals)

Dấu hóa ngẫu nhiên được đặt ngay trước nốt nhạc mà nó ảnh hưởng. Các dấu này chỉ có tác dụng trong ô nhịp mà chúng xuất hiện.

Tên Dấu Hiệu ứng
Dấu thăng # Nâng nốt nhạc lên nửa cung
Dấu giáng b Hạ nốt nhạc xuống nửa cung
Dấu bình Hủy bỏ hiệu ứng thăng/giáng trước đó
Dấu thăng kép X Nâng nốt nhạc lên một cung
Dấu giáng kép bb Hạ nốt nhạc xuống một cung

Ví dụ ABC với các dấu hóa ngẫu nhiên:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D^ E ^F | G _A A _B |

3. Ý Nghĩa Âm Nhạc Của Các Dấu Thăng Giáng

Dấu thăng và dấu giáng không chỉ thay đổi cao độ của một nốt nhạc mà còn có ý nghĩa âm nhạc quan trọng:

  • Tạo màu sắc âm nhạc: Một nốt nhạc khi có dấu thăng hoặc giáng có thể tạo ra màu sắc khác biệt trong giai điệu và hòa âm. Ví dụ, việc sử dụng F# thay vì F tự nhiên có thể tạo ra cảm giác tươi sáng hơn.

  • Tạo sự chuyển động trong giai điệu: Khi một giai điệu chứa các dấu hóa ngẫu nhiên, nó có thể làm cho câu nhạc trở nên uyển chuyển hơn, thay vì chỉ sử dụng các nốt trong thang âm diatonic.

  • Thể hiện sự căng thẳng và giải quyết: Trong hòa âm, dấu thăng và dấu giáng có thể tạo ra các hợp âm căng thẳng, đòi hỏi sự giải quyết về một nốt ổn định hơn.

  • Định hình phong cách âm nhạc: Một số phong cách âm nhạc như jazz, blues, hoặc flamenco sử dụng nhiều dấu hóa để tạo nên âm hưởng đặc trưng.

  • Mở rộng khả năng điều chỉnh giọng điệu: Khi một bản nhạc thay đổi giọng (modulation), nó thường sử dụng dấu thăng hoặc giáng để thích nghi với giọng mới.

Ví dụ về một đoạn nhạc thể hiện sự chuyển động qua dấu hóa:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E ^F | G A _B B |

Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu thăng và dấu giáng, cách sử dụng chúng trong bản nhạc và ảnh hưởng của chúng đến cao độ nốt nhạc cũng như ý nghĩa âm nhạc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về quãng nhạc và sự liên kết giữa các nốt.

Subsections of 05 Dấu Thăng và Dấu Giáng

Thực hành

06 Quãng (Interval)

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

1. Cơ Bản Về Quãng

Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Chúng tạo ra âm thanh đa dạng và biến hóa trong âm nhạc. Từ những quãng nhỏ đến quãng lớn, chúng là yếu tố quyết định cảm giác âm nhạc của chúng ta.

Việc phát ra âm thanh của hai nốt nhạc cùng lúc hoặc theo thứ tự là nền tảng của hòa âm và giai điệu âm nhạc.

Quãng có thể được đo bằng số nửa cung hoặc số cung nhạc.

Dưới đây là các loại quãng cơ bản trong âm nhạc, bao gồm quãng 2, 3, 4, 5, 6, 7 và quãng 8 (Octave). Những quãng này tạo ra các mối quan hệ âm nhạc quan trọng và tạo cấu trúc thang âm trong âm nhạc.

Tên quãng Ví dụ Chú thích
Quãng 2 C-D Từ Đô đến Rê có 2 âm (Đô, Rê), được gọi là quãng 2
Quãng 3 C-E Từ Đô đến Mi có 3 âm (Đô, Rê, Mi), được gọi là quãng 3
Quãng 4 C-F Từ Đô đến Fa có 4 âm (Đô, Rê, Mi, Fa), được gọi là quãng 4
Quãng 5 C-G Từ Đô đến Sol có 5 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol), được gọi là quãng 5
Quãng 6 C-A Từ Đô đến La có 6 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La), được gọi là quãng 6
Quãng 7 C-B Từ Đô đến Si có 7 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si), được gọi là quãng 7
Quãng 8 C-C' Từ Đô đến Đô (cao hơn) có 8 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô), được gọi là quãng 8

Ví dụ ABC:

X: 1
K: C
M: 2/4
L: 1/4
   C D || C E || C F || C G || C A || C B || C c ||
w: (Q. 2) (Q. 3) (Q. 4) (Q. 5) (Q. 6) (Q. 7) (Q. 8)

Những quãng lớn hơn nữa sẽ được gọi là quãng 9, 10, 11, …


2. Thêm Về Quãng

Tên quãng Ví dụ Chú thích
Quãng 5 lên C-G Được gọi là quãng đi lên khi nốt đi từ thấp lên cao
Quãng 5 xuống G-C Được gọi là quãng đi xuống khi nốt đi từ cao xuống thấp
Quãng giai điệu C-D-E Được gọi là giai điệu nếu các nốt được viết theo thứ tự trước sau
Quãng hòa thanh C-G (chơi cùng lúc) Được gọi là hòa thanh nếu các nốt ở cùng một thời điểm

Ví dụ ABC:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
   C2 G2    || G2 C2    || C D E F ||    [CGE]4 ||
w: (Q5 lên)  (Q5 xuống)  (Q. Giai Điệu )  (Q.Hòa.Thanh)

3. Hệ Thống Diatonic

Những quãng vừa xem bên trên với ví dụ âm chủ là Đô thuộc về thang âm trưởng Đô trong hệ thống diatonic. Các khoảng cách giữa các nốt nhạc trong chuỗi diatonic Đô là:

  • Đô = 2 nửa cung
  • Mi = 2 nửa cung
  • MiFa = 1 nửa cung
  • FaSol = 2 nửa cung
  • SolLa = 2 nửa cung
  • LaSi = 2 nửa cung
  • SiĐô = 1 nửa cung

Với 12 nốt nhạc trong hệ thống phương Tây, ta có 12 thang âm diatonic dựa trên các âm chủ khác nhau từ Đô, Đô#, Rê, … Các thang âm này có âm sắc khác nhau về độ cao nhưng khoảng cách giữa những nốt nhạc trong mỗi thang âm luôn giữ đúng theo quy tắc nửa cung: 2 - 2 - 1 - 2 - 2 - 2 - 1.

Ví dụ ABC:

X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |

4. Tầm Quan Trọng Của Việc Hiểu Quãng

Hiểu biết về quãng không chỉ giúp bạn xác định khoảng cách giữa các nốt mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nhiều khía cạnh của âm nhạc:

  • Xây dựng giai điệu: Nhận biết và sử dụng quãng giúp người soạn nhạc tạo ra giai điệu mượt mà hoặc kịch tính theo ý muốn.
  • Hòa âm và hợp âm: Các quãng xác định cách kết hợp các nốt để tạo hợp âm và hòa âm phong phú.
  • Chuyển điệu và modul: Khi thay đổi giọng (modulation), quãng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự kết nối hài hòa giữa các tông.
  • Cảm giác âm nhạc: Mỗi quãng có màu sắc riêng, ví dụ quãng 3 trưởng có cảm giác vui tươi, trong khi quãng 3 thứ tạo cảm giác buồn bã.
  • Ứng dụng trong chơi nhạc cụ: Với người chơi nhạc cụ, nhận biết quãng giúp dễ dàng hơn trong việc định vị ngón tay và chuyển hợp âm.

Ví dụ ABC minh họa cảm giác quãng:

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C2 E G | D2 F A | G _B c2 |

Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về quãng, cách sử dụng chúng trong âm nhạc và tầm quan trọng của chúng trong việc tạo nên giai điệu và hòa âm. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ khóa và cách nó ảnh hưởng đến việc xác định tông của một bản nhạc.

Subsections of 06 Quãng (Interval)

Thực hành

07 Bộ Khóa

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

1. Xác Định Bộ Khóa Trong Một Nhạc Khúc

Thông thường, một nhạc khúc không có dấu thăng giáng sẽ có:

  • Thang âm Đô Trưởng nếu nốt nhạc cuối nhạc khúc là nốt Đô.
  • Thang âm La Thứ nếu nốt nhạc cuối nhạc khúc là nốt La.

Dựa vào thang âm, ta có thể xác định các hợp âm cần thiết để diễn tấu nhạc khúc.

Có hai phương pháp để tìm ra thang âm chính của nhạc khúc, tùy theo bộ khóa có dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b).


2. Bộ Khóa Có Dấu Thăng (#)

Cách Xác Định

  1. Xác định dấu thăng (#) cuối cùng trong bộ khóa.
  2. Thêm một nửa cung vào dấu thăng đó.
  3. Kết quả là thang âm trưởng của bản nhạc. Nếu bản nhạc mang âm hưởng thứ, thì thang âm sẽ là thứ tương ứng (tức là quãng 6 của thang âm trưởng được tìm ra).

Ví dụ

  • Nếu bộ khóa có dấu thăng D# cuối cùng, ta thêm nửa cung sẽ được thang âm E Major.
  • Nếu bản nhạc có âm hưởng thứ, thang âm chính là C# Minor.

Bảng Bộ Khóa Thăng

Số dấu thăng Nốt thăng Bộ khóa Thang âm trưởng Thang âm thứ tương ứng
1 F# G Major G E minor
2 F#, C# D Major D B minor
3 F#, C#, G# A Major A F# minor
4 F#, C#, G#, D# E Major E C# minor
5 F#, C#, G#, D#, A# B Major B G# minor
6 F#, C#, G#, D#, A#, E# F# Major F# D# minor
7 F#, C#, G#, D#, A#, E#, B# C# Major C# A# minor

Dấu thăng cuối cùng trong bộ khóa tăng theo quãng 5 đi lên: F, C, G, D, A, E, B.


3. Bộ Khóa Có Dấu Giáng (b)

Cách Xác Định

  1. Nếu bộ khóa có 1 dấu giáng, thang âm chính là F Major.
  2. Nếu bộ khóa có từ 2 dấu giáng trở lên, xác định dấu giáng áp cuối.
  3. Nốt giáng áp cuối chính là nốt chủ của thang âm trưởng.

Ví dụ

  • Nếu bộ khóa có dấu giáng Eb áp cuối, thang âm chính là Eb Major.

Các dấu giáng (b) được thêm theo quãng 4 đi lên trong chuỗi Circle of Fifths. Mỗi dấu giáng thêm vào sẽ tương ứng với một thang âm mới.

Bảng Bộ Khóa Giáng

Số dấu giáng Nốt giáng Bộ khóa Thang âm trưởng Thang âm thứ tương ứng
1 Bb F Major F D minor
2 Bb, Eb Bb Major Bb G minor
3 Bb, Eb, Ab Eb Major Eb C minor
4 Bb, Eb, Ab, Db Ab Major Ab F minor
5 Bb, Eb, Ab, Db, Gb Db Major Db Bb minor
6 Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb Gb Major Gb Eb minor
7 Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb Cb Major Cb Ab minor

Dấu giáng cuối cùng trong bộ khóa tăng theo quãng 4 đi lên: Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb.


4. Tầm Quan Trọng Của Việc Nắm Vững Bộ Khóa

Hiểu biết về bộ khóa là điều cần thiết cho bất kỳ nhạc sĩ, người chơi nhạc cụ hoặc nhà soạn nhạc nào. Nó giúp:

  • Xác định nhanh chóng thang âm chủ: Giúp người chơi hoặc soạn nhạc biết bản nhạc đang ở giọng nào ngay lập tức.
  • Dễ dàng chơi nhạc không cần nhìn hợp âm: Khi quen thuộc với bộ khóa, người chơi có thể dễ dàng dự đoán hợp âm mà không cần đọc từng nốt.
  • Hỗ trợ việc sáng tác: Hiểu về bộ khóa giúp soạn nhạc mạch lạc và logic hơn.
  • Giúp dịch giọng (transposition) dễ dàng hơn: Khi cần chuyển giọng bài hát, việc hiểu bộ khóa sẽ giúp thực hiện nhanh chóng mà không cần viết lại toàn bộ bản nhạc.
  • Hỗ trợ hòa âm và ứng biến (improvisation): Những người chơi nhạc jazz, blues hay bất kỳ thể loại nào có ứng biến sẽ dễ dàng điều hướng giữa các hợp âm và giai điệu nếu nắm vững bộ khóa.

Ví dụ ABC Minh Họa:

X: 1
K: D
M: 4/4
L: 1/4
D E F G | A B C D |

Bản nhạc trên được viết ở D Major, với các dấu thăng F#C#, đúng theo quy tắc của bộ khóa D.


Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ khóa, cách xác định thang âm chính của một bản nhạc và áp dụng vào thực tế. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Nhịp - Nhịp Độ - Nhịp Điệu và cách chúng ảnh hưởng đến diễn tấu âm nhạc.

_

Subsections of 07 Bộ Khóa

Thực hành

08 Nhịp - Nhịp Độ - Nhịp Điệu

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-06-2024

Nhịp, nhip độnhịp điệu là các khái niệm quan trọng trong âm nhạc, giúp xác định mẫu thời gian và tạo nên cấu trúc âm nhạc.

Nhịp là sự thay đổi liên tục của âm thanh trong thời gian. Nó tạo ra sự diễn biến và động lực cho âm nhạc. Khi người nghe cảm nhận một dạng nhịp đều đặn, họ có thể dễ dàng đếm và theo dõi nhịp của bản nhạc.

Nhịp độ là tốc độ hoặc tốc độ của một bản nhạc, xác định tần suất và nhanh chậm của các nốt nhạc.

Nhịp điệu liên quan đến cách mà các nhịp được tổ chức và sắp xếp trong âm nhạc. Điều này bao gồm sự phân bổ của nhịp theo các đơn vị thời gian, như phân đoạn và nhịp trong một dấu phân cách bằng dấu chấm ở cuối mỗi câu nhạc. Nhịp điệu là yếu tố quyết định cho tốc độ và cảm giác chung của bản nhạc.

Khi kết hợp, nhịp, nhịp độ và nhịp điệu tạo ra một khung thời gian cho âm nhạc, giúp người nghe theo dõi, nhảy múa, hoặc cảm nhận cảm xúc. Cả hai đóng góp vào việc tạo nên sự cân bằng và hài hòa trong một tác phẩm âm nhạc.

Nhịp và Cách Đọc Dấu Nhịp

Nhịp là một khía cạnh quan trọng của âm nhạc, quyết định sự phân chia thời gian trong mỗi đoạn nhạc.

Cơ bản về nhịp

Trọng âm (accented beat)

Trong sự chuyển động đều đặn của âm thanh trong một bản nhạc, có một số âm thanh được vang lên mạnh hơn nên được nổi bật theo chu kỳ, được gọi là trọng âm (hay âm nhấn, phách nhấn). Trọng âm được ký hiệu là > , được đặt trên hoặc dưới nốt nhạc được nhấn mạnh.

Nhịp - Tiết nhịp ( measure)

Sự nối tiếp đều đặn những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm được gọi là tiết nhịp.

Phách (beat) – Phách mạnh (strong beat, down-beat) – Phách nhẹ (off-beat)

Những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm trong tiết nhịp gọi là phách (hoặc nhịp). Phách trên trọng âm gọi là phách mạnh. Phách không trên trọng âm gọi là phách nhẹ. Trong ví dụ dưới đây các nốt nhạc có dấu > bên trên là các phách mạnh :

X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8 
LG2 c2 | LA2 c2 | LG>B A>B | Lc2 z2|]

*L : tạo ra dấu nhấn (>) cho nốt nhạc sau nó

Ô nhịp (measure)

Ô nhịp là khoảng cách từ phách mạnh này đến phách mạnh kế tiếp.

Đảo phách (Accentuation)

Đảo phách là sự làm nổi bật hoặc đánh dấu một nốt nhạc không phải nốt mạnh trong một mô hình nhịp điệu hoặc nhịp chuẩn. Nó tạo ra sự bất ngờ và hấp dẫn trong âm nhạc khi người nghe không mong đợi nốt nhạc bị đánh dấu mạnh. Để tạo ra đảo phách, một nốt nhạc bị làm nổi bật bằng cách tăng độ lớn (amplitude) hoặc đánh dấu đặc biệt trong thời gian giữa hai nốt mạnh, tạo ra sự tương phản âm nhạc.

Đảo phách giữa các ô nhịp :

X:1
K: C
M: 3/4
L: 1/4 
LA E  A-| LA2 G/G/ | A c E | A3||

Đảo phách trong một ô nhịp :

Câu nhạc dưới đây :

X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8 
G c2 c| Gc-cG  ||

Được viết lại với dấu nhấn trên các phách chính trong ô nhịp :

X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8 
LG c-Lc  c | LGc-LcG  ||

Nghịch phách

Nghịch phách giống đảo phách ở chỗ có trọng âm rơi vào phách nhẹ hay phần nhẹ của phách nhưng khác ở chỗ trọng âm của phách mạnh hay phần mạnh của phách được thay thế bằng dấu lặng.

Câu nhạc:

X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8 
z E2 A cB | z A z E z B |

được viết lại :

X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8 
z E2 A cB | z A z E z B |

Dấu nhịp

Dấu nhịp (time signature) là dấu hiệu nhạc lý, xuất hiện ở đầu mỗi bản nhạc hoặc mỗi đoạn nhạc, mô tả cách thức phân chia thời gian trong mỗi đoạn nhạc và cung cấp thông tin về số lượng nốt nhạc trong mỗi đoạn và giá trị thời gian của từng nốt. Dấu nhịp được viết ở đầu khuông nhạc trên bản nhạc. Dấu nhịp bao gồm hai phần chính:

Số trên:

Số trên của dấu nhịp cho biết số lượng phách trong mỗi ô nhịp. Ví dụ, nếu số trên là 4, có nghĩa là mỗi ô nhịp có 4 phách. Nếu số trên là 3, mỗi ô nhịp có có 3 phách.

Số dưới:

Số dưới của dấu nhịp cho biết đơn vị của mỗi phách được dùng. Thường, số dưới là một trong các số sau đây: 2, 4, 8, 16, và những số tương tự. Số này xác định loại phách được đếm trong mỗi ô nhịp. Ví dụ, nếu số dưới là 2, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt trắng (1/2 nốt tròn). nếu số dưới là 4, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt đen (1/4 nốt tròn). nếu số dưới là 8, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt móc đơn (1/8 nốt tròn). nếu số dưới là 16, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt móc đôi (1/16 nốt tròn).

Các loại nhịp đơn giản :

Cho các loại nhịp này, phách mạnh là phách đầu tiên trong ô nhịp :

  • Nhịp 1 phách : ½, ¼, 1/8
  • Nhịp 2 phách : 2/2, 2/4, 2/8
  • Nhịp 3 phách : 3/2, ¾, 3/8

Ví dụ nhịp 2 phách :

X:1
K: C stafflines=1
M: 2/4
L: 1/8 
B2 B2 | B2 BB | B2 B/B/B/B/ | BB BB | BB B/B/B/B/|

Ví dụ nhịp 3 phách :

X:1
K: C stafflines=1
M: 3/4
L: 1/8 
B2 B2 B2 | B4 B2 | B2 B2 BB | B3 B BB |

Nhịp độ (tempo)

Nhịp độ là tốc độ của âm nhạc, đo bằng số nhịp mỗi phút. Nó quyết định tốc độ chơi và tốc độ chuyển đổi giữa các âm trong một bản nhạc. Nhịp độ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm xúc và biểu cảm, định hình cấu trúc và tạo nên nhận thức về thời gian trong âm nhạc.

Nhịp độ trong âm nhạc

Cách Đo Nhịp độ

Nhịp độ thường được đo bằng số nhịp mỗi phút (beats per minute - BPM). Số BPM biểu thị cho tốc độ cụ thể mà bản nhạc cần được chơi hoặc biểu diễn. Việc lựa chọn nhịp độ thích hợp có thể thay đổi toàn bộ tình cảm của bản nhạc.

Tác Động của Nhịp độ

Nhịp độ ảnh hưởng đến cảm xúc và biểu cảm của bản nhạc. Một bản nhạc chơi ở nhịp độ chậm có thể mang lại cảm giác trầm tĩnh, trong khi một bản nhạc ở nhịp độ nhanh có thể tạo ra sự phấn khích. Việc thay đổi nhịp độ trong cùng một bản nhạc có thể tạo ra sự biến đổi trong âm nhạc. Nhịp độ cũng liên quan đến phong cách âm nhạc. Ví dụ, trong các thể loại nhạc như pop và rock, nhịp độ thường nhanh hơn, trong khi trong nhạc cổ điển, nhịp độ có thể biến đổi từ rất chậm đến rất nhanh, tùy theo tình cảm và ý định của người sáng tác.

Thực Hiện nhịp độ

Trong âm nhạc, nhịp độ thường được xác định ở đầu bản nhạc bằng từ hoặc ký hiệu. Đôi khi cũng sử dụng số BPM cụ thể để chỉ rõ nhịp độ mong muốn. Khi biểu diễn, người chơi thường tuân theo nhịp độ được ghi trong bản nhạc hoặc theo hướng dẫn của người dẫn chương trình.

Vài Nhịp độ

Tên Áp dụng Tempo Cách trình tấu
Largo Rất chậm 40 - 60 Rất chậm và trang trọng, tạo ra sự cân nhắc và trầm tĩnh
Adagio Chậm 60 - 80 Tốc độ chậm, thường mang lại cảm giác thanh khiết và trang trọng.
Andante Vừa phải 80 - 100 Tốc độ trung bình, tạo ra sự thong thả và điềm tĩnh, như bước đi bình thường.
Moderato Nhanh vừa phải 100 - 120 Tốc độ vừa phải, tạo sự thoải mái và tự nhiên.
Allegro Nhanh 120 - 160 Tốc độ nhanh và vui nhộn, thường tạo ra sự năng động và phấn khích.

Dấu Hiệu Biểu Cảm

Các dấu hiệu biểu cảm trong âm nhạc là những ký hiệu và chỉ dẫn được thêm vào bản nhạc để hướng dẫn người chơi hoặc người đọc về cách biểu diễn âm nhạc để tạo ra các cảm xúc, tình cảm và tạo sự biểu cảm đúng ý của tác giả. Những dấu hiệu này giúp người thể hiện âm nhạc hiểu rõ ý định của tác giả và truyền đạt tốt hơn thông điệp âm nhạc đến người nghe. Một số dấu hiệu biểu cảm phổ biến trong âm nhạc được ghi trong bảng dưới đây.

Bảng dấu hiệu biểu cảm

Biểu cảm Cách diễn đạt
Forte Chơi âm nhạc mạnh mẽ và rõ ràng. Tạo ra sự mạnh mẽ và tự tin.
Piano Chơi âm nhạc nhẹ nhàng và yếu ớt. Tạo ra sự dịu dàng và nhẹ nhàng.
Crescendo Tăng dần âm lượng theo thời gian. Bắt đầu từ âm nhạc yếu và tăng dần lên.
Decrescendo Giảm dần âm lượng theo thời gian. Bắt đầu từ âm nhạc mạnh và giảm dần xuống.
Legato Chơi âm nhạc liên tục, mượt mà và không có sự gián đoạn giữa các nốt.
Staccato Chơi âm nhạc ngắt quãng và cách biệt giữa các nốt.
Rubato Chơi âm nhạc linh hoạt về nhịp điệu, thường dùng để biểu diễn sự tự do trong việc tùy chỉnh nhịp điệu.
Espressivo Chơi âm nhạc với cảm xúc và biểu cảm sâu sắc.
Được sử dụng để thu hút sự chú ý của người nghe vào nốt hoặc hợp âm (mà dấu này đang nhấn mạnh) bằng cách tăng dần hoặc đôi khi giảm dần thời lượng, tùy theo quyết định của người biểu diễn, dàn nhạc hoặc dàn hợp xướng. Dấu này được dùng như một cao điểm tạo ra sự thay đổi tạm thời về nhịp độ.

Những dấu hiệu biểu cảm này giúp người chơi hoặc người thể hiện âm nhạc tạo ra sự đa dạng và phong phú trong biểu diễn, đồng thời mang đến sự hiểu rõ hơn về ý đồ và tâm trạng của tác phẩm.

Nhịp Điệu trong âm nhạc

Nhịp điệu (rhythm) là sự sắp xếp thời gian và độ dài của các âm và khoảng tĩnh lặng trong một bản nhạc. Nó tạo nên một mẫu đều đặn của các nhịp để tạo ra cấu trúc và động trong âm nhạc. Nhịp điệu tác động lên cảm xúc và cảm giác của người nghe, tạo nên sự chuyển đổi và mối quan hệ giữa các phần của bản nhạc.

Vạch nhịp đơn

Vạch nhịp đơn là một dấu vạch thẳng đứng được đặt ngang qua khuông nhạc để chia nhạc thành ô nhịp. Vạch nhịp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc và phân chia thời gian trong bản nhạc. Mỗi khi gặp một vạch nhịp, đó là dấu hiệu cho biết một ô nhịp âm nhạc kết thúc và ô nhịp mới bắt đầu.

X:1
K: C
 | 

Ví dụ, trong một dấu nhịp 4/4, mỗi ô nhịp có thể chứa 4 nốt 1/4. Khi bạn đọc âm nhạc và gặp một vạch nhịp, bạn biết rằng một ô nhịp đã kết thúc và một ô nhịp mới bắt đầu. Vạch nhịp cũng giúp tạo ra sự cân đối và tổ chức trong việc đọc và chơi nhạc. Tóm lại, vạch nhịp (bar line) là dấu vạch thẳng đứng được đặt ngang qua khuông nhạc để chia nhạc thành các ô nhịp và tạo ra cấu trúc và phân chia thời gian trong bản nhạc.

Vạch nhịp kép

Vạch nhịp kép (double bar line) là một ký hiệu âm nhạc quan trọng sử dụng trong nhiều loại bản nhạc để chia thành các phần khác nhau hoặc để chỉ định sự kết thúc của một phần nhạc. Dưới đây là một số điểm quan trọng về vạch nhịp kép:

X:1
K: C
 || 

Chia phần âm nhạc

Vạch nhịp kép thường được sử dụng để chia bản nhạc thành các phần riêng biệt. Mỗi phần có thể có một sự điều chỉnh trong âm thanh, nhịp điệu hoặc cấu trúc âm nhạc khác nhau. Nhạc sĩ sẽ thường kết thúc một phần và bắt đầu phần tiếp theo tại vạch nhịp kép. Ví dụ :

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/8 
A4 cBAG | A4 FDCz [K:C clef=bass] || B,,,2 D,,B,, A,,4 |]

Ký hiệu và ghi chú

Vạch nhịp kép thường được vẽ dọc theo đường dọc của bản nhạc và có hai đường dọc song song với nhau. Nó thường đi kèm với các ghi chú như “Fine” (kết thúc), “Da Capo” (quay lại đầu), hoặc “Segno” (ký hiệu) để hướng dẫn người biểu diễn về cách chơi bản nhạc.

Quy tắc đọc

Khi đọc âm nhạc, sau khi gặp vạch nhịp kép, ta sẽ thực hiện các chỉ định ghi chú. Vạch nhịp kép cũng có thể đi kèm với số lần lặp lại (như “1st time” và “2nd time”) để chỉ rằng phần đó được chơi một hoặc nhiều lần. Vạch nhịp kép là một phần không thể thiếu trong việc đọc và biểu diễn âm nhạc, đặc biệt trong các tác phẩm âm nhạc có cấu trúc phức tạp hoặc chia thành nhiều phần khác nhau.

Vạch Cuối (Last Bar)

Vạch cuối (last bar) là vạch nhịp cuối cùng của bản nhạc. Nó không có chức năng quay lại như vạch nhịp hồi, mà thường chỉ là vạch đứng cuối cùng của bản nhạc. Điều này cho biết rằng bản nhạc đã kết thúc. Thường thì sau vạch cuối sẽ đi kèm với dấu hiệu “Fine” hoặc “End” để chỉ rõ điểm kết thúc của bản nhạc.

X:1
K: C
 |] 

Cả vạch nhịp hồi và vạch cuối đều giúp cho người đọc và người chơi nhạc biết cách đọc và biểu diễn bản nhạc một cách đúng đắn và tổ chức. dưới đây là một ví dụ minh họa về cách vạch nhịp hồi và vạch cuối được sử dụng trong bản nhạc:

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
|: "A" z4 | z4 |1 z4 :|
|2 "B" z4 | z4 |z4 | z4 |]

Trong ví dụ trên, chúng ta có một bản nhạc với hai phần. Sau phần A, có một vạch nhịp hồi được đánh số “1” để chỉ dẫn cho người đọc chơi phần A lại từ điểm này. Sau khi chơi lại phần A (nhưng bớt đi ô nhịp cuối của A), chúng ta tiếp tục vào phần B. Cuối cùng, bản nhạc kết thúc với vạch cuối và dấu hiệu “Kết thúc”. Ví dụ này cho thấy cách vạch nhịp hồi và vạch cuối được sử dụng để định vị và tổ chức cấu trúc của bản nhạc, giúp người đọc và người chơi hiểu rõ hơn về cách biểu diễn và kết thúc bản nhạc.

Các dấu hồi – Coda – Segno

Nếu các ký hiệu viết tắt cho phép rõ ràng hơn, thì những ký hiệu tham chiếu và định hướng có thể rút ngắn độ dài của bản nhạc bằng cách chỉ ra các phần lặp lại hoặc các nhóm ô nhịp lớn (thường nhiều hơn 4) phải được lặp lại một số lần nhất định. Đối với tất cả các ví dụ tiếp theo, mỗi phép đo có một chữ cái liên quan. Đường dẫn đọc được chỉ định bên dưới mỗi khuông nhạc. Hãy bắt đầu với các vạch nhịp hồi. Những vạch đôi này được theo sau hoặc trước bởi hai dấu chấm. Đoạn giữa các ô nhịp này (hoặc giữa ô nhịp kết thúc và phần đầu của bài hát, như trong ví dụ đầu tiên bên dưới) phải được phát lại một lần.

Vạch nhịp hồi (còn gọi là vạch nhịp quay lại, volta bar)

X:1
K: C
 :|

Thường được đặt ở cuối một phần của bản nhạc và dẫn đến một vạch đứng đánh số hoặc có ký hiệu như “1.” hoặc “2.”. Đây là một chỉ dẫn cho người đọc bản nhạc để quay trở lại và chơi lại phần đã được đánh số. Điều này thường được sử dụng trong các bản nhạc có phần “đệm” (accompaniment) hoặc hợp xướng, nơi một phần cụ thể cần được chơi lại để tạo ra sự biến đổi và cân đối.

Dòng nhạc dưới đây sẽ được chơi theo thứ tự ABABC :

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
"A" z4 | "B" z4  :| "C"  z4  | 

Dòng nhạc dưới đây sẽ được chơi theo thứ tự ABCBCD :

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
"A"  z4 |: "B"  z4 | "C" z4  :| "D" z4  | 

Dòng nhạc dưới đây sẽ được chơi theo thứ tự ABBCCD :

X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
"A"  z4 |: "B"  z4 :||: "C" z4  :| "D" z4  | 

Cách đánh nhịp

Cách đánh nhịp dựa vào các dấu nhịp như dấu đen hoặc dấu đen chấm là một phương pháp phổ biến để duy trì nhịp điệu khi chơi nhạc. Dưới đây là cách đánh nhịp ở một số thời gian độc cụ thể:

  • Nhịp 2/4: Sử dụng dấu đen: Đánh tay mạnh vào nhịp 1 và nhịp 2.
  • Nhịp 3/4: Sử dụng dấu đen: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị một nốt đen,
  • Nhịp 4/4: Sử dụng dấu đen: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị một nốt đen,
  • Nhịp 6/8: Sử dụng dấu đen chấm: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị đen chấm,
  • Nhịp 12/8: Sử dụng dấu đen chấm: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị đen chấm.

Cách đánh nhịp này giúp ta duy trì sự đều đặn và ổn định trong thời gian khi chơi nhạc. Bằng cách tập trung vào các dấu đen hoặc dấu đen chấm, ta sẽ có thể tạo ra một mẫu nhịp đúng với thời gian nhạc đang chơi. Hãy tập trung vào việc duy trì sự đồng đều và ổn định của nhịp điệu để tạo ra một âm nhạc chất lượng và mượt mà.

Subsections of 08 Nhịp - Nhịp Độ - Nhịp Điệu

Thực hành

09 Thang âm

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

1. Giới Thiệu

Thang âm là một tập hợp các nốt nhạc được sắp xếp theo một mẫu nhất định, tạo thành một chuỗi âm thanh có thứ tự. Các nốt nhạc trong thang âm được xác định bởi các khoảng cách tần số cố định giữa chúng. Thang âm giúp xác định cảm giác, màu sắc và tạo nên bối cảnh âm nhạc. Các thang âm khác nhau thường tạo ra các tình cảm và âm sắc khác nhau.

Tầm Quan Trọng Của Thang Âm

Thang âm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng của âm nhạc. Nó giúp:

  • Xác định hệ thống âm nhạc: Thang âm cung cấp cấu trúc cho các tác phẩm âm nhạc, giúp người chơi nhạc có hệ thống để theo dõi và biểu diễn.
  • Tạo giai điệu và hòa âm: Giai điệu trong một bản nhạc thường dựa trên một thang âm nhất định, và các hợp âm được hình thành từ các nốt trong thang âm đó.
  • Giúp nhạc sĩ sáng tác và ứng biến: Khi hiểu rõ thang âm, nhạc sĩ có thể dễ dàng sáng tác hoặc ứng biến trong các phong cách nhạc khác nhau.
  • Hỗ trợ trong việc học nhạc lý và phân tích âm nhạc: Việc hiểu thang âm giúp người học nắm bắt nhanh hơn các khía cạnh khác của nhạc lý như điệu thức, hòa âm, và tiến trình hợp âm.
  • Mang lại màu sắc và cảm xúc riêng biệt: Mỗi loại thang âm mang lại một cảm giác đặc trưng, từ vui tươi, nhẹ nhàng đến sâu lắng, bí ẩn hoặc mạnh mẽ.

Có nhiều loại thang âm khác nhau trong âm nhạc, mỗi loại có một mẫu âm thanh và cấu trúc riêng biệt. Dưới đây là một số loại thang âm phổ biến:

Tên thang âm Định nghĩa Ví dụ
Thang âm Trưởng (Major Scale) Thang âm phổ biến nhất trong âm nhạc phương Tây. Gồm bảy nốt cơ bản và các khoảng cách giữa các nốt tuân theo một mẫu cố định Thang âm C diatonic gồm các nốt C - D - E - F - G - A - B
Thang âm Thứ Tự Nhiên (Natural Minor Scale) Thang âm thứ tự nhiên là một biến thể của thang âm trưởng, với cách xây dựng khoảng cách khác. Nó thường có một âm thanh tối tăm và u buồn hơn so với thang âm trưởng Thang âm A thứ tự nhiên bao gồm các nốt A - B - C - D - E - F - G
Thang âm Thứ Hòa Thanh (Harmonic Minor) Thang âm này có một nốt thứ bảy gia tăng (leading tone) so với thang âm thứ tự nhiên, tạo ra một âm thanh đặc biệt và phong cách riêng Thang âm A Thứ Hòa Thanh bao gồm các nốt A - B - C - D - E - F - G#
Thang âm Thứ Giai Điệu (Melodic Minor) Thang âm Thứ Giai Điệu là một biến thể của thang âm thứ tự nhiên với các nốt thứ sáu và thứ bảy gia tăng. Nó thường được sử dụng trong âm nhạc cổ điển và jazz Thang âm La Thứ Giai Điệu : A - B - C - D - E - F# - G# - A

Những loại thang âm này đều có vai trò quan trọng trong âm nhạc và tạo ra sự đa dạng và biểu cảm trong sáng tác và biểu diễn. Mỗi loại thang âm mang đến một màu sắc và cảm xúc riêng, giúp nhạc sĩ diễn đạt ý nghĩa âm nhạc của họ theo phong cách riêng.


6. Thang Âm Trưởng và Thứ Tương Ứng

Thang âm trưởng và thứ tương ứng là hai loại thang âm có mối tương quan mật thiết trong lý thuyết âm nhạc.

Thang âm trưởng Thứ tương ứng
C Trưởng (C Major) A Thứ (A Minor)
G Trưởng (G Major) E Thứ (E Minor)
D Trưởng (D Major) B Thứ (B Minor)
A Trưởng (A Major) F# Thứ (F# Minor)

Mối liên hệ này giúp nhạc sĩ có nhiều lựa chọn hơn trong sáng tác và hòa âm.

Ví dụ ABC cho Thang Âm Trưởng và Thứ Tương Ứng

C Major và A Minor:

X: 1
K: C
L: 1/4
C D E F G A B c |
X: 1
K: Am
L: 1/4
A B C D E F G A |

G Major và E Minor:

X: 1
K: G
L: 1/4
G, A, B, C D E F# G |
X: 1
K: Em
L: 1/4
E F# G A B c d e |

Những ví dụ trên cho thấy sự liên kết giữa thang âm trưởng và thứ tương ứng, với cùng bộ nốt nhưng cảm giác khác nhau.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Điệu Thức và cách chúng ảnh hưởng đến biểu cảm của âm nhạc.

Subsections of 09 Thang âm

Thực hành

10 Điệu thức

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
16-06-2024

1. Giới thiệu

Điệu thức là các biến thể của một thang âm, trong đó mỗi điệu thức bắt đầu từ một nốt khác nhau trong thang âm đó nhưng vẫn sử dụng các nốt của thang âm gốc. Mỗi điệu thức mang lại một cảm giác và màu sắc âm nhạc khác nhau nhờ vào cách sắp xếp và khoảng cách giữa các nốt.


2. Điệu thức trung cổ

Trong âm nhạc phương Tây, đặc biệt là trong hệ thống âm nhạc cổ điển, có bảy điệu thức chính xuất phát từ thang âm trưởng (Major Scale). Những điệu thức này thường được gọi là điệu thức trung cổ vì đã được bắt nguồn từ đó.

1. Ionian (Điệu Trưởng)

  • Cấu trúc: 2 2 1 2 2 2 1
  • Cảm giác: Tươi sáng, vui vẻ, ổn định.
  • Ví dụ: C Ionian: C-D-E-F-G-A-B-C
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F G A B c |

2. Dorian

  • Cấu trúc: 2 1 2 2 2 1 2
  • Cảm giác: Buồn nhưng có chút lạc quan, thường được sử dụng trong nhạc jazz và folk.
  • Ví dụ: D Dorian: D-E-F-G-A-B-C-D
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: Ddor
M: 4/4
L: 1/4
D E F G A B c d |

3. Phrygian

  • Cấu trúc: 1 2 2 2 1 2 2
  • Cảm giác: Bí ẩn, u tối, có cảm giác phương Đông.
  • Ví dụ: E Phrygian: E-F-G-A-B-C-D-E
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: Ephryg
M: 4/4
L: 1/4
E F G A B c d e |

4. Lydian

  • Cấu trúc: 2 2 2 1 2 2 1
  • Cảm giác: Tươi sáng, mơ mộng, thường được sử dụng trong nhạc phim.
  • Ví dụ: F Lydian: F-G-A-B-C-D-E-F
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: Flyd
M: 4/4
L: 1/4
F G A B c d e f |

5. Mixolydian

  • Cấu trúc: 2 2 1 2 2 1 2
  • Cảm giác: Tươi sáng nhưng không ổn định, thường được sử dụng trong nhạc blues và rock.
  • Ví dụ: G Mixolydian: G-A-B-C-D-E-F-G
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: Gmix
M: 4/4
L: 1/4
G A B c d e f g |

6. Aeolian (Điệu Thứ Tự Nhiên)

  • Cấu trúc: 2 1 2 2 1 2 2
  • Cảm giác: Buồn, u tối, thường được sử dụng trong nhạc cổ điển và nhạc rock.
  • Ví dụ: A Aeolian: A-B-C-D-E-F-G-A
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: Amin
M: 4/4
L: 1/4
A, B, C D E F G A |

7. Locrian

  • Cấu trúc: 1 2 2 1 2 2 2
  • Cảm giác: Căng thẳng, bất ổn, ít được sử dụng trong âm nhạc phổ thông.
  • Ví dụ: B Locrian: B-C-D-E-F-G-A-B
  • Ví dụ ABC:
X: 1
K: Bloc
M: 4/4
L: 1/4
B, C D E F G A B |

3. Kết luận

Điệu thức là một công cụ mạnh mẽ trong âm nhạc, giúp tạo ra nhiều cảm xúc và màu sắc khác nhau chỉ từ một thang âm cơ bản. Bằng cách sử dụng các nốt của thang âm gốc và bắt đầu từ các nốt khác nhau, ta có thể khám phá ra nhiều dòng nhạc mới mẻ và phong phú.

Sự khác biệt giữa các điệu thức không chỉ nằm ở thứ tự nốt nhạc mà còn ở cảm giác âm nhạc mà chúng mang lại, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong âm nhạc. Việc nắm vững điệu thức giúp nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và người chơi nhạc có thể ứng dụng linh hoạt trong sáng tác, hòa âm và biểu diễn.

Subsections of 10 Điệu thức

Thực hành

11 Giai điệu

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

1. Định Nghĩa Giai Điệu

Giai điệu (Melody) là một chuỗi các nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự thời gian để tạo ra một đoạn nhạc có ý nghĩa và cảm xúc. Giai điệu thường là phần dễ nhận biết và đáng nhớ nhất của một bản nhạc, là yếu tố chính tạo nên tính nhận dạng và đặc trưng của bản nhạc đó.


2. Các Yếu Tố Cấu Thành Giai Điệu

1. Nốt Nhạc (Notes)

  • Giai điệu được tạo thành từ các nốt nhạc, mỗi nốt có cao độ (pitch) và trường độ (duration) riêng.
  • Các nốt có thể là nguyên âm, bán âm hoặc các dạng khác tùy thuộc vào hệ thống âm nhạc được sử dụng.

2. Nhịp Điệu (Rhythm)

  • Nhịp điệu là cách các nốt được sắp xếp theo thời gian, tạo ra một cảm giác về chuyển động và sự thay đổi trong giai điệu.
  • Nhịp điệu bao gồm các yếu tố như nhịp (beat), phách (measure), và mẫu hình nhịp điệu (rhythmic patterns).

3. Cao Độ (Pitch)

  • Cao độ là độ cao hoặc thấp của một nốt nhạc.
  • Giai điệu thường di chuyển giữa các cao độ khác nhau để tạo ra sự biến đổi và hứng thú.

4. Trường Độ (Duration)

  • Trường độ là thời gian một nốt nhạc được giữ.
  • Sự kết hợp của các trường độ khác nhau giúp tạo nên nhịp điệu và tính đa dạng cho giai điệu.

5. Dấu Luyến (Articulation) và Sắc Thái (Dynamics)

  • Dấu luyến là cách các nốt được kết nối hoặc tách biệt với nhau (legato, staccato, v.v.).
  • Sắc thái là mức độ âm lượng và biểu cảm của các nốt (crescendo, decrescendo, forte, piano, v.v.).

3. Vai Trò Của Giai Điệu Trong Âm Nhạc

1. Tính Nhận Dạng

  • Giai điệu là phần dễ nhận biết nhất của một bản nhạc, giúp người nghe dễ dàng ghi nhớ và nhận diện.
  • Ví dụ: Giai điệu của bài “Happy Birthday” rất dễ nhận biết và quen thuộc với hầu hết mọi người.

2. Cảm Xúc và Biểu Cảm

  • Giai điệu mang lại cảm xúc và biểu cảm cho bản nhạc, giúp truyền tải thông điệp và tâm trạng của nhạc sĩ.
  • Một giai điệu có thể gợi lên niềm vui, nỗi buồn, sự phấn khích, hoặc sự tĩnh lặng.

3. Cấu Trúc và Phát Triển

  • Giai điệu là yếu tố chính trong việc xây dựng cấu trúc của một bản nhạc, từ các đoạn ngắn như câu (phrase) đến các đoạn dài hơn như chương (section).
  • Sự phát triển của giai điệu qua các biến thể và lặp lại giúp tạo ra sự phong phú và mạch lạc cho bản nhạc.

4. Kết Luận

Giai điệu là một yếu tố cốt lõi và quan trọng trong âm nhạc, là sự sắp xếp có ý thức của các nốt nhạc theo thời gian để tạo ra một đoạn nhạc có ý nghĩa và cảm xúc. Giai điệu không chỉ làm cho bản nhạc trở nên dễ nhận biết và đáng nhớ, mà còn mang lại sức mạnh biểu cảm và khả năng truyền tải cảm xúc sâu sắc. Hiểu và sáng tạo giai điệu là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ nhạc sĩ nào.

Subsections of 11 Giai điệu

Thực hành

12 Tương quan giữa Thang âm - Điệu thức - Giai điệu

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

Thang Âm Là Nền Tảng Cho Điệu Thức và Giai Điệu

Thang âm cung cấp bộ các nốt nhạc cơ bản mà từ đó điệu thức và giai điệu được xây dựng. Không có thang âm, không thể có các điệu thức và giai điệu.

Thang âm giống như bộ khung của một tòa nhà, cung cấp cấu trúc nền tảng cho toàn bộ công trình.

Điệu Thức Là Sự Biến Đổi Của Thang Âm

Điệu thức tạo ra sự biến đổi và đa dạng trong âm nhạc bằng cách sử dụng cùng một bộ nốt từ thang âm nhưng bắt đầu từ các nốt khác nhau. Mỗi điệu thức tạo ra một cảm giác khác nhau, làm phong phú thêm các lựa chọn âm nhạc của nhạc sĩ.

Ví dụ, thang âm trưởng C có thể biến thành các điệu thức khác nhau như:

  • Dorian: Bắt đầu từ nốt D, tạo ra cảm giác hơi buồn nhưng lạc quan.

  • Phrygian: Bắt đầu từ nốt E, tạo ra cảm giác bí ẩn và hơi u tối.

  • Lydian: Bắt đầu từ nốt F, tạo ra cảm giác tươi sáng và mơ mộng.

Giai Điệu Là Sự Biểu Hiện Sáng Tạo Trên Nền Tảng Thang Âm và Điệu Thức

Giai điệu là sự kết hợp sáng tạo của các nốt nhạc từ thang âm và điệu thức. Giai điệu không chỉ là một chuỗi các nốt nhạc mà còn là sự sắp xếp của các nốt đó theo thời gian để tạo ra những đoạn nhạc có nhịp điệu, cảm xúc và ý nghĩa.

Ví dụ, một nhạc sĩ có thể sử dụng thang âm trưởng C và điệu thức Dorian để tạo ra một giai điệu mới, bắt đầu từ nốt D và sử dụng các nốt từ điệu thức Dorian (D, E, F, G, A, B, C) để tạo ra một cảm giác mới lạ.

Quá Trình Sáng Tác và Biểu Diễn

Trong quá trình sáng tác và biểu diễn, nhạc sĩ thường bắt đầu bằng việc chọn một thang âm phù hợp với cảm xúc và phong cách của bản nhạc. Sau đó, nhạc sĩ chọn một điệu thức từ thang âm đó để tạo ra sự biến đổi và phong phú cho giai điệu. Cuối cùng, nhạc sĩ sáng tạo ra giai điệu bằng cách sử dụng các nốt từ thang âm và điệu thức đã chọn, kết hợp với nhịp điệu và trường độ phù hợp.

Ví Dụ

Thang Âm Trưởng C (C Major Scale)

  • Thang Âm : C, D, E, F, G, A, B
  • Điệu Thức Mixolydian từ Thang Âm Trưởng C và bắt đâu từ nốt G : G, A, B, C, D, E, F.
  • Giai Điệu Sử Dụng Điệu Thức Mixolydian: Một giai điệu bắt đầu từ nốt G và sử dụng các nốt của điệu thức Mixolydian để tạo ra một cảm giác tươi sáng nhưng không ổn định.

Thang Âm Thứ (Tự Nhiên) A (A Minor Scale)

  • Điệu thức Thứ Tự Nhiên A thoát thai từ Thang âm Trưởng C và bắt đâu từ nốt A
  • Thang âm - Điệu thức Thứ Tự Nhiên sẽ là : A, B, C, D, E, F, G
  • Giai Điệu Sử Dụng Điệu Thức Aeolian: Một giai điệu bắt đầu từ nốt A và sử dụng các nốt của điệu thức Aeolian để tạo ra một cảm giác buồn và u tối.

Kết Luận

Thang âm, điệu thức và giai điệu là ba yếu tố cơ bản trong âm nhạc, mỗi yếu tố có vai trò và chức năng riêng nhưng luôn tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên các tác phẩm âm nhạc phong phú và đa dạng. Thang âm cung cấp nền tảng cơ bản, điệu thức mang lại sự biến đổi và phong phú, còn giai điệu là sự biểu hiện sáng tạo của các yếu tố này. Sự hiểu biết và khai thác đúng đắn các mối quan hệ này giúp nhạc sĩ tạo ra những tác phẩm âm nhạc phong phú, đa dạng và đầy cảm xúc.

Subsections of 12 Tương quan giữa Thang âm - Điệu thức - Giai điệu

Thực hành

13 Đọc Nhạc Bản

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025

1. Cách Đọc Bản Nhạc Cơ Bản

Đọc bản nhạc là kỹ năng quan trọng giúp bạn hiểu và thực hiện âm nhạc một cách chính xác. Dưới đây là cách đọc bản nhạc cơ bản:

1.1 Kiểm tra thông tin cơ bản

  • Thang âm: Xác định thang âm của bản nhạc, chẳng hạn như C trưởng, G trưởng, A thứ, vv.
  • Nhịp điệu: Xem nhịp điệu của bản nhạc, chẳng hạn như 4/4 (bốn phách), 3/4 (ba phách), 6/8 (sáu phách), vv.

1.2 Kiểm tra giá trị nốt nhạc

  • Đọc các giá trị nốt nhạc trên bản nhạc. Các giá trị thông thường bao gồm nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt tám, vv.
  • Xem các dấu nhịp để xác định thời gian của mỗi nốt.

1.3 Đọc giai điệu

  • Xác định nốt nhạc mở đầu và bắt đầu từ đó. Đọc nốt từ trái qua phải.
  • Lưu ý mỗi nốt nhạc đứng trên một dòng hoặc khoảng trắng giữa các dòng tương ứng với một dây trên nhạc cụ.

1.4 Đọc nốt nhạc

  • Đọc dấu nốt như nốt đen, nốt trắng, nốt tám… theo giá trị giới thiệu ở bước 1.2.
  • Lưu ý nếu có dấu nối giữa các nốt để hiểu cách chơi liên tục hoặc mượt mà.

1.5 Đọc dấu hiệu biểu cảm

  • Các dấu hiệu biểu cảm trong âm nhạc là những ký hiệu và chỉ dẫn được thêm vào bản nhạc để hướng dẫn người chơi hoặc người đọc về cách biểu diễn âm nhạc để tạo ra cảm xúc, tình cảm và tạo sự biểu cảm đúng ý của tác giả.

1.6 Kiểm tra dấu phụ

  • Xem xét các dấu phụ như dấu nhịp, dấu thăng (#), dấu giảm (b), và dấu bình (♮) để biết khi cần thay đổi nốt nhạc.

2. Luyện Tập Đọc Bản Nhạc

2.1 Luyện tập đọc bản nhạc

  • Bắt đầu bằng việc đọc những bản nhạc đơn giản với ít nốt và ít dấu hiệu nhịp điệu.
  • Dần dần, bạn có thể thử đọc những bản nhạc phức tạp hơn.

2.2 Điều chỉnh tốc độ

  • Đọc bản nhạc ở một tốc độ chậm ban đầu để bạn có thời gian để nhận diện nốt và dấu hiệu.
  • Sau đó, tăng dần tốc độ để rèn luyện kỹ năng đọc nhanh hơn.

2.3 Thực hiện và luyện tập

  • Chơi bản nhạc trên nhạc cụ của bạn hoặc hát nó nếu đó là ca khúc. Luyện tập để đảm bảo bạn thực hiện nốt và thời gian đúng.
  • Khi chơi nhạc cụ, lắng nghe và cảm nhận âm thanh để chơi nhạc một cách tự nhiên và biểu cảm hơn.

2.4 Tóm tắt và biểu diễn

  • Sau khi bạn đã hiểu và luyện tập bản nhạc, biểu diễn nó trước công chúng hoặc ghi âm nếu bạn muốn tự kiểm tra sự tiến bộ của mình.

3. Phát Triển Kỹ Năng Đọc Nhạc

3.1 Đọc Bản Nhạc Thường Xuyên

  • Luyện tập đọc bản nhạc mỗi ngày để cải thiện kỹ năng nhận biết nốt và dấu hiệu nhạc lý.
  • Chia bản nhạc thành các đoạn nhạc nhỏ và đọc từng đoạn một.

3.2 Luyện Tập Đọc Nhanh

  • Luyện tập đọc bản nhạc nhanh hơn để cải thiện khả năng đọc nhanh và chính xác.
  • Sử dụng các ứng dụng và trang web cung cấp bản nhạc trực tuyến để luyện tập.

3.3 Thực Hành Chơi Nhạc Cụ

  • Sử dụng kiến thức nhạc lý để thực hành chơi nhạc cụ.
  • Chơi các bản nhạc đơn giản và theo dõi nốt nhạc trên khuông nhạc.

3.4 Luyện Tập Hợp Âm Và Quãng

  • Luyện tập chơi các hợp âm và quãng theo các thang âm khác nhau.

3.5 Thực Hành Nhịp Điệu

  • Sử dụng máy gõ nhịp để luyện tập nhịp điệu và thời gian.
  • Chơi các giai điệu và nhịp điệu đơn giản để cải thiện khả năng nhịp.

3.6 Học Từ Người Khác

  • Tham gia các lớp học nhạc lý hoặc tham gia cộng đồng nhạc sĩ để học hỏi từ người khác.

3.7 Ghi Âm Và Tự Đánh Giá

  • Ghi âm bản nhạc hoặc bài hát của bạn và tự đánh giá để xem bạn đã thể hiện như thế nào và cần cải thiện điểm gì.

3.8 Nghiên Cứu Thêm

  • Đọc nhiều sách về nhạc lý, tham gia các khóa học trực tuyến, và tìm hiểu thêm về các khái niệm phức tạp hơn.

3.9 Tạo Thử Thách Cho Bản Thân

  • Đặt ra mục tiêu thực hành nhạc lý hàng ngày hoặc thử thách mình với việc đọc và chơi bản nhạc mới.

Nhớ rằng, sự phát triển trong âm nhạc cần thời gian và nỗ lực.

Subsections of 13 Đọc Nhạc Bản

Thực hành

Hệ thống ký âm ABC

Ngô Càn Chiếu
07-10-2024

Ký âm ABC

Hệ Thống Ghi Nhạc Hiện Đại và Tiện Lợi


1. Tại sao ký âm ABC lại cần thiết trong âm nhạc hôm nay?

ABC Notation, hay còn gọi là ký âm ABC, là một hệ thống ký âm đơn giản và tiện lợi, cho phép người dùng dễ dàng ghi chép và chia sẻ các giai điệu. Ra đời từ những năm 1980, ABC Notation ban đầu được sử dụng chủ yếu để ghi lại các bản nhạc dân gian truyền thống. Tuy nhiên, với sự tiện lợi và tính linh hoạt của nó, ABC đã nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi và được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc khác nhau, từ nhạc cổ điển đến hiện đại.

Với đặc điểm chỉ cần các ký tự chữ cái, con số và dấu ký âm đơn giản, ABC Notation giúp người yêu nhạc ở mọi cấp độ dễ dàng tạo, đọc và chỉnh sửa bản nhạc mà không cần kiến thức sâu về ký âm nhạc chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, một lý do quan trọng khác khiến ABC Notation ngày càng được yêu thích là nhờ tính tương thích cao với các định dạng âm nhạc kỹ thuật số như MIDI. Chính điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của âm nhạc kỹ thuật số, giúp việc sản xuất và chia sẻ nhạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Chi tiết về tiêu chuẩn của hệ thống ký âm ABC được ghi ở đây: ABC_Standard_V2

Ứng dụng mở ABCJS là một ứng dụng quý giá, minh chứng cho tiềm năng của ký âm ABC.

Để viết nhạc trên hệ thống ABC, dùng ABCTools


2. Hệ thống ký âm ABC Notation: Cách thức và nguyên lý hoạt động

ABC Notation sử dụng các ký tự văn bản đơn giản để thể hiện nốt nhạc, nhịp, nhịp độ và các thông tin khác. Cấu trúc của một bản nhạc trong ABC Notation bao gồm các thành phần cơ bản sau:

a) Cấu trúc cơ bản của ABC Notation

Mỗi bản nhạc bắt đầu bằng các dòng thông tin như tiêu đề, nhịp, độ dài nốt, và khóa nhạc:

  • X: n - số thứ tự của giai điệu trong tệp giai điệu
  • T: (Title) - Tiêu đề của bài hát
  • M: (Meter) - Nhịp (Ví dụ: 4/4, 3/4)
  • L: (Length) - Độ dài nốt mặc định (ví dụ: 1/4, 1/8)
  • K: (Key) - Khóa nhạc (C, G, Em, v.v.)

Ví dụ về cấu trúc cơ bản:

  • X: 1
  • T: Twinkle Twinkle Little Star
  • M: 4/4
  • L: 1/4
  • K: C
b) Các ký hiệu cho nốt nhạc

Các nốt nhạc từ A đến G được viết dưới dạng chữ cái hoa (viết thường đối với các nốt cao hơn). ABC Notation còn có các ký hiệu cho dấu thăng (#), dấu giáng (b), và các quãng tám.

  • Nốt đơn giản: A, B, C, D, E, F, G (tương đương với các nốt nhạc trên đàn piano).
  • Quãng tám cao hơn: Viết dưới dạng chữ thường (ví dụ: c d e là các nốt ở quãng tám cao hơn).
  • Quãng tám thấp hơn: Thêm dấu , sau nốt (ví dụ: C, là C ở quãng tám thấp hơn).
  • Dấu thăng (#) và dấu giáng (b): ^ (dấu thăng) và _ (dấu giáng).

Ví dụ về ký âm nốt nhạc:

  • A B C D E F G : Các nốt cơ bản
  • ^C _D : C thăng và D giáng
  • c d e f : Quãng tám cao hơn
  • C, D, : Quãng tám thấp hơn
c) Độ dài của nốt nhạc

Trong ABC Notation, chúng ta có thể điều chỉnh độ dài nốt bằng cách thêm số vào sau nốt nhạc.

  • Nốt mặc định: Nếu không có số, độ dài nốt là độ dài mặc định của bài hát (được quy định bởi L).
  • Nốt kéo dài: Thêm số 2, 3, 4,… để kéo dài nốt theo hệ số tương ứng. Ví dụ, C2 là C kéo dài gấp đôi độ dài mặc định.
  • Nốt ngắn hơn: Thêm số /2, /3, /4 để nốt ngắn đi.

Ví dụ về độ dài của nốt:

  • C : Nốt C với độ dài mặc định
  • C2 : Nốt C kéo dài gấp đôi
  • C/2 : Nốt C ngắn một nửa
d) Dấu lặng và các ký âm nhịp
  • Dấu lặng: Ký hiệu z biểu thị một dấu lặng (nghỉ không phát âm).
  • Ký hiệu nhịp: | được sử dụng để đánh dấu nhịp trong bài hát.

Ví dụ về dấu lặng và nhịp:

C C z C | C C z C : Một dấu lặng ở giữa mỗi nhịp

e) Lời Nhạc
  • Sử dụng từ khóa w:

w: là từ khóa để bắt đầu phần lời nhạc trong ABC Notation. Bạn viết w: ngay bên dưới dòng nhạc có nốt nhạc. Mỗi từ hoặc âm tiết trong lời sẽ khớp với nốt nhạc tương ứng.

  • Căn chỉnh âm tiết với nốt nhạc:

Để mỗi âm tiết khớp với một nốt, viết chúng cách nhau bằng dấu cách. Nếu một từ kéo dài qua nhiều nốt, sử dụng dấu gạch nối - để nối các phần của từ. Ví dụ: “Twin-kle” sẽ khớp với hai nốt khác nhau.

f) Hợp âm

ABC Notation hỗ trợ ký hiệu hợp âm đơn giản, thường được viết trong dấu ngoặc vuông hoặc sử dụng các ký hiệu hợp âm quen thuộc.

  • Hợp âm C trưởng: [C E G] hoặc “C” C E G
  • Hợp âm Am: “Am” A c e
  • Hợp âm F7: “F7” F A C _E

Ví dụ về hợp âm: “C” C E G | “Am” A c e | “F7” F A C _E

g) Các ký hiệu khác trong ABC Notation
  • Lặp lại đoạn nhạc: |: để bắt đầu và :| để kết thúc một đoạn nhạc lặp lại.

Ví dụ về lặp đoạn nhạc:

|: C D E F :| : Đoạn nhạc này sẽ lặp lại


3. Ví dụ hoàn chỉnh về ABC Notation
Ví dụ 1

Dưới đây là ví dụ hoàn chỉnh cho bài hát “Twinkle Twinkle Little Star” trong ABC Notation:

X:1
T:Twinkle, Twinkle, Little Star
M:4/4
L:1/4
K:C
"C" C C G G | "F" A A "C" G2 | "F" F F "C" E E | "G7" D D "C" C2 |
w: Twin- kle, twin- kle, lit- tle star, How I won- der what you are,
"C" G G "F" F F | "C" E E "G" D2 | "C" G G "F" F F | "C" E E "G" D2 |
w: Up a- bove the world so high, Like a dia- mond in the sky.
"C" C C G G | "F" A A "C" G2 | "F" F F "C" E E | "G7" D D "C" C2 |
w: Twin- kle, twin- kle, lit- tle star, How I won- der what you are.

Trong bài hát này:

  • T: Tên bài là “Twinkle Twinkle Little Star”.
  • M: Nhịp là 4/4.
  • L: Độ dài mặc định của nốt là 1/4.
  • K: Khóa C (C trưởng).
  • Phần giai điệu chính: được viết theo nhịp và cách ký âm chuẩn của ABC Notation.

Mang ví dụ vào ứng dụng mở abcjs của website này, ta sẽ thấy những dòng nhạc quen thuộc :

TTLS TTLS

Ví dụ 2

Một ví dụ khác :

X: 1
T: NẮNG PHÚ QUỐC
A: Ngô Càn Chiếu
A: 27-05-2012
R: Tươi sáng
Q: 106
M: 4/4
L: 1/8
K: A
c7 A | E3 F A, D E | F4 z2 D F | B,3 F F F2 D | 
w:Nắng lên rồi, nắng về trên đảo vắng  Mây lững lờ thấp thóang chốn đồi 
E4 z2 E E | F3 A F A2 c | B4 z2 G A | B3 G F G2 C| 
w:cao Cùng về đây nghe hồn ta xuyến xao Theo tiếng gió xuyên cành thông rì
E12 z4 | c7 A | E3 F A, D E | F4 z2 D B, | B,3 D B, F2 E | 
w:rào Nắng lên rồi, nắng về nuôi ta ấm Bao nồng nàn theo hạt rớt lung 
E4 z2 E F | F3 F A c2 B | B4 z2 B G | E3 G B B2 A| 
w: linh Trên sóng nước mình ta chốn mông mênh Biển vổ về câu hát khẽ ru 
A8||
w: êm

Dán bản ký âm ABC trên vào ABCJS ta có :

Nắng Phú Quốc Nắng Phú Quốc

Ví dụ 3

Một ví dụ phức tạp hơn như Hey Jude của The Beatles ở website folktunefinder.com :

X: 1
T: Hey Jude (G)
C: Beatles
R: jig
N: This is NOT the original version of the tune!!!
M: 6/8
L: 1/8
K: G
|: d3 \
| "G"B6-  \
| B2B d2e \
| "D"A6  \
| z3 "D7"A2B \
| c3 g3-  \
| g2g f2d \
| "G"edc B3-  \
| B3 d3 \
| "C"e2e- e2e  \
| a2g fge \
| "G"d6  \
| G2A B2e \
| "D7"d3- d2d  |
| "D7"c2B F2G- \
| "G"G6 "->Coda" \
| z6  \
|[| "G"z2G ge2  \
| ed2 d2c \
| "C"e3 g2e-  \
| "/B"e3 g2c- \
| "Am"c3 g2e-  \
| "/G"e2d c2d- \
| "D7/F"d3 e2d- \
| "D7"d3 c2B-  \
| "G"B2A G3- \
|1 G6 :|
|2 "G"G2G d2e \
| "G7"=f2e f3  \
| "D7"^f2g a3-  \
| a3 :| \
"Coda"\
|::: "G"[G6D6]  \
| [B3G3] [d3B3] \
| "F"[a=f][ge][af] [g3-e3-]  \
| [g3e3] z3 \
| "C"[a=f][ge][af] [g3-e3-] \
| [g2-e2-][=f-d-] [f2d2][ec]  \
| "G"[d6-B6-]  \
| [d6B6] :::|

Dưới dạng nhạc bản :

Hey Jude với ký âm ABC Hey Jude với ký âm ABC

Ví dụ 4

Hoặc một ví dụ ABC khác cho đàn piano

X:1
M:4/4
L:1/16
%%partsfont box
%%stretchlast .7
%%barnumbers 1
T: Selection And Dragging Test
T: Demonstrates a lot the different types of elements and their effect.
C: Public Domain
R: Play steady
A: Paul Rosen
S: abcjs website
W: Now is the time for all good men
W:
W: To come to the aid of their party.
H: This shows every type of thing that can possibly be drawn.
H:
H: And two lines of history.
Q: "Easy Swing" 1/4=140
P: AABB
%%staves {(RH extra) (LH)}
V:RH clef=treble name=RH
V:LH clef=bass name=LH
K:Bb
P:A
[V: RH] !mp![b8B8d8] f3g f4|!<(![d12b12] !<)![b4g4]| \
[Q:"left" 1/4=170"right"]z4 !<(! (bfdf) (3B2d2c2 !<)!B4|!f![c4f4] z4 [b8d8]|
!p![G8e8] Tu[c8f8]|!<(![d12f12] !<)!g4|!f!a4 [g4b4] z4 =e4|[A8c8f8] d8|
|1 [c8F8] [B4G4] z4|[d12B12] A4|!>(![D8A8] Bcde fAB!>)!c|!mp!d16:|
w:Strang- ers in the night
[V: extra] B,4- B,4- B,4 B,4 | "Bb"{C}B,4 {CD}B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 |
B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 |
B,4 B,4 B,4 B,4 |B,4 B,4 B,4 B,4 |"^annotation"B,4 B,4 B,4 B,4 |B,4 B,4 B,4 B,4 :|
[V: LH] B,6 D2 [F,8F8A,8]|B,2B,,2 C,4 D,4 E,F,G,2|F,2A,2 D4 D4 G,2E,2|[C4F,4A,4] z4 [F8B,8]|
G,8 A,8|A,12 B,G,D,E,|F,G,A,F, (G,A,B,G,) C4 C4|[C,8A,8] [F8F,8B,8]|
A,3C B,3D G,F,E,D, F,2A,2|D,2C,2 B,,2A,,2 G,,4 F,,A,,C,F,|F,,6 D,,2 [D,4G,,4] z4|B,,16:|

Dưới dạng nhạc bản trở thành :

Demo Demo


Ứng dụng mở ABCTools

ABCTools là một công cụ mã nguồn mở mạnh mẽ dành cho các nhạc sĩ và lập trình viên để hiển thị và phát lại nhạc bằng ngôn ngữ ký âm ABC. Với ABCTools, bạn có thể dễ dàng nhập ký hiệu âm nhạc dưới dạng văn bản, chuyển đổi chúng thành bản nhạc trực quan và thậm chí phát lại để nghe thử ngay lập tức. ABCTools hỗ trợ nhiều tính năng từ cơ bản như hiển thị bản nhạc, đến các hiệu ứng nâng cao như nhấn mạnh nhịp điệu và tùy chỉnh nốt.

Demo và thực hành ABCTools :

Ứng dụng ABCTools được đăng tại đây : (https://filedn.eu/lXAoeBpTFiwFLer1TexITzk/ngocanchieu.org/%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-m%E1%BB%9F/abctools/abctools.html)

Tính năng nổi bật:

  • Hiển thị bản nhạc rõ ràng: Chuyển đổi mã ABC thành bản nhạc với chất lượng cao.
  • Phát lại âm thanh: Cho phép nghe thử bản nhạc được tạo ngay trên ứng dụng.
  • Tương thích linh hoạt: Có thể tích hợp vào trang web hoặc ứng dụng của bạn mà không cần phần mềm bổ sung.
  • Tùy chỉnh dễ dàng: Tạo và thay đổi các yếu tố nhạc như nốt, nhịp điệu, và ký hiệu một cách linh hoạt.

Với ABCJS, bạn có thể dễ dàng học cách viết và trình bày ký âm ABC, tạo bản nhạc trực quan, và phát triển ứng dụng âm nhạc của riêng mình. Đây là công cụ tuyệt vời cho cả những người mới bắt đầu và các chuyên gia âm nhạc, mở ra cánh cửa sáng tạo không giới hạn trong thế giới nhạc số.

Websites hỗ trợ chuyển đổi ABC Notation thành sheet nhạc
  • FolkTuneFinder và The Session

Các website như FolkTuneFinder và The Session là kho lưu trữ nhạc dân gian lớn, cho phép người dùng tải về và chia sẻ các bản nhạc ký âm ABC. Cả hai trang web đều hỗ trợ chuyển đổi trực tiếp ABC thành sheet nhạc để dễ dàng chơi trên các nhạc cụ truyền thống.


4. Ứng dụng thực tiễn của ABC Notation trong âm nhạc hiện đại

ABC Notation không chỉ là công cụ để học nhạc mà còn là công cụ sáng tác, chia sẻ và lưu trữ nhạc nhanh chóng. Dưới đây là những ứng dụng thực tiễn:

  • Soạn nhạc dễ dàng: Với ABC Notation, bạn có thể dễ dàng ghi lại ý tưởng nhạc lý mà không cần phải vẽ khuông nhạc phức tạp.
  • Chuyển đổi sang định dạng âm thanh: Phần mềm hiện nay có thể đọc ABC Notation và chuyển đổi thành MIDI hoặc MusicXML, cho phép người dùng nghe thử các nốt nhạc đã viết.
  • Chia sẻ nhạc trực tuyến: ABC Notation dễ dàng chia sẻ dưới dạng văn bản trên các diễn đàn, trang web và email.
  • Lưu trữ nhạc đơn giản: Vì là dạng văn bản, ABC Notation rất nhẹ, dễ dàng lưu trữ và không chiếm nhiều dung lượng.

Kết luận

ABC Notation là một công cụ linh hoạt và hữu ích cho cả người học nhạc và nhạc sĩ chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng các ký tự văn bản đơn giản, ABC Notation giúp bạn viết và đọc nhạc dễ dàng, phù hợp với mọi cấp độ kỹ năng. Trong một thế giới âm nhạc hiện đại, nơi việc chia sẻ và sáng tác ngày càng được ưu tiên, ABC Notation là một phương tiện tuyệt vời để phát triển và lan tỏa âm nhạc.

Subsections of Hệ thống ký âm ABC

Vài bản nhạc ký âm ABC

X: 1
T: NẮNG PHÚ QUỐC
R: Tươi sáng
C: Ngô Càn Chiếu
A: 27-05-2012
Q: 106
M: 4/4
L: 1/8
K: A
c7 A | E3 F A, D2 E | F4 z2 D F | B,3 F F F2 D | 
w:Nắng lên rồi, nắng về trên đảo vắng  Mây lững lờ thấp thóang chốn đồi 
E4 z2 E E | F3 A F A2 c | B4 z2 G A | B3 G F G2 C| 
w:cao Cùng về đây nghe hồn ta xuyến xao Theo tiếng gió xuyên cành thông rì
E6 z2 || c7 A | E3 F A, D2 E | F4 z2 D B, | B,3 D B, F2 E | 
w:rào Nắng lên rồi, nắng về nuôi ta ấm Bao nồng nàn theo hạt rớt lung 
E4 z2 E F | F3 F A c2 B | B4 z2 B G | E3 G B B2 A| 
w: linh Trên sóng nước mình ta chốn mông mênh Biển vổ về câu hát khẽ ru 
A8||
w: êm

NẮNG PHÚ QUỐC NẮNG PHÚ QUỐC


X: 1
T: LÝ CON SÁO
R: Nhanh
C: Phạm Duy sưu tập và soạn thêm lời
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/8
K: F
"F" c-f-d-c | "Bb" B2 z c | "Gm" G2 G B | "C" c4 |
w: Ai _ _ _  đem Con sáo sáo sang sông
w: Ai _ _ _  cho Con sáo sáo ăn cơm
w: Ai _ _ _  mua Con sáo sáo trong tranh
"F" c f c- A | "C" G4 | "F" c f c- A | "C" G4 |
w: Cho sáo xổ _ lồng Cho sáo xổ _ lồng 
w: Cho sáo rửa _ mồm Cho sáo rửa _ mồm 
w: Con sáo trên _ cành Con sáo trên _ cành 
C2 C E | "F" F2 G c | "C" A- G F-E | "F" F4 |
w: Xổ lồng bay xa Con sáo sáo _  bay _ xa
w: Rửa mồm nhanh nhanh Con sáo sáo _  nhanh _ nhanh
w: Đậu cành cây tranh Con sáo sáo _  cây _ tranh
C2 C E | "F" F2 G c | "C" A- G F-E | "F" F4 |]
w: Xổ lồng bay xa Con sáo sáo _  bay _ xa
w: Rửa mồm nhanh nhanh Con sáo sáo _  nhanh _ nhanh
w: Đậu cành cây tranh Con sáo sáo _  cây _ tranh

LÝ CON SÁO LÝ CON SÁO


X: 1
T: HÒ HỤI
C: Sưu tập : Dương Bích Hà
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu 
M: 2/4
L: 1/16
K: C
z4 d4 | c2 c2 d3-c | A2 z2 A4 | d6 c2 | A4 B2-A2 | G2-A2 B2-A2 |
w: Bơ hò này bơ _ hụi là bơ hò hụi Hết _ hụi _ sang _ 
G2 z2 A,4 | D6 E2 | G2 z2 B2-A2 | D4 G4 | B2-A2 D4 | G2 z2 A,4 |
w: khoan. Là hố là khoan. Kéo _ buồm ta kéo _ buồm lên. Là
D6 E2 | G2 z2 c4 | c2 A4 c2 | d4 A4 | d6 c2 | A4 d2-c2 |
w: hố là khoan. Ta như mà chim trắng là bớ hò khoan bơ
A2 A2 d2-c2 | A2 z2 D2-G2 | A2-G2 D2-G2 | D2 z2 A,4 |D6 E2 | G4 E2G2 |
w:  khoan là bơ _khoan. Lượn _ trên _ biển _ này  là hố là khoan ta bơ
E2-D2 C4 | D4 D2-E2 | G2-E2 D2-E2 | G4 B2-A2 | G8 |]
w: khoan ta hò khoan là _ hố _ hò _ khoan (Thương)... _ khoan

HÒ HỤI HÒ HỤI


X: 1
T: LÝ CÂY ĐA
R: Hơi nhanh
C: Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/16
K: C
z4 c4 | d4 d2-c-d | e4 d2-c-d | e2 d2 c2 d2 | c2 c2 d2-c-d |
w: Trèo lên quán _ _ dốc ngồi _ _ gốc ơi a cây đa rằng tôi _ _ 
e3 d c2 d2 | c2 c2 d2-c-d | e3 d c2 d2 | c8- | c4 c2-e2 |
w: lý ơi a cây đa rằng tôi _ _ lới ơi a cây đa. _ Ai _ 
d2 d2 c2 e2 | d2-c2 G2 G2 | z2 c2 c2 G | G6 c2 | G3 c A2 G2 |
w: đem a tình tính tang _ tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cái đêm trăng
F2 F2 A2-G-A | c3 A G2 A2 | G2 G2 A2-G-A | c2 A2 G2 A2 | G8- | G4 z4 :|
w: rằm rằng tôi _ _ lý ơi a cây đa rằng tôi _ _ lới ơi a cây đa

LÝ CÂY ĐA LÝ CÂY ĐA



X: 1
T: LÝ NGỰA Ô
R: Nhanh
C: Dân Ca Miền Nam
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/16
K: Eb
z4 B2 G2 |: C2-E2 C2-E2 | F8- | F8 | z4 B2 G2 | 
w: Khớp con ngựa _ ngựa _ ô. _ Khớp con 
w: Khớp con ngựa _ ngựa _ ô. _ Khớp con 
w: Khớp con ngựa _ ngựa _ ô. _ Khớp con 
C2-E2 C2-E2 | F4 z2 C-E | F4 F4 | B4 z2 F2 | B2 G2 C2-E2|
w: ngựa _ ngựa _ ô Ngựa _ ô anh khớp, anh khớp cái kiệu _ 
w: ngựa _ ngựa _ ô Ngựa _ ô anh khớp, đi khắp các nẻo _ 
w: ngựa _ ngựa _ ô Ngựa _ ô anh khớp, duyên bén ta thành _ 
F8 | G2-F2-E2-G2 | F4 z2 F2 | F4 B4 || C2-E2 z2 C-E |
w: Vàng, Ư ... ... ... ư? Anh tra khớp bạc _ Lục _
w: xa  Ư ... ... ... ư? Đi qua núi mộng _ trở _
w: đôi. Ư ... ... ... ư? Trong sân pháo nổ _ cả _
C2-E2 B,4 | F6 F2 | F4 B4 | C2-E2 z2 F2 | F2-E2 B4 |
w: lạc _ đồng đen, búp sen lá dặm, _ giây cương _ nhuộm
w: lại _ đồi mơ, đi bên suối đợi, _ đi sang _ rừng
w: họ _ mừng vui, em mang áo đỏ, _ chân đi _ hài
G4 B2 F2- | F2 D2 C-E B,2 | B,8 | z4 F4 | c4 f2 e2- |
w: thắm, cán roi _ anh bịt _ đồng thòa. Là đưa ý a _
w: nhớ, nhớ nhau _ trong buổi _ hẹn hò.  Là theo ý a
w: tía, thắt lưng _ dây lụa _ màu vàng.  Cùng nhau ý a 
e2 c4-B2 | F6 c2- | c2 B2-F4 | z4 c2 B2 | A2-B2 E4 | B8 |
w: _ đưa _ nàng, đưa _ nàng _ Anh đưa nàng _ về dinh
w: _ theo _ chàng, theo _ chàng, _ thiếp theo chàng _ một phen 
w: _ tơ _ hồng tơ _ hồng, _ lễ tơ hồng _ cùng nhau
z4 F4 | c4 f2 e2- | e2 c4-B2 | F6 c2- | c2 B2-F4 |
w: Là đưa ý a _ đưa _ nàng. đưa _ nàng
w: Là theo ý a  _ theo _ chàng, theo _ chàng, _ 
w: Cùng nhau ý a _ tơ _ hồng, tơ _ hồng, _
z4 c2 B2 | A2-B2 E4 |12 B8- | B4 B2 G2 :|3 B8- | B4 z4 |]
w: Anh đưa nàng _ về dinh _ Khớp con 
w: thiếp theo chàng _ một phen. _ Khớp con 
w: Lễ tơ hồng _ cùng nhau

LÝ NGỰA Ô LÝ NGỰA Ô

X:1
T:Quà Bé Tặng Cô
A: Ngô Tùng Văn
M:2/4
L:1/8
Q:90
z2 GG|: C2 (D/C/) A, | G,2 CD| E4-| 
w: Bé muốn tặng cô _ điều gì cô có biết 
Ez GG |C2 (D/C/) A,|G,2 CE | D4-|
w: _ Bé muốn tặng cô _ quà mà cô rất vui 
D z FC | F>C FC | A,2 E (E/G/)|
w: _ Đây bàn tay vừa thơm vừa đẹp Đây quyển
A,>G, A,G,|Dz DE|E4-|E z EG | 
w: tập vừa sạch vừa xinh  Nhưng bé muốn _ nhưng bé 
G3 C | D>G, G,G, |1 C2 C2 | z2 G G  :|
w: muốn tặng cô thật nhiều nụ hôn cơ _ (Bé muốn)
|2 C2 C2-| C4 |]
w: hôn cơ 

Quà-Bé-Tặng-Cô Quà-Bé-Tặng-Cô


X:1
%
% Example J.S. Bach transcription originally imported from MusicXML
%
% Click "Play" to play
%
T:Fantasia
T:BWV570
T:Johann Sebastian Bach (1685-1750)
%%score { 1 | 2 | 3 | 4 }
L:1/16
M:4/4
K:C
%
% Try changing the abcjs_soundfont value to
% fluid, fluidhq, musyng, fatboy, canvas, mscore, or arachno:
%
%abcjs_soundfont fluid
%
%%stretchlast true
%%staffsep 40
Q:1/4=100
%
% Try changing these to %%MIDI program mute
% to isolate individual voices:
%
V:1 treble
%%MIDI program 19
V:2 treble
%%MIDI program 19
V:3 bass
%%MIDI program 19
V:4 bass
%%MIDI program 19
V:1
G4 c6 d2 B4 | e6 f2 d6 e2 | c8- c2e2d2c2 | B2A2 B4 z2 e2g2e2 |
c2e2G2c2 A2c2d2e2 | f2e2d2c2 B2G2 c4- | c2dcB2cB A8- | A2Bc d6 efB2cd |
^G6 AB A2Bcd2cd | B6 cB A6 B^G | c8- c2dc_B2cA | _B8- B2>G2A2GA |
F6 EF G2A_B A4- | A2Bc d6 Bcd2ef | e8- e2dc d4- | d2ef e6 fg f4- |
f2ga g6 ag f4- | f2gf e6 fe d4 | d8d8- | d2cB c6 dc B4 |
c4 z12 | z4 d8 c4- | c8 B4 _B4 | A4 B4 G8 |
A4 c4 B8 | c8c8 | f8 e8- | e6e6 d4- |
d4 d2ef g2agf2gf | e4 g6 ag f4- | f2gfe2fe d8 | g2agf2gf e6 fe |
d6 ed c6 dc | B4 c4 d4 e4- | e2fe d6 ef e4- | e2fe d6 efg2ab |
c2Bcd2ef B4 c4- | cdBd cdBd cedf egfa | gGAB c4- cede fdef | B2cd2

Fantasia Fantasia

Mở rộng nhạc lý

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
26-07-2024

"Mở Rộng Nhạc Lý" là một tập hợp các bài viết từ những nghiên cứu và quan sát trong nhiều năm. Những chủ đề không chỉ xoay quanh những kiến thức cơ bản mà còn mở rộng ra các lĩnh vực phức tạp và ít được nhắc đến trong âm nhạc hôm nay. Từ việc khám phá cấu trúc của các thang âm và điệu thức, tìm hiểu về các hệ thống điều chỉnh âm thanh khác nhau, đến một số bài viết mang đến những góc nhìn mới về âm nhạc.

Chương mục :

o O o

Subsections of Mở rộng nhạc lý

Âm Nhạc Ngũ Cung

Bài viết này bao gồm các nghiên cứu âm nhạc và một số đề nghị riêng của tôi về cách dùng hợp âm ngũ cung trên đàn guitare

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
16-05-2024

Logo AMNC Logo AMNC
Âm nhạc ngũ cung ở Á châu bắt nguồn từ Trung Quốc. Là hệ thống năm nốt nhạc được gắn liền với tâm linh và thiên nhiên. Giai điệu âm nhạc ngũ cung thường tạo ra cảm giác yên bình, tĩnh lặng.

Âm nhạc ngũ cung và hệ thống pentatonic của Âu Mỹ sử dụng năm nốt, tạo ra cấu trúc đơn giản và dễ nhớ. Giai điệu ngũ cung thường được tích hợp vào âm nhạc Tây Phương, đặc biệt trong các dự án giao thoa âm nhạc.

Thang âm Pentatonic trong âm nhạc phương Tây

Thang âm pentatonic là một trong những thang âm quan trọng và phổ biến nhất trong âm nhạc blues, rock, jazz, và nhiều thể loại âm nhạc ngũ cung. Thang âm này được sử dụng rộng rãi vì sự đơn giản và tính linh hoạt của nó.

Thang âm pentatonic được gọi là “penta” (nghĩa là năm) vì nó bao gồm 5 nốt nhạc chính. Được hình thành bằng cách chồng những nốt quãng 5 lên nhau và gom tất cả các nốt đó lại trong một quãng tám, như sau:

Pentatonic Pentatonic

Trong ví dụ trên ta đã chọn chủ âm là nốt Đô. Sau đó ta chồng những nốt quãng 5 lên trên nốt Đô, là các nốt Sol, Rê, La, Mi, và gom chúng vào một quãng tám. Ta đã tạo nên thang âm pentatonic với các nốt Đô, Rê, Mi, Sol, La.

Trong âm nhạc phương tây, thang âm pentatonic được dùng rất nhiều với hai biến thể Trưởng và Thứ.

Quãng ba trưởng trong thang âm trên được dùng làm tên của thang âm: ta gọi thang âm trên là thang âm pentatonic Trưởng.

Trong thang âm Đô pentatonic Trưởng, nếu ta chọn nốt La làm chủ âm thì ta có chuỗi nhạc La, Đô, Rê, Mi, Sol: đây là thang âm La pentatonic Thứ

Hai thang âm pentatonic Trưởng và Thứ trên một hệ thống không có thăng giáng được ghi lại như sau:

Pentatonic Trưởng & Thứ Pentatonic Trưởng & Thứ

Thang âm pentatonic có xu hướng lặp lại ở nhiều vị trí trên các phím đàn guitar, tạo ra một mô hình dễ nhận biết và dễ sử dụng khi ngẫu hứng. Nghệ sĩ thường sử dụng thang âm pentatonic để tạo ra các giai điệu trong phần solo. Sự đơn giản của thang âm này cung cấp cho họ không gian để thể hiện sự sáng tạo và biểu cảm cá nhân của mình.

Thang âm pentatonic và âm nhạc truyền thống phương Đông

Âm nhạc ngũ cung, dựa trên thang âm pentatonic, đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc truyền thống phương Đông, bao gồm các văn hóa âm nhạc của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực. Pentatonic được xem là thang âm cơ bản của âm nhạc ngũ cung được sử dụng rộng rãi và có mặt ở nhiều thể loại nhạc truyền thống và hiện đại.

Thang âm ngũ cung trong âm nhạc Trung quốc

Thang âm ngũ cung là một hệ thống âm nhạc truyền thống trong nền văn hóa âm nhạc của Trung Quốc. Hệ thống này được sử dụng để đặt ra các cấu trúc âm thanh cơ bản, tương ứng với năm yếu tố cơ bản là kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ. Mỗi yếu tố này liên kết với một âm thanh cụ thể, tạo ra một hệ thống âm thanh và nhạc lý có ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc truyền thống Trung Quốc.

Thang âm ngũ cung thường được áp dụng trong việc chơi các nhạc cụ truyền thống như đàn tranh và đàn tỳ bà … Sự linh hoạt của thang âm này cho phép nghệ sĩ thể hiện những giai điệu truyền thống một cách sâu sắc.

Hệ thống ngũ cung không chỉ là một phần của âm nhạc mà còn phản ánh triết lý và tư tưởng của người Trung Quốc. Mỗi yếu tố được xem như một biểu tượng của sự cân bằng và hòa quyện trong tự nhiên và cuộc sống.

Thang âm pentatonic này bao gồm năm nốt nhạc chính, thường được ký hiệu là 1, 2, 3, 5, và 6, và nó được kết hợp một cách tinh tế với ngũ cung, mỗi yếu tố tượng trưng cho một khía cạnh cụ thể của tự nhiên và cuộc sống.

Năm âm thanh trong ngũ cung Trung Quốc mang tên Cung, Thương, Giốc, Chủy và Vũ. Khoảng cách giữa các âm thanh này như sau :

Ngũ Cung Ngũ Cung

  • NC = nửa-cung

Dùng ký hiệu ghi chú tây phương, chọn chủ âm là Đô thì thang âm ngũ cung Trung Quốc chính là thang âm pentatonic đã biết bên trên:

Pentatonic Pentatonic

  • Tùy theo bối cảnh âm nhạc, năm nốt nhạc ngũ cung có thể dựa trên một chủ âm khác trên âm nhạc phương Tây. Quan trọng là phải giữ đúng khoảng cách giữa các nốt nhạc với nhau theo công thức : 2 2 3 2 3 (nửa cung)

Thang âm và điệu thức ngũ cung Trung Quốc

Sự phong phú của năm âm thanh chính trong hệ thống âm nhạc ngũ cung Trung Quốc dựa trên những điệu thức thoát thai từ thang âm ngũ cung. Tương tự như âm nhạc điệu thức phương Tây, các điệu thức của âm nhạc ngũ cung Trung Quốc được hình thành bằng cách chọn những chủ âm khác nhau trong thang âm ngũ cung.

Cung là điệu thức đầu tiên trong thang âm ngũ cung.

Dựa trên điệu Cung, các điệu khác được tạo ra bằng cách chọn một nốt khác trong điệu Cung làm Nốt Chủ và dùng những nốt còn lại trong điệu Cung như những nốt phụ của điệu thức mang tên nốt chủ đó.

Điệu kế tiếp là Thương bằng cách dùng nốt Thương như nốt chủ, rồi đến Giốc, Chủy, Vũ. Các điệu thức này được diễn tả trong văn hóa Trung Quốc như sau :

Điệu Cung

Tích cực và bình yên..
Điệu Cung thường mang lại cảm giác của một không gian trang nghiêm và tôn trọng. Âm thanh của nó có thể tạo ra sự ổn định và bình tĩnh, làm cho người nghe cảm thấy yên bình và trấn an.

Điệu Thương

Hứng khởi và năng động.
Điệu Thương thường tạo ra cảm giác hứng khởi và năng động. Nó được sử dụng trong những bản nhạc vui nhộn và lạc quan.

Điệu Giốc

Năng động, linh hoạt, đầy năng lượng.
Điệu Giốc thường mang lại cảm giác sôi động và năng động. Âm thanh của nó có thể kích thích trạng thái tinh thần, làm cho người nghe cảm thấy hứng khởi và nhiệt huyết.

Điệu Chủy

Tĩnh lặng, trầm tĩnh, sâu sắc.
Điệu Chủy thường mang lại cảm giác của một không gian yên bình và sâu sắc. Âm thanh của nó có thể tạo ra sự tĩnh lặng và tâm trạng sâu xa, đưa người nghe vào trạng thái tâm hồn yên bình.

Điệu Vũ

Nhẹ nhàng, bay bổng, tinh tế.
Điệu Vũ thường mang lại cảm giác của sự nhẹ nhàng và bay bổng. Âm thanh của nó có thể tạo ra một không khí tinh tế và tao nhã, làm cho người nghe cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng.

Các điệu thức trên có thể được ghi lại với ký hiệu âm nhạc phương Tây như sau:

Ngũ Cung Ngũ Cung

Để phân biệt rõ ràng những cảm xúc tạo ra của mỗi điệu thức trên, ta dùng phương pháp chuyển âm, đưa 5 điệu thức trên về lại cùng một chủ âm Đô như sau :

Ngũ Cung Ngũ Cung

Hãy cảm nhận những giai điệu khác nhau được tạo ra từ các điệu thức trên:

  • Điệu Cung:
  • Điệu Thương:
  • Điệu Giốc:
  • Điệu Chủy:
  • Điệu Vũ:

Thang âm ngũ cung trong âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc ngũ cung Việt Nam được kết hợp với các yếu tố văn hóa, như truyền thống dân gian, các nghi lễ tôn giáo như lễ hội tết Nguyên Đán, và trong các hoạt động nghệ thuật truyền thống. Nhạc cổ truyền Việt Nam sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn bầu, và đàn nguyệt. Các nhạc cụ này mang đến âm thanh độc đáo và riêng biệt. Ngoài ra nhạc cổ truyền Việt Nam có sự biến thể theo từng địa phương, ví dụ như âm nhạc Huế, âm nhạc dân gian Bắc Bộ, hoặc âm nhạc dân gian Nam Bộ.

Âm nhac ngũ cung Việt Nam cũng được dựa trên 5 điệu thức cơ bản như trong âm nhạc ngũ cung Trung Quốc và được làm phong thú thêm bởi các điệu thức đặc trưng của nền văn hóa Việt nam. Điệu thức “chính” giữa 2 nền văn hóa không giống nhau. Âm nhạc cổ truyền của dân ta chọn điệu thức chính là là điệu Bắc, đặt nặng lên cảm nhận bình an trong tâm hồn, tương đương với điệu Chủy trong âm nhạc Trung Quốc.

Tên các nốt nhac

Có 5 nốt nhạc chính trong âm nhạc ngũ cung Việt Nam. Các chữ nốt trong âm nhạc ngũ cung Việt nam :

  • Hò Xự Xang Xê Cống Liu Ú
    • Hò là chủ âm
    • Liu = Hò + quãng 8
    • Ú = Xự + quãng 8
  • Dựa trên hệ thống âm nhạc tây phương thì Hò có thể là Đô , (hoặc Sol, …)
    • Hò Xự Xang Xê Cống Liu Ú
    • Đô Rê Fa Sol La Đố Rế (chọn chủ âm là Đô)
    • Sol La Đô Rê Mi Sol Lá (chọn chủ âm là Sol)

Thang âm và điệu thức ngũ cung Việt Nam

Dưới đây là tương đương giữa các điệu thức Việt Nam và Trung Quốc:

• Điệu Bắc: tương đương với điệu Chủy

• Điệu Ai: tương đương với điệu Vũ

• Dây Hò 3: tương đương với điệu Cung

• Điệu Xuân: tương đương với điệu Thương

• Hơi Oán: tương đương với điệu Giốc

Các điệu thức trong âm nhạc ngũ cung Việt Nam được ghi lại trên hệ thống nốt nhạc phương Tây như sau:

Áp dụng phương pháp chuyển về âm chủ Đô, ta có 5 điệu thức chính của ngũ cung Việt Nam như sau:

Sự phong phú của âm nhạc ngũ cung Việt Nam còn được tăng thêm nhờ vào các điệu thức địa phương sau đây :

Các điệu thức « địa phương » này đã mang lại một sự độc đáo trong âm nhạc Việt Nam. Nghe một điệu Vọng Cổ, hay Tây Nguyên thì ta thấy rõ hồn nhạc phản ảnh rõ ràng lại địa phương từ đó âm nhạc đã xuất phát.

Hãy cảm nhận những giai điệu khác nhau được tạo ra từ các điệu thức trên:

  • Điệu Bắc:
  • Điệu Ai:
  • Điệu Hò Ba:
  • Điệu Xuân:
  • Điệu Oán:
  • Điệu Vọng Cổ:
  • Điệu Tây Nguyên 1:
  • Điệu Tây Nguyên 2:

Nhạc phẩm dựa trên các điệu thúc ngũ cung:

Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại những nhạc phẩm mang nặng hồn dân tộc qua các nhạc phẩm sau :

  • Qua cầu gió bay : Điệu Xuân

  • Lý trống cơm : Điệu Bắc và Hò 3

  • Hái hoa : Điệu Xuân

  • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi : Hò 3

  • Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng (Trường ca Con Đường Cái Quan) : Điệu Vọng Cổ

Một đề nghị về cấu tạo hợp âm trên đàn guitare cho âm nhạc ngũ cung :

Dùng những nốt trong thang âm ngũ cung ta dựng nên bảng hợp âm dưới đây :

  • Các ký hiệu I, II, III chỉ định các nốt nhạc trong thang âm “diatonic”. Nếu I = Đô thì II là Rê, III là Mi …
  • Các hợp âm trên bảng trên chứa 3 hoặc 4 nốt cơ bản và các nốt căng (note de tension) có thể thêm vào hợp âm tùy theo ý của người sáng tác. Ví dụ nếu ta dùng nốt Đô làm nốt chủ trong điệu Hò 3 thì trong các hợp âm của điệu Hò 3 sẽ như trong bảng sau :

Trên piano, các hợp âm ngũ cung có thể được chơi dễ dàng.

Trên đàn guitare, ví dụ trên được ghi lại như sau :

Hoặc tương tự như trên:

*Với :

  • Các số 1, 2 … chỉ định các ngón tay trái,
  • Nốt nhạc màu đỏ là nốt chủ của hợp âm.

Các bạn có thể tham khảo thêm về các hợp âm Ngũ Cung trên đàn guitar nơi đây:

Ngũ Cung và CAGED

Một ca khúc của Ngô Càn Chiếu dựa trên điệu Xuân và Ai của Ngũ Cung Việt Nam :

Tôi viết ca khúc này vào ngày mùng một năm Giáp Thìn ở Sài gòn. Sau khi đã mừng tuổi mẹ và gia đình họ hàng, tôi về nhà ôm đàn nắn nót vần điệu, viết lên bài hát.

Phiên khúc bài hát được dựa trên điệu Xuân hợp âm La Thứ. Chấm dứt phiên khúc bằng hợp âm Mi Thứ của dây Hò Ba.

Điệp khúc được chuyển sang điệu Ai trên hợp âm Bm. Và trở lại phiên khúc.

Và ca từ… đơn giản là lời ca tụng mùa xuân đang về khắp đất trời.

Mùa Xuân Ơi Mùa Xuân Ơi

Thang âm tổng hợp với Tetrachords

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
02-08-2024

MRTA MRTA

Thời kỳ “Thực hành chung” (Common practice) :

Trong âm nhạc phương Tây, giai đoạn Thực Hành Chung là giai đoạn kéo dài khoảng 250 năm, trong đó hệ thống âm điệu (Tonal System) được coi là cơ sở duy nhất cho sáng tác. Giai đoạn này bắt đầu khi các nhà soạn nhạc sử dụng hệ thống âm điệu đã thay thế các hệ thống trước đó và kết thúc khi một số nhà soạn nhạc bắt đầu sử dụng các phiên bản đã được sửa đổi đáng kể của hệ thống âm điệu. Các hệ thống khác bắt đầu được phát triển.

Hầu hết các đặc điểm của Thực Hành Chung (các khái niệm được chấp nhận về sáng tác trong thời gian này) vẫn tồn tại từ giữa thời kỳ Baroque cho đến thời kỳ Cổ điển và Lãng mạn, khoảng từ năm 1650 đến năm 1900. Có nhiều sự tiến hóa về phong cách trong những thế kỷ này, với các mô hình và quy ước phát triển mạnh mẽ rồi suy tàn, chẳng hạn như hình thức sonata. Đặc điểm thống nhất nổi bật nhất trong suốt giai đoạn này là ngôn ngữ hòa âm mà các nhà lý thuyết âm nhạc ngày nay có thể áp dụng phân tích hợp âm theo số La Mã; tuy nhiên, chữ “chung” trong Thực Hành Chung không trực tiếp đề cập đến bất kỳ loại hòa âm nào, mà đề cập đến thực tế là trong hơn hai trăm năm chỉ có một hệ thống được sử dụng.

Vào đầu thế kỷ 20, các nhà soạn nhạc phương Tây đã tìm kiếm những chất liệu và kỹ thuật mới vì nhiều người nghĩ rằng những ý tưởng mà Common Practice đưa ra đã cạn kiệt. Trong khi một số người phát triển toàn bộ các mô hình mới, những người khác lại tìm kiếm những cách tiếp cận mới dựa trên thành ngữ dân gian. Những gì những nhà soạn nhạc sau này khám phá ra, trong số những ý tưởng truyền cảm hứng khác, là những thang âm mới lạ không dựa theo các khái niệm nghệ thuật-âm nhạc được dạy trong các nhạc viện. Điều này đã tạo ra khái niệm về thang âm tổng hợp - quan niệm cho rằng nhà soạn nhạc có thể tạo ra một thang âm mới được phát minh cho mọi sáng tác, mỗi thang âm đều chứa đầy đủ các đặc tính riêng của nó.

Thang âm tổng hợp (Synthetical Scales) :

Hãy hiểu rằng bản chất của thang âm tổng hợp không đến trực tiếp từ “vòng tròn quãng năm” cũng như các “thang âm Trưởng” truyền thống hay các “thang âm Thứ thứ tương quan” của chúng. Trên thực tế, “thang âm tổng hợp” được phát sinh từ sự tái tạo của các chế độ khác nhau giữa chúng, hoặc sửa đổi cụ thể trong các chế độ nhất định. Hai trường hợp chúng ta đã biết rõ các sửa đổi: đó là “Thứ giai điệu ” và “Thứ hòa thanh”. Trên thực tế, 2 thang âm “mới” này đã được tạo ra từ sự gia tăng “nhân tạo” của nốt “thứ sáu” (minor sixth) và “thứ bảy” (sevent minor ) trong thang âm Thứ tự nhiên.

Như đẫ thấy trong bài viết “Mở rộng thang âm”, dựa trên logic tắt mở nhị phân các nốt nhạc trong hệ thống 12 nốt, chúng ta có thể tạo nên hàng ngàn thang âm mới. Đó là một phương pháp hữu hiệu để thống kê tất cả các thang âm có thể được tạo ra từ 12 nốt nhạc phương Tây. Một phương pháp khác, dựa trên sự tương quan giữa các nốt nhạc với nhau, kết hợp các hệ thống “tetrachords” (chuỗi bốn âm) để cấu tạo những thang âm mới. Ưu điểm của Tetrachords là giúp ta dễ ghi nhớ hơn là phương pháp “Mở rộng thang âm”

Thang âm tổng hợp và Tetrachords

Tetrachord là một thuật ngữ âm nhạc xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “bốn nốt”. Trong lý thuyết âm nhạc, tetrachord là một chuỗi gồm bốn nốt liên tiếp trong một thang âm, với khoảng cách tổng cộng giữa nốt đầu tiên và nốt cuối cùng là một quãng tư đúng (Perfect Fourth). Có thể xem một tetrachords như một nửa thang âm trong âm nhạc phương Tây.

Mỗi thang âm tổng hợp được tạo thàng bằng cách kết hợp hai Tetrachords với nhau. Vì vậy thang âm tổng hợp sẽ là một chuỗi 8 nốt nhạc. Đa số các thang âm tổng hợp được tạo thành nằm trong giới hạn một quãng 8.

Kết hợp 2 tetrechords cơ bản và thêm khoảng cách 1 (hoăc 2 nửa cung) giữa 2 tetrachords.

Ví dụ 1 : kết hợp 2 tetrachords Trưởng với khoảng cách 2 nửa cung giữa 2 tetrachord, trên chủ âm Đô ta sẽ tạo thành thang âm :

2 2 1 (2) 2 2 1 ==> (C D E F) (G A B C) ==> chính là thang âm Đô Trưởng.

Ví dụ 2 : kết hợp 2 tetrachords Thứ tự nhiên với khoảng cách 2 nửa cung giữa 2 tetrachords, trên chủ âm Đô ta sẽ tạo thành thang âm :

2 1 2 (2) 2 1 2 ==> (C D Eb F) (G A Bb C) ==> chính là thang âm Đô Thứ tự nhiên.

Bằng cách kết hợp các tetrachords khác nhau, ta có thể tạo ra nhiều loại thang âm, từ đó làm phong phú thêm ngôn ngữ âm nhạc.

Các Tetrachords cơ bản

Tetrachord đầu tiên đại diện cho gốc của thang âm, phần còn lại hoàn thiện màu sắc của điệu thức. Nắm vững các Tetrachords giúp dễ dàng ghi nhớ, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về hòa âm và cấu trúc của các thang âm. Việc sử dụng các tetrachord rất hữu ích trên phương diện giai điệu, trong ứng tấu, phân tích giai điệu, sáng tác, cũng như để làm quen và thấm nhuần màu sắc của mỗi thang âm.

Ta có các tetrachords cơ bản, gồm bốn nốt đặc trưng như sau:

Tetrachords Khoảng cách giữa 2 nốt Nốt đặc trưng trên chủ âm Đô
Ionian (Trưởng) 2 2 1 C D E F
Phrygian 1 2 2 C Db Eb F
Lydian 2 2 2 C D E F#
Aeolian (Thứ) 2 1 2 C D Eb F
Diminished (Giảm) 1 2 1 C Db Eb Fb
Harmonic (Hòa thanh) 1 3 1 C Db E F

Thang âm tổng hợp và Điệu thức

Điệu thức là các thang âm được hình thành từ một thang âm chủ. Một cách tổng quát, điệu thức là một loại thang âm. Kết hợp một số Tetrachords cơ bản với nhau, ta thấy rằng các điệu thức thoát thai từ các thang âm Trưởng, Trưởng Hòa Thanh, Thứ Giai Điệu, Thứ Hòa âm được dựng lên như dưới đây.

Các Điệu thức từ điệu tính Trưởng

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Ionian (Trưởng) 221 2 221 ionian.png ionian.png
Dorian 212 2 212 dorian.png dorian.png
Phrygian 122 2 122 phrygian.png phrygian.png
Lydian 222 1 221 lydian.png lydian.png
Mixolydian 221 2 212 mixolydian.png mixolydian.png
Aeolian 212 2 122 aeolian.png aeolian.png
Locrian 122 1 222 locrian.png locrian.png

Các Điệu thức từ điệu tính Thứ Giai Điệu

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Melodic Minor (Thứ Giai Điệu) 212 2 221 melodic-minor.png melodic-minor.png
Phrygian ♮6 (Javanais) 122 2 212 phrygian.becarre6 phrygian.becarre6
Lydian #5 222 2 121 lydian.d5.png lydian.d5.png
Lydian b7 (Bartok) 222 1 212 bartok.png bartok.png
Mixolydian b6 221 2 122 mixolydian.b6.png mixolydian.b6.png
Locrian ♮2 212 1 222 locrian.becarre2.png locrian.becarre2.png

Điệu thức từ điệu tính Thứ Hòa Thanh

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Harmonic Minor (Thứ Hòa Thanh) 212 2 131 harmonic-minor.png harmonic-minor.png
Locrian ♮6 122 1 222 locrian.becarre6.png locrian.becarre6.png
Ionian #5 221 3 121 ionian.d5.png ionian.d5.png
Dorian #4 (Romanian) 213 1 212 dorian.d4.png dorian.d4.png
Phrygian Dominant 131 2 122 phrygian.becarre3.png phrygian.becarre3.png
Lydian #2 312 1 221 lydian.d2.png lydian.d2.png
Locrian b4bb7 121 2 213 locrian.b4bb7.png locrian.b4bb7.png

Điệu thức từ điệu tính Trưởng Hòa Thanh

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Harmonic Major (Trưởng Hòa Thanh) 221 2 131 harmonic-major.png harmonic-major.png
Dorian b5 212 1 312 dorian.b5.png dorian.b5.png
Phrygian b4 121 3 122 phrygian.b4.png phrygian.b4.png
Lydian b3 213 1 221 lydian.b3.png lydian.b3.png
Mixolydian b2 131 2 212 mixolydian.b2.png mixolydian.b2.png
Lydian #2#5 312 2 121 lydian.d2d5.png lydian.d2d5.png
Locrian bb7 122 1 213 locrian.bb7.png locrian.bb7.png

Các thang âm phổ biến khác:

Ngoài các thang âm giúp ta dễ ghi nhận các điệu thức trên, dùng các kết hợp khác của các Tetrachords, một số thang âm “phổ thông” đã được dựng lên như trong bảng dưới đây:

Thang âm Trung đông

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Arabic 221 1 222 arabic.png arabic.png
Oriental 1 131 1 312 oriental1.png oriental1.png
Oriental 2 311 1 222 oriental2.png oriental2.png
Oriental 3 131 1 222 oriental3.png oriental3.png
Arabesque 131 1 321 arabesque.png arabesque.png
Persan 131 1 231 persan.png persan.png

Thang âm Tzigane

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Bohemian 131 2 131 bohemian.png bohemian.png
Tzigane 213 1 131 tzigane.png tzigane.png
Gitan hongrois 213 1 122 gitan-hongrois.png gitan-hongrois.png
Gypsy 131 2 212 gypsy.png gypsy.png

Thang âm Napolitan

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Blues (hepta) 311 2 311 blues-hepta.png blues-hepta.png
Enigmatic 132 2 211 enigmatic.png enigmatic.png
Napolitan 122 2 221 napolitan.png napolitan.png
Napolitan Harmonic 122 2 131 napolitan-harmonic.png napolitan-harmonic.png
Napolitan Major 222 1 131 napolitan-major.png napolitan-major.png
Balinais (hepta) 311 3 211 balinais-hepta.png balinais-hepta.png
Hypo Lydian 222 2 112 hypo-lydian.png hypo-lydian.png
Raga todi 123 1 122 raga-todi.png raga-todi.png
Shri 132 1 131 shri.png shri.png
Phrygian / Diminished 122 3 121 phrygian-diminished.png phrygian-diminished.png

Thang âm tổng hợp đặc biệt

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Whole-tone 222 2 222 whole-tone.png whole-tone.png

Việc sử dụng các Tetrachords giúp dễ dàng ghi nhớ các thang âm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về hòa âm và cấu trúc của các điệu thức.

Dùng các tetrachords rất hữu ích trên phương diện giai điệu, trong việc ứng tấu, phân tích giai điệu, sáng tác, cũng như trong việc làm quen và thấm nhuần màu sắc của mỗi thang âm.

Thực hành : ứng tấu trên thang âm

Nghiên Cứu Và Hiểu Rõ Các Thang Âm

Hãy dành thời gian nghiên cứu các thang âm mà bạn sắp chơi. Đọc về lịch sử, văn hóa và cách chúng được sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp bạn không chỉ nắm vững kỹ thuật mà còn hiểu rõ hơn về cảm xúc và ý nghĩa mà mỗi thang âm mang lại.

Thực Hành Các Thang Âm Trên Nhạc Cụ

1. Chơi Từng Nốt Một Cách Chậm Rãi

Khi bắt đầu học một thang âm mới, hãy bắt đầu từ nốt gốc và chơi từng nốt một cách chậm rãi. Điều này giúp bạn làm quen với âm thanh của từng nốt và cách chúng kết nối với nhau. Đảm bảo rằng bạn chơi từng nốt thật chính xác và lắng nghe cẩn thận âm thanh của nó.

2. Luyện Tập Ở Nhiều Quãng Tám

Một thang âm có thể được chơi trong nhiều quãng tám khác nhau trên nhạc cụ. Hãy thử chơi thang âm ở các quãng tám khác nhau để mở rộng phạm vi âm thanh mà bạn có thể biểu diễn. Điều này cũng giúp phát triển sự linh hoạt của ngón tay và kỹ thuật chơi của bạn.

3. Thử Nghiệm Ở Nhiều Vị Trí Và Kỹ Thuật Khác Nhau

Đối với các nhạc cụ dây hoặc phím, hãy thử chơi thang âm ở nhiều vị trí khác nhau trên nhạc cụ. Sử dụng các ngón tay khác nhau và áp dụng các kỹ thuật chơi đa dạng để khám phá toàn bộ khả năng biểu diễn của bạn.

Ứng Dụng Trong Sáng Tạo

1. Sáng Tác Và Ứng Biến

Sử dụng các thang âm đã học để sáng tác hoặc ứng biến những đoạn nhạc ngắn. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về cách các thang âm này có thể được áp dụng trong âm nhạc thực tế. Hãy thử tạo ra những giai điệu mới hoặc ứng biến trong khi chơi cùng với nền nhạc đệm.

2. Kết Hợp Với Hợp Âm

Nếu bạn chơi nhạc cụ như piano hoặc guitar, hãy kết hợp thang âm với các hợp âm tương ứng. Điều này giúp tạo ra những âm thanh phong phú và đa dạng, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giai điệu và hòa âm.

Thực Hành Với Nhạc Đệm

1. Jam Cùng Backing Track

Một cách hiệu quả để luyện tập các thang âm là chơi cùng với một backing track (nhạc đệm). Điều này giúp bạn nghe và cảm nhận cách thang âm hòa quyện với nền nhạc, đồng thời cải thiện kỹ năng ứng biến của bạn. Hãy chọn những backing track trên Youtube (hoặc ở nhiều website khác) phù hợp với thang âm mà bạn đang học và bắt đầu chơi cùng.

2. Chơi Cùng Nhóm Nhạc

Nếu có cơ hội, hãy chơi cùng với nhóm nhạc để trải nghiệm thang âm trong bối cảnh âm nhạc thực tế. Chơi cùng nhóm nhạc giúp bạn cải thiện kỹ năng tương tác âm nhạc và học cách ứng biến linh hoạt trong một môi trường âm nhạc đa dạng.

Kết Luận

Bằng cách học và luyện tập các thang âm từ nhiều nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ mở rộng kiến thức âm nhạc và khả năng biểu diễn của mình. Những thang âm này không chỉ mang đến những âm thanh mới lạ mà còn giúp bạn khám phá và kết nối với những phong cách âm nhạc khác nhau. Hãy kiên trì luyện tập, khám phá, và sáng tạo để tìm ra phong cách âm nhạc độc đáo của bạn!

Thang âm mở rộng

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
26-07-2024

MRTA MRTA

Giả định :

Bài này dựa trên hai giả định sau đây:

  • Tương đương quãng tám :

Chúng ta giả định rằng, để định nghĩa một thang âm, một cao độ sẽ tương đương với một cao độ khác cách nó một quãng tám. Do đó, nếu bạn đang chơi một thang âm trong một quãng tám, nếu bạn tiếp tục mô hình này vào quãng tám tiếp theo, bạn sẽ chơi những cao độ có cùng tên gọi.

  • 12 cung chia đều :

Chúng ta đang sử dụng 12 cung của Hệ thống Điều chỉnh Chia đều (WELL TEMPERED TUNING System), như bạn thấy trên một cây đàn piano. Hệ thống điều chỉnh chia đều khẳng định rằng mối quan hệ (cảm nhận hoặc chức năng) giữa hai cao độ là giống như mối quan hệ giữa hai cao độ khác có khoảng cách sắc độ giống nhau.

Thang âm

Thang âm là một dãy các nốt nhạc được sắp xếp theo một thứ tự nhất định về cao độ. Các nốt trong thang âm được chọn từ một bậc cơ bản (gọi là gốc) và xếp lên hoặc xuống theo một mẫu hình cụ thể trong khoảng một quãng tám. Các khoảng cách giữa các nốt nhạc trong thang âm là số nửa-cung (half-step).

Không có quy tắc nào quy định số lượng nốt mà một thang âm có thể chứa đựng. Các thang âm phổ biến nhất trong âm nhạc phương Tây chứa bảy cao độ và do đó được gọi là “heptatonic” (nghĩa là “bảy cao độ”). Một số thang âm khác có ít nốt hơn—thang âm “pentatonic” năm nốt rất phổ biến trong âm nhạc đại chúng. Thậm chí còn có một thang âm sử dụng tất cả 12 cao độ: nó được gọi là thang âm “chromatic”.

Dùng đàn piano làm ví dụ, ta có thể tạo dựng một thang âm bằng cách bấm và không bấm một số nút đàn trong một quãng 8 (12 nốt). Nếu ta chỉ bấm những nốt màu trắng bắt đầu từ Đô, ta sẽ có thang âm Đô Trưởng. Nếu bắt đâu bằng La trên những nốt trắng ta sẽ có thnag âm La Thứ Tự Nhiên. Nếu chỉ bấm trên những nốt đen ta sẽ tạo ra thang âm ngũ cung (pentatonic)…

Thang âm và toán học :

Trong hệ thống 12 nốt, chúng ta có một chuỗi nhị phân gồm 12 bit (Đây là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính). Chúng ta có thể gán một bit cho mỗi bậc của thang âm, và sử dụng sức mạnh của số học và logic nhị phân để thực hiện một số phân tích khá thú vị với chúng. Khi được biểu diễn dưới dạng bit, nó sẽ đọc từ phải sang trái - bit thấp nhất là gốc, và mỗi bit từ phải sang trái tăng lên một nửa cung.

Đến đây, ta có thể nói tổng số các tổ hợp khả thi của các bit bật và tắt được gọi là “tập hợp sức mạnh”. Số lượng tập hợp trong một tập hợp sức mạnh kích thước n là (2^n), (2 lũy thừa n). Trên 12 bit, tập hợp sức mạnh (2^12) bằng 4096. Điều thú vị về các tập hợp sức mạnh nhị phân là chúng ta có thể tạo ra mọi tổ hợp khả thi, chỉ bằng cách sử dụng các số nguyên từ 0 (không có âm nào) đến 4095 (tất cả 12 âm).

Trong thực tế, theo kinh nghiệm cảm nhận của tai người, một số quy ước sau đây được được chấp nhận cho định nghĩa “thang âm”:

Thang âm bắt đầu từ âm chủ :

Điều này có nghĩa là bất kỳ tập hợp nốt nhạc nào không có nốt đầu tiên được bật sẽ không đủ điều kiện để được gọi là thang âm. Điều này cắt giảm tập hợp các khả năng xuống đúng một nửa, còn lại 2048 tập hợp.

Trong hệ nhị phân, dễ dàng thấy rằng bit đầu tiên được bật hoặc tắt. Trong hệ thập phân, bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này bằng cách xem số đó là lẻ hay chẵn. Tất cả các số chẵn đều có bit đầu tiên tắt; do đó, tất cả các thang âm đều được biểu diễn bằng một số lẻ.

Chúng ta có thể đã lược bỏ một số chi tiết trong việc thảo luận về các thang âm bằng cách bỏ qua âm gốc (luôn được giả định là bật) để làm việc với 11 bit thay vì 12 bit, nhưng có những lý do thuyết phục để giữ lại số 12 bit cho các thang âm của chúng ta, chẳng hạn như đơn giản hóa việc phân tích đối xứng, đơn giản hóa việc tính toán các điệu thức, và thực hiện phân tích các âm thanh không bao gồm âm gốc, trong đó số chẵn là thích hợp.

Số thang âm còn lại : 2048

Một thang âm không có bất kỳ bước nhảy nào lớn hơn n bán cung.

Đối với mục đích của bài này, chúng ta sẽ đặt n = 4, hay còn gọi là một quãng ba trưởng. Bất kỳ tập hợp âm thanh nào có một khoảng cách lớn hơn một quãng ba trưởng sẽ không được coi là “thang âm”. Cấu hình này nhất quán với hằng số Zeitler được sử dụng để tạo ra danh sách toàn diện các thang âm của ông.

Số thang âm còn lại : 1490

Bây giờ, khi chúng ta đã rút gọn tập hợp các âm thanh chỉ còn những tập hợp mà chúng ta gọi là “thang âm”, hãy đếm xem có bao nhiêu thang âm với mỗi số lượng nốt trong mỗi tập hợp.

Số lượng nốt Số lượng thang âm
1 0
2 0
3 1
4 31
5 155
6 336
7 413
8 322
9 165
10 55
11 11
12 1

Danh sách thang âm :

Các thang âm chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, ngoại trừ một số thang âm phổ biến được đặt ở đầu danh sách để dễ dàng truy cập. Một số thang âm được lặp lại trong các nhóm khác nhau; ví dụ, Blues Major và Blues Minor xuất hiện trong nhóm đầu tiên, nhưng chúng cũng xuất hiện trong nhóm lớn hơn của các thang âm Blues.

Ngoài ra, ở cuối danh sách là một nhóm các thang âm hợp âm (Chord scales). Đây là các thang âm tương ứng với các nốt của một hợp âm. Các tên hợp âm tiêu chuẩn được sử dụng ở đây, mặc dù một số trong số chúng cũng có tên thang âm tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số tên hợp âm không có tên thang âm tiêu chuẩn nhưng vẫn rất hữu ích trong âm nhạc, chẳng hạn như hợp âm M6 (hợp âm thứ 6 trưởng).

  • Cột đầu tiên là giá trị số của thang âm, được lấy từ giá trị nhị phân của cột thứ hai.

    • Ví dụ 1 : thang âm Chromatic, ở dòng thứ nhất trong bảng thang âm dưới đây gồm các nốt nhạc CdDeEFgGaAbB ==> chuỗi 12 nốt đều là 1, cho ta chuỗi nhị phân là 111111111111 = 4095 (thập phân)
    • Ví dụ 2 : thang âm Major ở dòng 2 trong bảng thang âm dưới đây gồm các nốt nhạc C D EF G A B ==> chuỗi 12 nốt là : 101011010101 = 2773 (thập phân)
  • Cột thứ hai, cho thấy các nốt trong quãng tám bắt đầu từ ví dụ C. Chữ in nốt nhạc đúng và chữ thường cho nốt giáng.

  • Cột thứ ba là tên thông dụng, có thể không có sự thống nhất chung, nhưng tiện lợi để sử dụng.

Một số thang âm giống nhau (có cùng số) xuất hiện ở các vị trí khác nhau dưới những tên khác nhau. Ví dụ, thang âm 2773 được gọi là Major, Ethiopian 1, Ionian, Mela Dhirasankara và Theta Bilaval. Tương tự, thang âm 2906 được gọi là Natural Minor, Aeolian, Ethiopian 3, Mela Natabhairavi và Theta Asavari.

Thang âm trên nhạc cụ :

  • Các bạn chơi guitar có thể dùng ứng dụng FretBoarder để nghe và thực hành các thang âm trên guitar.

  • Các bạn chơi piano nên tham khảo cột thứ hai trong bảng thang âm bên dưới để chơi thang âm trên nốt chủ là Đô. Sau đó nên thực hành trên những nốt chủ khác.

Bảng thang âm :

Ký hiệu thập phân Ví dụ Tên
4095 CdDeEFgGaAbB Chromatic
2773 C D EF G A B Major
2906 C De F Ga b Natural Minor
2777 C D EF Ga B Harmonic Major
2905 C De F Ga B Harmonic Minor
2901 C De F G A B Melodic Minor (Ascend)
2730 C D E g a b Whole Tone
2708 C D E G A Pentatonic Major
2386 C e F G b Pentatonic Minor
2642 C D F G b Pentatonic Neutral
2964 C DeE G A Blues Major
2418 C e FgG b Blues Minor
2925 C De Fg aA B Diminished
2774 C D EF G Ab Dominant 7th
2902 C De F G Ab Dorian
2741 C D E gG A B Lydian
3434 Cd e Fg a b Locrian
3418 Cd e F Ga b Phrygian
2906 C De F Ga b Aeolian
2477 C eE g aA B Aeolian Flat 1
2937 C De FgGa B Algerian
3156 Cd F G A Altered Pentatonic
3456 Cd eE Alternate TetraMirror
2925 C De Fg aA B Arabian 1
2794 C D EFg a b Arabian 2
2909 C De F GaA B Arabian Zirafkend
2473 C eE g a B Augmented
2184 C E a Augmented Chord
3352 Cd e Ga Balinese
3248 Cd E gG Balinese Pentatonic
3799 CdD EF G AbB Bebop Chromatic
2775 C D EF G AbB Bebop Dominant
3449 Cd e FgGa B Bebop Half-Diminished
2781 C D EF GaA B Bebop Major
2780 C D EF GaA Bebop Major Heptatonic
2716 C D E GaA Bebop Major Hexatonic
3030 C DeEF G Ab Bebop Minor
2966 C DeE G Ab Bebop Minor Heptatonic
3285 Cd EF G A B Bhairubahar Thaat
2964 C DeE G A Blues Major
2418 C e FgG b Blues Minor
3510 Cd eE gG Ab Blues Diminished
3476 Cd eE G A Blues Dorian Hexatonic
3062 C DeEFgG Ab Blues Enneatonic
2422 C e FgG Ab Blues Heptatonic
2419 C e FgG bB Blues Leading Tone
2417 C e FgG B Blues Minor Maj7
2930 C De FgG b Blues Modified
2934 C De FgG Ab Blues Octatonic
3872 CdDe g Blues Pentacluster
3442 Cd e FgG b Blues Phrygian
2401 C e Fg B Blues V
3289 Cd EF Ga B Byzantine
2504 C eEF a Centered PentaMirror
2634 C D F a b Chaio
2225 C E gG B Chinese
2322 C e G b Chinese Bi Yu
2708 C D E G A Chinese Mongolian
3830 CdD EFgG Ab Chinese Youlan
2510 C eEF aAb Chrom. Hypodorian Inv.
3305 Cd EFg a B Chrom. Hypolydian Inv.
4092 CdDeEFgGaA Chromatic DecaMirror
4064 CdDeEFg Chromatic HeptaMirror
4032 CdDeEF Chromatic HexaMirror
2972 C DeE GaA Chromatic Hypodorian
3257 Cd E gGa B Chromatic Hypolydian
4088 CdDeEFgGa Chromatic NonaMirror
4080 CdDeEFgG Chromatic OctaMirror
3968 CdDeE Chromatic PentaMirror
3840 CdDe Chromatic TetraMirror
3584 CdD Chromatic TriMirror
4094 CdDeEFgGaAb Chromatic UndecaMirror
2708 C D E G A Diatonic
3934 CdDe F GaAb Diatonic Dorian Chrom.
3805 CdD EF GaA B Diatonic Dorian Perm.
2340 C e g A Diminished 7th Chord
2336 C e g Diminished Chord
3498 Cd eE g a b Diminished Whole Tone
2706 C D E G b Dominant Pentatonic
2902 C De F G Ab Dorian
2910 C De F GaAb Dorian Aeolian
2918 C De Fg Ab Dorian b5
3676 CdD F GaA Dorian Chromatic
2515 C eEF G bB Dorian Chromatic Inv.
2836 C De G A Dorian Pentatonic
2880 C De F Dorian Tetrachord
3290 Cd EF Ga b Dorico Flamenco
3289 Cd EF Ga B Double Harmonic
2642 C D F G b Egyptian
3307 Cd EFg a bB Enigmatic
3243 Cd E g a bB Enigmatic Ascending
3275 Cd EF a bB Enigmatic Descending
3371 Cd e g a bB Enigmatic Minor
2729 C D E g a B Eskimo Hexatonic 1
2732 C D E g aA Eskimo Hexatonic 2
2704 C D E G Eskimo Tetratonic
2773 C D EF G A B Ethiopian 1
2777 C D EF Ga B Ethiopian 2
2906 C De F Ga b Ethiopian 3
3546 Cd eEF Ga b Flamenco
2911 C De F GaAbB Full Minor all flats
3549 Cd eEF GaA B Genus Chromaticum
2130 C F G b Genus Primum Inverse
2261 C EF G A B Genus Secundum
2870 C De gG Ab Gnossiennes
3038 C DeEF GaAb Greek Houseini
2517 C eEF G A B Greek Houzam
2942 C De FgGaAb Greek Kiourdi
3387 Cd e gGa bB Greek Neveseri
2970 C DeE Ga b Greek Sabach
3182 Cd Fg aAb Gypsy Hexatonic 1
3292 Cd EF GaA Gypsy Hexatonic 2
3434 Cd e Fg a b Half Diminished
2922 C De Fg a b Half Diminished 2
2777 C D EF Ga B Harmonic Major
2905 C De F Ga B Harmonic Minor
2765 C D EF aA B Harmonic Major 2
3286 Cd EF G Ab Harmonic Minor Inv.
2848 C De g Harm. Min. Tetrachord
3929 CdDe F Ga B Harm. Neapolitan Minor
2837 C De G A B Hawaiian 1
2901 C De F G A B Hawaiian 2
2733 C D E g aA B Hindi IV & V
2742 C D E gG Ab Hindi IV & bVII
2778 C D EF Ga b Hindu
3426 Cd e Fg b Honchoshi Plagal Form
3289 Cd EF Ga B Hungarian Folk
2874 C De gGa b Hungarian Gypsy
2486 C eE gG Ab Hungarian Major
2873 C De gGa B Hungarian Minor
3897 CdDe gGa B Hungarian Minor b2
3700 CdD FgG A Hypophrygian Inv.
2773 C D EF G A B Ionian
2765 C D EF aA B Ionian 5
2257 C EF G B Ionian Pentatonic
2648 C D F Ga Japanese Han-Kumoi
2840 C De Ga Japanese Hirajoshi
2805 C D EFgG A B Japanese Ichikosucho
3170 Cd Fg b Japanese Iwato
3154 Cd F G b Japanese Kokin-Joshi
2836 C De G A Japanese Kumoi
2669 C D Fg aA B Japanese Nohkan
3376 Cd e gG Japanese Pentachord
2644 C D F G A Japanese Ritusen
3160 Cd F Ga Japanese Sakura
2114 C F b Japanese Sanagari
2807 C D EFgG AbB Japanese Taishikicho
3414 Cd e F G Ab Javanese
3414 Cd e F G Ab Jazz Minor Inverse
3926 CdDe F G Ab Jewish Adonai Malakh
3290 Cd EF Ga b Jewish Ahaba Rabba
2724 C D E g A Kung
2731 C D E g a bB Leading Whole Tone
3434 Cd e Fg a b Locrian
2921 C De Fg a B Locrian 2
3436 Cd e Fg aA Locrian bb7
3430 Cd e Fg Ab Locrian Natural Maj 6
3424 Cd e Fg Locrian PentaMirror
2741 C D E gG A B Lydian
2485 C eE gG A B Lydian 2
2453 C eE G A B Lydian 2 Hexatonic
2733 C D E g aA B Lydian Augmented
3301 Cd EFg A B Lydian Chromatic
3385 Cd e gGa B Lydian Chromatic Inv.
2869 C De gG A B Lydian Diminished
2742 C D E gG Ab Lydian Dominant
2709 C D E G A B Lydian Hexatonic
2746 C D E gGa b Lydian Minor
2807 C D EFgG AbB Lydian Mixolydian
2736 C D E gG Lydian Pentachord
3499 Cd eE g a bB Magen Abot 1
3501 Cd eE g aA B Magen Abot 2
3039 C DeEF GaAbB Major & Minor mixed
2372 C e F A Major b7 Chord
2596 C D g A Major b7 Chord 2
2344 C e g a Major Dominant b7
2794 C D EFg a b Major Locrian
2805 C D EFgG A B Major Lydian
2778 C D EF Ga b Major Minor
2768 C D EF G Major Pentachord
2752 C D EF Major Tetrachord
3291 Cd EF Ga bB Maqam Hijaz
3558 Cd eEFg Ab Maqam Shadd’araban
3386 Cd e gGa b Mela Bhavapriya
3286 Cd EF G Ab Mela Chakravakam
2515 C eEF G bB Mela Chalanata
2778 C D EF Ga b Mela Charukesi
2739 C D E gG bB Mela Citrambari
2869 C De gG A B Mela Dharmavati
2489 C eE gGa B Mela Dhatuvardhani
3260 Cd E gGaA Mela Dhavalambari
3417 Cd e F Ga B Mela Dhenuka
2773 C D EF G A B Mela Dhirasankara
3379 Cd e gG bB Mela Divamani
3253 Cd E gG A B Mela Gamanasrama
3673 CdD F Ga B Mela Ganamurti
2521 C eEF Ga B Mela Gangeyabhusani
2901 C De F G A B Mela Gaurimanohari
3388 Cd e gGaA Mela Gavambohdi
3292 Cd EF GaA Mela Gayakapriya
3418 Cd e F Ga b Mela Hanumattodi
2774 C D EF G Ab Mela Harikambhoji
3283 Cd EF G bB Mela Hatakambari
2870 C De gG Ab Mela Hemavati
3642 CdD gGa b Mela Jalarnavam
3641 CdD gGa B Mela Jhalavarali
2908 C De F GaA Mela Jhankaradhvani
2490 C eE gGa b Mela Jhotisvarupini
3257 Cd E gGa B Mela Kamavardhani
3676 CdD F GaA Mela Kanakangi
2748 C D E gGaA Mela Kantamani
2902 C De F G Ab Mela Kharaharapriya
2905 C De F Ga B Mela Kiravani
3413 Cd e F G A B Mela Kokilapriya
2485 C eE gG A B Mela Kosalam
2745 C D E gGa B Mela Latangi
3669 CdD F G A B Mela Manavati
2780 C D EF GaA Mela Mararanjani
2741 C D E gG A B Mela Mechakalyani
2771 C D EF G bB Mela Nagananadini
3258 Cd E gGa b Mela Namanarayani
2906 C De F Ga b Mela Natabhairavi
3414 Cd e F G Ab Mela Natakapriya
3638 CdD gG Ab Mela Navanitam
2867 C De gG bB Mela Nitimati
3637 CdD gG A B Mela Pavani
2522 C eEF Ga b Mela Ragavardhani
3635 CdD gG bB Mela Raghupriya
3254 Cd E gG Ab Mela Ramapriya
2483 C eE gG bB Mela Rasikapriya
3674 CdD F Ga b Mela Ratnangi
2746 C D E gGa b Mela Risabhapriya
3411 Cd e F G bB Mela Rupavati
3382 Cd e gG Ab Mela Sadvidhamargini
3644 CdD gGaA Mela Salaga
2874 C De gGa b Mela Sanmukhapriya
2777 C D EF Ga B Mela Sarasangi
3420 Cd e F GaA Mela Senavati
2873 C De gGa B Mela Simhendramadhyama
3385 Cd e gGa B Mela Subhapantuvarali
2492 C eE gGaA Mela Sucharitra
2517 C eEF G A B Mela Sulini
3285 Cd EF G A B Mela Suryakantam
2876 C De gGaA Mela Syamalangi
3667 CdD F G bB Mela Tanarupi
2518 C eEF G Ab Mela Vagadhisvari
3670 CdD F G Ab Mela Vanaspati
2899 C De F G bB Mela Varunapriya
2742 C D E gG Ab Mela Vaschaspati
3251 Cd E gG bB Mela Visvambhari
2524 C eEF GaA Mela Yagapriya
2923 C De Fg a bB Messiaen 2 Brown
2925 C De Fg aA B Messiaen 2 Groves
2340 C e g A Messiaen 2nd Mode
3445 Cd e FgG A B Messiaen 3 Brown
2184 C E a Messiaen 3rd Mode
3640 CdD gGa Messiaen 5th Groves
2145 C Fg B Messiaen Mode 2-1
2405 C e Fg A B Messiaen Mode 2-2
2665 C D Fg a B Messiaen Mode 2-3
3120 Cd gG Messiaen Mode 2-4
3822 CdD EFg aAb Messiaen Mode 3
3003 C DeE gGa bB Messiaen Mode 3 Inv.
3705 CdD FgGa B Messiaen Mode 4-1
3900 CdDe gGaA Messiaen Mode 4-2
2535 C eEFg AbB Messiaen Mode 4 Inv.
3185 Cd FgG B Messiaen Mode 5
2275 C EFg bB Messiaen Mode 5 Inv
2775 C D EF G AbB Messiaen Mode 6-1
3770 CdD E gGa b Messiaen Mode 6-2
2795 C D EFg a bB Messiaen Mode 6 Inv.
3965 CdDe FgGaA B Messiaen Mode 7-1
4030 CdDeE gGaAb Messiaen Mode 7-2
3055 C DeEFg aAbB Messiaen Mode 7 Inv.
2210 C E g b Messiaen Trunc 6 Inv.
2600 C D g a Messiaen Trunc. Mode 6
2338 C e g b Messiaen Truncated
3380 Cd e gG A Messiaen Truncated 2
3276 Cd EF aA Messiaen Truncated 3
2388 C e F G A Minor 6th Added
2898 C De F G b Minor Hexatonic
2922 C De Fg a b Minor Locrian
2896 C De F G Minor Pentachord
3063 C DeEFgG AbB Minor Pentatonic Lead
2816 C De Minor Trichord
2774 C D EF G Ab Mixolydian
2766 C D EF aAb Mixolydian Augmented
2790 C D EFg Ab Mixolydian b5
3698 CdD FgG b Mixolydian Chromatic 1
3762 CdD E gG b Mixolydian Chromatic 2
2675 C D FgG bB Mixolydian Chrom. Inv.
2646 C D F G Ab Mixolydian Hexatonic
2258 C EF G b Mixolydian Pentatonic
2905 C De F Ga B Mohammedan
3547 Cd eEF Ga bB Moorish Phrygian
3413 Cd e F G A B Neapolitan Major
3417 Cd e F Ga B Neapolitan Minor
3756 CdD E g aA Neapolitan Minor 2
3418 Cd e F Ga b Neopolitan Minor 2
3005 C DeE gGaA B Nine Tone
3542 Cd eEF G Ab Octatonic JG
3302 Cd EFg Ab Oriental 1
3303 Cd EFg AbB Oriental 2
3306 Cd EFg a b Oriental 3
3680 CdD Fg Oriental Pentacluster
2742 C D E gG Ab Overtone
2745 C D E gGa B Pelog
3352 Cd e Ga Pelog 1
3346 Cd e G b Pelog 2
3305 Cd EFg a B Persian
3418 Cd e F Ga b Phrygian
3930 CdDe F Ga b Phrygian Aeolian
2507 C eEF a bB Phrygian Chromatic
3740 CdD E GaA Phrygian Chrom. Inv.
3290 Cd EF Ga b Phrygian Dominant
3428 Cd e Fg A Phrygian Double Hex.
2394 C e F Ga b Phrygian Hexatonic
3450 Cd e FgGa b Phrygian Locrian
3546 Cd eEF Ga b Phrygian Major
3392 Cd e F Phrygian Tetrachord
3328 Cd e Phrygian Trichord
3435 Cd e Fg a bB Prokofiev
2726 C D E g Ab Prometheus
3238 Cd E g Ab Prometheus Neapolitan
3430 Cd e Fg Ab Pseudo Turkish
2916 C De Fg A Pyramid Hexatonic
2884 C De F A Raga Abhogi
2865 C De gG B Raga Amarasenapriya
2888 C De F a Raga Audva Tukhari
2886 C De F Ab Raga Bagesri
3225 Cd E Ga B Raga Bauli
2514 C eEF G b Raga Bhanumanjari
3317 Cd EFgG A B Raga Bhatiyar
3370 Cd e g a b Raga Bhavani
2649 C D F Ga B Raga Bhinna Pancama
2245 C EF A B Raga Bhinna Shadja
2712 C D E Ga Raga Bhupeshwari
2180 C E A Raga Bilwadala
2737 C D E gG B Raga Caturangini
2377 C e F a B Raga Chand. Kiravani
3636 CdD gG A Raga Chandrajyoti
2373 C e F A B Raga Chandrakauns
2374 C e F Ab Raga Chandrakauns Kafi
3368 Cd e g a Raga Chhaya Todi
3400 Cd e F a Raga Chitthakarshini
2878 C De gGaAb Raga Cintamani
2641 C D F G B Raga Desh
3097 Cd Ga B Raga Deshgaur
2137 C F Ga B Raga Devaranjani
3256 Cd E gGa Raga Dhavalangam
2228 C E gG A Raga Dhavalashri
2800 C D EFgG Raga Dipak
2257 C EF G B Raga Gambhiranata
3410 Cd e F G b Raga Gandharavam
3281 Cd EF G B Raga Gaula
3153 Cd F G B Raga Gauri
2889 C De F a B Raga Ghantana
2630 C D F Ab Raga Guhamanohari
3369 Cd e g a B Raga Gujari Todi
2757 C D EF A B Raga Hamsa Vinodini
2705 C D E G B Raga Hamsadhvani
3237 Cd E g A B Raga Hamsanandi
2346 C e g a b Raga Harikauns
2632 C D F a Raga Haripriya
3244 Cd E g aA Raga Hejjajji
2213 C E g A B Raga Hindol
3250 Cd E gG b Raga Indupriya
2618 C D gGa b Raga Jaganmohanam
2402 C e Fg b Raga Jayakauns
3157 Cd F G A B Raga Jivantika
2355 C e gG bB Raga Jivantini
2234 C E gGa b Raga Jyoti
3226 Cd E Ga b Raga Kalagada
3164 Cd F GaA Raga Kalakanthi
3182 Cd Fg aAb Raga Kalakanti
3284 Cd EF G A Raga Kalavati
2266 C EF Ga b Raga Kamalamanohari
3354 Cd e Ga b Raga Kashyapi
2246 C EF Ab Raga Khamaji Durga
2262 C EF G Ab Raga Khamas
2392 C e F Ga Raga Kokil Pancham
3145 Cd F a B Raga Kshanika
2485 C eE gG A B Raga Kuksumakaram
3593 CdD a B Raga Kumarapriya
2721 C D E g B Raga Kumurdaki
2713 C D E Ga B Raga Latika
3144 Cd F a Raga Lavangi
2358 C e gG Ab Raga Madhakauns
2263 C EF G AbB Raga Madhuri
2194 C E G b Raga Mahathi
3288 Cd EF Ga Raga Malahari
2611 C D gG bB Raga Malarani
2225 C E gG B Raga Malashri
3222 Cd E G Ab Raga Malayamarutam
2378 C e F a b Raga Malkauns
2197 C E G A B Raga Mamata
3218 Cd E G b Raga Manaranjani
2838 C De G Ab Raga Manavi
2260 C EF G A Raga Mand
3249 Cd E gG B Raga Mandari
2390 C e F G Ab Raga Manohari
2582 C D G Ab Raga Matha Kokila
2643 C D F G bB Raga Megh
3272 Cd EF a Raga Megharanjani
3265 Cd EF B Raga Megharanji
2903 C De F G AbB Raga Mian Ki Malhar
2452 C eE G A Raga Mohanangi
2725 C D E g A B Raga Mrunganandana
2353 C e gG B Raga Multani
3632 CdD gG Raga Nabhomani
2645 C D F G A B Raga Nagagandhari
2769 C D EF G B Raga Nalinakanti
2518 C eEF G Ab Raga Nandkauns
2486 C eE gG Ab Raga Nasamani
2385 C e F G B Raga Nata
2758 C D EF Ab Raga Nattaikurinji
2650 C D F Ga b Raga Navamanohari
2860 C De g aA Raga Neelangi
2209 C E g B Raga Nigamagamini
2613 C D gG A B Raga Nishadi
2096 C gG Raga Ongkari
3161 Cd F Ga B Raga Padi
2783 C D EF GaAbB Raga Pahadi
2265 C EF Ga B Raga Paraju
3162 Cd F Ga b Raga Phenadyuti
2633 C D F a B Raga Priyadharshini
2133 C F G A B Raga Puruhutika
3596 CdD aA Raga Putrika
2759 C D EF AbB Raga Ragesri
3031 C DeEF G AbB Raga Ramdasi Malhar
3321 Cd EFgGa B Raga Ramkali
2853 C De g A B Raga Ranjani
2481 C eE gG B Raga Rasamanjari
3158 Cd F G Ab Raga Rasavali
2629 C D F A B Raga Rasranjani
2746 C D E gGa b Raga Ratipriya
3224 Cd E Ga Raga Reva
3270 Cd EF Ab Raga Rudra Pancama
3346 Cd e G b Raga Rukmangi
2517 C eEF G A B Raga Saildesakshi
3350 Cd e G Ab Raga Salagavarali
2354 C e gG b Raga Samudhra Priya
2761 C D EF a B Raga Sarasanana
2614 C D gG Ab Raga Sarasvati
2268 C EF GaA Raga Saravati
2128 C F G Raga Sarvarsi
3128 Cd gGa Raga Saugandhini
3293 Cd EF GaA B Raga Saurashtra
2330 C e Ga b Raga Shailaja
2612 C D gG A Raga Shri Kalyan
2597 C D g A B Raga Shubravarni
3416 Cd e F Ga Raga Simantini
2866 C De gG b Raga Simharava
2897 C De F G B Raga Sindhura Kafi
4059 CdDeEF Ga bB Raga Sindi Bhairavi
2770 C D EF G b Raga Siva Kambhoji
3273 Cd EF a B Raga Sohini
2647 C D F G AbB Raga Sorati
2900 C De F G A Raga Suddha Bangala
3660 CdD F aA Raga Suddha Mukhari
2593 C D g B Raga Sumukam
2872 C De gGa Raga Syamalam
2393 C e F Ga B Raga Takka
2259 C EF G bB Raga Tilang
2842 C De Ga b Raga Trimurti
2609 C D gG B Raga Vaijayanti
2198 C E G Ab Raga Valaji
3269 Cd EF A B Raga Vasanta
3274 Cd EF a b Raga Vasantabhairavi
2868 C De gG A Raga Vijayanagari
3633 CdD gG B Raga Vijayasri
2227 C E gG bB Raga Vijayavasanta
3401 Cd e F a B Raga Viyogavarali
2230 C E gG Ab Raga Vutari
2740 C D E gG A Raga Yamuna Kalyani
2264 C EF Ga Raga Zilaf
3402 Cd e F a b Ritsu
2518 C eEF G Ab Rock ’n Roll
2249 C EF a B Romanian Bacovia
3254 Cd E gG Ab Romanian Major
2870 C De gG Ab Roumanian Minor
2772 C D EF G A Scottish Hexatonic
2644 C D F G A Scottish Pentatonic
3509 Cd eE gG A B Shostakovich
3276 Cd EF aA Six Tone Symmetrical
3562 Cd eEFg a b Spanish 8 tone
3290 Cd EF Ga b Spanish Gypsy
2538 C eEFg a b Spanish Heptatonic
3520 Cd eEF Spanish Pentacluster
3498 Cd eE g a b Super Locrian
3835 CdD EFgGa bB Symmetrical Decatonic
3771 CdD E gGa bB Symmetrical Nonatonic
2857 C De g a B Takemitsu Tree Line 1
2858 C De g a b Takemitsu Tree Line 2
2906 C De F Ga b Theta Asavari
3289 Cd EF Ga B Theta Bhairav
3418 Cd e F Ga b Theta Bhairavi
2773 C D EF G A B Theta Bilaval
2902 C De F G Ab Theta Kafi
2741 C D E gG A B Theta Kalyan
2774 C D EF G Ab Theta Khamaj
3253 Cd E gG A B Theta Marva
3257 Cd E gGa B Theta Purvi
3385 Cd e gGa B Theta Todi
3382 Cd e gG Ab Todi bVII
3500 Cd eE g aA Ultra Locrian
2306 C e b Ute Tritone
2907 C De F Ga bB Utility Minor
2818 C De b Warao Minor Trichord
2720 C D E g Whole-Tone Tetramirror
2192 C E G Chord Major
2320 C e G Chord minor
2194 C E G b Chord 7th
2193 C E G B Chord M7
2322 C e G b Chord m7
2180 C E a Chord aug (+5)
2336 C e g Chord dim
2064 C G Chord 5th (power)
2208 C E g Chord -5 (b5)
2196 C E G A Chord M6
2185 C E a B Chord M7+5
2704 C D E G Chord 2
2324 C e G A Chord m6
2321 C e G B Chord mM7
2340 C e g A Chord dim7
2338 C e g b Chord m7-5
2210 C E g b Chord 7-5
2186 C E a b Chord 7+5
2198 C E G Ab Chord 7/6
2592 C D g Chord sus2
2128 C F G Chord sus4
2130 C F G b Chord 7sus4

Guitar

Phần chuyên môn về guitar này được tạo ra với mục tiêu cung cấp những tài liệu học guitar cho những người chơi đã vượt qua giai đoạn cơ bản và đang muốn tiến xa hơn trên con đường âm nhạc của mình.

 

Chương mục :

o O o

Subsections of Guitar

Hệ thống CAGED

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
23-05-2024

CAGED CAGED

Hệ thống CAGED là một trong những phương pháp học đàn guitar rất hiệu quả và phổ biến, đặc biệt dành cho những người mới bắt đầu và cả những người chơi giỏi muốn nâng cao khả năng của mình. Bằng cách sử dụng năm hình dạng hợp âm cơ bản (C, A, G, E, D), bạn có thể chơi mọi hợp âm trên toàn bộ cần đàn. Mỗi hình dạng hợp âm trong hệ thống CAGED liên kết với một phần cụ thể của cần đàn, giúp bạn dễ dàng nhận biết và nhớ vị trí các nốt nhạc.

Một trong những lợi ích lớn nhất của hệ thống CAGED là khả năng di chuyển linh hoạt giữa các vị trí trên cần đàn. Hệ thống này không chỉ hữu ích cho việc chơi hợp âm mà còn cực kỳ hiệu quả khi áp dụng vào các đoạn solo và melody. Bằng cách kết hợp với các thang âm pentatonic trưởng, bạn có thể dễ dàng tạo ra các đoạn solo phong phú và sáng tạo.

Điểm quan trọng về hệ thống CAGED là hình dạng của chúng. Chúng giúp ta nhớ được vị trí của các hợp âm, thang âm và hợp âm rãi mà không bị bó buộc phải thuộc lòng tất cả các nốt nhạc trên cần đàn guitar.

Những chữ tắt được dùng trong các minh họa như sau:

  • R (Root) : nốt chủ
  • p5 (Perfect 5) : quãng 5 đúng
  • Δ3 (Major 3) : quãng 3 trưởng

1. Giới thiệu về hệ thống CAGED

Hệ thống CAGED được đặt tên theo năm hợp âm cơ bản trong âm nhạc: C, A, G, E và D. Mỗi hợp âm này có một hình dạng đặc trưng khi chơi trên đàn guitar, và khi kết hợp lại, chúng tạo thành một chuỗi các vị trí có thể dịch chuyển trên cần đàn. Điều này giúp người chơi có thể dễ dàng tìm thấy và chơi các hợp âm trên nhiều vị trí khác nhau.

Hợp âm CAGED Hợp âm CAGED

2. Các hình dạng hợp âm CAGED

Dạng C :

Đây là hình dạng hợp âm C trưởng khi chơi ở vị trí gốc. Khi dịch chuyển lên cần đàn, nó trở thành các hợp âm khác nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng.

Hợp âm C Hợp âm C

Dạng A :

Hình dạng của hợp âm A trưởng. Khi dịch chuyển lên cần đàn, nó sẽ tạo thành các hợp âm khác với cùng hình dạng.

Hợp âm A Hợp âm A

Dạng G :

Hình dạng của hợp âm G trưởng. Hình dạng này khi dịch chuyển cũng tương tự như trên.

Hợp âm G Hợp âm G

Dạng E :

Hình dạng của hợp âm E trưởng, rất phổ biến và dễ nhận biết.

Hợp âm E Hợp âm E

Dạng D :

Hình dạng của hợp âm D trưởng, khi dịch chuyển lên cần đàn sẽ tạo thành các hợp âm khác với cùng hình dạng.

Hợp âm D Hợp âm D

3. Áp dụng hệ thống CAGED

Xác định vị trí của các hợp âm:

Hệ thống CAGED giúp người chơi dễ dàng nhận biết và chơi các hợp âm ở nhiều vị trí khác nhau trên cần đàn. Ví dụ, hợp âm C có thể chơi ở các vị trí khác nhau với các hình dạng cơ bản C, A, G, E, D.

Hệ thống CAGED được gom lại trong biểu đồ chung dưới đây:

Biểu đồ chung Biểu đồ chung

Kết nối các hình dạng:

Việc áp dụng khái niệm về các hình dạng hợp âm có thể di chuyển được vào một hợp âm duy nhất là nơi mà tính hữu ích của hệ thống CAGED được thể hiện đầy đủ. Điều này giúp bố trí cần đàn theo cách logic vì bất kỳ hợp âm nào cũng có thể được chơi trên toàn bộ cần đàn bằng cách sử dụng các hình dạng hợp âm CAGED. Hơn nữa, mỗi hình dạng hợp âm kết nối với hình dạng trước đó theo một mẫu cố định, CAGED:

  • Dạng C kết nối với dạng A
  • Dạng A kết nối với dạng G
  • Dạng G kết nối với dạng E
  • Dạng E kết nối với dạng D
  • Dạng D kết nối với dạng C và mẫu lặp lại

Hãy cùng theo dõi hợp âm C dọc theo cần đàn để xem cách kết nối hợp âm qua các dạng khác nhau của hệ thống CAGED:

Dạng C:

Bắt đầu từ vị trí mở (open position).

Kết nối C Kết nối C

Dạng A:

Chơi hợp âm C bằng dạng A ở ngăn thứ 3.

Nốt chủ trên dây thứ 5 cũng là nốt chủ của hợp âm dạng A, vì vậy chúng ta có thể thấy dưới đây cách hợp âm dạng C kết nối với hợp âm dạng A.:

Kết nối A Kết nối A

Dạng G:

Chơi hợp âm C bằng dạng G ở ngăn thứ 7.

Nốt quãng 5, nốt chủ và quãng 3 trưởng trên các dây thứ 4, 3 và 2 lần lượt tạo thành phần trên của hợp âm C dạng G, kết nối hợp âm C dạng A:

Kết nối G Kết nối G

Dạng E:

Chơi hợp âm C bằng dạng E ở ngăn thứ 8.

Nốt chủ trên dây thứ 6 của hợp âm dạng G được chia sẻ với dạng E. Dưới đây chúng ta có hợp âm chặn C dạng E quen thuộc với gốc ở phím thứ 8:

Kết nối E Kết nối E

Dạng D:

Chơi hợp âm C bằng dạng D ở ngăn thứ 12.

Lấy gốc ở dây thứ 4 của dây E, ta có thể nối hợp âm C dạng E với hợp âm C dạng D.

Kết nối D Kết nối D

Sau đó, dạng D kết nối trở lại hợp âm dạng C :

Kết nối C Kết nối C

Bằng cách trên, bạn có thể di chuyển một hợp âm khắp cần đàn một cách hệ thống và logic, tận dụng hết tiềm năng của hệ thống CAGED để khám phá và nắm vững cần đàn guitar.

Xác định vị trí của nốt chủ trong CAGED

Khi bạn đã nắm vững các hình dạng hợp âm CAGED, việc tìm hiểu các nốt chủ cho từng vị trí là điều rất quan trọng. Mỗi hợp âm có hình dạng nốt chủ riêng giúp phân biệt nó với các hợp âm khác. Những nốt chủ này đóng vai trò là điểm chính để bạn nhanh chóng tìm thấy hình dạng hợp âm trên cần đàn.

Vị trí nốt chủ Vị trí nốt chủ

4. Lợi ích của hệ thống CAGED

Hiểu rõ cấu trúc cần đàn:

Giúp người chơi hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách sắp xếp các nốt nhạc trên cần đàn.

Tăng cường khả năng chuyển hợp âm:

Giúp chuyển hợp âm nhanh chóng và linh hoạt hơn.

Mở rộng khả năng sáng tạo:

Tạo điều kiện cho người chơi dễ dàng khám phá và sáng tạo âm nhạc hơn khi hiểu rõ cách thức di chuyển và kết hợp các hợp âm.

5. Thực hành với hệ thống CAGED

Để làm quen với hệ thống CAGED, bạn nên bắt đầu bằng cách luyện tập từng hình dạng hợp âm riêng lẻ, sau đó kết hợp chúng lại với nhau. Dành thời gian để chuyển đổi giữa các hình dạng trên các vị trí khác nhau của cần đàn sẽ giúp bạn nắm vững hệ thống này.

Dưới đây là một video hướng dẫn về hệ thống CAGED trên YouTube mà bạn có thể tham khảo để nắm vững cách áp dụng hệ thống này vào việc chơi guitar:

The CAGED System (and how to use it) | Guitar Lesson:

Video này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng hệ thống CAGED để cải thiện kỹ năng chơi guitar, bao gồm cả cách di chuyển giữa các vị trí trên cần đàn.

Xem video tại đây

Các video này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn và thực hành với hệ thống CAGED, từ đó cải thiện kỹ năng chơi guitar của mình.

6. Kết luận

Hệ thống CAGED là một công cụ tuyệt vời giúp người chơi guitar nâng cao kỹ năng và hiểu biết về cấu trúc của đàn guitar. Bằng cách nắm vững hệ thống này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển giữa các hợp âm, chơi thang âm và sáng tạo âm nhạc.

Chúc bạn thành công trong việc học và áp dụng hệ thống CAGED vào việc chơi guitar của mình!

CAGED và Pentatonic

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
28-05-2024

CAGED CAGED

Hệ thống CAGED

Hệ thống CAGED, chi tiết nơi đây, giúp người chơi guitar hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách sắp xếp các nốt nhạc trên cần đàn.

Hệ thống CAGED Hệ thống CAGED

Thang Âm Pentatonic

Thang âm pentatonic là một thang âm gồm năm nốt nhạc, phổ biến trong nhiều thể loại âm nhạc như rock, blues, jazz, và nhạc dân gian. Có hai loại thang âm pentatonic chính:

Pentatonic Trưởng (Major Pentatonic):

Bao gồm các bậc I, II, III, V, và VI của thang âm trưởng. Ví dụ: Thang âm C pentatonic trưởng bao gồm các nốt: C, D, E, G, A.

Pentatonic Thứ (Minor Pentatonic):

Bao gồm các bậc I, bIII, IV, V, và bVII của thang âm thứ. Ví dụ: Thang âm A pentatonic thứ bao gồm các nốt: A, C, D, E, G.

Thang âm Pentatonic Trưởng và Thứ gồm các nốt nhạc giống nhau, chỉ khác ở chủ âm của thang âm. Ví dụ thang âm C pentatonic Trưởng và La pentatonic Thứ chứa các nốt C, D, E, G, A Với C là chủ âm trong pentatonic Trưởng và A là chủ âm trong pentatonic Thứ. Hai nốt chủ này cách nhau 3 nửa cung đi xuống.

Khái niệm về Nốt Chủ rất quan trọng trong việc tạo ra chuỗi âm thanh trong một điệu thức.

Thang âm pentatonic Trưởng và Thứ trong hệ thống CAGED

Trong các minh họa dưới đây:

  • Mỗi dạng chứa những thế bấm giống nhau nhưng Nốt Chủ khác nhau cho 2 thang âm pentatonic Trưởng và Thứ.
  • Các số 1, 2, 3, 4 được dùng để chỉ các ngón tay trái phải dùng: 1 cho ngón trỏ, 2 cho ngón giữa, 3 cho áp út, và 4 cho ngón út.
  • Màu đỏ chỉ định nốt chủ của thang âm.

Mẫu số 1 - Dạng C của CAGED

Penta-C Penta-C

Mẫu số 2 - Dạng A của CAGED

Penta-A/> Penta-A/>

Mẫu số 3 - Dạng G của CAGED

Penta-G Penta-G

Mẫu số 4 - Dạng E của CAGED

Penta-E Penta-E

Ngón 2 và 4 cho 2 dây mỏng nhất (Si và Mi) có thể được chơi bởi ngón 1 và 3. Dùng 1 và 3 sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo hiệu ứng bend trên guitar điện, thông dụng trong nhạc Blues.

Mẫu số 5 - Dạng D của CAGED

Penta-D Penta-D

CAGED và Ngũ Cung

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
30-05-2024

CAGED CAGED

Hệ thống CAGED và Ngũ Cung

Hệ thống CAGED, chi tiết nơi đây, giúp người chơi guitar hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách sắp xếp các nốt nhạc trên cần đàn.

Thang âm ngũ cung, xem Âm nhạc Ngũ cung, được dùng nhiều trong âm nhạc Á Châu, giống như thang âm pentatonic Âu Mỹ, xem Penta và CAGED, là một thang âm gồm năm nốt nhạc. Tuy nhiên, khác với âm nhạc Âu Mỹ, Ngũ cung Á Châu nhấn mạnh trên cách dùng điệu thức để phát triển giai điệu:

  • Pentatonic gồm 2 điệu thức chính là Trưởng và Thứ
  • Ngũ Cung gồm 5 điệu thức dựa trên nốt nhạc chủ âm trong 5 nốt nhạc Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ của thang âm.

Nói một cách khác, cũng dựa trên năm nốt nhạc, nhưng với cách nhấn mạnh nốt nhạc chủ âm ta sẽ tạo nên một dòng nhạc có âm sắc riêng tư.

Các điệu thức Ngũ Cung trong hệ thống CAGED cho guitar

Trong các minh họa dưới đây:

  • Mỗi dạng chứa những thế bấm giống nhau nhưng Nốt Chủ khác nhau cho 5 điệu thức: Cung (Điệu Hò 3), Thương ( Điệu Xuân), Giốc (Điệu Oán), Chủy (Điệu Bắc) và Vũ (Điệu Ai).
  • Các số 1, 2, 3, 4 được dùng để chỉ các ngón tay trái phải dùng: 1 cho ngón trỏ, 2 cho ngón giữa, 3 cho áp út, và 4 cho ngón út.
  • Màu đỏ chỉ định nốt chủ của thang âm.

Mẫu số 1 - Dạng C của CAGED

Dạng C Dạng C

Mẫu số 2 - Dạng A của CAGED

Dạng A"/> Dạng A"/>

Mẫu số 3 - Dạng G của CAGED

Dạng G Dạng G

Mẫu số 4 - Dạng E của CAGED

Dạng E Dạng E

Ngón 2 và 4 cho 2 dây mỏng nhất (Si và Mi) có thể được chơi bởi ngón 1 và 3. Dùng 1 và 3 sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo hiệu ứng bend trên guitar điện, thông dụng trong nhạc Blues.

Mẫu số 5 - Dạng D của CAGED

Dạng D Dạng D

Subsections of Bút ký

Lịch sử âm nhạc

Ngô Càn Chiếu
2024

Những bài viết về lịch sử âm nhạc qua những khảo cứu và ghi chép : từ những giai điệu cổ xưa của những nhạc cụ đơn giản cho đến những bản giao hưởng phức tạp của thời kỳ cổ điển và sự bùng nổ sáng tạo trong âm nhạc hiện đại. Chúng ta sẽ cùng khám phá cách mà âm nhạc không chỉ phản ánh mà còn định hình nền văn hóa và xã hội qua từng thời kỳ, từ thời đại Baroque đầy hoài cổ đến sự nổi loạn của rock và hip-hop đương đại.

Cubase

Subsections of Lịch sử âm nhạc

Giai điệu và hòa âm

theo dòng thời gian

Ngô Càn Chiếu sưu tập
27-08-2024

Giai điệu và hòa âm

Sự Tiến Hóa của Giai Điệu và Hòa Âm trong Lịch Sử Âm Nhạc Thế Giới

Âm nhạc đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, và hai yếu tố cốt lõi của nó là giai điệu và hòa âm đã trải qua sự biến đổi sâu sắc, phản ánh những thay đổi trong tư duy nghệ thuật, văn hóa, và xã hội. Dưới đây là một cái nhìn chi tiết về sự tiến hóa của giai điệu và hòa âm trong lịch sử âm nhạc thế giới.

1. Thời kỳ Cổ đại và Trung cổ

Giai điệu:

Trong thời kỳ cổ đại, âm nhạc chủ yếu mang tính chất đơn âm (monophonic), nghĩa là chỉ có một dòng giai điệu duy nhất. Ví dụ điển hình là âm nhạc Hy Lạp cổ đại, nơi các giai điệu thường được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố triết học và toán học, nhưng chưa phát triển hòa âm như chúng ta hiểu ngày nay. Đến thời kỳ Trung cổ, đặc biệt trong âm nhạc tôn giáo châu Âu, các bài ca thánh ca như Gregorian chant xuất hiện, vẫn duy trì tính đơn âm nhưng với một sự tập trung cao độ vào cấu trúc giai điệu đơn giản và thiêng liêng.

Hòa âm:

Hòa âm trong thời kỳ này gần như chưa tồn tại như một khái niệm độc lập. Tuy nhiên, một số hình thức đơn giản như organum đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 9, nơi một giọng phụ được thêm vào để di chuyển song song với giọng chính. Đây được coi là những bước khởi đầu của hòa âm, dù còn rất sơ khai.

2. Thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 15-16)

Giai điệu:

Trong thời kỳ Phục Hưng, giai điệu trở nên phức tạp và giàu cảm xúc hơn. Các nhà soạn nhạc như Josquin des Prez đã phát triển kỹ thuật polyphony (đa giọng), nơi nhiều giai điệu độc lập được kết hợp với nhau một cách hài hòa. Điều này đánh dấu một bước tiến lớn trong việc sử dụng giai điệu để tạo nên các tác phẩm âm nhạc phức tạp và đa dạng.

Hòa âm:

Hòa âm trong thời kỳ Phục Hưng bắt đầu phát triển mạnh mẽ với việc sử dụng các hợp âm ba âm (triads) và bốn âm (seventh chords). Đây là thời kỳ mà hòa âm bắt đầu được xem là một yếu tố quan trọng, tạo ra sự phong phú và chiều sâu cho âm nhạc. Các kỹ thuật như imitation và canon được sử dụng để phát triển các chủ đề âm nhạc, với hòa âm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài hòa giữa các giọng.

3. Thời kỳ Baroque (thế kỷ 17-18)

Giai điệu:

Thời kỳ Baroque là thời kỳ của sự phức tạp và trang trọng trong âm nhạc. Giai điệu trong thời kỳ này mang tính chất phức điệu (counterpoint) cao, đặc biệt trong các tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Các giai điệu thường được phát triển theo cấu trúc phức tạp, với sự đối đáp giữa các giọng hát và nhạc cụ, tạo ra cảm giác chuyển động không ngừng và đầy năng lượng.

Hòa âm:

Hòa âm trong thời kỳ Baroque trở nên phong phú và đa dạng hơn với sự phát triển của basso continuo và các hợp âm phức tạp. Bach và Handel là những nhà soạn nhạc tiêu biểu đã khai thác tối đa các khả năng của hòa âm để tạo ra những tác phẩm có cấu trúc chặt chẽ nhưng vẫn phong phú về cảm xúc. Hòa âm trong thời kỳ này thường có tính chức năng rõ rệt, với các hợp âm được sử dụng để củng cố cấu trúc của tác phẩm và tạo ra sự căng thẳng, giải tỏa trong âm nhạc.

4. Thời kỳ Cổ điển (thế kỷ 18-19)

Giai điệu:

Thời kỳ Cổ điển được đặc trưng bởi sự trở lại của tính đơn giản và cân bằng trong giai điệu. Các nhà soạn nhạc như Mozart và Haydn đã phát triển các giai điệu có cấu trúc rõ ràng, đối xứng và dễ nhận biết. Giai điệu trong thời kỳ này thường mang tính chất trang nhã, nhẹ nhàng, và được xây dựng theo các hình thức chuẩn mực như sonata, rondo, và minuet.

Hòa âm:

Hòa âm trong thời kỳ Cổ điển trở nên cân bằng và có cấu trúc rõ ràng hơn so với thời kỳ Baroque. Các tiến trình hòa âm thường được xây dựng xung quanh hệ thống hòa âm chức năng (functional harmony), với các hợp âm tonic (chủ âm), dominant (át âm), và subdominant (phụ âm) đóng vai trò chính trong việc tạo ra sự cân bằng và định hướng trong tác phẩm. Beethoven đã đưa hòa âm đến một tầm cao mới, sử dụng nó để tạo ra những tác phẩm có chiều sâu và sự phát triển âm nhạc mạnh mẽ.

5. Thời kỳ Lãng mạn (thế kỷ 19)
Giai điệu:

Thời kỳ Lãng mạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của giai điệu, với trọng tâm là biểu đạt cảm xúc cá nhân và tình cảm. Giai điệu trở nên dài hơn, mượt mà hơn, và mang tính tự do hơn, phản ánh những cảm xúc mãnh liệt và phức tạp của con người. Các nhà soạn nhạc như Chopin, Schumann, và Tchaikovsky đã sáng tác những giai điệu đầy cảm xúc và tinh tế, với sự nhấn mạnh vào cảm giác và tình cảm.

Hòa âm:

Hòa âm trong thời kỳ Lãng mạn trở nên phong phú và đa dạng hơn, với sự xuất hiện của các hợp âm phức tạp và các tiến trình hòa âm không điển hình. Wagner, với những tác phẩm như Tristan und Isolde, đã đưa hòa âm vào một giai đoạn mới, nơi các hợp âm không còn bị ràng buộc bởi các quy tắc chức năng truyền thống, mà thay vào đó, tạo ra sự căng thẳng và giải tỏa liên tục trong âm nhạc.

6. Thời kỳ Hiện đại và Đương đại (thế kỷ 20-21)

Giai điệu:

Giai điệu trong thời kỳ hiện đại và đương đại trở nên vô cùng đa dạng, với nhiều trường phái và phong cách khác nhau. Các nhà soạn nhạc như Igor Stravinsky và Arnold Schoenberg đã thách thức những chuẩn mực truyền thống về giai điệu, dẫn đến sự xuất hiện của những cấu trúc giai điệu phi truyền thống như dodecaphony (âm nhạc 12 âm) và các hình thức âm nhạc ngẫu hứng.

Hòa âm:

Hòa âm trong thời kỳ hiện đại và đương đại phá vỡ hoàn toàn các quy tắc truyền thống, với việc sử dụng atonality (phi điệu tính), dissonance (bất hòa), và các hình thức hòa âm trừu tượng khác. Schoenberg và các nhà soạn nhạc tiên phong khác đã tạo ra một ngôn ngữ âm nhạc hoàn toàn mới, nơi hòa âm không còn chỉ là sự kết hợp của các âm thanh hài hòa mà trở thành một công cụ để khám phá và sáng tạo không giới hạn.

Kết luận

Sự tiến hóa của giai điệu và hòa âm trong lịch sử âm nhạc thế giới phản ánh sự thay đổi không ngừng của nghệ thuật và tư duy con người. Từ những giai điệu và hòa âm đơn giản, nghiêm trang của thời kỳ Trung cổ, đến những cấu trúc phức tạp và đa dạng của thời kỳ hiện đại, âm nhạc đã phát triển để trở thành một hình thức nghệ thuật phong phú, đa dạng, và luôn tiến hóa. Sự thay đổi này không chỉ là kết quả của sự phát triển kỹ thuật âm nhạc mà còn phản ánh những biến động trong xã hội, văn hóa, và lịch sử nhân loại.

Những nhà soạn nhạc

đã tạo dấu ấn trong lịch sử âm nhạc

Ngô Càn Chiếu sưu tập
27-08-2024
Những nhà soạn nhạc

Dưới đây là một tổng quan về các nhà soạn nhạc tiêu biểu đã tạo dấu ấn trong lịch sử âm nhạc, từ thời kỳ Trung cổ đến đương đại:

1. Thời kỳ Trung Cổ (500-1400)

Hildegard von Bingen (1098-1179)

Hildegard von Bingen là một nữ tu sĩ, nhà soạn nhạc, nhà văn và nhà thần học người Đức. Bà được biết đến với các bản thánh ca, đặc biệt là những tác phẩm thuộc dòng nhạc đơn âm như “Ordo Virtutum.” Hildegard đã kết hợp âm nhạc với các yếu tố thần học và triết học, tạo nên những tác phẩm âm nhạc phong phú về cảm xúc và tư tưởng, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh thời Trung Cổ.

Guillaume de Machaut (1300-1377)

Guillaume de Machaut là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của thời kỳ Trung Cổ, và là người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhạc đa âm (polyphony). Ông là tác giả của “Messe de Nostre Dame,” một trong những bản thánh lễ đa âm đầu tiên được sáng tác hoàn chỉnh. Machaut cũng sáng tác nhiều bài thơ và nhạc thế tục, phản ánh sự đa dạng và phong phú của âm nhạc thời kỳ này.

2. Thời kỳ Phục Hưng (1400-1600)

Josquin des Prez (1450-1521)

Josquin des Prez là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Phục Hưng. Tác phẩm của ông, bao gồm motet, chanson và thánh ca, nổi tiếng với tính phức điệu tinh tế và sự cân đối giữa các giọng hát. Josquin được xem là một bậc thầy về nghệ thuật đối âm và đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà soạn nhạc thế hệ sau.

Giovanni Pierluigi da Palestrina (1525-1594)

Palestrina là nhà soạn nhạc nổi bật của Ý trong thời kỳ Phục Hưng, nổi tiếng với các bản thánh ca đa âm của ông. Tác phẩm của Palestrina, chẳng hạn như “Missa Papae Marcelli,” được coi là tiêu chuẩn của phong cách Polyphony Phục Hưng. Ông đã giúp định hình và hoàn thiện phong cách thánh nhạc, với âm nhạc mang tính thiêng liêng và hài hòa, phù hợp với các yêu cầu nghi lễ của Giáo hội Công giáo.

William Byrd (1539-1623)

William Byrd là nhà soạn nhạc người Anh nổi tiếng với các tác phẩm dành cho hợp xướng và nhạc cụ, đặc biệt là nhạc nhà thờ Anh giáo. Ông đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của âm nhạc Phục Hưng ở Anh, với các tác phẩm như “Mass for Four Voices” và các bài hát Anh giáo “Ave Verum Corpus.”

3. Thời kỳ Baroque (1600-1750)

Claudio Monteverdi (1567-1643)

Claudio Monteverdi là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thời kỳ Baroque và là người tiên phong trong việc phát triển opera. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “L’Orfeo,” là một trong những vở opera đầu tiên và vẫn được biểu diễn rộng rãi cho đến ngày nay. Monteverdi đã cách mạng hóa âm nhạc bằng cách kết hợp giữa phong cách thế tục và thánh nhạc, đưa âm nhạc vào một kỷ nguyên mới đầy kịch tính và biểu cảm.

Johann Sebastian Bach (1685-1750)

Johann Sebastian Bach là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Baroque và là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử âm nhạc phương Tây. Ông đã sáng tác nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, từ nhạc nhà thờ đến nhạc thính phòng, và từ concerto đến nhạc phức điệu. Những tác phẩm như “Mass in B minor,” “Brandenburg Concertos,” và “The Well-Tempered Clavier” của Bach là đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc Baroque.

George Frideric Handel (1685-1759)

Handel là một nhà soạn nhạc người Đức, nổi tiếng với những tác phẩm opera và oratorio. “Messiah,” với bản “Hallelujah” nổi tiếng, là một trong những tác phẩm oratorio vĩ đại nhất và vẫn được biểu diễn rộng rãi. Handel đã có công trong việc phát triển âm nhạc Anh quốc, và những tác phẩm của ông kết hợp giữa phong cách Baroque Ý và Đức, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho âm nhạc thời kỳ này.

Antonio Vivaldi (1678-1741)

Antonio Vivaldi là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ violin người Ý, được biết đến với các bản concerto và opera. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “The Four Seasons,” là một bộ bốn concerto cho violin, miêu tả các mùa trong năm bằng âm nhạc sống động và giàu cảm xúc. Vivaldi đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhạc concerto và góp phần quan trọng trong việc phổ biến phong cách Baroque Ý.

4. Thời kỳ Cổ Điển (1750-1820)

Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)

Mozart là một thiên tài âm nhạc, được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, bao gồm opera, giao hưởng, concerto, và nhạc thính phòng. Tác phẩm của Mozart, như “The Magic Flute,” “Eine kleine Nachtmusik,” và “Requiem,” kết hợp giữa sự hoàn hảo về kỹ thuật và sự biểu cảm mạnh mẽ, định hình nên âm nhạc Cổ điển.

Joseph Haydn (1732-1809)

Joseph Haydn là “cha đẻ của giao hưởng” và là người phát triển hình thức tứ tấu đàn dây. Ông đã sáng tác hơn 100 bản giao hưởng và nhiều tác phẩm thính phòng, bao gồm “The Creation” và “The Seasons.” Haydn là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Cổ điển và đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà soạn nhạc trẻ như Mozart và Beethoven.

Ludwig van Beethoven (1770-1827)

Beethoven là nhà soạn nhạc đã đưa âm nhạc từ thời kỳ Cổ điển sang thời kỳ Lãng mạn. Ông đã sáng tác những tác phẩm mang tính cách mạng, thể hiện sự đấu tranh nội tâm và khát vọng tự do. Các tác phẩm như “Symphony No. 9,” “Moonlight Sonata,” và “Fidelio” của ông không chỉ nổi bật với cấu trúc chặt chẽ mà còn mang sức mạnh biểu cảm mãnh liệt, mở ra một kỷ nguyên mới trong âm nhạc.

5. Thời kỳ Lãng Mạn (1820-1900)

Franz Schubert (1797-1828)

Schubert là một nhà soạn nhạc người Áo, nổi tiếng với những tác phẩm lieder (bài hát nghệ thuật) và nhạc thính phòng. Ông đã sáng tác hơn 600 bài hát, bao gồm “Ave Maria” và “Die Forelle,” cũng như các tác phẩm thính phòng như “Trout Quintet.” Âm nhạc của Schubert nổi bật với sự biểu cảm sâu lắng và giai điệu đẹp, phản ánh tinh thần lãng mạn của thời đại.

Frédéric Chopin (1810-1849)

Chopin là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn, được biết đến với những tác phẩm dành cho piano. Ông đã sáng tác nhiều bản nocturne, etude, waltz, và ballade, nổi bật với sự tinh tế, kỹ thuật cao, và cảm xúc sâu sắc. Chopin đã đặt nền tảng cho âm nhạc piano Lãng mạn và tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nghệ sĩ piano sau này.

Richard Wagner (1813-1883)

Wagner là nhà soạn nhạc nổi tiếng với các vở opera mang tính cách mạng, như “The Ring of the Nibelung” và “Tristan und Isolde.” Ông đã phát triển kỹ thuật leitmotif và kết hợp âm nhạc, kịch, và nghệ thuật thị giác trong một tác phẩm toàn diện mà ông gọi là “Gesamtkunstwerk.” Wagner đã cách mạng hóa opera và có ảnh hưởng sâu rộng đến âm nhạc cổ điển và các thể loại âm nhạc sau này.

Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893)

Tchaikovsky là nhà soạn nhạc người Nga nổi tiếng với các bản giao hưởng, ballet, và concerto. Tác phẩm của ông, như “Swan Lake,” “The Nutcracker,” và “Symphony No. 6 ‘Pathétique’,” nổi bật với giai điệu đẹp và cảm xúc mãnh liệt. Tchaikovsky đã đóng góp quan trọng cho âm nhạc Nga và là một trong những nhà soạn nhạc được biểu diễn nhiều nhất trên thế giới.

Johannes Brahms (1833-1897)

Brahms là một nhà soạn nhạc người Đức, nổi tiếng với các bản giao hưởng, concerto, và nhạc thính phòng. Ông được coi là người kế thừa của Beethoven và đã sáng tác nhiều tác phẩm mang tính biểu cảm cao, như “German Requiem,” “Hungarian Dances,” và “Symphony No. 4.” Brahms đã kết hợp giữa truyền thống Cổ điển và tinh thần Lãng mạn, tạo ra những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật cao.

6. Thế kỷ 20

Claude Debussy (1862-1918)

Debussy là nhà soạn nhạc người Pháp, người tiên phong của phong trào ấn tượng trong âm nhạc. Các tác phẩm của ông, như “Clair de Lune,” “Prélude à l’après-midi d’un faune,” và “La Mer,” nổi bật với sự sáng tạo về hòa âm và nhịp điệu, mang lại cảm giác mơ hồ và tinh tế. Debussy đã mở ra một hướng đi mới trong âm nhạc thế kỷ 20, ảnh hưởng đến nhiều nhà soạn nhạc sau này.

Igor Stravinsky (1882-1971)

Stravinsky là một trong những nhà soạn nhạc sáng tạo và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “The Rite of Spring,” đã gây chấn động với nhịp điệu táo bạo và hòa âm tiên tiến. Stravinsky không ngừng thử nghiệm các phong cách mới, từ âm nhạc dân gian Nga đến âm nhạc ngẫu nhiên và 12-tone, mở ra những chân trời mới cho âm nhạc hiện đại.

Arnold Schoenberg (1874-1951)

Schoenberg là một nhà soạn nhạc người Áo, người sáng lập ra kỹ thuật 12-tone, một hệ thống âm nhạc tiên phong của thế kỷ 20. Tác phẩm của ông, như “Pierrot Lunaire” và “Verklärte Nacht,” đánh dấu sự chuyển hướng từ âm nhạc tonal truyền thống sang âm nhạc atonal. Schoenberg đã cách mạng hóa âm nhạc hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nhà soạn nhạc sau này.

Dmitri Shostakovich (1906-1975)

Shostakovich là một nhà soạn nhạc người Nga, nổi tiếng với các bản giao hưởng và nhạc thính phòng. Tác phẩm của ông, như “Symphony No. 5” và “String Quartet No. 8,” phản ánh sự căng thẳng giữa nghệ thuật và chính trị trong thời kỳ Xô Viết. Âm nhạc của Shostakovich nổi bật với sự biểu cảm mạnh mẽ và sự phản ánh hiện thực xã hội, làm cho ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Béla Bartók (1881-1945)

Bartók là một nhà soạn nhạc người Hungary, người đã kết hợp các yếu tố âm nhạc dân gian với kỹ thuật âm nhạc cổ điển để tạo ra một phong cách độc đáo. Tác phẩm của ông, như “Concerto for Orchestra” và “Music for Strings, Percussion, and Celesta,” nổi bật với sự sáng tạo về cấu trúc và nhịp điệu. Bartók đã có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc thế kỷ 20, đặc biệt trong việc kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.

7. Thời kỳ Đương Đại

John Cage (1912-1992)

John Cage là một trong những nhà soạn nhạc tiên phong nhất của thế kỷ 20, nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo về âm nhạc ngẫu nhiên và sự im lặng. Tác phẩm “4'33"” của ông, trong đó nghệ sĩ không chơi bất kỳ nốt nhạc nào, đã thách thức các khái niệm truyền thống về âm nhạc và mở ra những cuộc tranh luận sâu rộng về bản chất của âm nhạc và nghệ thuật. Cage đã mở đường cho nhiều thử nghiệm âm nhạc mới và có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đương đại.

Philip Glass (1937-)

Philip Glass là một trong những nhà soạn nhạc nổi bật của phong trào tối giản. Âm nhạc của ông, với những giai điệu lặp đi lặp lại và cấu trúc đơn giản nhưng gây ấn tượng mạnh, đã ảnh hưởng đến cả âm nhạc cổ điển lẫn đại chúng. Tác phẩm của ông như “Einstein on the Beach” và “Glassworks” đã định hình lại âm nhạc đương đại, đưa âm nhạc tối giản vào dòng chảy chính của âm nhạc cổ điển.

Steve Reich (1936-)

Steve Reich là một trong những nhà soạn nhạc tiên phong của âm nhạc tối giản, nổi tiếng với các tác phẩm sử dụng kỹ thuật pha lặp (phasing) và nhịp điệu lặp lại. Tác phẩm của ông như “Music for 18 Musicians” và “Different Trains” đã mở rộng khả năng của âm nhạc tối giản và có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc đương đại.

John Adams (1947-)

John Adams là một nhà soạn nhạc người Mỹ nổi bật với các tác phẩm kết hợp giữa âm nhạc tối giản và phong cách hiện đại. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như “Nixon in China,” “Harmonielehre,” và “Shaker Loops,” phản ánh sự phát triển của âm nhạc đương đại và những thách thức của thế kỷ 21. Adams đã kết hợp sự đơn giản của âm nhạc tối giản với sự phong phú của âm nhạc cổ điển, tạo ra những tác phẩm vừa có tính cách mạng, vừa mang tính truyền thống.

Lời bạt

Những nhà soạn nhạc này không chỉ tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử âm nhạc mà còn góp phần định hình và phát triển âm nhạc qua các thời kỳ, để lại di sản quý báu cho nhân loại. Họ đã mở ra những chân trời mới cho âm nhạc, từ những tác phẩm cổ điển đến những thử nghiệm táo bạo trong âm nhạc đương đại, phản ánh sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật âm nhạc qua các thế kỷ.

Câu chuyện âm nhạc

Ngô Càn Chiếu sưu tập
26-08-2024

 

Âm nhạc, với sức mạnh kỳ diệu của nó, không chỉ mang lại niềm vui, sự an ủi và cảm xúc sâu lắng, mà còn chứa đựng vô vàn câu chuyện thú vị về những người đã tạo ra nó. Đằng sau mỗi nốt nhạc, mỗi giai điệu bất hủ là những cuộc đời đầy màu sắc, những tính cách độc đáo và những khoảnh khắc đáng nhớ của các nhạc sĩ vĩ đại. Từ những thiên tài cổ điển như Beethoven, Mozart, Chopin, đến những biểu tượng hiện đại như John Lennon, Bob Dylan, mỗi người trong số họ đều để lại dấu ấn riêng không chỉ qua âm nhạc mà còn qua những câu chuyện đời thường, đôi khi dí dỏm và hài hước.

 

Trong loạt bài sưu tầm này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những mẩu chuyện đầy màu sắc về cuộc đời của các nhạc sĩ nổi tiếng. Bạn sẽ được đưa vào thế giới của những con người tài năng, nơi mà những tình huống trớ trêu, những pha hài hước và những câu chuyện đời thường làm nổi bật sự khác biệt và độc đáo trong cuộc sống của họ.

 

Hãy tưởng tượng một Wolfgang Amadeus Mozart với những trò đùa âm nhạc tinh nghịch, hay một Ludwig van Beethoven với tính cách nóng nảy nhưng đầy đam mê. Bạn sẽ thấy một Johann Sebastian Bach không chỉ là một thiên tài sáng tác mà còn là một người cha đầy tình cảm, với những câu chuyện giản dị trong gia đình. Chúng ta cũng sẽ cùng nhìn lại những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của Franz Liszt trên sân khấu, hay những tình huống khó xử mà Igor Stravinsky gặp phải trong sự nghiệp của mình.

 

Những câu chuyện này không chỉ là những mẩu chuyện vui vẻ mà còn là những lát cắt tinh tế về cuộc sống và nhân cách của những người đã định hình nền âm nhạc thế giới. Qua những câu chuyện này, bạn sẽ thấy rằng dù là thiên tài, các nhạc sĩ cũng có những khoảnh khắc đời thường, cũng gặp phải những thử thách và đôi khi cũng phải đối diện với những tình huống oái ăm như bất kỳ ai trong chúng ta.

 

Loạt bài sưu tầm này là một chuyến du hành vào quá khứ, đưa bạn trở lại với những thời kỳ huy hoàng của âm nhạc, đồng thời cũng là một cuộc gặp gỡ gần gũi với những người đã sáng tạo ra nó. Mỗi câu chuyện sẽ là một góc nhìn mới, một trải nghiệm mới, giúp bạn hiểu thêm về thế giới của âm nhạc và những người đã góp phần làm nên nó.

 

Những câu chuyện âm nhạc :

o O o

Subsections of Câu chuyện âm nhạc

Mozart và Trò Đùa Âm Nhạc

Wolfgang Amadeus Mozart, thiên tài âm nhạc người Áo, không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ mà còn với tính cách hóm hỉnh, tinh nghịch của mình. Dù là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử, Mozart vẫn luôn giữ cho mình một tâm hồn trẻ trung, vui tươi, và điều này thể hiện rõ qua những trò đùa âm nhạc của ông.

Một trong những câu chuyện thú vị nhất về tính cách hài hước của Mozart liên quan đến việc ông sáng tác một bản nhạc với cái tên “Ein Musikalischer Spaß” (tạm dịch: “Trò đùa âm nhạc”). Đây là một trong những tác phẩm ít được biết đến của ông, nhưng nó lại thể hiện rõ ràng sự hóm hỉnh và khả năng châm biếm tinh tế của Mozart.

Bản nhạc này, trên bề mặt, có vẻ như là một tác phẩm cổ điển bình thường. Nhưng khi nghe kỹ, người ta sẽ nhận ra rằng Mozart đã cố ý chèn vào những nốt nhạc sai, những đoạn hòa âm không chuẩn, và những phần nhạc bị trật nhịp một cách rõ ràng. Đối với những người nghe có tai nghe tinh tế, bản nhạc này giống như một tác phẩm “lỗi” – một điều hoàn toàn trái ngược với những gì thường thấy trong các sáng tác tỉ mỉ và hoàn hảo của Mozart.

Thực chất, Mozart viết “Ein Musikalischer Spaß” như một sự châm biếm đối với những nhạc sĩ kém tài năng và những người theo đuổi âm nhạc mà không có đủ kỹ năng hoặc sự đam mê. Ông dùng tác phẩm này để chế nhạo những lỗi lầm mà các nhạc sĩ non nớt thường mắc phải, nhưng lại thực hiện điều đó với một sự tinh tế đến mức ngay cả những lỗi lầm cũng trở nên hài hước và thú vị.

Một câu chuyện khác cũng rất nổi tiếng về tính cách hóm hỉnh của Mozart là việc ông từng gửi một bức thư cho chị gái mình, Nannerl, trong đó ông chép lại một đoạn nhạc, nhưng với một yêu cầu đặc biệt. Ông viết rằng chị hãy chơi đoạn nhạc này nhưng không được đọc phần cuối cho đến khi chơi xong. Khi Nannerl chơi đến phần cuối, cô mới phát hiện ra rằng đó là một đoạn nhạc không thể chơi được – một trò đùa tinh quái của Mozart khiến chị mình phải bật cười.

Sưu tầm

Ellington và Một Đêm Huyền Thoại

Duke Ellington, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano huyền thoại, là một trong những người tiên phong trong thế giới nhạc jazz. Ông đã mang đến cho âm nhạc jazz một sự tinh tế và sang trọng, biến nó trở thành một nghệ thuật thực thụ. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Ellington là khi ông chơi nhạc trong một quán bar nhỏ ở Harlem, nơi mà một buổi tối bình thường đã trở thành một đêm không thể nào quên.

Vào một đêm nọ, Ellington ghé qua một quán bar nhỏ ở Harlem sau khi hoàn thành một buổi biểu diễn lớn. Quán bar không có nhiều khách và không ai nhận ra rằng một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất đang ngồi giữa họ. Khi ban nhạc của quán bắt đầu chơi, Ellington cảm thấy hứng thú và yêu cầu được tham gia.

Khi Duke Ellington ngồi xuống trước cây đàn piano và bắt đầu chơi, mọi người trong quán bar nhanh chóng nhận ra rằng họ đang chứng kiến một điều gì đó đặc biệt. Những giai điệu tuyệt vời và những biến tấu đầy sáng tạo của ông đã biến một buổi tối bình thường thành một đêm huyền diệu. Khách hàng trong quán bar, vốn chỉ mong đợi một buổi tối thư giãn, đã được thưởng thức một buổi biểu diễn không thể quên.

Buổi biểu diễn kết thúc trong sự hân hoan và ngạc nhiên của tất cả mọi người, và từ đó, quán bar nhỏ này trở thành một phần của huyền thoại về Duke Ellington.

Sưu tầm

The Beatles họp báo

Trong một buổi họp báo đông đúc, với hàng loạt phóng viên đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về âm nhạc, sự nổi tiếng và đời sống cá nhân của họ, The Beatles đã quyết định tạo ra một trò đùa bất ngờ.

Khi được một phóng viên hỏi: “Điều gì là bí quyết thành công của các anh?”, thay vì trả lời bằng một câu nói thông thường, John, với khuôn mặt hết sức nghiêm túc, đáp: “Tất cả là nhờ chúng tôi mặc áo lót của vợ khi thu âm.” Câu trả lời bất ngờ này khiến toàn bộ khán phòng bật cười. Đó là một câu nói hoàn toàn không ai ngờ tới, và nó đã làm tan biến không khí quá trang trọng thường thấy của buổi họp báo.

Nhưng không chỉ có vậy, cả bốn thành viên của The Beatles đều tiếp tục tham gia vào trò đùa này. Paul McCartney, với nụ cười tinh nghịch, nói thêm: “Chúng tôi cũng thường uống một loại trà đặc biệt trước mỗi buổi thu âm.” George Harrison, không muốn bị bỏ lại phía sau, chêm vào: “Và đôi khi, chúng tôi còn đổi chỗ đứng để thử xem ai sẽ tạo ra âm thanh tốt nhất.” Còn Ringo Starr thì thêm vào: “Thật ra, chính tiếng cười của chúng tôi mới là bí quyết lớn nhất.”

Cả căn phòng chìm trong tiếng cười vang dội. Các phóng viên, thay vì cảm thấy bị đánh lừa, lại thấy thú vị và yêu mến hơn sự hài hước, gần gũi của ban nhạc. The Beatles đã thành công trong việc biến một buổi họp báo nhàm chán thành một sự kiện vui vẻ và đáng nhớ.

Nhưng câu nói đùa này không chỉ thể hiện sự hóm hỉnh của The Beatles mà còn cho thấy họ là những người luôn biết cách mang lại niềm vui, không chỉ thông qua âm nhạc mà còn qua cách họ tương tác với người khác. Dù là những ngôi sao hàng đầu thế giới, The Beatles vẫn luôn giữ được sự hồn nhiên và tinh nghịch, điều đã góp phần làm nên sức hút đặc biệt của họ đối với khán giả trên toàn thế giới.

Sưu tầm

Liszt và cây đàn cứng đâu

Franz Liszt, một trong những nghệ sĩ dương cầm vĩ đại nhất ở thời kỳ lãng mạn trong lịch sử âm nhạc, nổi tiếng không chỉ với tài năng vượt trội mà còn với phong cách biểu diễn đầy cảm xúc và những câu chuyện hài hước xoay quanh cuộc sống của ông. Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất liên quan đến Liszt xảy ra trong một buổi biểu diễn tại một thành phố nhỏ ở Đức.

Vào một buổi tối mùa thu, Liszt được mời biểu diễn tại một nhà hát địa phương. Khán giả vô cùng háo hức được chiêm ngưỡng tài năng của người nghệ sĩ vĩ đại này, và cả khán phòng nhanh chóng kín chỗ. Tuy nhiên, khi Liszt bước lên sân khấu, ông ngay lập tức nhận ra rằng cây đàn dương cầm được chuẩn bị cho buổi biểu diễn không phải là loại ông thường sử dụng. Đó là một cây đàn cũ kỹ, với phím đàn nặng nề và âm thanh phát ra không được sáng và vang như ông mong đợi.

Dù có chút bất ngờ, Liszt vẫn bắt đầu buổi biểu diễn. Nhưng ngay từ những nốt đầu tiên, ông nhận ra rằng cây đàn này không hề dễ chơi. Âm thanh phát ra không đồng đều, và những nốt cao thường bị yếu đi hoặc phát ra những âm thanh cứng nhắc, không đúng như ý muốn của Liszt. Nhận thấy sự khác biệt, khán giả bắt đầu tỏ ra lo lắng, nhưng Liszt, với tính cách hài hước và tinh nghịch của mình, quyết định biến tình huống này thành một cơ hội để mang lại tiếng cười.

Giữa buổi biểu diễn, Liszt đột ngột ngừng chơi và quay sang khán giả, với nụ cười rạng rỡ, ông nói: “Thưa quý vị, có vẻ như cây đàn này không muốn tôi chơi đúng theo ý mình. Có lẽ nó muốn biểu diễn một bản nhạc của riêng nó!” Câu nói hài hước này lập tức khiến khán phòng bật cười. Liszt tiếp tục “trò chuyện” với cây đàn, giả vờ hỏi nó rằng: “Cậu muốn chơi gì hôm nay? Mozart, Beethoven, hay có lẽ là chính tác phẩm của tôi?”

Cả khán phòng lúc này đã hoàn toàn bị cuốn hút bởi sự dí dỏm của Liszt. Ông chơi những đoạn nhạc với phong cách cường điệu, cố tình nhấn mạnh vào những lỗi âm thanh của cây đàn để tạo ra một không khí vui nhộn. Thay vì một buổi biểu diễn căng thẳng, khán giả được thưởng thức một màn trình diễn vừa hài hước vừa đầy tài năng.

Sau khi làm cho khán giả cười thỏa thích, Liszt quyết định cho cây đàn một cơ hội cuối cùng. Ông tập trung toàn bộ kỹ năng và kinh nghiệm của mình để chơi một bản nhạc cuối cùng. Dù với những hạn chế của cây đàn, Liszt đã biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, khiến cả khán phòng đứng dậy vỗ tay không ngớt.

Kết thúc buổi biểu diễn, khi được hỏi về trải nghiệm với cây đàn, Liszt chỉ cười và nói: “Đó là một cây đàn có cá tính, nhưng có lẽ nó cần được rèn luyện thêm!” Câu nói này lại một lần nữa khiến mọi người cười phá lên, và buổi biểu diễn của ông trở thành một kỷ niệm khó quên trong lòng khán giả.

Sưu tầm

Monk và chiếc mũ

Thelonious Monk, một trong những nghệ sĩ dương cầm, tượng đài lớn của làng nhạc jazz, không chỉ nổi tiếng với những giai điệu phức tạp, độc đáo mà còn với phong cách thời trang không lẫn vào đâu được. Ông thường xuất hiện với những bộ vest lịch lãm và đặc biệt là những chiếc mũ – món phụ kiện mà ông yêu thích đến mức không thể thiếu trong các buổi biểu diễn. Nhưng có lẽ, ít ai biết rằng chính những chiếc mũ này đã dẫn đến một trong những câu chuyện hài hước đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của ông.

Vào một buổi tối nọ, tại một câu lạc bộ jazz nổi tiếng ở New York, Monk được mời biểu diễn. Như thường lệ, ông xuất hiện trên sân khấu với phong thái tự tin, bộ vest sẫm màu, đôi kính râm quen thuộc và một chiếc mũ phớt đen mới tinh. Khán giả háo hức chờ đợi màn trình diễn đầy cảm xúc của ông, và Monk không làm họ thất vọng, ngay từ những nốt đầu tiên, ông đã cuốn hút mọi người vào thế giới âm nhạc độc đáo của mình.

Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ đã xảy ra trong suốt buổi biểu diễn. Khán giả bắt đầu nhận thấy Monk liên tục dừng lại giữa các bài nhạc. Nhưng không phải để chỉnh âm thanh hay đổi bản nhạc, mà để… chỉnh lại chiếc mũ của mình. Đầu tiên, ông nghiêng mũ sang phải, sau đó sang trái, rồi lại nhấc hẳn nó lên và đặt xuống như đang tìm cách đội mũ sao cho thoải mái nhất. Mỗi lần chỉnh mũ xong, ông lại tiếp tục chơi với vẻ mặt đầy tập trung, nhưng chỉ một lúc sau, câu chuyện lại lặp lại.

Khán giả trong phòng bắt đầu tò mò. Một số người bật cười vì sự lặp đi lặp lại hành động kỳ lạ này. Họ không biết liệu đây có phải là một phần của màn trình diễn hay không, nhưng họ bắt đầu nhận ra rằng có gì đó rất hài hước và đáng yêu ở Monk. Nhưng ông không nói gì, chỉ tiếp tục biểu diễn với những giai điệu đầy mê hoặc, xen lẫn với những lần chỉnh mũ.

Cuối buổi biểu diễn, sau khi kết thúc một bản nhạc, Monk đứng dậy, cúi chào khán giả giữa những tràng pháo tay nhiệt liệt. Nhưng trước khi rời sân khấu, ông bất ngờ quay lại, nhìn khán giả với một nụ cười nhẹ và nói: “Chiếc mũ này hôm nay thật là khó chiều.” Câu nói đơn giản này lập tức khiến cả khán phòng bật cười, không chỉ vì sự hài hước mà còn vì cách Monk đã biến một tình huống khó xử thành một khoảnh khắc đáng nhớ.

Hóa ra, chiếc mũ mới của Monk hơi chật so với đầu ông, khiến ông phải liên tục điều chỉnh trong suốt buổi diễn. Nhưng thay vì để điều này làm phiền mình, Monk đã biến nó thành một phần của màn trình diễn, khiến khán giả không chỉ được thưởng thức âm nhạc mà còn có những giây phút thư giãn và vui vẻ.

Sưu tầm

Keith Moon và hồ bơi

Keith Moon, tay trống huyền thoại của ban nhạc The Who, nổi tiếng không chỉ với khả năng chơi trống xuất sắc mà còn với tính cách vô cùng lập dị và những trò đùa “khét tiếng.” Moon, thường được biết đến với biệt danh “Moon the Loon” (Moon gàn dở), là một người có tài năng phi thường nhưng lại luôn thích tạo ra những tình huống hài hước, đôi khi là hỗn loạn. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Keith Moon xảy ra tại một khách sạn ở Mỹ, và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong huyền thoại về ông.

Chuyện xảy ra vào giữa thập niên 1970, khi The Who đang lưu diễn ở Mỹ. Ban nhạc dừng chân tại một khách sạn sang trọng để nghỉ ngơi sau một buổi biểu diễn căng thẳng. Keith Moon, như thường lệ, không thể ngồi yên một chỗ quá lâu. Sau khi uống vài ly rượu và cảm thấy chán nản với sự yên tĩnh của khách sạn, ông quyết định tạo ra một chút “vui vẻ” theo phong cách của mình.

Moon bước vào phòng tắm và thấy một hồ bơi lớn ngay bên ngoài ban công phòng mình. Thay vì nghĩ đến việc đi bơi như một người bình thường, ông lại nghĩ rằng sẽ thú vị hơn nhiều nếu… lái chiếc xe hơi thuê của mình vào đó. Đúng vậy, Moon quyết định rằng chiếc xe hơi nhỏ thuê được sẽ trở thành chiếc tàu ngầm cá nhân của ông.

Không chút do dự, Moon chạy xuống bãi giữ xe, lái chiếc xe hơi nhỏ của mình lên thang máy (một điều mà chẳng ai nghĩ đến làm), và sau đó lái nó thẳng ra ban công phòng mình. Vài người bạn của ông, vốn đã quen với những trò đùa kỳ quặc của Moon, không ngăn cản mà thay vào đó cổ vũ nhiệt tình. Moon cười lớn, đạp ga và lao thẳng chiếc xe vào hồ bơi, tạo nên một cú bắn nước khổng lồ.

Chiếc xe chìm dần trong hồ bơi, trong khi Moon đứng trên bờ, ướt đẫm nhưng cực kỳ hài lòng với “thành tích” của mình. Khi quản lý khách sạn vội vã chạy đến, ông nhìn thấy chiếc xe đang chìm trong bể bơi, còn Moon thì đứng đó với nụ cười rộng mở và câu nói nổi tiếng: “Tôi nghĩ rằng nó sẽ nổi.”

Quản lý khách sạn, dù không thể tin vào mắt mình, nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài việc yêu cầu Moon trả tiền cho sự thiệt hại. Nhưng đối với Keith Moon, đó chỉ là một trong hàng loạt những trò đùa đã trở thành “dấu ấn” của ông. Và tất nhiên, việc thanh toán hóa đơn phá hủy một chiếc xe hơi trong một hồ bơi chỉ là một phần của cuộc sống mà Moon dường như luôn đắm chìm trong những khoảnh khắc điên rồ.

Câu chuyện về Keith Moon và chiếc xe hơi chìm trong hồ bơi không chỉ là một ví dụ điển hình về tính cách kỳ lạ và táo bạo của ông mà còn là một trong những câu chuyện hài hước nhất trong lịch sử rock ’n’ roll. Moon đã sống cuộc đời của mình như thể mỗi ngày đều là một màn biểu diễn, và những khoảnh khắc như vậy đã giúp ông trở thành một trong những nhân vật độc đáo và khó quên nhất của làng nhạc rock.

Sưu tầm

Chopin trong đêm mưa bão

Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan, được biết đến với những tác phẩm piano tinh tế và đầy cảm xúc. Tuy nhiên, có một đêm mưa bão tại Paris đã khiến ông trải qua một trải nghiệm âm nhạc hoàn toàn khác lạ và đầy hài hước.

Vào một buổi tối mùa thu, Chopin chuẩn bị cho một buổi biểu diễn quan trọng tại một salon nổi tiếng ở Paris. Thời tiết bên ngoài vô cùng khắc nghiệt với mưa gió dữ dội, nhưng điều đó không ngăn được những vị khách quyền quý đến để lắng nghe tiếng đàn của ông.

Khi Chopin bắt đầu biểu diễn, tiếng đàn của ông hòa quyện với âm thanh của cơn bão bên ngoài. Tiếng mưa đập vào cửa sổ, tiếng gió rít qua các khe hở, tất cả như thể tạo thành một dàn nhạc tự nhiên bổ trợ cho bản nhạc ông đang chơi. Tuy nhiên, điều thú vị là, khi ông chuyển sang chơi Nocturne Op.9 No.2, một tia sét lớn bỗng nhiên lóe lên, khiến cả căn phòng bừng sáng, và một tiếng sấm lớn vang dội khiến tất cả khách mời giật mình.

Chopin, người vốn rất nhạy cảm với âm thanh, ngay lập tức ngừng chơi, quay sang khán giả với một nụ cười tinh nghịch. “Có vẻ như ông trời cũng muốn tham gia cùng chúng ta trong bản nhạc này,” ông nói đùa. Khán giả bật cười, và sự căng thẳng của cơn bão dường như tan biến.

Chopin tiếp tục biểu diễn, nhưng với mỗi nốt nhạc ông đánh ra, dường như cơn bão bên ngoài cũng đáp lại một cách hoàn hảo. Khi ông chơi những đoạn nhạc nhẹ nhàng, mưa cũng dịu đi, và khi ông nhấn mạnh các nốt, gió bên ngoài lại gầm thét như để phụ họa. Tất cả điều này khiến khán giả không thể rời mắt khỏi Chopin và cây đàn piano của ông.

Cuối cùng, khi Chopin chơi những nốt cuối cùng, cơn bão cũng từ từ tan đi, để lại một bầu không khí yên bình. Khán giả đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt, không chỉ vì màn trình diễn tuyệt vời của Chopin mà còn vì sự hòa hợp kỳ diệu giữa âm nhạc và thiên nhiên.

Sau buổi biểu diễn, có người hỏi Chopin làm thế nào mà ông có thể đồng bộ hóa bản nhạc của mình với cơn bão như vậy. Chopin chỉ cười và nói: “Có lẽ đó là do tôi đã dành quá nhiều thời gian với thiên nhiên khi còn nhỏ.” Nhưng thực chất, đó là sự ngẫu nhiên đáng kinh ngạc và khả năng ứng biến xuất sắc của ông.

Sưu tầm

Armtrong và Jazz in the Sky

Louis Armstrong, biểu tượng của nhạc jazz, với tiếng kèn trumpet vang dội và nụ cười đặc trưng, luôn mang đến những màn trình diễn đầy cảm xúc và năng lượng. Tuy nhiên, có một lần, ông đã khiến cả chuyến bay thương mại trở thành một buổi hòa nhạc jazz ngẫu hứng trên không trung.

Một ngày nọ, Armstrong đang trên đường tới New York để biểu diễn trong một sự kiện lớn. Khi ông lên máy bay, những hành khách khác không hề biết rằng họ sắp có cơ hội trải nghiệm một điều rất đặc biệt. Armstrong, như thường lệ, mang theo chiếc kèn trumpet của mình trong hành lý xách tay. Ông luôn giữ nó bên mình như một người bạn đồng hành trung thành.

Khi máy bay đạt độ cao ổn định, Armstrong ngồi thoải mái và lấy kèn trumpet ra để kiểm tra. Tuy nhiên, tiếng kèn vang lên trong khoang máy bay khiến không ít hành khách giật mình quay lại nhìn. Thay vì dừng lại, Armstrong mỉm cười và bắt đầu chơi một vài giai điệu jazz quen thuộc.

Ban đầu, hành khách tỏ ra ngạc nhiên, nhưng dần dần họ bị cuốn hút bởi âm nhạc. Một số người bắt đầu nhịp chân theo, vài người khác thì khẽ lắc lư theo điệu nhạc, và không khí trong khoang máy bay nhanh chóng trở nên sôi động và vui vẻ. Các tiếp viên hàng không cũng bị cuốn vào màn trình diễn ngẫu hứng này, họ lặng lẽ đứng lắng nghe, nụ cười nở trên môi.

Armstrong chơi nhạc với cả trái tim, như thể ông đang biểu diễn trên sân khấu lớn. Âm nhạc của ông lan tỏa khắp khoang máy bay, kết nối mọi người lại với nhau trong một khoảnh khắc kỳ diệu. Khi ông kết thúc, cả khoang máy bay như bùng nổ với những tràng pháo tay nhiệt liệt, những hành khách không thể tin rằng họ vừa có một buổi biểu diễn riêng từ một huyền thoại nhạc jazz.

Sau khi máy bay hạ cánh, các hành khách rời khỏi máy bay với nụ cười trên môi và câu chuyện để kể lại cho người thân, bạn bè. Còn Armstrong, ông chỉ đơn giản nói: “Tôi chỉ muốn chia sẻ niềm vui của mình với mọi người.”

Sưu tầm

Bowie và cuộc gặp gỡ kỳ lạ

David Bowie, một trong những nghệ sĩ đa tài và có tầm ảnh hưởng nhất trong nền âm nhạc pop, nổi tiếng với phong cách biểu diễn độc đáo, những thay đổi không ngừng về hình ảnh, và âm nhạc đột phá. Trong suốt sự nghiệp của mình, Bowie đã xây dựng nên những nhân vật hư cấu đầy bí ẩn như Ziggy Stardust – cậu bé ngoài hành tinh đến từ một thế giới khác để cứu rỗi nhân loại. Và có lẽ, một trong những câu chuyện kỳ lạ nhất về Bowie liên quan đến chính hình tượng Ziggy Stardust này.

Vào những năm 1970, khi Bowie đang trong thời kỳ đỉnh cao với hình tượng Ziggy Stardust, ông đã có một buổi phỏng vấn truyền hình ở Anh. Buổi phỏng vấn diễn ra bình thường cho đến khi một cậu bé khoảng 10 tuổi, một fan hâm mộ cuồng nhiệt của Bowie, được mời lên sân khấu để đặt câu hỏi cho thần tượng của mình.

Cậu bé, với vẻ mặt nghiêm túc, hỏi: “Ông có thực sự là Ziggy Stardust, và ông đến từ hành tinh nào?” Cả trường quay bật cười trước câu hỏi ngây thơ nhưng cũng đầy kỳ diệu của cậu bé. Nhưng thay vì trả lời một cách hài hước hoặc tránh né, Bowie nghiêm túc nhìn cậu bé và nói: “Tôi đến từ hành tinh Mars, và tôi ở đây để chia sẻ âm nhạc với các bạn.”

Cậu bé vui mừng khôn xiết và ôm chầm lấy Bowie, còn khán giả thì bị cuốn hút bởi sự kết nối đặc biệt giữa nghệ sĩ và người hâm mộ. Câu trả lời của Bowie không chỉ làm hài lòng cậu bé mà còn củng cố hình ảnh Ziggy Stardust như một nhân vật huyền thoại mà Bowie đã tạo ra. Đây là một minh chứng cho khả năng tạo nên những khoảnh khắc kỳ diệu và lôi cuốn của Bowie, không chỉ trong âm nhạc mà còn trong cách ông tương tác với thế giới.

Câu chuyện này được nhớ mãi như một phần trong sự huyền bí và quyến rũ của David Bowie, người đã làm mờ ranh giới giữa thực tế và hư cấu, tạo nên một di sản không thể nào quên trong lịch sử âm nhạc pop.

Sưu tầm

Beethoven và người hàng xóm

Ludwig van Beethoven, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Cổ điển, nổi tiếng với tài năng xuất chúng và tính cách mạnh mẽ, đôi khi có phần nóng nảy. Beethoven đã sáng tác những tác phẩm bất hủ dù phải đối mặt với chứng mất thính giác, một điều tưởng như không thể đối với một nhà soạn nhạc. Nhưng ngoài âm nhạc, Beethoven còn nổi tiếng với những câu chuyện đời thường đầy thú vị và hài hước.

Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất về Beethoven xảy ra trong những năm cuối đời, khi ông sống trong một căn hộ ở Vienna. Beethoven thường xuyên làm việc muộn và không ít lần, ông đã làm phiền những người hàng xóm bằng cách chơi piano đến tận khuya. Một lần, sau khi nghe tiếng phàn nàn từ một người hàng xóm khó tính, Beethoven quyết định đáp trả theo cách riêng của mình.

Thay vì im lặng, Beethoven bắt đầu chơi những hợp âm nặng nề, mạnh mẽ và đầy khiêu khích, như thể thách thức sự kiên nhẫn của người hàng xóm. Câu chuyện kể rằng ông đã chơi bản Sonata “Appassionata” với sự mãnh liệt đặc biệt, như muốn chứng minh rằng ông không chỉ là một thiên tài âm nhạc, mà còn là một người không dễ bị khuất phục.

Kết quả? Người hàng xóm cuối cùng phải bỏ cuộc và chuyển ra ngoài, còn Beethoven tiếp tục sống và sáng tác theo cách của mình. Câu chuyện này không chỉ cho thấy sự bướng bỉnh và tính cách mạnh mẽ của Beethoven mà còn minh chứng cho sự quyết tâm của ông trong việc bảo vệ không gian sáng tạo của mình.

Sưu tầm

Armstrong và Nụ Cười Lạc Quan

Louis Armstrong, hay còn được biết đến với biệt danh “Satchmo,” là một trong những biểu tượng lớn nhất của nhạc jazz. Ông không chỉ nổi tiếng với khả năng chơi trumpet tuyệt vời và giọng hát khàn đặc trưng, mà còn với tính cách lạc quan, hài hước và tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Một trong những câu chuyện đầy cảm hứng về Armstrong xảy ra trong một chuyến lưu diễn mệt mỏi qua các bang của Mỹ.

Trong một chuyến lưu diễn dài ngày, đoàn của Armstrong đến một thị trấn nhỏ. Sau một ngày dài di chuyển và biểu diễn, cả ban nhạc đều mệt mỏi và chỉ muốn về khách sạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi đến nơi, họ phát hiện ra rằng các phòng của họ đã bị hủy bỏ do sự nhầm lẫn của khách sạn, và họ không còn nơi nào để nghỉ chân.

Trong khi mọi người còn đang bối rối và lo lắng về tình hình, Armstrong, với nụ cười đặc trưng của mình, quyết định biến tình huống này thành một trải nghiệm đáng nhớ. Ông lấy chiếc trumpet của mình và bắt đầu chơi một bản jazz ngẫu hứng ngay tại sảnh khách sạn. Những giai điệu vui tươi và tràn đầy năng lượng của Armstrong nhanh chóng lan tỏa, khiến cả đoàn và các nhân viên khách sạn cũng tham gia vào bữa tiệc âm nhạc bất ngờ này.

Không chỉ giúp mọi người quên đi mệt mỏi, Armstrong còn khiến nhân viên khách sạn nhanh chóng sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho đoàn. Đêm đó, thay vì buồn chán và lo lắng, tất cả đã kết thúc trong tiếng cười và âm nhạc, một minh chứng cho tinh thần lạc quan và khả năng biến mọi khó khăn thành niềm vui của Armstrong.

Sưu tầm

Hendrix và Bản Quốc Ca

Jimi Hendrix, một trong những tay guitar vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc rock, được biết đến với khả năng chơi đàn đầy sáng tạo và những màn trình diễn đỉnh cao. Tuy nhiên, một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Hendrix xảy ra tại lễ hội Woodstock năm 1969, nơi ông đã tạo nên một biểu tượng của âm nhạc và văn hóa đại chúng.

Sáng ngày cuối cùng của Woodstock, Hendrix bước lên sân khấu với cây guitar Fender Stratocaster nổi tiếng của mình. Khi đám đông đã chuẩn bị tinh thần cho một màn trình diễn bùng nổ, Hendrix bắt đầu chơi “The Star-Spangled Banner,” quốc ca của Hoa Kỳ, theo cách mà chưa ai từng nghe trước đó.

Bằng kỹ thuật chơi guitar điêu luyện, Hendrix đã biến bản quốc ca thành một bản nhạc đầy cảm xúc và ý nghĩa, với những âm thanh tượng trưng cho tiếng bom rơi, tiếng đạn bắn và tiếng hét của chiến tranh, phản ánh tình hình chính trị căng thẳng ở Mỹ vào thời điểm đó. Sự biểu cảm và sáng tạo của Hendrix đã biến bản quốc ca thành một tuyên ngôn mạnh mẽ về hòa bình và phản đối chiến tranh, khiến khán giả không chỉ nghe bằng tai mà còn cảm nhận bằng cả trái tim.

Khoảnh khắc đó không chỉ khẳng định tài năng xuất chúng của Hendrix mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong văn hóa đại chúng, trở thành một trong những màn trình diễn đáng nhớ nhất trong lịch sử âm nhạc.

Sưu tầm

Liszt với Hai Bàn Tay Ma Thuật

Franz Liszt, một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn, nổi tiếng với kỹ thuật chơi đàn điêu luyện và sự cống hiến hết mình cho âm nhạc. Ông không chỉ là một nhà soạn nhạc xuất chúng mà còn là một nghệ sĩ biểu diễn khiến cả châu Âu phải say đắm. Tuy nhiên, đằng sau những buổi biểu diễn thành công vang dội là những câu chuyện thú vị về tính cách và thói quen độc đáo của ông.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng về Liszt là việc ông được người hâm mộ gọi là “người có bàn tay ma thuật.” Điều này không chỉ bởi vì Liszt có thể chơi những tác phẩm khó nhất một cách dễ dàng, mà còn vì ông có thói quen làm những điều bất ngờ trên sân khấu. Trong một buổi biểu diễn ở Paris, Liszt đã chơi một bản etude phức tạp với tốc độ và độ chính xác đến mức khán giả gần như không tin vào mắt mình.

Sau khi hoàn thành bản nhạc, Liszt đứng dậy cúi chào khán giả. Nhưng thay vì ngồi xuống chơi tiếp, ông đột ngột đứng dậy và giơ cả hai tay lên trời, như thể đang kêu gọi sự chú ý của thần thánh. Cả khán phòng im lặng, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sau một vài giây, Liszt mỉm cười và nói: “Những bàn tay này không phải của tôi, chúng là của thiên thần đã ban cho tôi.”

Khán giả, lúc đầu bối rối, sau đó vỡ òa trong tiếng cười và tràng pháo tay không ngớt. Liszt đã biết cách biến một buổi biểu diễn nghiêm túc thành một kỷ niệm đáng nhớ, cho thấy ông không chỉ là một thiên tài âm nhạc mà còn là một người biết cách kết nối với khán giả bằng sự hài hước và duyên dáng.

Sưu tầm

Davis - Khi Âm Nhạc Định Nghĩa Lại Thế Giới

Miles Davis, một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc jazz, nổi tiếng với khả năng chơi trumpet xuất sắc và những đổi mới mang tính cách mạng trong âm nhạc. Tuy nhiên, Davis cũng là một người có tính cách phức tạp và không ngại thể hiện sự khác biệt của mình. Một trong những câu chuyện đáng nhớ về Davis liên quan đến việc ông thay đổi cách mọi người nhìn nhận âm nhạc jazz.

Vào cuối thập niên 1950, khi Davis đang lưu diễn khắp châu Âu, ông quyết định thử nghiệm một cách tiếp cận mới với âm nhạc. Trong một buổi biểu diễn tại Paris, thay vì chơi những bản nhạc jazz truyền thống với giai điệu dễ nghe, Davis quyết định chơi những âm thanh đầy thử thách, phá vỡ các quy tắc thông thường. Ông tạo ra những giai điệu không hài hòa, những khoảng lặng kéo dài và những biến đổi bất ngờ, khiến khán giả không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Ban đầu, khán giả tỏ ra ngạc nhiên và thậm chí có phần khó chịu. Nhưng dần dần, họ bị cuốn hút vào thế giới âm nhạc đầy bí ẩn mà Davis tạo ra. Khi buổi biểu diễn kết thúc, thay vì những tràng pháo tay thông thường, cả khán phòng lặng im trong vài giây, rồi bùng nổ với những tràng vỗ tay mạnh mẽ và tiếng reo hò không ngớt.

Davis đã biến một buổi biểu diễn thành một cuộc hành trình khám phá âm nhạc mới mẻ, cho thấy rằng jazz không chỉ là một thể loại âm nhạc mà còn là một cách để thể hiện sự tự do và sáng tạo vô hạn.

Sưu tầm

Mercury và Buổi Hòa Nhạc ở Wembley

Freddie Mercury, giọng ca chính của ban nhạc Queen, được coi là một trong những nghệ sĩ biểu diễn vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc pop. Ông nổi tiếng với giọng hát mạnh mẽ, phong cách biểu diễn độc đáo và khả năng kết nối với khán giả trên toàn thế giới. Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Mercury là buổi hòa nhạc tại Live Aid năm 1985.

Khi Queen bước lên sân khấu tại sân vận động Wembley, không ai có thể ngờ rằng họ sẽ tạo ra một trong những màn trình diễn vĩ đại nhất mọi thời đại. Mercury, với giọng hát và phong thái không ai sánh kịp, đã dẫn dắt hàng trăm ngàn người hâm mộ trong một màn biểu diễn kéo dài 20 phút, với những ca khúc như “Bohemian Rhapsody,” “Radio Ga Ga,” và “We Are the Champions.”

Điều kỳ diệu ở đây là cách Mercury kiểm soát đám đông. Bằng sự tự tin và sức lôi cuốn của mình, ông khiến cả sân vận động cùng hát theo, tạo nên một khoảnh khắc đoàn kết và phấn khích chưa từng có. Khi Mercury giơ cánh tay lên cao và hát những nốt cao nhất của “We Are the Champions,” cả thế giới như dừng lại để cùng hòa mình vào âm nhạc.

Buổi biểu diễn tại Live Aid không chỉ khẳng định vị trí của Freddie Mercury trong làng nhạc thế giới mà còn trở thành biểu tượng cho sức mạnh của âm nhạc trong việc kết nối và truyền cảm hứng cho mọi người, bất kể họ đến từ đâu.

Sưu tầm

Bach và Bài Tập Cho Hoàng Tử

Johann Sebastian Bach, nhà soạn nhạc vĩ đại của thời kỳ Baroque, được biết đến với những tác phẩm phức tạp và tinh tế. Tuy nhiên, ông cũng có một cuộc sống đầy thú vị và đôi khi khá hài hước. Một trong những câu chuyện nổi tiếng về Bach là khi ông dạy nhạc cho hoàng tử Leopold của Anhalt-Köthen.

Hoàng tử Leopold, một người yêu thích âm nhạc, đã mời Bach đến làm giám đốc âm nhạc cho triều đình của mình. Một ngày nọ, hoàng tử muốn thử tài của Bach và yêu cầu ông sáng tác một bản nhạc ngay lập tức, mà không có sự chuẩn bị trước. Hoàng tử tin rằng điều này sẽ rất khó khăn, ngay cả đối với một thiên tài như Bach.

Nhưng Bach, với sự tự tin của mình, chỉ mỉm cười và nói: “Thưa hoàng tử, âm nhạc không phải là điều tôi nghĩ, nó là điều tôi sống.” Ông liền ngồi xuống cây đàn clavichord và bắt đầu sáng tác một bản nhạc ngay trước mặt hoàng tử. Những ngón tay của Bach lướt trên các phím đàn, tạo nên những giai điệu tuyệt đẹp và phức tạp. Chỉ trong vài phút, ông đã hoàn thành một tác phẩm hoàn hảo.

Hoàng tử Leopold vô cùng kinh ngạc trước tài năng của Bach và từ đó càng ngưỡng mộ ông hơn. Câu chuyện này không chỉ cho thấy sự xuất chúng của Bach trong việc sáng tác mà còn thể hiện phong thái điềm tĩnh, tự tin của ông, luôn sẵn sàng đón nhận mọi thách thức.

Sưu tầm

Coltrane và Lời Cầu Nguyện

John Coltrane, một trong những nhạc sĩ jazz vĩ đại nhất mọi thời đại, nổi tiếng với phong cách chơi saxophone đầy cảm xúc và tâm linh. Coltrane không chỉ là một nhạc sĩ, mà còn là một người tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống thông qua âm nhạc của mình. Một trong những câu chuyện cảm động nhất về Coltrane là khi ông sáng tác album “A Love Supreme,” được xem như một lời cầu nguyện và sự tôn vinh dành cho đấng tối cao.

Sau khi vượt qua một thời kỳ nghiện ngập và khủng hoảng cá nhân, Coltrane đã trải qua một sự thức tỉnh tinh thần sâu sắc. Ông cảm thấy âm nhạc của mình cần phải mang một ý nghĩa lớn hơn, một sứ mệnh cao cả hơn. Vào năm 1964, trong một đêm dài yên tĩnh, Coltrane ngồi xuống viết một bản nhạc mà ông cảm thấy như được truyền cảm hứng từ đấng tối cao. Bản nhạc này sau đó trở thành “A Love Supreme,” một kiệt tác trong sự nghiệp của ông.

Coltrane đã nói rằng album này là sự thể hiện của lòng biết ơn và tình yêu dành cho đấng tối cao đã giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Khi biểu diễn “A Love Supreme,” Coltrane không chỉ chơi nhạc mà còn cầu nguyện, như thể từng nốt nhạc là một lời tạ ơn.

Sưu tầm

Page và Bài Hát Bất Tử

Jimmy Page, tay guitar lừng danh của ban nhạc Led Zeppelin, được coi là một trong những người sáng tạo ra những giai điệu rock vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông không chỉ là một nghệ sĩ tài ba mà còn là người đã đưa âm nhạc rock đến những tầm cao mới. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Page là khi ông sáng tác bài hát “Stairway to Heaven,” một kiệt tác của nhạc rock mà đến nay vẫn được coi là bài hát bất tử.

Vào đầu những năm 1970, Page cùng với ca sĩ Robert Plant đang tìm kiếm một giai điệu mới để làm album tiếp theo của Led Zeppelin. Một đêm, trong một căn phòng nhỏ ở xứ Wales, Page ngồi với cây đàn guitar của mình và bắt đầu chơi một đoạn giai điệu đơn giản nhưng cuốn hút. Giai điệu này nhanh chóng phát triển thành “Stairway to Heaven,” một bản nhạc với những đoạn chuyển đổi tuyệt vời từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ.

Khi Led Zeppelin biểu diễn “Stairway to Heaven” lần đầu tiên, khán giả đã hoàn toàn bị cuốn hút bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa lời ca và giai điệu. Bài hát không chỉ là một thành công thương mại mà còn trở thành biểu tượng của nhạc rock, minh chứng cho tài năng và sự sáng tạo vô hạn của Page.

Sưu tầm

Haydn và Sự Trả Đũa Ngọt Ngào

Joseph Haydn, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Cổ điển, được biết đến với những tác phẩm đầy sáng tạo và phong cách hài hước. Ông được mệnh danh là “Cha đẻ của giao hưởng” và là người thầy của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác, bao gồm Ludwig van Beethoven. Nhưng Haydn cũng có một khía cạnh thú vị khác: ông rất thích những trò đùa tinh nghịch.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Haydn là cách ông trả đũa một người hàng xóm phiền toái. Câu chuyện kể rằng, Haydn sống trong một căn hộ ở Vienna và thường xuyên bị quấy rầy bởi một người hàng xóm sống tầng trên. Người hàng xóm này có thói quen đi giày cao gót trong nhà vào đêm khuya, gây ra tiếng ồn lớn trên trần nhà của Haydn, làm ông không thể ngủ được.

Thay vì đối đầu trực tiếp, Haydn quyết định trả đũa bằng âm nhạc. Ông soạn ra một bản nhạc có phần giai điệu đặc biệt, nhái lại tiếng giày cao gót gõ trên sàn nhà. Sau đó, Haydn mời người hàng xóm cùng nhiều bạn bè đến dự buổi biểu diễn tại nhà riêng. Trong buổi biểu diễn, khi đến đoạn nhạc nhại lại tiếng giày cao gót, Haydn nhìn thẳng vào người hàng xóm và mỉm cười đầy ẩn ý.

Người hàng xóm nhận ra trò đùa và cảm thấy vô cùng xấu hổ. Kể từ đó, tiếng giày cao gót không còn làm phiền Haydn vào đêm khuya nữa. Trò đùa tinh nghịch nhưng đầy hiệu quả này cho thấy sự hài hước và thông minh của Haydn trong việc giải quyết vấn đề mà không cần đến xung đột.

Sưu tầm

Fitzgerald và Lần Lỡ Nhịp Tinh Tế

Ella Fitzgerald, được mệnh danh là “Đệ nhất phu nhân của nhạc jazz,” nổi tiếng với giọng hát trong trẻo và khả năng ứng biến tuyệt vời. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Fitzgerald là khả năng hát scat - một kỹ thuật hát mà nghệ sĩ dùng âm thanh vô nghĩa để ứng biến giai điệu, tạo ra những bản nhạc đầy sáng tạo và mới mẻ.

Một lần, trong khi biểu diễn tại một câu lạc bộ jazz nổi tiếng ở New York, Ella gặp phải một tình huống mà ngay cả những ca sĩ giỏi nhất cũng có thể lúng túng. Trong lúc đang hát một bản ballad trữ tình, ban nhạc bất ngờ đổi nhịp. Thay vì bối rối, Ella nhanh chóng thích ứng, biến nhịp sai thành một cơ hội để phô diễn tài năng ứng biến của mình.

Cô chuyển từ giai điệu ban đầu sang hát scat, tạo ra những âm thanh ngẫu hứng nhưng vô cùng hoàn hảo, khiến khán giả không chỉ quên đi sự cố mà còn cảm thấy phấn khích hơn. Khán phòng vỡ òa trong tiếng vỗ tay và reo hò khi Ella kết thúc màn trình diễn. Sau đó, cô chỉ mỉm cười và nói: “Đôi khi, sai lầm lại tạo ra những điều tuyệt vời nhất.”

Câu chuyện này trở thành minh chứng cho tài năng và sự điềm tĩnh của Ella Fitzgerald, người luôn biết cách biến những tình huống khó khăn thành những khoảnh khắc nghệ thuật tuyệt vời.

Sưu tầm

Jackson Khiêu Vũ Dưới Ánh Trăng

Michael Jackson, vua nhạc Pop, không chỉ nổi tiếng với những bản hit kinh điển mà còn với những bước nhảy thần sầu. Một trong những vũ điệu đặc trưng nhất của ông là “moonwalk” - bước đi ngược nổi tiếng mà cho đến nay vẫn là một biểu tượng của sự sáng tạo và tài năng vũ đạo.

Câu chuyện kể rằng, trước khi “moonwalk” trở thành một hiện tượng toàn cầu, Michael đã dành nhiều đêm luyện tập chăm chỉ trong studio. Một đêm nọ, trong khi tập luyện đến khuya, Michael cảm thấy cần hít thở không khí trong lành. Ông bước ra ngoài, dưới ánh trăng sáng của Los Angeles, và bắt đầu thực hiện những bước nhảy mới mà ông đang sáng tạo.

Ánh trăng phản chiếu trên nền sân, tạo ra một hiệu ứng kỳ lạ, như thể Michael đang lướt trên mặt đất. Cảm giác hứng khởi tràn đầy, Michael đã nhảy và hoàn thiện những bước đi mà sau này trở thành “moonwalk” huyền thoại. Khi trở về studio, ông biết rằng mình vừa tạo ra một điều gì đó đặc biệt.

Và đúng như vậy, khi Michael Jackson trình diễn “moonwalk” lần đầu tiên trên sân khấu, cả thế giới đã bị mê hoặc. Câu chuyện về đêm tập luyện dưới ánh trăng ấy đã trở thành một phần trong huyền thoại về Michael Jackson, người luôn đẩy xa giới hạn của âm nhạc và vũ đạo.

Sưu tầm

Chopin Dưới Đêm Trăng

Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano vĩ đại của thời kỳ Lãng mạn, nổi tiếng với những bản nhạc piano đầy cảm xúc và tinh tế. Tuy nhiên, cuộc đời của Chopin không chỉ có âm nhạc mà còn những khoảnh khắc đáng nhớ đầy cảm xúc. Một trong những câu chuyện cảm động về Chopin là khi ông sáng tác bản Nocturne dưới ánh trăng.

Một đêm nọ, khi Chopin đang nghỉ ngơi tại một ngôi nhà ngoại ô ở Pháp, ông không thể ngủ được vì ánh trăng sáng chiếu vào phòng. Bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của đêm trăng, Chopin quyết định ngồi xuống bên cây đàn piano và bắt đầu sáng tác. Ánh trăng ngoài cửa sổ chiếu vào những ngón tay của ông khi chúng lướt nhẹ trên phím đàn, tạo ra những giai điệu nhẹ nhàng, mượt mà và đầy cảm xúc.

Bản nhạc mà Chopin sáng tác đêm đó trở thành một trong những Nocturne nổi tiếng nhất của ông, thể hiện rõ ràng sự giao hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật. Âm nhạc của ông như phản ánh ánh trăng tĩnh lặng, mang đến cho người nghe cảm giác yên bình và thanh thản. Chopin đã dành cả đêm để hoàn thiện tác phẩm, và khi mặt trời mọc, ông biết rằng mình đã tạo ra một kiệt tác.

Câu chuyện về đêm sáng tác dưới ánh trăng của Chopin là minh chứng cho khả năng biến những khoảnh khắc đơn giản của cuộc sống thành nghệ thuật vĩ đại.

Sưu tầm

Parker với Bản Jazz Từ Tiệm Giặt Ủi

Charlie Parker, hay còn được gọi là “Bird,” là một trong những nghệ sĩ jazz vĩ đại nhất trong lịch sử, người đã định hình nên thể loại bebop đầy sôi động. Cuộc đời của Parker không chỉ được biết đến với những bản nhạc đột phá mà còn với những tình huống đời thường trở thành nguồn cảm hứng sáng tác.

Một trong những câu chuyện thú vị về Parker xảy ra khi ông đang đi giặt quần áo tại một tiệm giặt ủi nhỏ ở New York. Trong khi chờ máy giặt hoàn thành công việc, Parker bắt đầu nghĩ về một giai điệu mới. Không có giấy nhạc hay nhạc cụ nào bên cạnh, ông bắt đầu ghi lại giai điệu bằng cách gõ nhịp lên bàn giặt và hát nhỏ trong miệng.

Những người xung quanh lúc đầu tỏ ra ngạc nhiên, nhưng sau đó bị cuốn hút bởi cách Parker tạo ra âm nhạc ngay tại nơi chẳng ai ngờ tới. Giai điệu đó sau này được phát triển thành một bản nhạc bebop sôi động mà Parker đã biểu diễn trong nhiều buổi hòa nhạc. Câu chuyện này cho thấy khả năng sáng tạo không giới hạn của Charlie Parker, người có thể biến mọi nơi thành một không gian âm nhạc.

Sưu tầm

Hendrix Và Cơn Mưa Tình Cờ

Jimi Hendrix, một trong những tay guitar vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc rock, được biết đến với khả năng chơi đàn phi thường và những màn trình diễn bùng nổ. Tuy nhiên, một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Hendrix không phải trên sân khấu mà là trong một buổi chiều mưa tại Woodstock.

Trong một buổi tập luyện trước lễ hội Woodstock năm 1969, Hendrix đang chơi guitar ngoài trời thì trời bắt đầu đổ mưa. Thay vì dừng lại, Hendrix quyết định tiếp tục chơi, và những giọt mưa bắt đầu rơi lên dây đàn, tạo ra những âm thanh kỳ lạ và đẹp đẽ. Cảm hứng từ cơn mưa, Hendrix bắt đầu ứng biến một giai điệu mới, với những âm thanh của thiên nhiên hòa quyện vào tiếng guitar.

Buổi biểu diễn ngẫu hứng này đã trở thành một phần của huyền thoại về Hendrix, minh chứng cho khả năng kết nối giữa âm nhạc và thiên nhiên của ông. Khi kết thúc, Hendrix chỉ mỉm cười và nói với ban nhạc: “Thiên nhiên luôn biết cách làm mới âm nhạc của chúng ta.”

Sưu tầm

Vivaldi và Bốn Mùa Sáng Tạo

Antonio Vivaldi, nhà soạn nhạc người Ý nổi tiếng với tác phẩm “Bốn Mùa,” là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thời kỳ Baroque. Tác phẩm này không chỉ nổi bật vì sự tinh tế và phong phú về âm nhạc, mà còn bởi cách Vivaldi đã mô tả sự thay đổi của các mùa qua từng giai điệu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cảm hứng để sáng tác “Bốn Mùa” đến từ một chuyến đi đến vùng nông thôn nước Ý.

Một ngày nọ, Vivaldi quyết định rời khỏi thành phố Venice sôi động để đến một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn. Khi đến nơi, ông bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh - từ tiếng chim hót vào mùa xuân, đến tiếng nước chảy róc rách vào mùa hạ, tiếng gió lạnh buốt vào mùa thu, và cả sự tĩnh lặng băng giá của mùa đông. Những trải nghiệm này đã gợi lên trong Vivaldi những giai điệu và cảm xúc mà sau này trở thành các chương trong tác phẩm “Bốn Mùa.”

Khi trở về Venice, Vivaldi ngay lập tức ngồi xuống viết những nốt nhạc đầu tiên của “Bốn Mùa.” Ông đã dành nhiều tuần lễ để hoàn thành tác phẩm này, với mỗi phần mô tả một mùa trong năm. Mỗi giai điệu đều phản ánh chân thực và sống động những cảm xúc mà thiên nhiên mang lại cho Vivaldi. Khi tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên, khán giả đã hoàn toàn bị cuốn hút bởi khả năng mô tả thiên nhiên kỳ diệu qua âm nhạc của ông.

Sưu tầm

Armstrong và Một Lần Ngẫu Hứng

Louis Armstrong, hay còn gọi là “Satchmo,” là một trong những biểu tượng lớn nhất của nhạc jazz. Ông nổi tiếng với tài năng chơi trumpet tuyệt vời và giọng hát khàn đặc trưng. Tuy nhiên, Armstrong không chỉ biết đến với tài năng âm nhạc, mà còn với tính cách vui vẻ và những hành động ngẫu hứng đầy bất ngờ.

Một ngày nọ, Armstrong đang đi dạo qua khu phố của mình ở New Orleans khi nghe thấy tiếng nhạc jazz phát ra từ một quán bar nhỏ. Dù không có kế hoạch trước, Armstrong quyết định ghé vào xem. Khi bước vào quán, ông nhận thấy ban nhạc đang thiếu một người chơi trumpet. Không chút do dự, Armstrong bước lên sân khấu và mượn cây trumpet của một nhạc công.

Khán giả và ban nhạc đều bất ngờ, nhưng ngay khi Armstrong bắt đầu chơi, cả phòng tràn ngập trong tiếng nhạc đầy sức sống và tinh thần jazz đặc trưng của ông. Armstrong đã biến một buổi tối bình thường thành một trải nghiệm khó quên cho tất cả những ai có mặt. Sau màn trình diễn ngẫu hứng đó, Armstrong chỉ cười và nói: “Jazz là thế, đôi khi bạn phải theo nhạc điệu của trái tim.”

Sưu tầm

Prince Với Âm Nhạc Điện Tử

Prince, một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc pop, nổi tiếng với phong cách biểu diễn độc đáo và những sáng tác đột phá. Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Prince là khi ông quyết định sử dụng âm nhạc điện tử để thay đổi hoàn toàn phong cách của mình.

Vào những năm 1980, khi âm nhạc điện tử bắt đầu nổi lên, Prince đã nhìn thấy tiềm năng to lớn của công nghệ này trong việc tạo ra những âm thanh mới mẻ và đầy sáng tạo. Ông bắt đầu thử nghiệm với các loại nhạc cụ điện tử và máy móc mới, tạo ra những giai điệu không giống bất cứ thứ gì trước đây. Mặc dù nhiều người trong ngành công nghiệp âm nhạc ban đầu tỏ ra hoài nghi, Prince tin rằng âm nhạc điện tử sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho âm nhạc pop.

Khi album “1999” của Prince ra mắt, cả thế giới đã bị cuốn hút bởi những âm thanh hiện đại và đầy năng lượng. Những bản hit như “Little Red Corvette” và “1999” không chỉ thành công vang dội mà còn khẳng định vị trí của Prince như một người tiên phong trong việc sử dụng công nghệ để đẩy xa giới hạn của âm nhạc.

Sưu tầm

Debussy và Giai Điệu Từ Biển Cả

Claude Debussy, nhà soạn nhạc người Pháp và là một trong những biểu tượng của trường phái âm nhạc Ấn tượng, nổi tiếng với khả năng tạo ra những giai điệu đầy mê hoặc và phong cách âm nhạc mang tính gợi hình. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “La Mer,” một bản nhạc mô tả sống động và tinh tế về biển cả. Tuy nhiên, câu chuyện về cách mà Debussy tìm cảm hứng cho tác phẩm này cũng đầy thú vị và thể hiện sâu sắc mối liên hệ giữa ông và thiên nhiên.

Vào mùa hè năm 1903, Debussy đã quyết định dành vài tuần nghỉ ngơi tại một ngôi làng ven biển ở miền nam nước Pháp. Mỗi ngày, ông đều đi dạo dọc bờ biển, lắng nghe tiếng sóng vỗ và quan sát những thay đổi tinh tế của ánh sáng trên mặt nước. Một buổi sáng nọ, trong khi ngồi trên một tảng đá lớn và ngắm nhìn đại dương mênh mông, Debussy bắt đầu nghe thấy trong đầu những giai điệu tinh tế, nhấp nhô theo từng đợt sóng.

Debussy trở về căn nhà nhỏ của mình và ngay lập tức bắt tay vào viết những nốt nhạc đầu tiên của “La Mer.” Ông mô tả biển cả không phải chỉ qua sự mạnh mẽ của sóng, mà còn qua những khoảnh khắc yên bình, như khi mặt trời lặn và mặt nước phẳng lặng. Khi tác phẩm được công diễn, nó đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Ấn tượng.

Sưu tầm

Holiday Với Giai Điệu Buồn

Billie Holiday, được mệnh danh là “Lady Day,” là một trong những giọng ca jazz nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Cô không chỉ nổi tiếng với giọng hát đặc trưng, đầy cảm xúc mà còn với khả năng biến những câu chuyện đau buồn thành âm nhạc đầy sức mạnh. Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất về Holiday là khi cô lần đầu tiên biểu diễn ca khúc “Strange Fruit,” một bài hát mang tính biểu tượng phản ánh sự tàn bạo của nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Vào cuối những năm 1930, khi Holiday đang biểu diễn tại một câu lạc bộ ở New York, cô đã được giới thiệu với một bài thơ tên “Strange Fruit,” viết về những vụ hành hình người da đen ở miền Nam nước Mỹ. Holiday bị xúc động mạnh bởi hình ảnh và ý nghĩa của bài thơ, và quyết định biến nó thành một ca khúc. Dù biết rằng bài hát có thể gây ra nhiều tranh cãi, Holiday vẫn kiên quyết trình diễn nó, cảm nhận rằng đây là điều cần phải làm.

Khi Holiday lần đầu tiên hát “Strange Fruit” trên sân khấu, cả khán phòng chìm trong im lặng. Giọng hát đầy đau đớn và cảm xúc của cô, kết hợp với lời ca u ám, đã tạo nên một bầu không khí căng thẳng và đầy suy tư. Khi cô kết thúc bài hát, không có tiếng vỗ tay nào vang lên, chỉ có sự im lặng và sự nhận thức sâu sắc về sự tàn bạo của thế giới. Từ đó, “Strange Fruit” trở thành một phần không thể thiếu trong di sản âm nhạc của Holiday, và là một trong những bài hát chống phân biệt chủng tộc mạnh mẽ nhất trong lịch sử.

Sưu tầm

Cobain với Giai Điệu Của Sự Đau Khổ

Kurt Cobain, giọng ca chính và là người sáng lập của ban nhạc Nirvana, là một trong những nhân vật biểu tượng nhất của dòng nhạc grunge trong thập niên 1990. Âm nhạc của Cobain thường thể hiện sự đấu tranh nội tâm và cảm giác không thuộc về thế giới xung quanh. Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất về Cobain là cách anh tìm cảm hứng để viết nên những giai điệu đầy sức mạnh nhưng cũng chất chứa sự đau khổ.

Vào cuối năm 1991, khi Nirvana đang trên đỉnh cao thành công với album “Nevermind,” Cobain cảm thấy áp lực khủng khiếp từ sự nổi tiếng đột ngột. Để giải tỏa căng thẳng, anh thường đến một căn phòng nhỏ trong nhà, ngồi cùng cây guitar và ghi lại những giai điệu xuất phát từ trái tim. Một đêm, trong khi ngồi lặng lẽ trong phòng với ánh đèn mờ, Cobain đã viết nên những nốt nhạc đầu tiên của bài hát “Come as You Are,” một trong những bản hit nổi tiếng nhất của Nirvana.

Bài hát này không chỉ là một kiệt tác âm nhạc mà còn là sự phản ánh chân thực những cảm xúc mâu thuẫn bên trong Cobain - sự mời gọi và xa cách, sự chấp nhận và từ chối. Khi trình diễn bài hát trên sân khấu, Cobain luôn mang theo trong mình sự đấu tranh nội tâm và điều này đã tạo nên một kết nối mạnh mẽ với khán giả, những người tìm thấy sự đồng cảm trong âm nhạc của anh.

Sưu tầm

Beethoven và Sonata Ánh Trăng

Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc vĩ đại của thời kỳ Cổ điển, nổi tiếng với những tác phẩm đầy cảm xúc và sức mạnh. Một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của ông là “Sonata Ánh Trăng” (Moonlight Sonata), nhưng ít ai biết rằng cảm hứng để sáng tác bản nhạc này đến từ một đêm ngồi ngắm sao đặc biệt.

Một đêm nọ, khi Beethoven đang đi dạo qua các con phố yên tĩnh của Vienna, ông quyết định dừng chân bên bờ sông Danube. Bầu trời đêm rực rỡ với hàng ngàn ngôi sao lấp lánh, và ánh trăng chiếu sáng mặt nước, tạo ra một cảnh tượng đẹp đến nghẹt thở. Trong khoảnh khắc đó, Beethoven cảm thấy mình bị cuốn hút bởi vẻ đẹp huyền diệu của đêm tối, và những giai điệu bắt đầu vang lên trong tâm trí ông.

Khi trở về nhà, Beethoven ngồi xuống bên cây đàn piano và bắt đầu chơi những nốt nhạc đầu tiên của bản sonata. Ông tạo ra một giai điệu dịu dàng nhưng sâu lắng, phản ánh sự yên bình nhưng cũng đầy bí ẩn của ánh trăng và bầu trời đêm. Những nốt nhạc nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại trong phần mở đầu của bản sonata như mô tả sự chuyển động nhẹ nhàng của mặt nước dưới ánh trăng.

“Sonata Ánh Trăng” sau này trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của Beethoven, biểu hiện rõ ràng sự kết nối giữa thiên nhiên và nghệ thuật của ông. Đêm đó bên bờ sông Danube không chỉ là một khoảnh khắc đẹp, mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho một trong những tác phẩm bất hủ của lịch sử âm nhạc cổ điển.

Sưu tầm

Thielemans - Jazz với Kèn Harmonica

Toots Thielemans, một trong những nghệ sĩ harmonica nổi tiếng nhất trong lịch sử, đã đưa cây kèn nhỏ bé này trở thành một công cụ biểu diễn đầy quyền năng trong âm nhạc jazz. Thielemans không chỉ là một nghệ sĩ tài ba mà còn là người đã thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về harmonica, biến nó từ một nhạc cụ dân gian thành một phần không thể thiếu của jazz.

Câu chuyện kể rằng, vào những năm 1950, Thielemans đang chơi guitar trong một ban nhạc jazz ở Mỹ. Một buổi tối, trong lúc nghỉ ngơi giữa các phần biểu diễn, ông tình cờ lấy cây harmonica của mình ra và bắt đầu chơi ngẫu hứng theo một giai điệu jazz mà ban nhạc đang luyện tập. Âm thanh nhẹ nhàng nhưng đầy sức sống của harmonica hòa quyện một cách hoàn hảo với các nhạc cụ khác, tạo ra một màu sắc mới mẻ và thú vị.

Thielemans nhận ra rằng harmonica không chỉ là một nhạc cụ nhỏ bé mà còn có thể truyền tải những cảm xúc phức tạp và sâu lắng của jazz. Từ đó, ông bắt đầu sử dụng harmonica như một phần chính trong các buổi biểu diễn của mình, và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự sáng tạo trong làng nhạc jazz.

Những bản thu âm của Thielemans, như “Bluesette,” đã trở thành kinh điển, và ông được nhớ đến như người đã mở ra một chương mới cho harmonica trong âm nhạc. Khả năng kết hợp harmonica với jazz của Thielemans không chỉ thể hiện tài năng xuất chúng của ông mà còn minh chứng cho sức mạnh của âm nhạc trong việc phá vỡ mọi giới hạn.

Sưu tầm

Madonna Nữ Hoàng Không Gục Ngã

Madonna, Nữ hoàng nhạc Pop, nổi tiếng không chỉ với những ca khúc đỉnh cao mà còn với khả năng biểu diễn ấn tượng và phong cách táo bạo. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Madonna là khi cô gặp sự cố trên sân khấu trong chuyến lưu diễn “Rebel Heart” vào năm 2015.

Trong một buổi biểu diễn tại BRIT Awards, Madonna xuất hiện trên sân khấu với một bộ trang phục lộng lẫy và một chiếc áo choàng dài. Khi cô bước lên bậc thang để bắt đầu màn trình diễn, một vũ công đã vô tình kéo mạnh chiếc áo choàng khiến Madonna ngã ngửa xuống sân khấu.

Sự cố này xảy ra ngay trước mặt hàng ngàn khán giả và hàng triệu người xem truyền hình. Tuy nhiên, thay vì hoảng sợ hoặc dừng lại, Madonna nhanh chóng đứng dậy, lấy lại phong thái tự tin và tiếp tục màn trình diễn như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Khán giả đã vỡ òa trong tiếng reo hò cổ vũ, không chỉ vì sự chuyên nghiệp mà còn vì sự kiên cường của cô.

Câu chuyện này không chỉ là một minh chứng cho sự chuyên nghiệp của Madonna mà còn cho thấy rằng dù gặp bất kỳ khó khăn nào, cô vẫn luôn đứng vững và tiếp tục hành trình âm nhạc của mình.

Sưu tầm

Ravel - Khi Điệu Bolero Lên Ngôi

Maurice Ravel, nhà soạn nhạc người Pháp và là một trong những biểu tượng của trường phái Ấn tượng, nổi tiếng với những tác phẩm tinh tế và sáng tạo. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Boléro,” một bản nhạc không lời đơn giản nhưng đầy sức mạnh, đã trở thành một kiệt tác của âm nhạc thế giới.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1928, khi Ravel được nữ vũ công Ida Rubinstein yêu cầu sáng tác một bản nhạc ballet. Thay vì tạo ra một tác phẩm phức tạp như thông thường, Ravel quyết định thử nghiệm một điều gì đó hoàn toàn mới. Ông lấy cảm hứng từ điệu Bolero của Tây Ban Nha, một điệu nhảy truyền thống với nhịp điệu chậm rãi và lặp đi lặp lại. Ravel bắt đầu sáng tác một bản nhạc với cấu trúc đơn giản nhưng được xây dựng trên một nền tảng lặp lại không ngừng, từ đầu đến cuối chỉ dựa trên một giai điệu duy nhất.

Mặc dù ý tưởng này có vẻ táo bạo, Ravel đã hoàn thành tác phẩm với sự tinh tế và khéo léo tuyệt vời. Khi “Boléro” được trình diễn lần đầu tiên, cả khán phòng đã hoàn toàn bị cuốn hút bởi sự căng thẳng và kịch tính mà bản nhạc tạo ra. Âm nhạc dần dần tăng cường độ, với từng nhạc cụ tham gia vào dàn nhạc, tạo nên một đỉnh điểm bùng nổ.

“Boléro” không chỉ là một thành công vang dội mà còn là một minh chứng cho sự sáng tạo không giới hạn của Ravel. Từ một giai điệu đơn giản, ông đã tạo ra một kiệt tác âm nhạc có sức mạnh lay động lòng người, trở thành một phần không thể thiếu của di sản âm nhạc thế giới.

Sưu tầm

Jobim - Khi Bossa Nova Ra Đời

Antônio Carlos Jobim, người Brazil, được coi là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20 và là người sáng tạo ra thể loại nhạc Bossa Nova, một sự kết hợp độc đáo giữa jazz và samba. Câu chuyện về cách Jobim đã tạo ra một phong cách âm nhạc mới mẻ và đầy quyến rũ này là một phần không thể thiếu trong di sản của ông.

Vào những năm 1950, Jobim, cùng với nhà thơ Vinicius de Moraes, đã hợp tác để viết nhạc cho bộ phim “Orfeu da Conceição.” Trong quá trình sáng tác, Jobim đã thử nghiệm với các giai điệu và nhịp điệu của samba, nhưng pha trộn thêm yếu tố jazz mà ông rất yêu thích. Kết quả là một giai điệu mới mẻ, nhẹ nhàng, nhưng vẫn đầy cảm xúc và tinh tế.

Khi ca khúc “Chega de Saudade” được phát hành vào năm 1958, nó đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của công chúng. Với nhịp điệu chậm rãi và giai điệu mượt mà, bài hát này đã khai sinh ra thể loại Bossa Nova, mang đến cho âm nhạc Brazil một diện mạo mới. Từ đó, Jobim trở thành một biểu tượng toàn cầu của âm nhạc, với những ca khúc như “The Girl from Ipanema” và “Desafinado” được yêu thích khắp nơi trên thế giới.

Sưu tầm

The Eagles - Đi Đến Hotel California

The Eagles, một trong những ban nhạc rock nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc Mỹ, được biết đến với những bản hit vượt thời gian và phong cách âm nhạc độc đáo kết hợp giữa rock, country và folk. Một trong những bài hát nổi tiếng nhất của họ, “Hotel California,” không chỉ là một bản nhạc kinh điển mà còn là một câu chuyện đầy bí ẩn và hấp dẫn.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1976, khi ban nhạc đang trong quá trình sáng tác cho album mới. Don Felder, tay guitar chính của nhóm, đã sáng tác một giai điệu kỳ lạ và mê hoặc, mà sau này trở thành phần nhạc chính của “Hotel California.” Don Henley và Glenn Frey, hai thành viên khác của nhóm, đã viết lời bài hát, kể về một khách sạn xa hoa nhưng đầy bí ẩn ở California, nơi mà một khi bạn đã vào, bạn sẽ không bao giờ có thể rời đi.

Bài hát này nhanh chóng trở thành một trong những bản hit lớn nhất của The Eagles, với ca từ đầy ẩn ý và phần guitar solo nổi tiếng. “Hotel California” không chỉ là một thành công thương mại mà còn trở thành biểu tượng của văn hóa rock Mỹ, được biết đến như một bài hát phản ánh sự hào nhoáng và cạm bẫy của lối sống thượng lưu ở California trong thập niên 1970.

Sưu tầm

Monteverdi - Âm Nhạc và Trạng Thái Trầm Tư

Claudio Monteverdi, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Baroque, được coi là người đặt nền móng cho opera và là cầu nối giữa thời kỳ Phục hưng và Baroque. Ông nổi tiếng với khả năng kết hợp giữa lời ca và âm nhạc để tạo ra những tác phẩm đầy cảm xúc và chiều sâu.

Một trong những câu chuyện nổi bật về Monteverdi là khi ông sáng tác vở opera “L’Orfeo,” tác phẩm được coi là opera đầu tiên trong lịch sử âm nhạc. Vào đầu thế kỷ 17, Monteverdi đã làm việc tại triều đình Gonzaga ở Mantua, nơi ông được giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm mới cho lễ hội của triều đình. Lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp về Orpheus và Eurydice, Monteverdi đã tạo ra một tác phẩm độc đáo kết hợp giữa lời ca, âm nhạc và kịch nghệ, mở ra một kỷ nguyên mới cho âm nhạc châu Âu.

Trong buổi biểu diễn ra mắt, khán giả đã hoàn toàn bị cuốn hút bởi cách Monteverdi truyền tải cảm xúc thông qua âm nhạc. Khi Orpheus hát về nỗi đau mất người yêu, những giai điệu u buồn và sâu lắng đã khiến cả khán phòng chìm trong sự lặng im trầm tư. Monteverdi đã không chỉ kể một câu chuyện mà còn đưa khán giả vào một trạng thái cảm xúc sâu sắc chưa từng có. Từ đó, “L’Orfeo” trở thành một cột mốc trong lịch sử âm nhạc, và Monteverdi được tôn vinh như một nhà soạn nhạc vĩ đại.

Sưu tầm

Coltrane - Âm Nhạc Như Lời Cầu Nguyện

John Coltrane, một trong những nghệ sĩ saxophone vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc jazz, nổi tiếng với phong cách chơi nhạc đầy cảm xúc và tính tâm linh. Coltrane không chỉ là một nhạc sĩ mà còn là một người tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống thông qua âm nhạc của mình. Một trong những câu chuyện cảm động nhất về Coltrane là khi ông sáng tác album “A Love Supreme,” một kiệt tác của nhạc jazz và là lời cầu nguyện sâu sắc dành cho đấng tối cao.

Sau khi vượt qua một giai đoạn nghiện ngập và khủng hoảng cá nhân, Coltrane đã trải qua một sự thức tỉnh tâm linh sâu sắc. Ông cảm thấy rằng âm nhạc của mình cần phải mang một ý nghĩa lớn hơn, và “A Love Supreme” chính là cách ông thể hiện lòng biết ơn và tình yêu dành cho đấng tối cao đã giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Album này được ghi âm trong một buổi tối duy nhất vào tháng 12 năm 1964. Coltrane đã dồn hết tâm hồn và cảm xúc vào từng nốt nhạc, tạo ra một tác phẩm không chỉ tuyệt đẹp về mặt âm nhạc mà còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về sự cầu nguyện và tâm linh. Khi album ra mắt, nó đã nhận được sự tán dương rộng rãi và trở thành một trong những album quan trọng nhất trong lịch sử nhạc jazz.

Sưu tầm

Simon & Garfunkel - Kết Nối Hai Tâm Hồn

Simon & Garfunkel, bộ đôi nhạc sĩ người Mỹ, nổi tiếng với những bản ballad trữ tình và giai điệu du dương. Họ là biểu tượng của âm nhạc pop trong thập niên 1960 và 1970, và một trong những bài hát nổi tiếng nhất của họ, “The Sound of Silence,” đã trở thành một biểu tượng của sự kết nối cảm xúc giữa con người với nhau.

Câu chuyện về “The Sound of Silence” bắt đầu khi Paul Simon sáng tác bài hát này trong một căn phòng nhỏ ở New York. Simon đã viết lời bài hát trong sự cô đơn và tĩnh lặng, khi mà thế giới xung quanh dường như quá ồn ào nhưng cũng trống rỗng. Khi Simon trình bày bài hát cho Art Garfunkel, cả hai ngay lập tức nhận ra rằng đây là một tác phẩm đặc biệt.

“The Sound of Silence” không chỉ là một bài hát mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự cô đơn và nỗi đau của con người trong một thế giới hiện đại đầy nhiễu nhương. Khi bài hát được phát hành, nó đã chạm đến trái tim của hàng triệu người, trở thành một trong những bản hit lớn nhất của Simon & Garfunkel.

Sưu tầm

Rameau và Cuộc Cách Mạng Âm Nhạc

Jean-Philippe Rameau, một trong những nhà soạn nhạc và nhà lý thuyết âm nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Baroque, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử âm nhạc thông qua những tác phẩm và lý thuyết âm nhạc của mình. Rameau không chỉ nổi tiếng với các vở opera mà còn với cuốn sách lý thuyết âm nhạc “Traité de l’harmonie” (Luận về Hòa âm) xuất bản năm 1722, một công trình có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển lý thuyết âm nhạc hiện đại.

Vào thời điểm đó, âm nhạc châu Âu vẫn bị chi phối bởi các nguyên tắc của thế kỷ trước. Tuy nhiên, Rameau, với tư duy sáng tạo và cách tiếp cận khoa học, đã đặt nền móng cho cách nhìn nhận mới về âm nhạc thông qua “Traité de l’harmonie.” Cuốn sách này giới thiệu những khái niệm như hợp âm chủ, hợp âm phụ và cách chúng có thể kết hợp để tạo ra sự hài hòa trong âm nhạc. Đây là những khái niệm cơ bản mà ngày nay chúng ta coi là hiển nhiên, nhưng vào thời của Rameau, chúng là những ý tưởng mang tính cách mạng.

Rameau đã đưa những lý thuyết này vào thực tiễn trong các tác phẩm của mình, tạo ra những giai điệu đầy cảm xúc và sự phức tạp về hòa âm. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, vở opera “Hippolyte et Aricie,” đã gây chấn động khi ra mắt vì những cách tân táo bạo trong âm nhạc. Mặc dù ban đầu tác phẩm vấp phải sự phản đối từ những người bảo thủ, nhưng sau đó nó đã được công nhận là một kiệt tác và xác lập Rameau như một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thời kỳ Baroque.

Sưu tầm

Parker - Cánh Chim Bebop Bay Cao

Charlie Parker, hay còn được biết đến với biệt danh “Bird,” là một trong những nghệ sĩ saxophone vĩ đại nhất của nhạc jazz và là người tiên phong cho phong cách bebop. Parker không chỉ là một nhạc sĩ tài năng mà còn là người đã định hình và phát triển một phong cách âm nhạc mới, đầy thử thách nhưng cũng rất sáng tạo.

Vào cuối những năm 1940, Parker và các đồng nghiệp của mình, bao gồm Dizzy Gillespie, đã bắt đầu thử nghiệm với những giai điệu và nhịp điệu phức tạp hơn, mang lại sự tự do trong việc ứng biến. Bebop ra đời từ những đêm biểu diễn tại các câu lạc bộ nhỏ ở New York, nơi Parker đã chơi những đoạn solo nhanh như chớp, đầy sức mạnh và cảm xúc. Những giai điệu của ông đầy bất ngờ, với những biến tấu không ngừng, khiến khán giả phải ngạc nhiên và kinh ngạc.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng về Parker là khi ông trình diễn tại câu lạc bộ Minton’s Playhouse ở Harlem. Ông đã chơi một bản nhạc bebop mới, “Ornithology,” với những đoạn solo phức tạp và sáng tạo đến mức không ai có thể sao chép được. Khán giả và các nhạc sĩ khác trong câu lạc bộ đều bị cuốn hút bởi tài năng của Parker và hiểu rằng họ đang chứng kiến một sự thay đổi lớn trong nhạc jazz.

Parker không chỉ là một nghệ sĩ, ông là một cách mạng trong âm nhạc. Những đóng góp của ông đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhạc jazz, nơi sự tự do và sáng tạo được tôn vinh. Cho đến ngày nay, Charlie Parker vẫn được coi là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Sưu tầm

John và Cảm Hứng Đến Từ Tình Bạn

Elton John, một trong những nghệ sĩ pop vĩ đại nhất của mọi thời đại, nổi tiếng với những ca khúc bất hủ và phong cách biểu diễn độc đáo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nhiều tác phẩm lớn của ông được tạo ra từ một mối quan hệ hợp tác sáng tạo đặc biệt với người viết lời Bernie Taupin.

Câu chuyện bắt đầu vào cuối những năm 1960, khi Elton John và Bernie Taupin gặp nhau qua một cuộc thi viết nhạc. Mặc dù ban đầu cả hai đều không đạt được thành công lớn, nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng họ có một sự kết nối đặc biệt trong âm nhạc. Bernie Taupin viết lời, còn Elton John sáng tác nhạc. Mối quan hệ hợp tác này đã sinh ra hàng loạt các bản hit, bao gồm “Your Song,” “Rocket Man,” và “Candle in the Wind.”

Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất về Elton John và Bernie Taupin là khi họ sáng tác “Rocket Man.” Taupin đã viết lời ca khúc về một người đàn ông cô đơn trong vũ trụ, và chỉ trong vài giờ, Elton John đã hoàn thành phần nhạc. Khi họ ngồi cùng nhau để trình diễn bài hát lần đầu tiên, cả hai đều cảm nhận được rằng họ đã tạo ra một tác phẩm đặc biệt. “Rocket Man” sau này trở thành một trong những bản hit lớn nhất của Elton John và là một trong những ca khúc biểu tượng của thập niên 1970.

Sưu tầm

Satie Và Những Giai Điệu Độc Đáo

Erik Satie, nhà soạn nhạc người Pháp, được coi là một trong những nhân vật tiên phong của trường phái Ấn tượng trong âm nhạc. Ông nổi tiếng với những tác phẩm độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, thách thức các quy tắc truyền thống của âm nhạc thời bấy giờ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Satie là “Gymnopédies,” một bộ ba bản nhạc piano mang đậm phong cách Ấn tượng.

Câu chuyện về cách Satie sáng tác “Gymnopédies” là một minh chứng cho sự sáng tạo của ông. Vào cuối thế kỷ 19, khi đang sống tại Montmartre, Paris, Satie thường đi dạo qua các con phố yên tĩnh vào buổi tối, nơi ông cảm nhận được sự hòa quyện giữa không gian và âm thanh của thành phố. Một buổi tối, trong khi ngồi tại một quán cà phê nhỏ, Satie đã bắt đầu nghĩ về những giai điệu đơn giản nhưng đầy mê hoặc, phản ánh sự yên bình và mơ màng của cuộc sống thành thị.

Ngay sau đó, Satie ngồi xuống bên cây đàn piano của mình và bắt đầu sáng tác những nốt nhạc đầu tiên của “Gymnopédies.” Những giai điệu nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại như những bước chân chậm rãi, mang đến cho người nghe cảm giác bình yên và thư thái. Tác phẩm này sau đó đã trở thành một trong những biểu tượng của âm nhạc Ấn tượng, với sức hút mạnh mẽ và sự tinh tế trong từng nốt nhạc.

Sưu tầm

Hancock - Khi Jazz Đối Mặt Với Công Nghệ

Herbie Hancock, một trong những nghệ sĩ jazz vĩ đại nhất của thế kỷ 20, nổi tiếng với khả năng sáng tạo và sự kết hợp giữa jazz và các yếu tố công nghệ hiện đại. Hancock không chỉ là một nghệ sĩ piano tài ba mà còn là người tiên phong trong việc sử dụng nhạc cụ điện tử trong nhạc jazz, mở ra một kỷ nguyên mới cho thể loại này.

Một trong những câu chuyện nổi bật về Hancock là khi ông sáng tác album “Head Hunters” vào năm 1973. Đây là một trong những album jazz đầu tiên sử dụng nhạc cụ điện tử như synthesizer, cùng với các yếu tố funk và rock, tạo ra một âm thanh hoàn toàn mới và độc đáo. Hancock đã dám thách thức những chuẩn mực của jazz truyền thống để mang lại sự mới mẻ và hiện đại cho âm nhạc.

“Head Hunters” ngay lập tức trở thành một thành công vang dội, không chỉ trong giới yêu nhạc jazz mà còn với những người yêu âm nhạc trên toàn thế giới. Tác phẩm này đã đặt nền móng cho sự phát triển của jazz fusion và khẳng định vị trí của Hancock như một trong những nhà cách mạng trong âm nhạc.

Sưu tầm

Presley - Vị Vua Của Rock 'n' Roll

Elvis Presley, được mệnh danh là “Vua của Rock ’n’ Roll,” đã trở thành một biểu tượng không thể phai mờ của âm nhạc pop thế giới. Với giọng hát mạnh mẽ, phong cách biểu diễn độc đáo và sự quyến rũ trên sân khấu, Elvis đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của âm nhạc đại chúng vào thập niên 1950 và 1960.

Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất về Elvis là lần ông trình diễn tại chương trình truyền hình “The Ed Sullivan Show” vào năm 1956. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông, giúp đưa tên tuổi Elvis Presley lên tầm cao mới. Khi xuất hiện trên sân khấu, Elvis đã biểu diễn những ca khúc như “Hound Dog” và “Don’t Be Cruel,” với những động tác lắc hông đầy quyến rũ, khiến khán giả không thể rời mắt.

Màn trình diễn này đã gây ra một cơn sốt trong giới trẻ và khẳng định Elvis là một hiện tượng văn hóa không thể chối cãi. Mặc dù bị chỉ trích bởi một số người bảo thủ vì phong cách biểu diễn táo bạo, Elvis vẫn tiếp tục chinh phục khán giả với tài năng và sự lôi cuốn của mình.

Sưu tầm

Schubert Và Tình Yêu Dành Cho Âm Nhạc

Franz Schubert, nhà soạn nhạc người Áo, là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn. Ông nổi tiếng với những tác phẩm đầy cảm xúc, từ các bản lied (ca khúc nghệ thuật) đến các bản giao hưởng và nhạc thính phòng. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Schubert là “Ave Maria,” một bài hát đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1825, khi Schubert đang tìm kiếm cảm hứng mới cho các sáng tác của mình. Ông thường dành thời gian đi dạo quanh những vùng quê yên bình của Áo, lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên và cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống. Trong một lần đi dạo, Schubert đã nảy ra ý tưởng về một giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, mang đậm tinh thần tôn giáo và lòng kính trọng đối với Đức Mẹ Maria.

Ngay khi trở về nhà, Schubert ngồi xuống bên cây đàn piano và bắt đầu sáng tác “Ave Maria.” Giai điệu êm ái và lời ca trầm lắng đã tạo nên một bầu không khí yên bình và thiêng liêng. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một trong những bản nhạc được yêu thích nhất của Schubert, biểu hiện rõ ràng tình yêu sâu sắc của ông đối với âm nhạc và tôn giáo.

Sưu tầm

Basie - Khi Âm Nhạc Swing Lên Ngôi

Count Basie, một trong những nghệ sĩ piano và nhạc trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc jazz, đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong cách swing. Với sự lãnh đạo của ông, Dàn nhạc Count Basie đã trở thành một trong những ban nhạc swing hàng đầu của thời kỳ này, mang lại niềm vui và sự phấn khích cho hàng triệu người.

Vào những năm 1930, khi phong trào swing đang ở đỉnh cao, Basie và ban nhạc của ông thường biểu diễn tại các câu lạc bộ jazz nổi tiếng ở New York, như Savoy Ballroom và Roseland Ballroom. Mỗi buổi tối, hàng trăm người hâm mộ đã đến để thưởng thức những giai điệu sôi động, nhịp điệu cuốn hút và tiếng piano đặc trưng của Basie.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng về Count Basie là khi ông dẫn dắt dàn nhạc của mình trong một buổi biểu diễn đặc biệt tại Carnegie Hall vào năm 1938. Đêm đó, Basie đã chơi những bản nhạc như “One O’Clock Jump” và “Jumpin’ at the Woodside” với một phong cách đầy năng lượng và sáng tạo. Khán giả đã bị cuốn hút hoàn toàn bởi màn trình diễn của ông, và buổi biểu diễn này đã khẳng định vị thế của Count Basie như một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thời kỳ swing.

Sưu tầm

Dylan - Âm Nhạc Và Tiếng Nói Của Thời Đại

Bob Dylan, một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc rock, được biết đến không chỉ với những ca khúc mang tính biểu tượng mà còn với khả năng sáng tác lời ca sâu sắc, phản ánh những biến động xã hội và chính trị. Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong sự nghiệp của Dylan là khi ông viết và biểu diễn ca khúc “The Times They Are a-Changin’,” một bài hát đã trở thành biểu tượng của phong trào phản kháng trong thập niên 1960.

Vào đầu những năm 1960, khi nước Mỹ đang đối mặt với những cuộc đấu tranh về quyền công dân và phản đối chiến tranh Việt Nam, Dylan đã cảm nhận được sự bất mãn và khao khát thay đổi trong lòng người dân. Với cây guitar và cây harmonica của mình, ông đã viết nên “The Times They Are a-Changin’,” một lời kêu gọi thay đổi và là tiếng nói của một thế hệ.

Ca khúc này đã nhanh chóng trở thành bài hát chủ đề cho phong trào phản kháng và được biểu diễn trong nhiều cuộc biểu tình và sự kiện lớn. Dylan, với chất giọng khàn đặc trưng và phong cách biểu diễn giản dị, đã truyền tải được thông điệp mạnh mẽ của mình đến hàng triệu người.

Sưu tầm

Brahms Và Sự Kiên Nhẫn Của Thiên Tài

Johannes Brahms, nhà soạn nhạc người Đức và là một trong những nhân vật vĩ đại của thời kỳ Lãng mạn, được biết đến với những tác phẩm đầy cảm xúc và sự phức tạp trong cấu trúc âm nhạc. Một trong những câu chuyện nổi bật nhất về Brahms là hành trình sáng tác bản Giao hưởng số 1, một tác phẩm đã khiến ông mất hơn 14 năm để hoàn thành.

Brahms luôn sống dưới cái bóng của Ludwig van Beethoven, và ông cảm thấy áp lực lớn khi cố gắng viết một bản giao hưởng có thể sánh ngang với những kiệt tác của Beethoven. Ông đã nhiều lần bắt đầu viết nhưng lại cảm thấy chưa đủ tốt và phải từ bỏ. Tuy nhiên, với sự kiên trì và tài năng thiên bẩm, Brahms cuối cùng đã hoàn thành bản Giao hưởng số 1 vào năm 1876, khi ông 43 tuổi.

Khi bản giao hưởng này được trình diễn lần đầu tiên, nó đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ công chúng và giới phê bình, khẳng định vị trí của Brahms như một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời đại. Bản giao hưởng được mô tả như “Beethoven’s Tenth” bởi những người nghe thấy rõ sự ảnh hưởng của Beethoven, nhưng cũng nhận ra được phong cách độc đáo và sáng tạo của Brahms.

Sưu tầm

Gillespie - Khi Jazz Chạm Đỉnh Cao Với Bebop

Dizzy Gillespie, một trong những nghệ sĩ trumpet vĩ đại nhất của lịch sử nhạc jazz, được coi là một trong những người sáng lập phong trào bebop, một thể loại jazz đầy sáng tạo và thử thách xuất hiện vào những năm 1940. Gillespie không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là người đã thay đổi hoàn toàn cách mà thế giới nhìn nhận về nhạc jazz.

Vào đầu những năm 1940, khi nhạc jazz vẫn còn gắn liền với các ban nhạc lớn và các giai điệu dễ nghe, Gillespie và một số nhạc sĩ khác, như Charlie Parker, đã bắt đầu thử nghiệm với các nhịp điệu phức tạp và giai điệu nhanh chóng, đầy sức sống. Một trong những câu chuyện nổi tiếng về Gillespie là khi ông và Parker biểu diễn tại câu lạc bộ jazz Minton’s Playhouse ở Harlem. Những đoạn solo đầy biến hóa và sáng tạo của Gillespie đã khiến khán giả kinh ngạc và mở ra một kỷ nguyên mới cho nhạc jazz.

Gillespie không chỉ tạo ra những âm thanh mới lạ mà còn mang đến cho bebop một diện mạo riêng, với sự tự do trong cách biểu diễn và khả năng tương tác giữa các nhạc công. Bebop không chỉ là một thể loại nhạc mới mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không giới hạn trong âm nhạc.

Sưu tầm

The Rolling Stones Thách Thức Mọi Giới Hạn

The Rolling Stones, một trong những ban nhạc rock vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc, đã trở thành biểu tượng của sự nổi loạn và phong cách rock ’n’ roll trong suốt hơn nửa thế kỷ. Với những ca khúc đầy năng lượng và phong cách biểu diễn bùng nổ, The Rolling Stones đã không ngừng thách thức các giới hạn của âm nhạc và xã hội.

Vào những năm 1960, khi nhạc rock đang trở thành hiện tượng toàn cầu, The Rolling Stones đã nhanh chóng vươn lên với những bản hit như “Satisfaction,” “Paint It Black,” và “Jumpin’ Jack Flash.” Một trong những câu chuyện nổi bật về ban nhạc này là khi họ thực hiện chuyến lưu diễn nổi tiếng năm 1969 tại Mỹ. Chuyến lưu diễn này không chỉ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ban nhạc mà còn ghi dấu ấn với buổi hòa nhạc đầy kịch tính tại Altamont Speedway, nơi xảy ra những sự cố bạo lực đáng tiếc.

Dù vậy, The Rolling Stones vẫn tiếp tục tiến lên, trở thành một trong những ban nhạc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc. Với phong cách biểu diễn cuồng nhiệt và tinh thần không ngừng nghỉ, họ đã định hình nền văn hóa rock ’n’ roll và trở thành biểu tượng của sự bất diệt trong âm nhạc.

Sưu tầm

Purcell - Tài Năng Trong Âm Nhạc Anh Quốc

Henry Purcell, nhà soạn nhạc người Anh nổi tiếng nhất của thời kỳ Baroque, được coi là “Orpheus của Anh” vì khả năng tạo ra những tác phẩm âm nhạc vô cùng xúc động và tinh tế. Dù cuộc đời ngắn ngủi, Purcell đã để lại một di sản âm nhạc vĩ đại với những tác phẩm như opera “Dido and Aeneas” và các bản nhạc cho nhà thờ.

Câu chuyện bắt đầu khi Purcell nhận được lời mời sáng tác một vở opera cho lễ hội mùa thu tại trường học dành cho nữ sinh ở Chelsea. Ông đã chọn thần thoại Hy Lạp về Dido và Aeneas làm chủ đề, tạo ra một tác phẩm đầy bi kịch và cảm xúc. Phần nổi bật nhất của opera là đoạn nhạc “Dido’s Lament” khi nữ hoàng Dido than khóc trước khi tự sát, với lời hát đầy tuyệt vọng “Remember me, but ah! forget my fate.”

Khi opera “Dido and Aeneas” được biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1689, nó đã khiến khán giả rơi lệ và khẳng định vị thế của Purcell như một thiên tài âm nhạc. Dù Purcell mất khi chỉ mới 36 tuổi, nhưng những tác phẩm của ông vẫn sống mãi và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhà soạn nhạc sau này.

Sưu tầm

Mingus - Âm Nhạc Là Cuộc Sống

Charles Mingus, một trong những nghệ sĩ bass và nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc jazz, nổi tiếng với khả năng kết hợp các yếu tố khác nhau trong âm nhạc để tạo ra những tác phẩm đầy phức tạp và sâu sắc. Âm nhạc của Mingus không chỉ là những giai điệu đẹp mà còn là sự phản chiếu của cuộc sống và những thách thức mà ông đã trải qua.

Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất về Mingus là khi ông sáng tác album “The Black Saint and the Sinner Lady” vào năm 1963. Đây không chỉ là một album jazz mà còn là một tác phẩm nghệ thuật phức tạp, kết hợp giữa nhạc jazz, nhạc cổ điển và các yếu tố của flamenco. Mingus đã dùng âm nhạc để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ và phức tạp về chủ đề xã hội, tình yêu và sự đấu tranh nội tâm.

Album này được coi là một trong những kiệt tác của Mingus và đã ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này. Sự sáng tạo và tinh thần không thỏa hiệp của Mingus đã giúp ông trở thành một trong những biểu tượng của nhạc jazz hiện đại.

Sưu tầm

Springsteen - Tiếng Nói Của Người Dân

Bruce Springsteen, được biết đến với biệt danh “The Boss,” là một trong những nghệ sĩ rock vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông nổi tiếng với những ca khúc mang đậm chất Mỹ, kể về cuộc sống của những người lao động và những người bị bỏ rơi trong xã hội. Âm nhạc của Springsteen không chỉ là những giai điệu rock sôi động mà còn là những câu chuyện cảm động về hy vọng và sự kiên cường.

Một trong những câu chuyện nổi bật nhất về Springsteen là khi ông viết ca khúc “Born to Run” vào năm 1975. Đây là một trong những bản hit lớn nhất của ông và được coi là ca khúc biểu tượng của cả một thế hệ. “Born to Run” không chỉ là một bài hát về sự tự do và khát vọng vươn lên, mà còn là lời kêu gọi mạnh mẽ cho những người đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Khi ca khúc này được phát hành, nó đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng và khẳng định vị trí của Springsteen như một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong làng nhạc rock. Với chất giọng khàn đặc trưng và phong cách biểu diễn mãnh liệt, Springsteen đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

Sưu tầm

Field - Cha Đẻ Của Những Bản Nocturne

John Field, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano người Ireland, được coi là “cha đẻ của những bản Nocturne.” Ông là người đã phát triển thể loại âm nhạc này trước khi Frédéric Chopin, người nổi tiếng với những bản Nocturne, tiếp tục và hoàn thiện nó. Field đã sáng tạo ra những giai điệu đêm mơ màng, lãng mạn, phản ánh tâm hồn nhạy cảm và tài năng độc đáo của ông.

Một trong những câu chuyện nổi bật về Field là khi ông sáng tác bản Nocturne đầu tiên vào đầu thế kỷ 19. Lấy cảm hứng từ những đêm yên tĩnh ở Dublin, nơi ông lớn lên, Field đã tìm cách chuyển tải cảm xúc sâu lắng của mình vào âm nhạc. Bản Nocturne của ông mang đến cho người nghe cảm giác bình yên, như thể đang chìm đắm trong không gian đêm huyền bí.

Khi những bản Nocturne của Field được xuất bản và trình diễn, chúng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và được yêu thích rộng rãi. Âm nhạc của ông đã mở đường cho nhiều nhà soạn nhạc sau này, đặc biệt là Chopin, người đã tiếp tục phát triển thể loại này và đưa nó lên tầm cao mới.

Sưu tầm

Montgomery - Ngón Tay Tạo Nên Lịch Sử

Wes Montgomery, một trong những nghệ sĩ guitar jazz vĩ đại nhất, được biết đến với phong cách chơi guitar đặc biệt không dùng pick mà dùng ngón tay cái để gảy dây. Phong cách này đã mang lại cho âm nhạc của ông một âm thanh ấm áp, mượt mà, và tạo nên sự khác biệt trong làng nhạc jazz.

Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1950, khi Montgomery bắt đầu thu hút sự chú ý tại các câu lạc bộ jazz ở Indianapolis. Khả năng chơi guitar điêu luyện và sự sáng tạo trong cách diễn đạt của ông đã khiến khán giả và các nhạc sĩ khác kinh ngạc. Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong sự nghiệp của Montgomery là khi ông thu âm album “The Incredible Jazz Guitar of Wes Montgomery” vào năm 1960. Đây là một trong những album jazz kinh điển, với những giai điệu như “Four on Six” và “West Coast Blues” đã trở thành biểu tượng của thể loại này.

Montgomery đã thay đổi cách nhìn nhận về guitar trong nhạc jazz, và ảnh hưởng của ông vẫn còn lan tỏa mạnh mẽ cho đến ngày nay. Ông được tôn vinh như một trong những người tiên phong và đã mở ra một kỷ nguyên mới cho guitar jazz.

Sưu tầm

Pink Floyd - Một Cuộc Hành Trình Tâm Lý

Pink Floyd, ban nhạc rock huyền thoại của Anh, nổi tiếng với âm nhạc mang tính triết lý và sáng tạo, đã thay đổi hoàn toàn cách mà âm nhạc rock được nhìn nhận. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của họ là album “The Dark Side of the Moon,” một kiệt tác âm nhạc không chỉ bởi những giai điệu tinh tế mà còn bởi những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tâm lý con người.

Câu chuyện về việc sáng tác “The Dark Side of the Moon” bắt đầu vào đầu những năm 1970, khi các thành viên của Pink Floyd, bao gồm Roger Waters, David Gilmour, Richard Wright, và Nick Mason, cùng nhau làm việc tại Abbey Road Studios ở London. Album này được thiết kế như một cuộc hành trình âm nhạc, khám phá những vấn đề như tham vọng, sự điên rồ, và sự cô lập.

Khi album được phát hành vào năm 1973, nó đã ngay lập tức nhận được sự khen ngợi từ giới phê bình và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Với những ca khúc như “Money,” “Time,” và “Us and Them,” Pink Floyd đã tạo ra một tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn lao, không chỉ về mặt âm nhạc mà còn về mặt văn hóa.

Sưu tầm

Gounod - Khi Âm Nhạc Gặp Gỡ Đức Tin

Charles Gounod, nhà soạn nhạc người Pháp, nổi tiếng với những tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc và sâu sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc tôn giáo. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Ave Maria,” một tác phẩm đã trở thành biểu tượng của lòng sùng kính và đức tin.

Câu chuyện về “Ave Maria” bắt đầu khi Gounod tình cờ phát hiện ra bản nhạc Prelude No. 1 in C major của Johann Sebastian Bach. Gounod cảm nhận được sự thánh thiện và tinh khiết trong giai điệu của Bach và đã quyết định viết thêm một giai điệu mới để hòa cùng bản Prelude này. Kết quả là “Ave Maria,” một bản nhạc đầy cảm xúc và tôn kính, đã ra đời.

Khi tác phẩm này được trình diễn lần đầu tiên, nó đã nhanh chóng chạm đến trái tim của hàng triệu người trên khắp thế giới. “Ave Maria” không chỉ là một bản nhạc tôn giáo mà còn là một biểu tượng của sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và đức tin. Tác phẩm này đã giúp Gounod khẳng định vị trí của mình như một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn.

Sưu tầm

Reinhardt- Những Ngón Tay Biến Hóa

Django Reinhardt, nghệ sĩ guitar jazz huyền thoại người Pháp gốc Romani, là một trong những nhân vật sáng tạo và độc đáo nhất trong lịch sử nhạc jazz. Dù bị mất hai ngón tay trên bàn tay trái sau một tai nạn hỏa hoạn, Reinhardt đã vượt qua khó khăn và phát triển một phong cách chơi guitar hoàn toàn mới, trở thành người sáng lập ra thể loại nhạc Gypsy Jazz.

Câu chuyện của Reinhardt bắt đầu từ những năm 1930, khi ông bắt đầu biểu diễn cùng với nhóm Quintette du Hot Club de France. Phong cách chơi guitar độc đáo của Reinhardt, với những đoạn solo nhanh và kỹ thuật điêu luyện, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng và các nhạc sĩ khác. Reinhardt đã chứng minh rằng, dù với khuyết tật, ông vẫn có thể tạo ra âm nhạc tuyệt vời và trở thành một huyền thoại.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Reinhardt là “Minor Swing,” một bản nhạc đã trở thành biểu tượng của Gypsy Jazz. Với giai điệu mượt mà và nhịp điệu cuốn hút, “Minor Swing” không chỉ là một bản nhạc mà còn là minh chứng cho tinh thần không khuất phục của Reinhardt.

Sưu tầm

Berry - Tiếng Nói Của Thế Hệ

Chuck Berry, được coi là “cha đẻ của rock ’n’ roll,” đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của âm nhạc hiện đại với những ca khúc và phong cách biểu diễn đầy sôi động. Berry không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là người đã đưa âm nhạc rock ’n’ roll đến với công chúng rộng rãi, trở thành biểu tượng của cả một thế hệ.

Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Berry là “Johnny B. Goode,” được phát hành vào năm 1958. Đây là một trong những bản hit lớn nhất của ông và đã trở thành biểu tượng của âm nhạc rock ’n’ roll. Câu chuyện của “Johnny B. Goode” là về một cậu bé từ vùng quê nghèo, nhưng với tài năng âm nhạc thiên bẩm và khát khao vươn lên, cậu đã trở thành một ngôi sao nhạc rock.

Mỗi lần Berry biểu diễn “Johnny B. Goode,” khán giả đều bị cuốn hút bởi năng lượng và sự lôi cuốn của ông. Với phong cách chơi guitar điêu luyện và những bước nhảy đầy năng lượng trên sân khấu, Berry đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này, từ The Beatles đến The Rolling Stones, và trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc.

Sưu tầm

Schumann - Tình Yêu Và Sự Điên Rồ

Robert Schumann, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại của thời kỳ Lãng mạn, nổi tiếng với những tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc. Cuộc đời của ông là một hành trình đầy thăng trầm, xen lẫn giữa tình yêu mãnh liệt và những trận đấu tranh với chứng trầm cảm và bệnh tâm thần. Một trong những câu chuyện nổi bật nhất về Schumann là việc ông sáng tác “Symphony No. 3 in E-flat major,” còn được biết đến với tên gọi “Rhenish Symphony,” một tác phẩm chứa đựng toàn bộ những cảm xúc mạnh mẽ và sự hỗn loạn trong tâm hồn ông.

Vào năm 1850, Schumann được bổ nhiệm làm nhạc trưởng của Dàn nhạc Düsseldorf. Trong thời gian này, ông đã có cơ hội trải nghiệm cảnh đẹp của vùng sông Rhine, điều đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho bản giao hưởng số 3 của ông. Tác phẩm này được chia thành năm chương, mỗi chương mang một sắc thái khác nhau, từ niềm vui, sự phấn khởi đến nỗi buồn và sự u tối.

Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài bình yên của âm nhạc, Schumann đã phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống cá nhân. Tình trạng tâm lý của ông ngày càng trở nên tồi tệ, dẫn đến những cơn hoang tưởng và trầm cảm nặng nề. Schumann thường nghe thấy những âm thanh kỳ lạ và tin rằng chúng là dấu hiệu từ thế giới bên kia. Đỉnh điểm là vào năm 1854, ông đã tự mình nhảy xuống sông Rhine với hy vọng kết thúc những nỗi đau tinh thần. May mắn thay, ông đã được cứu sống, nhưng sau đó ông đã phải sống những năm cuối đời trong một viện tâm thần.

Dù cuộc đời Schumann kết thúc trong bi kịch, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sau. “Rhenish Symphony” là minh chứng cho tài năng và tình yêu vô hạn của ông đối với âm nhạc, ngay cả khi ông phải đấu tranh với những con quỷ trong tâm hồn mình.

Sưu tầm

Evans - Tiếng Nói Của Tâm Hồn

Bill Evans, một trong những nghệ sĩ piano jazz vĩ đại nhất mọi thời đại, được biết đến với phong cách chơi piano đầy cảm xúc và tinh tế. Ông đã định hình lại cách mà nhạc jazz được thể hiện, biến những nốt nhạc thành những câu chuyện sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Một trong những câu chuyện cảm động nhất về Evans là khi ông thu âm album “Waltz for Debby,” một tác phẩm đã trở thành biểu tượng của jazz hiện đại.

Vào năm 1961, Bill Evans, cùng với Scott LaFaro (bass) và Paul Motian (trống), đã tạo ra một trong những bộ ba jazz vĩ đại nhất trong lịch sử. Họ đã biểu diễn cùng nhau tại Village Vanguard, một câu lạc bộ jazz nổi tiếng ở New York, nơi họ thu âm hai album kinh điển “Sunday at the Village Vanguard” và “Waltz for Debby.” Tác phẩm “Waltz for Debby” là một trong những bản nhạc được yêu thích nhất của Evans, được sáng tác dành tặng cho cháu gái của ông.

Điều làm cho album này trở nên đặc biệt là sự kết hợp hoàn hảo giữa ba nghệ sĩ, với sự tương tác tinh tế và nhạy bén trong từng nốt nhạc. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi thu âm, Scott LaFaro đã qua đời trong một tai nạn ô tô, để lại một vết thương sâu trong tâm hồn của Evans. Sự mất mát này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Evans và làm thay đổi phong cách chơi nhạc của ông, trở nên sâu lắng và u buồn hơn.

Dù vậy, Bill Evans vẫn tiếp tục sáng tạo và để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử nhạc jazz. “Waltz for Debby” không chỉ là một bản nhạc đẹp mà còn là một lời nhắc nhở về sự mong manh của cuộc sống và tầm quan trọng của những khoảnh khắc quý giá bên những người thân yêu.

Sưu tầm

Led Zeppelin và Cuộc Cách Mạng Văn Hóa

Led Zeppelin, ban nhạc rock huyền thoại người Anh, là một trong những nhóm nhạc có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc. Họ đã tạo ra những tác phẩm bất hủ, pha trộn giữa rock, blues và folk, và trở thành biểu tượng của thời kỳ rock thập niên 1970. Một trong những câu chuyện nổi bật nhất về Led Zeppelin là khi họ phát hành album “Led Zeppelin IV” vào năm 1971, với ca khúc kinh điển “Stairway to Heaven.”

“Stairway to Heaven” được coi là một trong những ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại, với giai điệu cuốn hút và lời ca đầy tính triết lý. Ca khúc này đã trở thành một hiện tượng, thu hút hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới và khẳng định vị trí của Led Zeppelin như một trong những ban nhạc rock vĩ đại nhất.

Ca khúc được sáng tác bởi Jimmy Page và Robert Plant trong một ngôi nhà hẻo lánh ở xứ Wales, nơi họ tìm thấy cảm hứng từ thiên nhiên và những cuốn sách về triết học và huyền bí học. “Stairway to Heaven” không chỉ là một bài hát mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, kết hợp giữa những đoạn nhạc nhẹ nhàng và bùng nổ, đưa người nghe vào một cuộc hành trình âm nhạc đầy cảm xúc và suy tư.

Album “Led Zeppelin IV” đã trở thành một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại, và “Stairway to Heaven” đã được coi là bài thánh ca của thế hệ rock. Led Zeppelin, với sự sáng tạo không giới hạn và phong cách biểu diễn mạnh mẽ, đã tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa và âm nhạc, và di sản của họ vẫn sống mãi cho đến ngày nay.

Sưu tầm

Offenbach - Cha Đẻ Của Nhạc Operetta

Jacques Offenbach, nhà soạn nhạc người Pháp gốc Đức, được coi là cha đẻ của thể loại nhạc operetta – một loại hình opera nhẹ nhàng, hài hước. Ông đã mang đến cho Paris thế kỷ 19 một làn gió mới đầy sức sống và vui tươi với những tác phẩm như “Orphée aux Enfers” và “La Belle Hélène.” Offenbach là người đã biến những câu chuyện cổ tích và thần thoại thành những vở nhạc kịch đầy màu sắc, hài hước, nhưng cũng không kém phần sâu sắc.

Câu chuyện về sự nghiệp của Offenbach bắt đầu khi ông đến Paris vào năm 1833. Với tài năng chơi cello và niềm đam mê sáng tác, ông nhanh chóng trở thành một trong những nhạc sĩ được yêu thích nhất tại các nhà hát và phòng hòa nhạc. Tuy nhiên, phải đến khi ông bắt đầu sáng tác các vở operetta, tên tuổi của Offenbach mới thực sự bừng sáng.

Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Offenbach là “Orphée aux Enfers,” ra mắt năm 1858. Tác phẩm này đã gây chấn động vì sự kết hợp táo bạo giữa hài hước và châm biếm xã hội. Bản can-can nổi tiếng trong tác phẩm này đã trở thành biểu tượng của nhạc kịch Pháp và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay.

Offenbach đã tạo ra một phong cách âm nhạc mới, mang lại niềm vui và sự giải trí cho khán giả, nhưng cũng không ngần ngại châm biếm những khía cạnh của xã hội đương thời. Dù qua đời trước khi hoàn thành tác phẩm cuối cùng của mình, “Les Contes d’Hoffmann,” nhưng di sản của ông vẫn sống mãi, khẳng định ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn.

Sưu tầm

Blakey - Nhịp Đập Của Jazz Và Sự Hồi Sinh

Art Blakey, một trong những tay trống vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc jazz, được biết đến với phong cách chơi trống mạnh mẽ và đầy cảm hứng. Ông không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là người dẫn dắt nhiều thế hệ nhạc sĩ jazz trẻ qua nhóm nhạc của mình, Art Blakey and the Jazz Messengers.

Blakey bắt đầu sự nghiệp của mình trong thập niên 1940, và nhanh chóng nổi tiếng nhờ khả năng chơi trống điêu luyện và phong cách biểu diễn mạnh mẽ. Tuy nhiên, phải đến khi thành lập nhóm Jazz Messengers vào thập niên 1950, tên tuổi của Blakey mới thực sự được khẳng định. Nhóm Jazz Messengers không chỉ là một ban nhạc, mà còn là một “trường học” cho các nghệ sĩ jazz trẻ, nơi họ có thể học hỏi và phát triển kỹ năng của mình.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Blakey là khi ông thu âm album “Moanin’” vào năm 1958. Album này, với những giai điệu như “Blues March” và “Moanin’,” đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của jazz, khẳng định vị thế của Blakey và nhóm Jazz Messengers như những biểu tượng của hard bop – một phong cách jazz mạnh mẽ và sôi động.

Art Blakey không chỉ là một nghệ sĩ, ông còn là người truyền cảm hứng và định hình cho nhiều thế hệ nghệ sĩ jazz sau này. Di sản của ông, với những nhịp trống đầy năng lượng và sự cống hiến cho nghệ thuật, vẫn tiếp tục sống mãi trong lòng người hâm mộ jazz trên toàn thế giới.

Sưu tầm

The Animals - Khi Rock 'n' Roll Gặp Blues

The Animals, ban nhạc rock người Anh, là một trong những nhóm nhạc quan trọng nhất của làn sóng British Invasion vào thập niên 1960. Họ nổi tiếng với việc kết hợp rock với blues, tạo ra một âm thanh độc đáo và đầy sức hút. Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của họ, “The House of the Rising Sun,” đã trở thành biểu tượng của thời kỳ này và khẳng định vị thế của The Animals như một trong những ban nhạc hàng đầu.

Câu chuyện về “The House of the Rising Sun” bắt đầu khi The Animals quyết định thu âm một phiên bản của ca khúc dân gian Mỹ này vào năm 1964. Với giọng hát mạnh mẽ và đầy cảm xúc của Eric Burdon, cùng với giai điệu guitar đặc trưng của Hilton Valentine, ca khúc này nhanh chóng trở thành một bản hit quốc tế. Ca khúc đã leo lên vị trí số một trên bảng xếp hạng ở Anh và Mỹ, đưa The Animals trở thành ngôi sao toàn cầu.

“The House of the Rising Sun” không chỉ là một bài hát, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa rock và blues. Với những ca từ u tối và giai điệu đầy ám ảnh, ca khúc này đã chạm đến trái tim của hàng triệu người và trở thành một trong những bản nhạc rock kinh điển nhất mọi thời đại.

Dù The Animals đã trải qua nhiều thăng trầm và thay đổi đội hình, nhưng di sản của họ vẫn sống mãi với những ca khúc đầy cảm xúc và sức mạnh, tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

Grieg với Âm Nhạc Của Vùng Đất Bắc Âu

Edvard Grieg, nhà soạn nhạc người Na Uy, được coi là biểu tượng của âm nhạc Lãng mạn Bắc Âu. Âm nhạc của ông mang đậm dấu ấn dân gian Na Uy, hòa quyện với những giai điệu tinh tế và cảm xúc sâu lắng. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Grieg là “Peer Gynt Suite,” một tác phẩm không chỉ phản ánh văn hóa Na Uy mà còn đưa âm nhạc của ông đến với khán giả toàn cầu.

Câu chuyện về “Peer Gynt Suite” bắt đầu khi Grieg được mời sáng tác nhạc cho vở kịch “Peer Gynt” của nhà văn Henrik Ibsen vào năm 1874. Ban đầu, Grieg tỏ ra do dự, nhưng sau khi đọc kịch bản, ông đã bị cuốn hút bởi câu chuyện kỳ ảo và đầy màu sắc của Peer Gynt – một chàng trai phiêu lưu với những giấc mơ hoang đường. Grieg đã sáng tác những bản nhạc phản ánh hoàn hảo từng phân cảnh của vở kịch, từ những giai điệu tươi sáng của “Morning Mood” đến những âm thanh huyền bí trong “In the Hall of the Mountain King.”

“Peer Gynt Suite” đã trở thành một tác phẩm kinh điển, không chỉ vì tài năng của Grieg trong việc kết hợp âm nhạc với văn hóa dân gian, mà còn vì khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ qua từng nốt nhạc. Với tác phẩm này, Grieg đã khẳng định vị trí của mình như một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn.

Sưu tầm

Pastorius - Khi Bass Trở Thành Nhạc Cụ Chính

Jaco Pastorius, một trong những nghệ sĩ bass vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc jazz, đã thay đổi cách mà thế giới nhìn nhận về cây đàn bass. Ông không chỉ là một nhạc công tài năng mà còn là người đã mang lại cho bass một vai trò trung tâm trong nhạc jazz, phá vỡ những giới hạn truyền thống của nhạc cụ này.

Vào những năm 1970, Pastorius đã nổi tiếng với phong cách chơi bass độc đáo, không giống ai. Ông đã bỏ đi các phím đàn trên cây bass của mình, tạo ra một âm thanh trơn tru, đặc biệt mà trước đó chưa ai từng nghe thấy. Điều này đã cho phép ông tạo ra những giai điệu phức tạp và đầy cảm xúc, khiến cây bass trở thành một công cụ mạnh mẽ trong tay ông.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Pastorius là khi ông gia nhập ban nhạc Weather Report vào năm 1976. Với những album như “Heavy Weather,” Pastorius đã đưa bass lên một tầm cao mới, trở thành nhạc cụ chính trong các bản nhạc như “Birdland” và “A Remark You Made.” Khả năng sáng tạo của ông không chỉ nằm ở việc chơi nhạc cụ mà còn ở khả năng sáng tác và phối khí, làm cho âm nhạc của Weather Report trở nên đa dạng và hấp dẫn.

Dù cuộc đời của Pastorius bị cắt ngắn bởi những khó khăn cá nhân và cái chết bi thảm ở tuổi 35, nhưng di sản âm nhạc của ông vẫn sống mãi. Jaco Pastorius không chỉ là một nghệ sĩ bass vĩ đại, ông còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng và sự phá vỡ mọi giới hạn trong âm nhạc.

Sưu tầm

Joplin - Tiếng Thét Của Linh Hồn

Janis Joplin, biểu tượng của âm nhạc rock thập niên 1960, được biết đến với giọng hát khàn đặc trưng và phong cách biểu diễn mạnh mẽ. Cô đã trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất của thời kỳ rock với những ca khúc đầy cảm xúc, phản ánh cuộc đấu tranh và sự khao khát tự do của cô.

Câu chuyện về Joplin không chỉ là câu chuyện về âm nhạc, mà còn là câu chuyện về một linh hồn tự do, luôn tìm kiếm sự giải thoát qua những giai điệu rock và blues. Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của cô là “Piece of My Heart,” phát hành năm 1968 cùng với ban nhạc Big Brother and the Holding Company. Bản nhạc này đã trở thành biểu tượng của sự đau đớn và khao khát, với giọng hát đầy lửa của Joplin đã chạm đến trái tim của hàng triệu người.

Janis Joplin không chỉ là một nghệ sĩ, cô còn là một biểu tượng của sự phản kháng và sự tự do cá nhân. Dù cuộc đời cô kết thúc ở tuổi 27, Joplin đã để lại một di sản âm nhạc không thể phai mờ. Âm nhạc của cô không chỉ là những giai điệu, mà còn là những tiếng hét của linh hồn, những tiếng kêu cứu từ một tâm hồn đầy xáo trộn và đam mê.

Sưu tầm

Tchaikovsky - Âm Nhạc Của Trái Tim

Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhà soạn nhạc người Nga, là một trong những nhân vật nổi bật nhất của thời kỳ Lãng mạn. Âm nhạc của ông nổi tiếng với những giai điệu đầy cảm xúc, phản ánh sâu sắc những cuộc đấu tranh nội tâm và ước mơ của con người. Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của ông là “The Nutcracker,” một vở ballet đã trở thành biểu tượng của mùa Giáng sinh và được yêu thích trên toàn thế giới.

Câu chuyện về “The Nutcracker” bắt đầu vào năm 1891, khi Tchaikovsky được ủy nhiệm sáng tác nhạc cho một vở ballet dựa trên câu chuyện “The Nutcracker and the Mouse King” của E.T.A. Hoffmann. Ban đầu, Tchaikovsky không mấy hứng thú với dự án này, nhưng dần dần, ông đã bị cuốn hút bởi câu chuyện thần tiên về cô bé Clara và cuộc phiêu lưu kỳ diệu của cô trong thế giới đồ chơi. Âm nhạc của Tchaikovsky trong “The Nutcracker” đầy màu sắc, từ những điệu valse nhẹ nhàng đến những đoạn nhạc hùng tráng, tạo nên một bức tranh âm thanh tuyệt đẹp và huyền ảo.

“The Nutcracker” ra mắt lần đầu tiên vào năm 1892 tại St. Petersburg, và mặc dù ban đầu không nhận được sự đón nhận nồng nhiệt, nhưng về sau, nó đã trở thành một trong những tác phẩm ballet được biểu diễn nhiều nhất trên thế giới. Tchaikovsky đã tạo ra một kiệt tác không chỉ về mặt âm nhạc mà còn là về sự kỳ diệu của giấc mơ và trí tưởng tượng, phản ánh tài năng vượt trội và tâm hồn nhạy cảm của ông.

Sưu tầm

Getz Mang Giai Điệu Bossa Nova Đến Thế Giới

Stan Getz, nghệ sĩ saxophone người Mỹ, được biết đến như một trong những người đã đưa âm nhạc bossa nova của Brazil đến với khán giả toàn cầu. Với âm thanh êm dịu và kỹ thuật điêu luyện, Getz đã trở thành một trong những nghệ sĩ jazz nổi tiếng nhất trong thập niên 1960 và 1970. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông là album “Getz/Gilberto,” trong đó có ca khúc “The Girl from Ipanema,” một trong những bản hit lớn nhất mọi thời đại.

Câu chuyện về Stan Getz và bossa nova bắt đầu khi ông phát hiện ra âm nhạc Brazil vào cuối thập niên 1950. Bị cuốn hút bởi những giai điệu nhẹ nhàng và nhịp điệu độc đáo của bossa nova, Getz đã quyết định kết hợp nó với jazz, tạo ra một phong cách mới đầy quyến rũ. Năm 1963, Getz gặp gỡ và hợp tác với João Gilberto, một trong những nhạc sĩ hàng đầu của Brazil, để thu âm album “Getz/Gilberto.” Album này không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo giữa jazz và bossa nova mà còn là sự giao thoa văn hóa giữa hai thế giới âm nhạc khác nhau.

“The Girl from Ipanema,” với giọng hát ngọt ngào của Astrud Gilberto, đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, đạt được nhiều giải thưởng và đưa tên tuổi của Getz lên tầm cao mới. Thành công của album “Getz/Gilberto” đã khẳng định vị thế của Stan Getz như một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong làng nhạc jazz, và đồng thời giới thiệu âm nhạc bossa nova đến với khán giả toàn cầu.

Sưu tầm

Cole với Tình Yêu Và Niềm Hy Vọng

Nat King Cole, một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc pop và jazz, được biết đến với giọng hát mượt mà, đầy cảm xúc và phong cách biểu diễn tinh tế. Với những ca khúc như “Unforgettable” và “Mona Lisa,” Cole đã trở thành biểu tượng của âm nhạc Mỹ, mang đến những giai điệu đầy tình yêu và hy vọng cho hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới.

Câu chuyện về Nat King Cole bắt đầu khi ông còn là một nghệ sĩ piano jazz trẻ tuổi, biểu diễn tại các câu lạc bộ nhỏ ở Los Angeles. Với tài năng thiên bẩm, Cole nhanh chóng nổi tiếng và bắt đầu thu âm những ca khúc jazz đầu tiên. Tuy nhiên, phải đến khi ông bắt đầu hát, tên tuổi của Cole mới thực sự bùng nổ. Với giọng hát ấm áp và phong cách biểu diễn cuốn hút, ông đã chinh phục khán giả từ các sân khấu nhỏ đến những chương trình truyền hình lớn.

Một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong sự nghiệp của Cole là khi ông trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên có chương trình truyền hình riêng mang tên “The Nat King Cole Show” vào năm 1956. Dù chương trình này chỉ kéo dài một năm do thiếu tài trợ, nhưng nó đã mở ra một cánh cửa mới cho các nghệ sĩ da màu trong ngành công nghiệp giải trí. Nat King Cole không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là một người tiên phong trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng và sự công nhận trong xã hội Mỹ.

Dù qua đời ở tuổi 45 vì bệnh ung thư phổi, di sản của Nat King Cole vẫn sống mãi với những bản nhạc bất hủ và tầm ảnh hưởng to lớn trong lòng người hâm mộ. Ông đã để lại một di sản âm nhạc đầy cảm xúc, tình yêu và hy vọng, trở thành một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của âm nhạc thế kỷ 20.

Sưu tầm

Bizet với Tác Phẩm Carmen Biểu Tượng

Georges Bizet, nhà soạn nhạc người Pháp, được biết đến nhiều nhất với tác phẩm opera nổi tiếng “Carmen.” Dù cuộc đời của Bizet ngắn ngủi, nhưng ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử âm nhạc với những giai điệu táo bạo và cảm xúc mãnh liệt.

Câu chuyện của Bizet và “Carmen” bắt đầu vào những năm 1870, khi ông quyết định sáng tác một vở opera dựa trên truyện ngắn cùng tên của Prosper Mérimée. “Carmen” kể về một cô gái Gypsy mạnh mẽ và quyến rũ, người đã mê hoặc và dẫn dắt một sĩ quan quân đội đến sự hủy diệt của chính mình. Bizet đã bị thu hút bởi câu chuyện này và bắt đầu sáng tác những giai điệu đầy kịch tính và mê hoặc, kết hợp giữa âm nhạc Tây Ban Nha và phong cách Lãng mạn của Pháp.

Tuy nhiên, khi “Carmen” ra mắt lần đầu tiên vào năm 1875 tại Paris, nó không được đón nhận nồng nhiệt. Khán giả thời đó không quen với những hình ảnh mạnh mẽ và chân thực của nhân vật Carmen, cũng như cách Bizet kết hợp các yếu tố hiện thực với âm nhạc. Nhưng sau cái chết đột ngột của Bizet chỉ ba tháng sau khi “Carmen” ra mắt, tác phẩm này đã dần trở thành một trong những vở opera nổi tiếng và được yêu thích nhất mọi thời đại.

“Carmen” không chỉ là một kiệt tác âm nhạc mà còn là biểu tượng của tình yêu, sự tự do, và số phận. Georges Bizet đã tạo ra một tác phẩm vượt thời gian, và mặc dù ông không sống để thấy thành công của “Carmen,” nhưng di sản của ông vẫn sống mãi trong lòng người yêu nhạc trên toàn thế giới.

Sưu tầm

Coleman Cùng Sự Tự Do Nghê Thuật

Ornette Coleman, nghệ sĩ saxophone và nhà soạn nhạc jazz người Mỹ, là một trong những người tiên phong của phong trào free jazz, một thể loại đã thay đổi hoàn toàn cách mà nhạc jazz được biểu diễn và cảm nhận. Với sự nghiệp kéo dài hơn nửa thế kỷ, Coleman đã đưa jazz vào một hành trình mới, nơi tự do sáng tạo và ngẫu hứng được đặt lên hàng đầu.

Vào cuối những năm 1950, khi jazz vẫn chủ yếu tuân theo các quy tắc hài hòa và cấu trúc truyền thống, Ornette Coleman đã nổi lên với một phong cách hoàn toàn khác biệt. Với album “The Shape of Jazz to Come” phát hành năm 1959, Coleman đã phá bỏ những giới hạn của jazz, giới thiệu một phong cách chơi nhạc không tuân theo các quy tắc truyền thống về giai điệu và nhịp điệu. Âm nhạc của ông không chỉ là sự phá cách mà còn là một tuyên ngôn về tự do nghệ thuật.

Sự nghiệp của Coleman tiếp tục phát triển với những tác phẩm như “Free Jazz: A Collective Improvisation,” một album nổi tiếng với sự ngẫu hứng hoàn toàn của các nhạc sĩ tham gia. Coleman đã mở ra một kỷ nguyên mới cho jazz, nơi mà sự tự do và sáng tạo được đặt lên hàng đầu, và ông được coi là một trong những nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhạc jazz.

Dù phong cách của Ornette Coleman không phải lúc nào cũng được đón nhận bởi công chúng, nhưng ông đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới và cách mạng trong âm nhạc. Âm nhạc của Coleman không chỉ là những giai điệu, mà còn là một cuộc cách mạng nghệ thuật, một lời tuyên bố về quyền tự do sáng tạo và sự phá bỏ mọi rào cản.

Sưu tầm

Sinatra - Ông Hoàng Của Tình Ca

Frank Sinatra, một trong những giọng ca vĩ đại nhất của thế kỷ 20, được biết đến với biệt danh “Ol’ Blue Eyes.” Ông không chỉ là một ca sĩ tài năng mà còn là biểu tượng của âm nhạc pop và jazz Mỹ, với những bản tình ca bất hủ như “My Way” và “New York, New York.”

Câu chuyện về Sinatra bắt đầu vào những năm 1940, khi ông bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình với ban nhạc Tommy Dorsey. Với giọng hát ấm áp và phong cách biểu diễn cuốn hút, Sinatra nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng của làng nhạc Mỹ. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông không phải lúc nào cũng thuận lợi. Vào cuối thập niên 1940, Sinatra gặp nhiều khó khăn và gần như mất hết danh tiếng.

Nhưng bằng ý chí mạnh mẽ và tài năng không thể phủ nhận, Sinatra đã trở lại mạnh mẽ vào thập niên 1950 với những album kinh điển như “In the Wee Small Hours” và “Songs for Swingin’ Lovers!” Ông tiếp tục ghi dấu ấn với những bản hit như “Fly Me to the Moon” và “Strangers in the Night,” trở thành một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc.

Không chỉ là một ca sĩ, Frank Sinatra còn là một biểu tượng văn hóa, người đã định hình lại cách mà thế giới nhìn nhận về âm nhạc pop và jazz. Với giọng hát đầy cảm xúc và phong cách biểu diễn lôi cuốn, Sinatra đã chinh phục trái tim của hàng triệu người hâm mộ và để lại một di sản âm nhạc bất hủ.

Sưu tầm

Dvořák và Bản Giao Thoa Văn Hóa

Antonín Dvořák, nhà soạn nhạc người Séc, là một trong những nhân vật nổi bật nhất của thời kỳ Lãng mạn. Âm nhạc của ông mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp giữa những giai điệu truyền thống của Bohemia và các yếu tố âm nhạc hiện đại. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Dvořák là “Symphony No. 9 in E minor,” còn được gọi là “New World Symphony,” một tác phẩm đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử âm nhạc.

Câu chuyện về “New World Symphony” bắt đầu vào năm 1892, khi Dvořák được mời đến New York để đảm nhận vai trò Giám đốc Nhạc viện Quốc gia Mỹ. Trong thời gian ở Mỹ, Dvořák đã bị cuốn hút bởi âm nhạc của người Mỹ gốc Phi và người bản địa, và điều này đã truyền cảm hứng cho ông sáng tác “New World Symphony.” Tác phẩm này không chỉ là một bản giao hưởng với những giai điệu trữ tình và hùng tráng mà còn là một bức tranh âm nhạc mô tả sự giao thoa văn hóa giữa châu Âu và Mỹ.

Khi “New World Symphony” được biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1893 tại New York, nó đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ khán giả và giới phê bình. Âm nhạc của Dvořák đã kết nối hai thế giới âm nhạc khác nhau và mở ra một chương mới trong lịch sử âm nhạc Mỹ. Tác phẩm này không chỉ là một kiệt tác về mặt kỹ thuật mà còn là một thông điệp về sự hòa hợp và sự giao lưu văn hóa.

Sưu tầm

Desmond - Khi Take Five Định Hình Lại Nhịp Điệu Jazz

Paul Desmond, nghệ sĩ saxophone người Mỹ, được biết đến như một trong những nhạc sĩ có phong cách chơi mượt mà và tinh tế nhất trong lịch sử nhạc jazz. Ông nổi tiếng với việc sáng tác ca khúc “Take Five,” một trong những bản nhạc jazz được biết đến rộng rãi nhất trên toàn thế giới, nổi bật với nhịp điệu 5/4 độc đáo.

Câu chuyện về “Take Five” bắt đầu vào cuối thập niên 1950, khi Paul Desmond làm việc cùng với nhóm Dave Brubeck Quartet. Desmond, với tình yêu dành cho những giai điệu nhẹ nhàng và du dương, đã quyết định sáng tác một ca khúc mang nhịp điệu khác thường để thách thức giới hạn của nhạc jazz truyền thống. Kết quả là “Take Five,” một bản nhạc vừa sáng tạo vừa mang tính đột phá.

Khi “Take Five” được phát hành vào năm 1959 trong album “Time Out,” nó đã ngay lập tức gây tiếng vang lớn. Bản nhạc này không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn trở thành biểu tượng của sự đổi mới trong nhạc jazz. Phong cách chơi saxophone của Desmond trong “Take Five” đã được ca ngợi là mượt mà như dòng chảy của một con suối, tạo nên một cảm giác dễ chịu và sâu lắng cho người nghe.

Dù Paul Desmond qua đời ở tuổi 52, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với “Take Five” như một bản nhạc không thể thiếu trong kho tàng nhạc jazz. Ông đã định hình lại cách mà thế giới nhìn nhận về nhạc jazz, và di sản của ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

ABBA và Ngôn Ngữ Toàn Cầu

ABBA, ban nhạc pop huyền thoại người Thụy Điển, là một trong những nhóm nhạc thành công nhất mọi thời đại. Với những bản hit như “Dancing Queen,” “Mamma Mia,” và “The Winner Takes It All,” ABBA đã chinh phục hàng triệu trái tim trên toàn thế giới và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử âm nhạc pop.

Câu chuyện của ABBA bắt đầu vào đầu thập niên 1970, khi bốn thành viên của nhóm – Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson, và Anni-Frid Lyngstad – bắt đầu hợp tác và sáng tác nhạc cùng nhau. Với tài năng âm nhạc vượt trội và sự kết hợp hoàn hảo giữa các giọng ca, ABBA nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của ABBA là khi họ giành chiến thắng tại cuộc thi Eurovision Song Contest năm 1974 với ca khúc “Waterloo.” Chiến thắng này đã đưa ABBA từ một nhóm nhạc vô danh trở thành những ngôi sao quốc tế. Từ đó, ABBA tiếp tục phát hành hàng loạt bản hit và trở thành biểu tượng của âm nhạc pop thập niên 1970.

ABBA không chỉ nổi tiếng với những ca khúc bắt tai và giai điệu dễ nhớ mà còn với phong cách thời trang đặc trưng và sự hiện diện đầy năng lượng trên sân khấu. Dù nhóm nhạc tan rã vào đầu thập niên 1980, nhưng âm nhạc của ABBA vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ và tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

ABBA và Ngôn Ngữ Toàn Cầu

Chick Corea, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Mỹ, là một trong những nhân vật quan trọng nhất của nhạc jazz hiện đại. Với sự nghiệp kéo dài hơn nửa thế kỷ, Corea đã khám phá và sáng tạo trong nhiều phong cách âm nhạc, từ jazz cổ điển đến fusion, và đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử nhạc jazz.

Một trong những đóng góp lớn nhất của Chick Corea là việc ông đã kết hợp giữa jazz và âm nhạc điện tử, tạo ra một phong cách mới đầy năng lượng và sáng tạo. Trong những năm 1970, cùng với ban nhạc Return to Forever, Corea đã phát hành những album kinh điển như “Light as a Feather” và “Romantic Warrior,” trong đó ông sử dụng synthesizer và các nhạc cụ điện tử để mở rộng biên giới của jazz.

Corea không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là một người dẫn đầu trong việc đổi mới và phát triển nhạc jazz. Ông luôn tìm kiếm những cách thức mới để diễn đạt âm nhạc của mình, từ việc kết hợp giữa các thể loại khác nhau đến việc sáng tác những bản nhạc đầy cảm xúc và sâu lắng.

Dù Chick Corea đã qua đời vào năm 2021, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ sau này. Ông đã để lại một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, là biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới trong âm nhạc.

Sưu tầm

Weber Đặt Nền Móng Cho Nhạc Opera Đức

Carl Maria von Weber, nhà soạn nhạc người Đức, là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thời kỳ Cổ điển, đồng thời cũng là người đã đặt nền móng cho nhạc opera Đức với tác phẩm nổi tiếng “Der Freischütz.” Weber không chỉ là một nhạc sĩ tài năng mà còn là một người tiên phong, mở đường cho sự phát triển của opera lãng mạn Đức, đặc biệt là ảnh hưởng đến Richard Wagner sau này.

“Der Freischütz,” ra mắt lần đầu tiên vào năm 1821, là một tác phẩm mang tính cách mạng. Với câu chuyện dựa trên những truyền thuyết dân gian Đức, tác phẩm này kể về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, kết hợp với những yếu tố kỳ ảo và siêu nhiên. Âm nhạc của Weber trong “Der Freischütz” mang đậm màu sắc dân gian và những giai điệu mạnh mẽ, tạo nên một không gian âm nhạc đầy kịch tính và hấp dẫn.

Tuy nhiên, thành công của “Der Freischütz” không chỉ nằm ở âm nhạc mà còn ở cách Weber kết hợp âm nhạc với kịch bản, tạo nên một tác phẩm toàn diện và cuốn hút. Tác phẩm này không chỉ được yêu thích tại Đức mà còn lan tỏa ra khắp châu Âu, khẳng định vị trí của Weber như một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ Cổ điển.

Sưu tầm

The Kinks - Tiếng Nói Của Giới Trẻ

The Kinks, ban nhạc rock người Anh, là một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc rock. Với những bản hit như “You Really Got Me,” “Lola,” và “Waterloo Sunset,” The Kinks đã định hình lại cách mà rock ’n’ roll được biểu diễn và cảm nhận, trở thành biểu tượng của thập niên 1960 và 1970.

Câu chuyện của The Kinks bắt đầu vào đầu thập niên 1960, khi hai anh em Ray và Dave Davies cùng với những người bạn của họ thành lập ban nhạc tại London. Với phong cách chơi nhạc mạnh mẽ và sự sáng tạo không ngừng, The Kinks nhanh chóng trở thành một trong những nhóm nhạc hàng đầu của làn sóng British Invasion.

Một trong những ca khúc nổi bật nhất của The Kinks là “You Really Got Me,” phát hành năm 1964. Với giai điệu đơn giản nhưng cuốn hút và phần guitar riff mạnh mẽ của Dave Davies, ca khúc này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, mở ra một chương mới cho âm nhạc rock. “You Really Got Me” không chỉ là một bản hit mà còn là biểu tượng của sự nổi loạn và tinh thần tự do của giới trẻ.

Dù The Kinks đã trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, nhưng di sản của họ vẫn sống mãi với những ca khúc bất hủ và sự ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ nghệ sĩ sau này. The Kinks không chỉ là một ban nhạc mà còn là tiếng nói của một thế hệ, là biểu tượng của sự thay đổi và sự khám phá trong âm nhạc rock.

Sưu tầm

Fauré - Âm NhạcTinh Tế Và Sâu Lắng

Gabriel Fauré, nhà soạn nhạc người Pháp, là một trong những nhân vật quan trọng của âm nhạc cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Âm nhạc của ông nổi bật với sự tinh tế, nhẹ nhàng và mang đậm tính nội tâm, khác biệt với những nhà soạn nhạc Lãng mạn nổi tiếng như Wagner hay Mahler. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Fauré là “Requiem,” một bản nhạc buồn nhưng đầy an ủi, đã trở thành biểu tượng của sự thanh thoát và hòa bình.

Câu chuyện về “Requiem” của Fauré bắt đầu vào những năm 1880, khi ông sáng tác tác phẩm này như một lời cầu nguyện cho những người đã khuất, cũng như một cách để thể hiện sự suy tư về cái chết của chính mình. Khác với những bản requiem truyền thống, “Requiem” của Fauré không mang tính chất hùng tráng mà thay vào đó là những giai điệu dịu dàng, nhẹ nhàng và đầy nhân ái. Tác phẩm này đã tạo nên một bước ngoặt trong sự nghiệp của Fauré, khẳng định ông là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất của Pháp.

“Requiem” không chỉ là một bản nhạc dành cho tang lễ mà còn là một lời an ủi cho những ai đang đau khổ, mang lại cho người nghe cảm giác bình yên và thanh thản. Dù Fauré đã qua đời vào năm 1924, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian, mang đến cho người nghe những khoảnh khắc tĩnh lặng và sâu lắng.

Sưu tầm

Miller- Khi Âm Nhạc Là Nguồn Động Viên

Glenn Miller, nhạc sĩ và chỉ huy dàn nhạc người Mỹ, là một trong những ngôi sao sáng nhất của thời kỳ Swing vào thập niên 1940. Với những bản hit như “In the Mood,” “Moonlight Serenade,” và “Chattanooga Choo Choo,” Miller đã trở thành biểu tượng của âm nhạc thời kỳ này, mang lại niềm vui và sự giải trí cho hàng triệu người trong thời kỳ Thế chiến II.

Câu chuyện của Glenn Miller bắt đầu khi ông thành lập ban nhạc Glenn Miller Orchestra vào cuối thập niên 1930. Với phong cách chơi nhạc độc đáo và khả năng sáng tác tuyệt vời, Miller nhanh chóng trở thành một trong những chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng nhất của Mỹ. Tuy nhiên, khi chiến tranh bùng nổ, Miller quyết định từ bỏ sự nghiệp âm nhạc để gia nhập quân đội, nơi ông thành lập và chỉ huy dàn nhạc không quân Mỹ.

Glenn Miller và dàn nhạc của ông đã biểu diễn cho hàng ngàn binh sĩ Mỹ và đồng minh trên khắp châu Âu, mang đến cho họ những giai điệu vui tươi và sự động viên tinh thần trong những thời khắc khó khăn nhất. Âm nhạc của Miller không chỉ là sự giải trí mà còn là nguồn động viên lớn lao cho những người lính xa nhà, giúp họ vượt qua những thử thách của chiến tranh.

Dù Glenn Miller đã mất tích một cách bí ẩn trong một chuyến bay vào năm 1944, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian. Ông đã để lại một di sản âm nhạc to lớn, là biểu tượng của sự lạc quan và hy vọng trong những thời khắc đen tối nhất.

Sưu tầm

The Mamas & the Papas - Âm Nhạc Tình Yêu Và Hòa Bình

The Mamas & the Papas, nhóm nhạc folk-rock người Mỹ, là một trong những biểu tượng âm nhạc của thập niên 1960. Với những ca khúc như “California Dreamin’,” “Monday, Monday,” và “Dedicated to the One I Love,” nhóm đã trở thành tiếng nói của một thế hệ, truyền tải thông điệp về tình yêu, hòa bình và tự do.

Câu chuyện của The Mamas & the Papas bắt đầu vào năm 1965, khi bốn thành viên của nhóm – John Phillips, Michelle Phillips, Denny Doherty, và Cass Elliot – bắt đầu hợp tác và sáng tác nhạc cùng nhau. Với sự hòa quyện hoàn hảo giữa các giọng ca và những giai điệu du dương, nhóm nhanh chóng trở thành một hiện tượng âm nhạc.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của The Mamas & the Papas là khi họ phát hành “California Dreamin’” vào năm 1965. Bản nhạc này đã trở thành một biểu tượng của phong trào phản văn hóa thập niên 1960, với thông điệp về sự khao khát tự do và một cuộc sống tốt đẹp hơn. “California Dreamin’” không chỉ là một bản hit mà còn là một bài thánh ca của một thế hệ đang tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu trong cuộc sống.

Dù nhóm nhạc đã tan rã vào cuối thập niên 1960, nhưng âm nhạc của The Mamas & the Papas vẫn sống mãi với thời gian. Họ đã để lại một di sản âm nhạc đầy cảm xúc và ý nghĩa, là biểu tượng của tình yêu, hòa bình và sự lạc quan trong những thời khắc khó khăn.

Sưu tầm

Clementi - Cha Đẻ Của Piano Hiện Đại

Muzio Clementi, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, và nhà sư phạm người Ý, được mệnh danh là “Cha đẻ của piano hiện đại.” Ông không chỉ là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất thời kỳ Cổ điển mà còn có đóng góp to lớn trong việc phát triển kỹ thuật và phong cách chơi piano mà chúng ta biết đến ngày nay. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Gradus ad Parnassum,” một bộ sưu tập các bài tập piano đã trở thành nền tảng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ piano.

Câu chuyện về Muzio Clementi bắt đầu vào cuối thế kỷ 18, khi ông đã phát triển một phong cách chơi piano mới, khác biệt với phong cách chơi harpsichord phổ biến thời đó. Với sự phát triển của piano, Clementi đã tận dụng tối đa khả năng của nhạc cụ này, tạo ra những tác phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao và sự nhạy bén trong biểu diễn. Ông cũng là người đầu tiên sáng tác các sonata dành riêng cho piano, một bước tiến quan trọng trong lịch sử âm nhạc.

Một trong những đóng góp lớn nhất của Clementi là bộ sưu tập “Gradus ad Parnassum,” một tác phẩm giáo dục âm nhạc gồm 100 bài tập được thiết kế để nâng cao kỹ thuật chơi piano. Tác phẩm này không chỉ giúp các nghệ sĩ piano rèn luyện kỹ thuật mà còn phát triển khả năng biểu cảm và sự hiểu biết về âm nhạc. Clementi đã dành phần lớn cuộc đời của mình để giảng dạy và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trẻ, và những đóng góp của ông vẫn còn được ghi nhận trong các chương trình giáo dục âm nhạc hiện đại.

Sưu tầm

Goodman - Vua Của Clarinet

Benny Goodman, nghệ sĩ clarinet và chỉ huy dàn nhạc người Mỹ, được biết đến như là “Vua của Swing.” Với phong cách chơi clarinet điêu luyện và khả năng chỉ huy dàn nhạc xuất sắc, Goodman đã trở thành một trong những nhạc sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhạc jazz, đặc biệt là trong thời kỳ Swing vào thập niên 1930 và 1940.

Câu chuyện của Benny Goodman bắt đầu khi ông thành lập ban nhạc của mình vào đầu thập niên 1930. Với những bản hit như “Sing, Sing, Sing,” “Let’s Dance,” và “King Porter Stomp,” Goodman đã đưa âm nhạc swing đến với khán giả trên toàn nước Mỹ. Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong sự nghiệp của Goodman là khi ông và ban nhạc của mình biểu diễn tại Carnegie Hall vào năm 1938, một buổi biểu diễn đã được coi là sự kiện lịch sử, đánh dấu sự chấp nhận chính thức của nhạc jazz trong thế giới âm nhạc chính thống.

Goodman không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là một người tiên phong trong việc phá bỏ rào cản chủng tộc trong âm nhạc. Ông là một trong những nhạc sĩ đầu tiên của Mỹ tích cực tuyển dụng các nhạc sĩ da màu vào ban nhạc của mình, giúp mở ra cơ hội cho nhiều nghệ sĩ jazz da màu khác.

Dù Benny Goodman đã qua đời vào năm 1986, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian. Ông đã để lại một di sản âm nhạc to lớn, là biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới trong âm nhạc jazz, và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

Silver - Sự Kết Hợp Giữa Jazz Và Blues

Horace Silver, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Mỹ, là một trong những nhân vật quan trọng nhất của nhạc jazz hiện đại. Ông nổi tiếng với phong cách chơi piano mang đậm chất blues và sự kết hợp giữa các yếu tố nhạc jazz, blues và soul, tạo ra một âm thanh đặc trưng và đầy cảm xúc. Silver không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là người tiên phong trong phong trào hard bop, một nhánh của jazz mang tính sáng tạo và đổi mới.

Horace Silver sinh ra trong một gia đình người nhập cư từ Cape Verde, nơi mà ông đã được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm. Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình vào những năm 1950, Silver nhanh chóng trở thành một trong những nghệ sĩ piano được yêu thích nhất trong làng nhạc jazz. Ông đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Miles Davis, Art Blakey và Stan Getz, và đóng góp quan trọng vào việc phát triển và định hình phong cách hard bop.

Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Horace Silver là “Song for My Father,” một bản nhạc đã trở thành biểu tượng của nhạc jazz. Với giai điệu mang đậm chất blues và cảm xúc chân thành, tác phẩm này không chỉ là một lời tri ân dành cho cha của Silver mà còn là một trong những bản nhạc jazz được biểu diễn nhiều nhất trên toàn thế giới.

Dù Horace Silver đã qua đời vào năm 2014, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian. Ông đã để lại một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, là biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới trong nhạc jazz, và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

The Band - Âm Nhạc Và Tình Bạn

The Band, một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc rock, nổi tiếng với những ca khúc đầy cảm xúc và sự hòa quyện giữa các thể loại âm nhạc như rock, folk, country, và blues. Nhóm nhạc này không chỉ là những người đồng nghiệp, mà còn là những người bạn thân thiết, cùng nhau trải qua những thăng trầm của cuộc sống và sự nghiệp.

The Band được thành lập vào cuối thập niên 1950 với tên gọi ban đầu là The Hawks, khi họ là ban nhạc đệm cho ca sĩ rockabilly Ronnie Hawkins. Tuy nhiên, bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của họ đến khi họ bắt đầu hợp tác với Bob Dylan vào giữa thập niên 1960. Việc trở thành ban nhạc đệm cho Dylan trong những chuyến lưu diễn và các bản thu âm nổi tiếng như “The Basement Tapes” đã giúp The Band khẳng định tài năng của mình và mở ra con đường mới trong âm nhạc.

Năm 1968, The Band phát hành album đầu tay “Music from Big Pink,” một tác phẩm đánh dấu sự ra đời của một phong cách âm nhạc mới, kết hợp giữa sự giản dị của folk và sự tinh tế của rock. Album này, với những ca khúc như “The Weight” và “I Shall Be Released,” đã trở thành một hiện tượng và nhận được sự khen ngợi từ giới phê bình lẫn công chúng. Âm nhạc của The Band không chỉ là những giai điệu bắt tai mà còn là những câu chuyện đầy ý nghĩa về cuộc sống, tình bạn và sự hy sinh.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của The Band là buổi biểu diễn cuối cùng của họ vào ngày 25 tháng 11 năm 1976, được gọi là “The Last Waltz.” Buổi biểu diễn này không chỉ là một lời từ biệt đầy xúc động của The Band với khán giả mà còn là một sự kiện lịch sử trong âm nhạc, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Bob Dylan, Neil Young, Eric Clapton, và Joni Mitchell. Được đạo diễn bởi Martin Scorsese, bộ phim tài liệu “The Last Waltz” đã ghi lại toàn bộ buổi biểu diễn và trở thành một trong những bộ phim âm nhạc nổi tiếng nhất mọi thời đại.

The Band không chỉ nổi bật với khả năng chơi nhạc xuất sắc mà còn với sự hòa quyện hoàn hảo giữa các thành viên. Mỗi người trong số họ đều có đóng góp quan trọng vào âm nhạc của nhóm, từ giọng hát của Levon Helm, Robbie Robertson, Richard Manuel, Rick Danko, đến các kỹ năng chơi nhạc cụ của Garth Hudson. Sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên một âm thanh đặc trưng, không thể nhầm lẫn của The Band.

Sưu tầm

Mendelssohn - Cầu Nối Giữa Quá Khứ Và Hiện Tại

Felix Mendelssohn, nhà soạn nhạc người Đức, là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thời kỳ Lãng mạn. Ông nổi tiếng với những tác phẩm tinh tế, mang đậm tính truyền thống và đầy sức sống. Mendelssohn không chỉ là một nhà soạn nhạc tài năng mà còn là một nhà chỉ huy xuất sắc, người đã góp phần quan trọng trong việc phục hưng âm nhạc của Johann Sebastian Bach.

Mendelssohn sinh ra trong một gia đình giàu có và được giáo dục âm nhạc từ rất sớm. Với tài năng thiên bẩm, ông đã sáng tác những tác phẩm đầu tay khi mới 12 tuổi. Một trong những đóng góp lớn nhất của ông là việc tổ chức buổi biểu diễn “Passion of St. Matthew” của Bach vào năm 1829, giúp hồi sinh sự quan tâm đến tác phẩm của Bach và đặt nền móng cho phong trào phục hưng âm nhạc Baroque.

Mendelssohn nổi tiếng với những tác phẩm như “Overture to A Midsummer Night’s Dream,” “Violin Concerto in E Minor,” và “Songs Without Words.” Âm nhạc của ông mang đậm màu sắc cổ điển, với những giai điệu trong sáng và cấu trúc chặt chẽ, thể hiện sự kính trọng đối với truyền thống âm nhạc, đồng thời mang lại sự tươi mới và sức sống cho âm nhạc thời kỳ Lãng mạn.

Cuộc đời của Mendelssohn, dù ngắn ngủi, nhưng đã để lại một di sản âm nhạc to lớn. Ông đã góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển truyền thống âm nhạc châu Âu, đồng thời mở ra những hướng đi mới cho các thế hệ nhạc sĩ sau này.

Sưu tầm

Oliver Đặt Nền Móng Cho Jazz

Joseph Nathan “King” Oliver, nghệ sĩ kèn cornet người Mỹ, là một trong những nhân vật tiên phong của nhạc jazz. Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là người thầy và người cố vấn của Louis Armstrong, nhưng sự nghiệp của King Oliver không chỉ dừng lại ở đó. Ông là một trong những người đầu tiên đưa jazz ra khỏi những khu phố nghèo ở New Orleans và biến nó thành một hiện tượng quốc tế.

King Oliver sinh ra và lớn lên tại New Orleans, nơi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình. Với tài năng chơi kèn cornet xuất sắc, Oliver nhanh chóng trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của thành phố. Ông đã sáng lập ra “King Oliver’s Creole Jazz Band,” một trong những ban nhạc jazz đầu tiên được ghi âm và phổ biến rộng rãi.

Một trong những đóng góp lớn nhất của King Oliver là việc ông đã phát triển và hoàn thiện kỹ thuật chơi kèn cornet, bao gồm cả việc sử dụng mutes để tạo ra những âm thanh đặc trưng cho jazz. Tài năng của Oliver không chỉ nằm ở khả năng chơi nhạc mà còn ở khả năng lãnh đạo và sáng tạo, giúp định hình phong cách và âm thanh của nhạc jazz trong những năm đầu thế kỷ 20.

Dù cuộc đời của King Oliver gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về tài chính và sức khỏe, nhưng di sản của ông vẫn sống mãi trong lịch sử âm nhạc. Ông đã đặt nền móng cho sự phát triển của nhạc jazz và mở ra con đường cho các thế hệ nghệ sĩ sau này, đặc biệt là người học trò nổi tiếng của ông, Louis Armstrong.

Sưu tầm

Genesis - Hành Trình Của Sự Khám Phá Và Đổi Mới

Genesis, ban nhạc rock người Anh, là một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc rock. Được thành lập vào cuối thập niên 1960, Genesis đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ phong cách rock prog đầy phức tạp đến nhạc pop dễ tiếp cận hơn. Họ đã để lại dấu ấn sâu đậm với những bản hit như “Invisible Touch,” “Land of Confusion,” và “I Can’t Dance.”

Genesis bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một ban nhạc rock prog, với các thành viên chủ chốt bao gồm Peter Gabriel, Tony Banks, Mike Rutherford, và Phil Collins. Những album đầu tiên của họ, như “Foxtrot” và “Selling England by the Pound,” nổi bật với cấu trúc phức tạp, lời bài hát đầy ẩn dụ và các phần biểu diễn xuất sắc. Genesis nhanh chóng trở thành biểu tượng của dòng nhạc rock prog, được yêu thích bởi những người hâm mộ đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Genesis đến khi Peter Gabriel rời nhóm vào năm 1975 và Phil Collins trở thành ca sĩ chính. Ban nhạc đã chuyển hướng phong cách âm nhạc, từ rock prog phức tạp sang nhạc pop dễ tiếp cận hơn, nhưng vẫn giữ được sự sáng tạo và đổi mới. Những album như “Duke,” “Abacab,” và “Invisible Touch” đã giúp Genesis đạt được thành công thương mại lớn và trở thành một trong những nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế giới.

Genesis không chỉ nổi bật với khả năng chơi nhạc xuất sắc mà còn với sự linh hoạt trong việc thay đổi phong cách âm nhạc. Họ đã khám phá và đổi mới liên tục, tạo ra một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

Verdi - Khi Âm Nhạc Trở Thành Tiếng Nói Của Người Ý

Giuseppe Verdi, nhà soạn nhạc opera người Ý, là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn. Ông không chỉ là người đã tạo ra những tác phẩm opera kinh điển như “La Traviata,” “Rigoletto,” và “Aida,” mà còn là tiếng nói của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ý trong thế kỷ 19. Âm nhạc của Verdi không chỉ mang đậm tính kịch tính và cảm xúc mãnh liệt mà còn phản ánh tinh thần yêu nước và khát vọng tự do của người Ý.

Verdi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại vùng Roncole, Ý. Dù xuất thân khiêm tốn, ông đã sớm bộc lộ tài năng âm nhạc và được học tập dưới sự bảo trợ của một người bảo trợ giàu có. Verdi bắt đầu sự nghiệp của mình với những tác phẩm opera đầu tay như “Oberto” và “Nabucco,” trong đó đặc biệt nổi bật là ca khúc “Va, pensiero” từ “Nabucco,” đã trở thành bài hát không chính thức của phong trào đấu tranh giành độc lập của người Ý.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Verdi đã sáng tác hàng loạt tác phẩm opera nổi tiếng, mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn cá nhân và tinh thần thời đại. “La Traviata,” với câu chuyện về tình yêu và bi kịch của nàng Violetta, hay “Aida,” với sự đối lập giữa tình yêu và nghĩa vụ trong bối cảnh chiến tranh, đều là những kiệt tác của nghệ thuật opera, được yêu thích trên toàn thế giới.

Dù Verdi đã qua đời vào năm 1901, nhưng di sản của ông vẫn sống mãi với thời gian. Ông không chỉ là một nhà soạn nhạc vĩ đại mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và khát vọng tự do của người Ý. Âm nhạc của Verdi đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và lịch sử Ý, là tiếng nói của những giấc mơ và khát vọng của cả một dân tộc.

Sưu tầm

Crimson - Hành Trình Của Sự Khám Phá Và Đột Phá

King Crimson, ban nhạc rock người Anh, là một trong những nhóm nhạc tiên phong của dòng nhạc progressive rock, với sự kết hợp giữa các yếu tố rock, jazz, cổ điển và nhạc điện tử. Được thành lập vào năm 1968, King Crimson đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới trong âm nhạc, với những tác phẩm mang tính thách thức và đầy táo bạo như “In the Court of the Crimson King.”

King Crimson nổi tiếng với sự thay đổi liên tục về đội hình và phong cách âm nhạc, nhưng điều đó không làm giảm đi sức ảnh hưởng của họ trong làng nhạc rock. Những thành viên như Robert Fripp, Greg Lake, và Bill Bruford đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nhóm, tạo ra những bản nhạc mang đậm tính nghệ thuật và sáng tạo.

Một trong những album nổi bật nhất của King Crimson là “In the Court of the Crimson King,” phát hành vào năm 1969. Album này đã trở thành một hiện tượng trong làng nhạc rock, với những giai điệu phức tạp, lời bài hát đầy ẩn dụ và âm thanh độc đáo. “In the Court of the Crimson King” không chỉ là một kiệt tác của progressive rock mà còn là một trong những album quan trọng nhất trong lịch sử âm nhạc.

King Crimson không chỉ nổi bật với khả năng chơi nhạc xuất sắc mà còn với sự linh hoạt và khả năng khám phá những hướng đi mới trong âm nhạc. Họ đã khám phá và đổi mới liên tục, tạo ra một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này.

Sưu tầm

Rubinstein Kết Nối Phương Đông Và Phương Tây

Anton Rubinstein, một trong những nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano và nhà sư phạm vĩ đại nhất của thời kỳ Lãng mạn, đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa âm nhạc Nga trở thành một phần của dòng chảy âm nhạc châu Âu. Ông được biết đến với khả năng chơi piano điêu luyện và những tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc, phản ánh sự kết nối giữa văn hóa Nga và châu Âu.

Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ gần Moscow vào năm 1829, Anton Rubinstein đã sớm bộc lộ tài năng âm nhạc thiên bẩm. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình như một nghệ sĩ piano lưu diễn khắp châu Âu, nơi ông được ca ngợi là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất của thời đại mình. Nhưng Rubinstein không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn; ông còn là một nhà soạn nhạc và nhà sư phạm tài năng. Ông đã thành lập Nhạc viện Saint Petersburg vào năm 1862, nơi đã đào tạo ra nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, bao gồm cả Pyotr Ilyich Tchaikovsky.

Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Rubinstein là bản Concerto cho piano số 4, một tác phẩm mang đậm phong cách Lãng mạn, kết hợp giữa sự phức tạp của kỹ thuật và sự sâu lắng của cảm xúc. Tác phẩm này đã trở thành một trong những bản concerto được biểu diễn nhiều nhất trong thời kỳ của Rubinstein, và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay.

Rubinstein không chỉ là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn mà còn là người đã góp phần quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục âm nhạc tại Nga. Ông đã đưa âm nhạc Nga lên một tầm cao mới, kết nối giữa phương Đông và phương Tây, tạo ra một di sản âm nhạc vĩ đại và bền vững.

Sưu tầm

Metheny Và Sự Sáng Tạo Không Biên Giới

Pat Metheny, nghệ sĩ guitar jazz người Mỹ, là một trong những nhạc sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhạc jazz hiện đại. Với phong cách chơi guitar độc đáo và sự sáng tạo không biên giới, Metheny đã phá vỡ những ranh giới truyền thống của jazz và mở ra những hướng đi mới đầy thú vị.

Sinh ra tại Missouri vào năm 1954, Metheny bắt đầu học guitar từ khi còn nhỏ và nhanh chóng trở thành một nghệ sĩ xuất sắc. Vào những năm 1970, Metheny đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ jazz nổi tiếng như Gary Burton, Jaco Pastorius và Lyle Mays, và phát hành những album đầu tay được đón nhận nồng nhiệt. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Metheny là album “Bright Size Life,” một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của ông, với sự kết hợp giữa jazz, rock và các yếu tố âm nhạc dân gian.

Metheny không ngừng khám phá và đổi mới trong âm nhạc, từ việc sử dụng các nhạc cụ điện tử, synth guitar, đến việc kết hợp với các thể loại âm nhạc khác nhau như world music và nhạc cổ điển. Một trong những dự án đáng chú ý nhất của Metheny là album “The Way Up,” một tác phẩm kéo dài 68 phút mà không có sự gián đoạn, thể hiện sự sáng tạo và khả năng biểu cảm phi thường của ông.

Pat Metheny không chỉ là một nghệ sĩ guitar xuất sắc mà còn là một nhà soạn nhạc và nhà sản xuất tài năng. Ông đã giành được nhiều giải Grammy và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ sau này. Âm nhạc của Metheny là một hành trình của sự khám phá, luôn mở rộng biên giới và tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho người nghe.

Sưu tầm

The Bee Gees - Biểu Tượng Của Một Thập Kỷ

The Bee Gees, ban nhạc pop/disco người Anh, là một trong những nhóm nhạc thành công nhất trong lịch sử âm nhạc, đặc biệt là vào thập niên 1970 với phong trào disco. Với những bản hit như “Stayin’ Alive,” “Night Fever,” và “How Deep Is Your Love,” The Bee Gees đã trở thành biểu tượng của thập niên 1970 và vẫn tiếp tục được yêu thích cho đến ngày nay.

The Bee Gees được thành lập bởi ba anh em nhà Gibb – Barry, Robin, và Maurice – tại Anh vào đầu thập niên 1960. Ban nhạc nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những bản ballad đầy cảm xúc và những giai điệu dễ nghe. Tuy nhiên, bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của họ đến vào cuối thập niên 1970 khi họ chuyển sang phong cách disco, với album “Saturday Night Fever” trở thành hiện tượng toàn cầu.

Với phong cách hát đặc trưng gồm giọng falsetto của Barry Gibb và sự hòa quyện hoàn hảo giữa ba anh em, The Bee Gees đã tạo ra một âm thanh riêng biệt và dễ nhận biết. “Saturday Night Fever,” không chỉ là một album mà còn là nhạc phim của bộ phim cùng tên, đã đưa The Bee Gees lên đỉnh cao của làng nhạc quốc tế. Album này đã bán được hàng triệu bản và góp phần quan trọng vào việc định hình nên phong trào disco.

Dù phong trào disco đã dần phai nhạt vào đầu thập niên 1980, nhưng âm nhạc của The Bee Gees vẫn sống mãi với thời gian. Họ đã để lại một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, là biểu tượng của sự sáng tạo và khả năng thích ứng với những thay đổi của thời đại.

Sưu tầm

Sibelius Và Âm Nhạc Phần Lan

Jean Sibelius, nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Phần Lan, được coi là một trong những nhân vật quan trọng của âm nhạc cuối thời kỳ Lãng mạn và đầu thế kỷ 20. Âm nhạc của ông không chỉ mang đậm chất hùng tráng và tinh thần dân tộc mà còn là biểu tượng cho khát vọng độc lập của Phần Lan trong những năm tháng khó khăn. Những tác phẩm của Sibelius, đặc biệt là bản giao hưởng “Finlandia,” đã trở thành tiếng nói của người Phần Lan trong cuộc đấu tranh giành tự do.

Sibelius sinh ra vào năm 1865 tại Hämeenlinna, một thị trấn nhỏ ở miền nam Phần Lan. Từ nhỏ, ông đã bị cuốn hút bởi thiên nhiên hùng vĩ của quê hương, và điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc của ông. Với tài năng thiên bẩm, Sibelius đã nhanh chóng trở thành một nhà soạn nhạc hàng đầu của Phần Lan, và ông đã sáng tác nhiều tác phẩm lớn như bảy bản giao hưởng, các bài thơ giao hưởng và rất nhiều tác phẩm âm nhạc khác.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Sibelius là “Finlandia,” được sáng tác vào năm 1899, trong bối cảnh Phần Lan đang chịu sự áp bức từ Nga. Bản nhạc này đã trở thành một biểu tượng của sự kháng cự và tinh thần dân tộc, được người dân Phần Lan yêu thích và coi như một bài thánh ca không chính thức của quốc gia. Âm nhạc của Sibelius không chỉ đẹp mà còn mạnh mẽ, thể hiện sự kiên cường và lòng yêu nước.

Cuộc đời của Sibelius trải qua nhiều thăng trầm, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian. Ông đã để lại một di sản âm nhạc phong phú và ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhạc sĩ sau này. Sibelius không chỉ là một nhà soạn nhạc mà còn là một biểu tượng của tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của Phần Lan.

Sưu tầm

Jones - Khi Jazz Gặp Gỡ Pop

Norah Jones, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ, là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất của thời kỳ hiện đại. Với giọng hát ấm áp, nhẹ nhàng và phong cách âm nhạc kết hợp giữa jazz, pop và soul, Norah Jones đã chinh phục trái tim của hàng triệu người nghe trên khắp thế giới. Album đầu tay của cô, “Come Away with Me,” phát hành vào năm 2002, đã mang lại cho cô 8 giải Grammy và khẳng định vị trí của cô như một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất của thế hệ.

Norah Jones sinh ra vào năm 1979 tại New York, là con gái của nghệ sĩ sitar nổi tiếng Ravi Shankar và nghệ sĩ hòa âm Sue Jones. Cô lớn lên trong một môi trường âm nhạc phong phú, từ nhỏ đã được tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách âm nhạc đa dạng và độc đáo của cô sau này.

Album đầu tay “Come Away with Me” của Norah Jones đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, với những ca khúc như “Don’t Know Why” và “Come Away with Me” được yêu thích trên khắp thế giới. Âm nhạc của Jones mang đậm chất jazz, nhưng lại pha trộn với những yếu tố pop và soul, tạo nên một phong cách âm nhạc mượt mà, dễ nghe nhưng không kém phần sâu lắng.

Norah Jones không chỉ nổi bật với giọng hát êm ái mà còn với khả năng sáng tác và biểu diễn xuất sắc. Cô tiếp tục ra mắt nhiều album thành công sau đó, khẳng định vị trí của mình trong làng nhạc thế giới. Âm nhạc của Norah Jones không chỉ là những giai điệu đẹp mà còn là những câu chuyện đầy cảm xúc về cuộc sống, tình yêu và sự tìm kiếm bản thân.

Sưu tầm

Deep Purple Và Tiếng Gầm Thét Của Rock

Deep Purple, ban nhạc rock người Anh, là một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc rock. Được thành lập vào cuối thập niên 1960, Deep Purple đã trở thành biểu tượng của nhạc hard rock và heavy metal, với những bản hit kinh điển như “Smoke on the Water,” “Highway Star,” và “Child in Time.” Âm nhạc của Deep Purple không chỉ mạnh mẽ và cuồng nhiệt mà còn mang đậm tính sáng tạo và kỹ thuật cao.

Deep Purple bắt đầu sự nghiệp với phong cách âm nhạc pha trộn giữa rock và nhạc cổ điển, nhưng sau đó chuyển sang nhạc hard rock với sự xuất hiện của các thành viên mới như Ian Gillan và Roger Glover. Với album “Machine Head” phát hành vào năm 1972, Deep Purple đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong làng nhạc rock, với những ca khúc bất hủ và những buổi biểu diễn sống động.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Deep Purple là khi họ sáng tác ca khúc “Smoke on the Water,” một bản nhạc đã trở thành biểu tượng của rock. Ca khúc này kể về vụ cháy ở sòng bạc Montreux, Thụy Sĩ, nơi ban nhạc đang thu âm album “Machine Head.” Giai điệu đơn giản nhưng mạnh mẽ của “Smoke on the Water” đã trở thành một trong những riff guitar nổi tiếng nhất mọi thời đại, và được coi là bài hát không thể thiếu trong bất kỳ buổi biểu diễn rock nào.

Deep Purple không chỉ nổi bật với khả năng chơi nhạc xuất sắc mà còn với sự sáng tạo và đổi mới liên tục trong âm nhạc. Họ đã để lại một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ rock sau này. Deep Purple không chỉ là một ban nhạc mà còn là tiếng gầm thét của rock, là biểu tượng của sự tự do và sức mạnh trong âm nhạc.

Sưu tầm

Deep Purple Và Tiếng Gầm Thét Của Rock

Deep Purple, ban nhạc rock người Anh, là một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc rock. Được thành lập vào cuối thập niên 1960, Deep Purple đã trở thành biểu tượng của nhạc hard rock và heavy metal, với những bản hit kinh điển như “Smoke on the Water,” “Highway Star,” và “Child in Time.” Âm nhạc của Deep Purple không chỉ mạnh mẽ và cuồng nhiệt mà còn mang đậm tính sáng tạo và kỹ thuật cao.

Deep Purple bắt đầu sự nghiệp với phong cách âm nhạc pha trộn giữa rock và nhạc cổ điển, nhưng sau đó chuyển sang nhạc hard rock với sự xuất hiện của các thành viên mới như Ian Gillan và Roger Glover. Với album “Machine Head” phát hành vào năm 1972, Deep Purple đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong làng nhạc rock, với những ca khúc bất hủ và những buổi biểu diễn sống động.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Deep Purple là khi họ sáng tác ca khúc “Smoke on the Water,” một bản nhạc đã trở thành biểu tượng của rock. Ca khúc này kể về vụ cháy ở sòng bạc Montreux, Thụy Sĩ, nơi ban nhạc đang thu âm album “Machine Head.” Giai điệu đơn giản nhưng mạnh mẽ của “Smoke on the Water” đã trở thành một trong những riff guitar nổi tiếng nhất mọi thời đại, và được coi là bài hát không thể thiếu trong bất kỳ buổi biểu diễn rock nào.

Deep Purple không chỉ nổi bật với khả năng chơi nhạc xuất sắc mà còn với sự sáng tạo và đổi mới liên tục trong âm nhạc. Họ đã để lại một di sản âm nhạc phong phú và đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ rock sau này. Deep Purple không chỉ là một ban nhạc mà còn là tiếng gầm thét của rock, là biểu tượng của sự tự do và sức mạnh trong âm nhạc.

Sưu tầm

Mozart và Chú Mèo Nổi Loạn

Wolfgang Amadeus Mozart, thiên tài âm nhạc của thời kỳ Cổ điển, nổi tiếng với sự sáng tạo và tính cách vui nhộn, thường xuyên tạo ra những tình huống hài hước cả trong đời sống và âm nhạc. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất là về chú mèo của ông, vốn có ảnh hưởng đến một trong những tác phẩm của ông.

Một buổi sáng nọ, Mozart đang soạn nhạc trong phòng làm việc của mình. Ông tập trung hết mức vào bản nhạc mới, nhưng chú mèo của ông thì lại chẳng mảy may quan tâm đến sự nghiệp vĩ đại của chủ nhân. Chú mèo nhảy lên bàn và ngay lập tức lăn vào các tờ giấy nhạc. Mozart, thay vì tức giận, lại bật cười và quyết định chơi một trò chơi với chú mèo.

Ông bắt đầu chơi một giai điệu trên piano, trong khi chú mèo cố gắng “phụ họa” bằng cách nhảy lên các phím đàn. Những âm thanh bất ngờ và không theo trật tự từ những cú nhảy của chú mèo tạo ra một loạt âm thanh lạ lẫm. Mozart không chỉ không phiền mà còn sử dụng chính những âm thanh đó để đưa vào tác phẩm của mình. Ông gọi đùa nó là “Sonata cho mèo” (Katzensonate).

Mặc dù tác phẩm này không bao giờ được công bố chính thức, nhưng câu chuyện về “Sonata cho mèo” đã trở thành huyền thoại trong giới âm nhạc. Nó là một minh chứng cho tính cách hài hước và trí tuệ sáng tạo không giới hạn của Mozart, người có khả năng biến bất cứ điều gì, kể cả một chú mèo nghịch ngợm, thành âm nhạc.

Sưu tầm

Chopin và Chiếc Gương Bí Mật

Fryderyk Chopin, một trong những nhà soạn nhạc lừng danh của thời kỳ Lãng mạn, được biết đến với những bản nhạc piano đầy cảm xúc. Nhưng ít ai biết rằng, Chopin cũng có một khía cạnh hài hước và đôi lúc thích tạo ra những trò đùa tinh nghịch.

Một ngày nọ, khi Chopin đang ở trong phòng tập luyện cùng với học trò của mình, một cậu học trò trẻ tuổi tên là Jean cố gắng chơi một bản nocturne mà cậu đã luyện tập suốt cả tuần. Tuy nhiên, Jean vẫn không thể chơi hoàn hảo, và mỗi lần cậu mắc lỗi, Chopin lại nhăn nhó và khẽ thở dài.

Cuối cùng, Chopin nảy ra một ý tưởng. Ông lấy từ tủ ra một chiếc gương nhỏ và đưa nó cho Jean. “Cầm lấy chiếc gương này,” Chopin nói, “và mỗi khi em chơi sai nốt, hãy nhìn vào đó. Nếu em thấy ai trong gương là người đã chơi sai, hãy nhắc nhở họ ngay lập tức!” Jean, không hiểu trò đùa này, ngơ ngác nhìn thầy mình.

Chopin cười lớn, khiến không khí trở nên nhẹ nhàng hơn. Sau đó, ông bảo Jean không cần quá căng thẳng, và thay vào đó nên cảm nhận âm nhạc từ trái tim mình. Câu chuyện về chiếc gương bí mật này đã lan truyền trong số các học trò của Chopin, và nó trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ về tính cách vui vẻ, cởi mở của ông.

Chopin, mặc dù thường được biết đến với những bản nhạc buồn, vẫn luôn có tinh thần hài hước và biết cách biến những tình huống khó khăn thành những bài học nhẹ nhàng.

Sưu tầm

Subsections of Thu âm

Thu âm trên PC và macOS

DAW

Thực hiện hòa âm và thu âm là những phần quan trọng trong quá trình thực hiện một tác phẩm âm nhạc, và có rất nhiều phần mềm mạnh mẽ có thể giúp bạn trong công việc này. Các phần mêm này thường được gọi là DAW (Digital Audio Workstations).

Các thành phần chính của một DAW:

  • Giao diện người dùng (User Interface): Đây là phần mà người dùng tương tác với phần mềm DAW. Giao diện này thường bao gồm các cửa sổ hiển thị sóng âm thanh (waveform), các bảng điều khiển (control panel), mixer, và các công cụ chỉnh sửa khác.
  • Tracks (Đường âm thanh): DAW cho phép tạo ra nhiều “track” hay đường âm thanh, trên đó bạn có thể ghi âm, chèn các đoạn nhạc, hoặc chỉnh sửa âm thanh. Mỗi track có thể là một kênh âm thanh độc lập như vocal, guitar, trống, hoặc các nhạc cụ khác.
  • Chỉnh sửa âm thanh (Audio Editing): DAW cung cấp các công cụ để chỉnh sửa âm thanh như cắt, ghép, kéo dài, rút ngắn, điều chỉnh âm lượng, thêm hiệu ứng âm thanh, và nhiều hơn nữa.
  • MIDI Support: DAW thường hỗ trợ giao diện MIDI, cho phép kết nối và làm việc với các thiết bị nhạc cụ số như keyboard, synthesizer, hoặc drum machine. MIDI cho phép bạn ghi lại và chỉnh sửa các tín hiệu điều khiển nhạc cụ kỹ thuật số một cách chính xác.
  • Plugin và Hiệu ứng (Plugins and Effects): DAW cho phép tích hợp các plugin và hiệu ứng âm thanh, từ những công cụ cơ bản như EQ, reverb, delay, đến các nhạc cụ ảo và hiệu ứng nâng cao như compressor, distortion, và auto-tune.
  • Mixing và Mastering: DAW cung cấp các công cụ để mix nhạc, tức là kết hợp và cân bằng âm lượng, âm sắc của các track khác nhau, sau đó thực hiện mastering để chuẩn bị cho việc phát hành.

Công dụng của DAW:

DAW là công cụ không thể thiếu đối với các nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, kỹ sư âm thanh, và những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc và âm thanh. Nó cho phép họ sáng tác, thu âm, chỉnh sửa, và sản xuất các bản nhạc với chất lượng cao, mà không cần phải sử dụng các thiết bị phòng thu đắt tiền. Nhờ DAW, toàn bộ quy trình sản xuất âm nhạc có thể được thực hiện trên máy tính với độ chính xác và hiệu quả cao.

Những phần mêm thu âm và hòa âm thông dụng:

1. Logic Pro X

Logic Pro X là một phần mềm DAW (Digital Audio Workstation) mạnh mẽ dành cho hệ điều hành macOS. Nó được phát triển bởi Apple và nổi tiếng với giao diện thân thiện, cùng với một loạt các công cụ và plugin tích hợp sẵn để làm hòa âm. Logic Pro X đặc biệt phù hợp với việc làm nhạc pop, EDM, và các thể loại đương đại khác. Bộ công cụ âm thanh của Logic rất phong phú, từ bộ thu âm MIDI, sampler, cho đến bộ công cụ giả lập các loại nhạc cụ và synths.

2. Ableton Live

Ableton Live là một trong những phần mềm DAW phổ biến nhất, đặc biệt trong cộng đồng nhạc điện tử và DJ. Phần mềm này nổi bật với khả năng làm việc trong thời gian thực (real-time), giúp bạn dễ dàng thử nghiệm và sáng tạo với các ý tưởng âm nhạc. Ableton Live có khả năng xử lý audio và MIDI rất mạnh, hỗ trợ nhiều loại plugin và hiệu ứng, và rất dễ dàng sử dụng cho việc làm hòa âm.

3. FL Studio

FL Studio, trước đây còn được gọi là FruityLoops, là một DAW rất phổ biến trong cộng đồng nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc, đặc biệt là những người mới bắt đầu. FL Studio nổi tiếng với giao diện người dùng dễ sử dụng và khả năng tạo beat rất linh hoạt. Phần mềm này rất mạnh về việc làm hòa âm và có thể được sử dụng cho nhiều thể loại âm nhạc, từ hip-hop đến EDM.

4. Cubase

Cubase là một DAW được phát triển bởi Steinberg, được biết đến với khả năng xử lý âm thanh chuyên nghiệp và chất lượng cao. Cubase thường được sử dụng trong các phòng thu chuyên nghiệp vì nó cung cấp các công cụ mạnh mẽ cho việc thu âm, chỉnh sửa, và làm hòa âm. Phần mềm này cũng hỗ trợ rất tốt cho các công việc hòa âm phức tạp, từ việc điều chỉnh các nốt nhạc cho đến xử lý các hiệu ứng âm thanh.

5. Pro Tools

Pro Tools là một trong những DAW phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thu âm chuyên nghiệp. Được phát triển bởi Avid, Pro Tools nổi tiếng với khả năng xử lý âm thanh đỉnh cao và thường được sử dụng trong các phòng thu lớn. Mặc dù giao diện của Pro Tools có thể hơi phức tạp đối với người mới bắt đầu, nhưng khi bạn đã quen thuộc, nó sẽ trở thành một công cụ cực kỳ mạnh mẽ trong việc làm hòa âm và sản xuất âm nhạc.

6. Studio One

Studio One là một DAW phát triển bởi PreSonus, nổi bật với giao diện trực quan và các tính năng dễ sử dụng. Studio One cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ cho việc thu âm, chỉnh sửa, và làm hòa âm. Nó cũng tích hợp rất nhiều plugin và hiệu ứng âm thanh, giúp bạn dễ dàng trong việc sáng tạo âm nhạc.

7. Reaper

Reaper là một lựa chọn DAW có chi phí thấp nhưng rất mạnh mẽ. Nó có khả năng tùy chỉnh cao và hỗ trợ gần như tất cả các plugin âm thanh và MIDI hiện có. Reaper có giao diện khá đơn giản nhưng linh hoạt, phù hợp cho cả việc làm hòa âm đơn giản lẫn phức tạp. Một trong những điểm mạnh của Reaper là nó rất nhẹ và có thể chạy mượt mà trên nhiều cấu hình máy tính khác nhau.

8. Reason

Reason là một phần mềm DAW phát triển bởi Propellerhead, nổi tiếng với giao diện mô phỏng các thiết bị vật lý trong studio như máy nén, EQ, và synths. Reason rất mạnh trong việc làm nhạc điện tử và tạo các âm thanh độc đáo nhờ vào các công cụ synths và rack module của nó. Phần mềm này cũng có khả năng làm việc như một plugin trong các DAW khác, mở rộng khả năng hòa âm của bạn.

Kết Luận

Mỗi phần mềm DAW đều có những ưu điểm riêng, và sự lựa chọn phần mềm nào phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và phong cách làm việc của bạn. Nếu bạn là người mới bắt đầu, Studio One hoặc FL Studio hoặc Ableton Live có thể là lựa chọn tốt. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ chuyên nghiệp, Pro Tools hoặc Cubase hay Studio One sẽ là lựa chọn phù hợp. Điều quan trọng nhất là hãy dành thời gian để tìm hiểu và làm quen với phần mềm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các bản hòa âm mà bạn tạo ra.

Cubase trên PC và macOS

Cubase

Cubase là một trong những phần mềm sản xuất âm nhạc hàng đầu, được phát triển bởi Steinberg, công ty tiên phong trong việc tạo ra các công nghệ âm thanh số như ASIO và VST. Cubase Pro, phiên bản cao cấp nhất của Cubase, được biết đến với sự đa năng và mạnh mẽ, hỗ trợ toàn diện từ thu âm, sáng tác, hòa âm, mix nhạc cho đến mastering. Dưới đây là mô tả chi tiết về các tính năng và công dụng của Cubase Pro trong việc thu âm và hòa âm.

1. Giao diện người dùng và quy trình làm việc

Cubase Pro có giao diện người dùng khá phức tạp nhưng rất mạnh mẽ và linh hoạt. Đối với những người mới bắt đầu, giao diện này có thể hơi khó nắm bắt, nhưng với những người đã quen thuộc, nó cung cấp một môi trường làm việc rất chi tiết và tùy chỉnh cao. Các tính năng và công cụ trong Cubase được tổ chức rõ ràng, cho phép người dùng quản lý các dự án lớn với nhiều track âm thanh và MIDI một cách dễ dàng.

2. Thu âm và chỉnh sửa âm thanh

Cubase Pro nổi bật với khả năng thu âm đa kênh, chất lượng cao, hỗ trợ lên đến 32-bit/192 kHz. Bạn có thể thu âm nhiều kênh đồng thời với độ trễ cực thấp, điều này rất quan trọng khi làm việc với các dự án phức tạp hoặc khi thu âm trực tiếp.

Audio Warp và VariAudio: Audio Warp cho phép chỉnh sửa thời gian của âm thanh mà không làm thay đổi cao độ, rất hữu ích khi cần đồng bộ hóa các đoạn nhạc. VariAudio là công cụ chỉnh sửa cao độ mạnh mẽ, tương tự như Melodyne, giúp bạn điều chỉnh cao độ, giai điệu và nhịp điệu của các phần vocal một cách chi tiết và mượt mà.

Comping: Tính năng này giúp bạn dễ dàng chọn và kết hợp những phần tốt nhất từ nhiều lần thu âm khác nhau vào một bản ghi hoàn chỉnh. Điều này rất hữu ích khi thu âm vocal hoặc nhạc cụ.

3. Hòa âm và mix nhạc

Cubase Pro cung cấp một môi trường mix nhạc toàn diện, cho phép bạn quản lý và xử lý hàng trăm track âm thanh cùng lúc.

Mixer Console: Mixer trong Cubase Pro có giao diện rất mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều tùy chỉnh và tính năng tiên tiến như nhóm các kênh, điều chỉnh EQ, áp dụng các hiệu ứng động học (dynamics) và kiểm soát toàn diện các tham số của âm thanh.

VST Plugins và FX: Cubase Pro đi kèm với một bộ sưu tập phong phú các plugin VST và hiệu ứng âm thanh, bao gồm reverb, delay, EQ, compressor, và nhiều hơn nữa. Những plugin này giúp bạn tạo ra các bản mix chất lượng cao, từ cơ bản đến phức tạp. Bạn cũng có thể tích hợp và sử dụng các plugin của bên thứ ba để mở rộng khả năng xử lý âm thanh.

Automations: Tính năng tự động hóa trong Cubase rất linh hoạt và chi tiết. Bạn có thể tự động hóa bất kỳ tham số nào trong dự án của mình, từ âm lượng, pan, đến các tham số plugin, giúp tạo ra các bản mix động và tinh tế hơn.

4. Hòa âm với các nhạc cụ ảo

Cubase Pro được biết đến với khả năng xử lý MIDI và hòa âm với các nhạc cụ ảo (VST instruments) mạnh mẽ.

MIDI Editing: Cubase Pro có các công cụ MIDI editing hàng đầu, cho phép bạn ghi lại, chỉnh sửa và xử lý MIDI một cách dễ dàng. Các tính năng như Key Editor, Drum Editor, và Score Editor cho phép bạn thao tác với các nốt nhạc, nhịp điệu, và giai điệu một cách chi tiết.

Nhạc cụ ảo: Cubase Pro đi kèm với nhiều nhạc cụ ảo chất lượng cao như HALion Sonic SE (sampler và synth), Groove Agent SE (drum machine), Padshop (granular synthesizer) và nhiều công cụ khác. Những nhạc cụ này mang lại nhiều lựa chọn về âm thanh và khả năng sáng tạo, giúp bạn dễ dàng thực hiện các ý tưởng âm nhạc của mình.

Chord Track và Chord Pads: Đây là những công cụ hỗ trợ sáng tác mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng tạo ra các tiến trình hợp âm phức tạp và thử nghiệm với các cấu trúc giai điệu khác nhau. Bạn có thể tạo ra các thay đổi hợp âm phức tạp mà không cần kiến thức lý thuyết nhạc chuyên sâu.

5. Mastering

Cubase Pro cũng hỗ trợ quá trình mastering với các công cụ mạnh mẽ, cho phép bạn hoàn thiện sản phẩm âm nhạc của mình để chuẩn bị phát hành.

Mastering Plugins: Bạn có thể sử dụng các plugin mastering như Maximizer, Multiband Compressor, và Stereo Enhancer để xử lý âm thanh và tối ưu hóa chất lượng của bản nhạc cuối cùng. Cubase Pro hỗ trợ đầy đủ các định dạng âm thanh chất lượng cao, cho phép bạn xuất bản sản phẩm dưới dạng file WAV, MP3, hoặc các định dạng khác.

Loudness Metering: Công cụ này giúp bạn kiểm soát mức độ âm lượng tổng thể của bản nhạc, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn âm lượng quốc tế, điều này rất quan trọng khi phát hành nhạc trực tuyến hoặc trên các nền tảng phát sóng.

6. Khả năng cộng tác và quản lý dự án

Cubase Pro hỗ trợ làm việc với các dự án lớn và phức tạp một cách hiệu quả.

Track Versions: Tính năng này cho phép bạn tạo và quản lý nhiều phiên bản khác nhau của một track, giúp thử nghiệm các ý tưởng mới mà không làm mất đi các bản gốc.

MediaBay: Đây là một thư viện quản lý tất cả các tài nguyên âm thanh, MIDI, và plugin của bạn. MediaBay giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và truy cập các âm thanh hoặc plugin cần thiết trong dự án.

Collaboration Tools: Cubase Pro cung cấp các công cụ hỗ trợ cộng tác, như khả năng chia sẻ dự án qua internet hoặc làm việc từ xa với các nhạc sĩ và nhà sản xuất khác. Điều này rất hữu ích khi bạn làm việc trong các dự án lớn với nhiều người tham gia.

7. Tích hợp phần cứng

Cubase Pro tích hợp tốt với các thiết bị phần cứng của Steinberg như các giao diện âm thanh UR series hoặc các thiết bị MIDI controller, giúp tối ưu hóa quy trình thu âm và mix nhạc. Sự tương thích cao giữa phần mềm và phần cứng giúp giảm thiểu độ trễ và đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất.

8. Giá cả và cộng đồng hỗ trợ

Cubase Pro nằm ở phân khúc cao cấp, có giá cao hơn so với nhiều DAW khác trên thị trường. Tuy nhiên, với sự đầu tư này, bạn nhận được một bộ công cụ toàn diện và mạnh mẽ cho mọi khía cạnh của sản xuất âm nhạc. Cộng đồng người dùng Cubase rất lớn và có nhiều diễn đàn, tài liệu hướng dẫn, và video trực tuyến giúp bạn dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.

Kết luận

Cubase Pro của Steinberg là một trong những công cụ sản xuất âm nhạc mạnh mẽ và toàn diện nhất trên thị trường hiện nay. Nó phù hợp với các nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp, kỹ sư âm thanh, và nhạc sĩ cần một môi trường làm việc chuyên sâu với các công cụ chỉnh sửa, thu âm, hòa âm, và mix nhạc đỉnh cao. Với khả năng xử lý MIDI xuất sắc, bộ plugin phong phú, và khả năng quản lý dự án phức tạp, Cubase Pro thực sự là một lựa chọn hàng đầu cho việc sản xuất âm nhạc chất lượng cao.

Studio One trên PC và macOS

Cubase

Studio One của PreSonus là một phần mềm sản xuất âm nhạc toàn diện, đặc biệt mạnh mẽ trong việc thu âm, mix và hòa âm. Phiên bản Studio One Professional là phiên bản cao cấp nhất, mang đến cho người dùng nhiều tính năng mạnh mẽ và công cụ chuyên nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của phần mềm này trong việc thu âm và thực hiện hòa âm:

1. Giao diện người dùng và quy trình làm việc

Studio One được thiết kế với giao diện người dùng trực quan, dễ tiếp cận và tối ưu cho cả người mới bắt đầu lẫn các nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp. Giao diện “drag-and-drop” giúp bạn dễ dàng kéo thả các file âm thanh, plugin và công cụ vào dự án của mình. Điều này giúp cho quy trình làm việc trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Thu âm đa kênh và chỉnh sửa âm thanh

Phiên bản Professional hỗ trợ thu âm đa kênh với chất lượng cao lên đến 64-bit, 384 kHz. Bạn có thể thu âm nhiều kênh cùng lúc, quản lý và chỉnh sửa từng kênh âm thanh một cách dễ dàng. Studio One cung cấp một loạt các công cụ chỉnh sửa âm thanh như cut, copy, paste, crossfade, và các tính năng tự động hóa nâng cao. Bạn cũng có thể sử dụng Melodyne (tích hợp trong Studio One Pro) để chỉnh sửa cao độ và thời gian của từng nốt nhạc một cách chi tiết.

3. Công cụ hòa âm và mix nhạc

Studio One Professional đi kèm với một bộ công cụ hòa âm và mix nhạc mạnh mẽ:

Mix Engine FX: Mang đến khả năng mô phỏng các analog mixing console, với các hiệu ứng như tape saturation, harmonic distortion và hơn thế nữa. Đây là một công cụ hữu ích để mang lại âm thanh ấm áp, cổ điển cho bản mix của bạn.

Plugin và hiệu ứng: Studio One Pro có hơn 50 plugin tích hợp, bao gồm các công cụ EQ, compression, reverb, delay, chorus, và nhiều hiệu ứng khác. Bạn cũng có thể dễ dàng thêm các plugin bên thứ ba như VST/AU để mở rộng khả năng âm thanh.

Console Shaper: Một trong những tính năng độc đáo của Studio One là Console Shaper, giúp mô phỏng âm thanh analog của các bảng điều khiển trộn âm thanh cũ. Điều này giúp tạo ra một bản mix có chiều sâu và sắc thái giống như các bản thu âm thời kỳ trước.

4. Hòa âm với các nhạc cụ ảo

Studio One Pro cung cấp một thư viện âm thanh phong phú với các nhạc cụ ảo như Impact XT (drum machine), Mai Tai (synthesizer), Presence XT (sample player), và nhiều công cụ khác. Bạn có thể dễ dàng hòa âm bằng cách sử dụng các âm thanh có sẵn, hoặc tự tạo ra âm thanh riêng bằng cách chỉnh sửa các preset có sẵn. Khả năng kết hợp MIDI với các plugin nhạc cụ ảo giúp bạn linh hoạt trong việc sáng tác và sản xuất âm nhạc.

5. Hỗ trợ MIDI và tự động hóa

Studio One Pro có khả năng hỗ trợ MIDI toàn diện, cho phép bạn dễ dàng ghi lại, chỉnh sửa và lập trình các đoạn MIDI. Khả năng tự động hóa của phần mềm này cũng rất ấn tượng, từ tự động hóa đơn giản như volume và pan, đến các tự động hóa phức tạp hơn cho các thông số của plugin. Điều này mang lại sự kiểm soát chính xác và sáng tạo trong quá trình hòa âm và mix nhạc.

6. Mastering tích hợp

Một trong những điểm đặc biệt của Studio One Pro là khả năng master trực tiếp trên cùng một nền tảng mà bạn thu âm và mix nhạc. Bạn có thể tạo ra các dự án mastering, nơi tất cả các bài hát đã hoàn thiện được tập hợp lại và chuẩn bị cho việc phát hành. Studio One cung cấp các công cụ như EQ, limiter, multi-band compression và nhiều hiệu ứng khác để bạn hoàn thiện bản master của mình.

7. Tích hợp với phần cứng PreSonus

Nếu bạn sử dụng các thiết bị phần cứng của PreSonus như các bộ thu âm (audio interface) hoặc các bộ điều khiển (control surface), Studio One sẽ có tích hợp tốt nhất, giúp tối ưu hóa quá trình thu âm và hòa âm. Sự tương thích cao giữa phần mềm và phần cứng giúp giảm thiểu độ trễ và nâng cao chất lượng âm thanh tổng thể.

8. Chia sẻ và phát hành

Studio One Professional hỗ trợ việc xuất bản nhạc trực tiếp lên các nền tảng phát trực tuyến như SoundCloud, YouTube và các dịch vụ phát hành nhạc số. Điều này giúp bạn nhanh chóng đưa sản phẩm của mình ra thị trường mà không cần phải sử dụng phần mềm bên ngoài.

9. Khả năng cộng tác trực tuyến

Studio One cho phép cộng tác trực tuyến thông qua tính năng “PreSonus Sphere”. Bạn có thể làm việc cùng các nhạc sĩ, nhà sản xuất khác từ xa, chia sẻ dự án và tài nguyên một cách dễ dàng.

Kết luận

Studio One Professional của PreSonus là một lựa chọn tuyệt vời cho các nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, và kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp. Với khả năng thu âm chất lượng cao, bộ công cụ hòa âm mạnh mẽ, và các tính năng nâng cao như mastering tích hợp và cộng tác trực tuyến, Studio One thực sự là một công cụ toàn diện cho việc sản xuất âm nhạc từ đầu đến cuối.

Cubase hay Studio One trên PC và macOS

Cubase

Studio One và Cubase đều là những Digital Audio Workstations (DAWs) nổi tiếng và mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp âm nhạc. Mỗi phần mềm có những ưu điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu và phong cách làm việc khác nhau. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa hai phần mềm này dựa trên các khía cạnh quan trọng:

1. Giao diện người dùng

Studio One: Studio One có giao diện người dùng hiện đại, trực quan và rất dễ tiếp cận. Cách bố trí giao diện với các thao tác “drag-and-drop” (kéo và thả) giúp người dùng mới dễ dàng làm quen và thao tác nhanh chóng. Giao diện của Studio One thường được đánh giá là gọn gàng, không làm người dùng choáng ngợp với quá nhiều lựa chọn trên màn hình.

Cubase: Cubase có giao diện phức tạp hơn và mang tính kỹ thuật cao, điều này có thể làm khó khăn cho những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, đối với những người dùng chuyên nghiệp đã quen với Cubase, giao diện này cung cấp nhiều tùy chỉnh và chi tiết, cho phép kiểm soát sâu hơn trong quy trình làm việc. Cubase cũng đã cải tiến giao diện qua các phiên bản, nhưng nó vẫn yêu cầu thời gian để làm quen.

2. Công cụ và tính năng thu âm

Studio One: Studio One mạnh mẽ trong việc thu âm và chỉnh sửa âm thanh, với tính năng ghi âm đa kênh và công cụ chỉnh sửa không phá hủy (non-destructive editing). Melodyne tích hợp trong Studio One Pro giúp chỉnh sửa cao độ và thời gian cực kỳ chi tiết. Các tính năng như Track Transform và Mix Engine FX giúp quá trình mix và sáng tạo âm thanh trở nên linh hoạt hơn.

Cubase: Cubase từ lâu đã nổi tiếng về khả năng thu âm và chỉnh sửa MIDI xuất sắc. Nó cung cấp công cụ thu âm và chỉnh sửa âm thanh mạnh mẽ với các tính năng như VariAudio (tương tự Melodyne) cho phép chỉnh sửa cao độ và thời gian chính xác. Cubase cũng có nhiều tính năng sáng tạo như chord track, chord pads và một loạt các công cụ dành cho MIDI, giúp quá trình sáng tác trở nên dễ dàng hơn.

3. Hòa âm và mix nhạc

Studio One: Studio One cung cấp bộ công cụ hòa âm và mix nhạc toàn diện với hơn 50 plugin tích hợp, hỗ trợ các hiệu ứng và xử lý âm thanh tiên tiến. Các công cụ như Console Shaper và Mix Engine FX giúp mang lại âm thanh analog đặc trưng. Tính năng tự động hóa của Studio One rất linh hoạt, hỗ trợ từ tự động hóa cơ bản đến các hiệu ứng phức tạp.

Cubase: Cubase có một loạt các công cụ mix và mastering cực kỳ mạnh mẽ, với nhiều plugin tích hợp, cùng với các công cụ xử lý âm thanh tiên tiến. Cubase cũng hỗ trợ tự động hóa chi tiết và linh hoạt, cung cấp khả năng kiểm soát cao hơn đối với các thông số âm thanh. Cubase còn nổi tiếng với khả năng quản lý dự án phức tạp và xử lý nhiều kênh âm thanh một cách hiệu quả.

4. Khả năng làm việc với MIDI

Studio One: Studio One hỗ trợ đầy đủ các tính năng MIDI cơ bản và một số tính năng nâng cao. Tuy nhiên, so với Cubase, Studio One vẫn còn hạn chế trong việc xử lý MIDI phức tạp. Mặc dù Studio One có đủ công cụ để làm việc với MIDI, nhưng nó không cung cấp sự phong phú và đa dạng như Cubase.

Cubase: Cubase thực sự nổi bật với khả năng làm việc với MIDI. Nó cung cấp các công cụ và tính năng MIDI phức tạp, hỗ trợ sáng tác, hòa âm và tạo hiệu ứng âm nhạc một cách chi tiết. Các tính năng như chord track, chord assistant, và các công cụ dành cho MIDI editing trong Cubase là những công cụ không thể thiếu đối với những nhà soạn nhạc và nhạc sĩ chuyên nghiệp.

5. Thư viện âm thanh và nhạc cụ ảo

Studio One: Studio One đi kèm với một thư viện âm thanh khá phong phú và các nhạc cụ ảo chất lượng cao như Impact XT, Mai Tai, và Presence XT. Tuy nhiên, so với Cubase, bộ nhạc cụ ảo của Studio One có thể ít phong phú và đa dạng hơn.

Cubase: Cubase cung cấp một bộ thư viện âm thanh và nhạc cụ ảo rất đa dạng và phong phú, bao gồm các plugin nhạc cụ ảo hàng đầu như HALion Sonic SE, Groove Agent SE, và Padshop. Đây là những công cụ mạnh mẽ hỗ trợ tốt cho cả việc sáng tác, hòa âm và tạo hiệu ứng âm nhạc.

6. Mastering và phát hành

Studio One: Một trong những điểm mạnh của Studio One là khả năng mastering tích hợp, cho phép bạn tạo ra các dự án mastering ngay trong phần mềm mà không cần phải chuyển sang DAW khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính đồng nhất cho sản phẩm âm nhạc.

Cubase: Cubase cũng hỗ trợ quá trình mastering, nhưng nó không tích hợp trực tiếp như Studio One. Thông thường, người dùng Cubase sẽ chuyển dự án sang phần mềm chuyên dụng khác để thực hiện quá trình mastering. Tuy nhiên, với các plugin và công cụ có sẵn, bạn vẫn có thể thực hiện một số công đoạn mastering ngay trong Cubase.

7. Hiệu năng và độ ổn định

Studio One: Studio One được đánh giá cao về độ ổn định và hiệu năng, đặc biệt là khi làm việc với các dự án phức tạp hoặc khi sử dụng nhiều plugin nặng. Phần mềm này tối ưu hóa tốt trên nhiều cấu hình máy tính khác nhau.

Cubase: Cubase cũng là một phần mềm ổn định và hiệu quả, nhưng đôi khi có thể yêu cầu cấu hình phần cứng cao hơn để chạy mượt mà, đặc biệt là khi làm việc với các dự án lớn. Tuy nhiên, với hệ thống mạnh mẽ, Cubase hoạt động rất tốt và đáng tin cậy.

8. Giá cả và hỗ trợ

Studio One: Studio One Professional có giá cả phải chăng so với Cubase, đặc biệt là với các tính năng toàn diện mà nó cung cấp. PreSonus cũng thường xuyên cập nhật và cải tiến phần mềm của họ, cùng với dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.

Cubase: Cubase có giá cao hơn, đặc biệt là phiên bản Pro. Tuy nhiên, với giá cao hơn, bạn nhận được một bộ công cụ toàn diện và mạnh mẽ. Steinberg cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và cộng đồng người dùng rộng lớn, là một lợi thế cho những ai mới bắt đầu hoặc cần trợ giúp.

Kết luận

Cả Studio One và Cubase đều là những lựa chọn tuyệt vời cho việc sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp.

Studio One sẽ phù hợp hơn cho những ai muốn một giao diện trực quan, dễ sử dụng với khả năng thu âm và mix nhạc mạnh mẽ, đồng thời cũng cung cấp tính năng mastering tích hợp.

Cubase là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần sự kiểm soát chi tiết và phức tạp hơn, đặc biệt là trong việc xử lý MIDI và quản lý các dự án lớn. Cubase cũng phù hợp với những nhà sản xuất âm nhạc chuyên sâu, những người cần một bộ công cụ đa dạng và linh hoạt.

Lựa chọn phần mềm nào phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể và phong cách làm việc của bạn. Nếu có cơ hội, bạn nên thử nghiệm cả hai để xem phần mềm nào phù hợp với quy trình làm việc và cảm nhận âm nhạc của mình nhất.

Thu âm trên smartphones

Thu âm

Các phần mềm thu âm và hòa âm trên smartphones hoặc Android và iOS đã trở thành một công cụ đắc lực cho những nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, và người yêu thích âm nhạc trên toàn thế giới. Những ứng dụng này giúp bạn thu âm, chỉnh sửa và mix nhạc trực tiếp từ thiết bị di động, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt. Dưới đây là những phần mềm nổi bật có công dụng thu âm và thực hiện hòa âm trên smartphone:

1. BandLab

  • Nền tảng: iOS, Android

  • Tính năng nổi bật:

    • Thu âm đa kênh: BandLab cho phép bạn thu âm nhiều kênh cùng lúc, từ vocal, nhạc cụ đến âm thanh môi trường.

    • Mix Editor: Đây là công cụ chính để hòa âm và mix nhạc, với khả năng thêm nhiều track và sử dụng các hiệu ứng âm thanh cơ bản như reverb, delay, EQ, compression.

    • Cộng tác trực tuyến: BandLab cho phép nhiều người dùng cùng làm việc trên một dự án từ xa, giúp tạo ra sản phẩm âm nhạc chung một cách dễ dàng.

    • Nhạc cụ ảo: BandLab tích hợp nhiều nhạc cụ ảo và bộ tiếng trống, synth, bass mà bạn có thể chơi và thu âm trực tiếp.

    • Chia sẻ xã hội: BandLab có tính năng chia sẻ sản phẩm trực tiếp lên các nền tảng mạng xã hội hoặc cộng đồng BandLab.

    • Ưu điểm: Miễn phí hoàn toàn, giao diện thân thiện, hỗ trợ cộng tác trực tuyến, lưu trữ đám mây.

2. GarageBand

  • Nền tảng: iOS

  • Tính năng nổi bật:

    • Nhạc cụ ảo chất lượng cao: GarageBand tích hợp nhiều nhạc cụ ảo như piano, guitar, trống, và synth với âm thanh chân thực.

    • Live Loops: Cho phép bạn tạo nhạc theo phong cách DJ bằng cách sử dụng các vòng lặp (loop) và mẫu âm thanh có sẵn.

    • Thu âm đa kênh: GarageBand hỗ trợ thu âm nhiều kênh, cho phép bạn thu vocal, guitar, và các nhạc cụ khác cùng một lúc.

    • Chỉnh sửa và hòa âm: Công cụ chỉnh sửa đơn giản nhưng mạnh mẽ, với khả năng điều chỉnh âm lượng, pan, thêm hiệu ứng và tự động hóa (automation).

    • Làm nhạc với Apple Loops: GarageBand cung cấp hàng ngàn mẫu loop và âm thanh để bạn dễ dàng tạo ra các bản nhạc mới.

    • Ưu điểm: Giao diện trực quan, chất lượng âm thanh cao, tích hợp tốt với hệ sinh thái Apple, miễn phí trên các thiết bị iOS.

3. FL Studio Mobile

  • Nền tảng: iOS, Android

  • Tính năng nổi bật:

    • Đa track audio: FL Studio Mobile cho phép bạn thu âm và chỉnh sửa nhiều track âm thanh và MIDI.

    • Sequencer: Công cụ tạo beat và giai điệu với giao diện dễ sử dụng, cho phép bạn tạo ra các đoạn nhạc phức tạp với nhiều lớp âm thanh.

    • Synthesizer và hiệu ứng: FL Studio Mobile tích hợp nhiều nhạc cụ ảo, synthesizer và hiệu ứng âm thanh để giúp bạn sáng tạo âm nhạc.

    • Mixer nâng cao: Bao gồm các tùy chọn EQ, filter, delay, và các hiệu ứng khác để bạn mix nhạc theo cách mình muốn.

    • Xuất và chia sẻ: Bạn có thể xuất bản nhạc của mình dưới dạng file WAV, MP3 và chia sẻ trực tiếp từ ứng dụng. Ưu điểm: Mạnh mẽ và linh hoạt, nhiều công cụ sáng tạo, hỗ trợ trên cả iOS và Android.

4. n-Track Studio

  • Nền tảng: iOS, Android

  • Tính năng nổi bật:

    • Thu âm không giới hạn: n-Track Studio cho phép bạn thu âm không giới hạn số lượng track, điều này cực kỳ hữu ích khi bạn cần xử lý các dự án phức tạp.

    • Công cụ hòa âm và mix nhạc: Ứng dụng có một mixer mạnh mẽ với hỗ trợ EQ, compressor, reverb, và các plugin hiệu ứng.

    • Hỗ trợ MIDI: n-Track Studio hỗ trợ đầy đủ MIDI, giúp bạn dễ dàng ghi lại và chỉnh sửa các tín hiệu MIDI.

    • Virtual Instruments: Tích hợp các nhạc cụ ảo, bao gồm trống, bass, piano, và synth để giúp bạn tạo ra âm thanh chuyên nghiệp.

    • Chia sẻ và lưu trữ đám mây: Bạn có thể dễ dàng chia sẻ bản nhạc của mình hoặc lưu trữ chúng trên đám mây để làm việc trên các thiết bị khác nhau.

    • Ưu điểm: Hỗ trợ đa nền tảng, tính năng thu âm mạnh mẽ, giá cả phải chăng.

5. Audio Evolution Mobile

  • Nền tảng: Android, iOS

  • Tính năng nổi bật:

    • Thu âm đa kênh: Audio Evolution Mobile cho phép thu âm nhiều kênh với chất lượng cao, phù hợp cho các dự án phức tạp.

    • Chỉnh sửa âm thanh mạnh mẽ: Bao gồm các công cụ cắt ghép, kéo dài, nén, và thêm hiệu ứng âm thanh.

    • Hỗ trợ MIDI toàn diện: Bạn có thể kết nối các thiết bị MIDI và sử dụng chúng để thu âm hoặc điều khiển các nhạc cụ ảo trong ứng dụng.

    • Mix nhạc: Tích hợp mixer với nhiều tùy chọn và plugin để mix nhạc một cách chuyên nghiệp.

    • Tích hợp với phần cứng: Ứng dụng hỗ trợ nhiều giao diện âm thanh và MIDI controller, giúp bạn dễ dàng mở rộng khả năng sản xuất âm nhạc của mình.

    • Ưu điểm: Chức năng đa dạng, hỗ trợ tốt phần cứng bên ngoài, giao diện trực quan.

6. Caustic 3

  • Nền tảng: iOS, Android

  • Tính năng nổi bật:

    • Các nhạc cụ ảo độc đáo: Caustic 3 có các nhạc cụ ảo độc đáo như synth, beatbox, modular, và vocoder, giúp tạo ra những âm thanh đặc biệt.

    • Sequencer mạnh mẽ: Cho phép bạn sắp xếp và lập trình các đoạn nhạc phức tạp với nhiều lớp âm thanh.

    • Màn hình mixer với hỗ trợ hiệu ứng: Mixer với các hiệu ứng âm thanh tích hợp giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và tối ưu hóa âm thanh.

    • Chỉnh sửa chi tiết: Tính năng chỉnh sửa đơn giản nhưng mạnh mẽ, cho phép điều chỉnh các thông số âm thanh một cách chi tiết.

    • Thư viện mẫu âm thanh (Sample Library): Bao gồm nhiều mẫu âm thanh có sẵn để bạn sử dụng và sáng tạo.

    • Ưu điểm: Phù hợp cho các nhạc sĩ yêu thích âm nhạc điện tử, giá cả hợp lý, giao diện sáng tạo.

7. WaveEditor

  • Nền tảng: Android

  • Tính năng nổi bật:

    • Chỉnh sửa âm thanh trực quan: WaveEditor hỗ trợ chỉnh sửa sóng âm thanh trực tiếp với các công cụ cắt, ghép, và thay đổi âm lượng.

    • Thu âm đa kênh: Cho phép thu âm nhiều kênh cùng lúc với chất lượng cao.

    • Hỗ trợ nhiều định dạng: WaveEditor hỗ trợ nhiều định dạng file âm thanh khác nhau, từ MP3 đến WAV, FLAC và hơn thế nữa.

    • Tích hợp plugin: Hỗ trợ các plugin VST để mở rộng khả năng chỉnh sửa và hòa âm.

    • Phân tích sóng âm: Bao gồm các công cụ phân tích âm thanh như Spectrogram và FFT, giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về bản ghi âm.

    • Ưu điểm: Mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, giao diện trực quan.

Kết luận

Mỗi phần mềm trên đều có những điểm mạnh riêng, phù hợp với nhu cầu và phong cách làm việc của từng người dùng. BandLab và GarageBand là lựa chọn tuyệt vời cho những người mới bắt đầu hoặc muốn trải nghiệm một cách dễ dàng trên smartphone. FL Studio Mobile và n-Track Studio phù hợp hơn cho những người cần công cụ mạnh mẽ và chuyên nghiệp. Audio Evolution Mobile và Caustic 3 lại là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn sáng tạo âm nhạc theo phong cách riêng biệt. Bất kể bạn chọn ứng dụng nào, điều quan trọng là nó phù hợp với nhu cầu sáng tạo và phong cách sản xuất âm nhạc của bạn.

Hòa âm phối khí : một phương pháp...

Ngô Càn Chiếu
27-08-2024

Hòa âm phối khí là một quá trình quan trọng và tinh tế trong việc sản xuất âm nhạc, nơi mà các yếu tố âm nhạc khác nhau được sắp xếp, điều chỉnh và kết hợp lại để tạo thành một bản nhạc hoàn chỉnh, hài hòa và cuốn hút. Quá trình này không chỉ đơn giản là việc sắp xếp các âm thanh, mà còn là sự thể hiện của nghệ thuật và kỹ thuật, nơi mà sự sáng tạo của người hòa âm và phối khí được phô diễn một cách tối đa.

Những phần mềm được giới thiệu trong những bài viết về Hòa âm phối khí này là những ví dụ cụ thể, có thể dùng để tạo ra được một sản phẩm có giá trị.

Thu âm

1. Hòa Âm (Harmony)

Hòa âm là quá trình tạo ra sự hòa hợp giữa các âm thanh khác nhau trong một bản nhạc. Trong quá trình này, các hợp âm và giai điệu được sắp xếp sao cho chúng hòa quyện và bổ trợ lẫn nhau, tạo ra cảm xúc và màu sắc cho bài hát.

Chọn hợp âm: Để tạo ra một hòa âm tốt, người sản xuất âm nhạc cần chọn các hợp âm phù hợp với giai điệu chính, đồng thời phải đảm bảo rằng sự chuyển tiếp giữa các hợp âm là mượt mà và logic.

Phối hợp nhạc cụ: Mỗi nhạc cụ trong bản nhạc đều có vai trò riêng, từ nhạc cụ nền như bass, trống, đến các nhạc cụ giai điệu như guitar, piano. Việc sắp xếp các nhạc cụ sao cho chúng không xung đột mà lại bổ trợ nhau là một thách thức lớn trong quá trình hòa âm.

2. Phối Khí (Arrangement)

Phối khí là việc sắp xếp và tổ chức các yếu tố âm nhạc trong một bản nhạc, từ cách bài hát được mở đầu, phát triển đến cao trào và kết thúc. Đây là quá trình quyết định cấu trúc tổng thể của bài hát và cách các yếu tố âm nhạc khác nhau được kết hợp.

Cấu trúc bài hát: Phối khí liên quan đến việc xây dựng cấu trúc bài hát, bao gồm các phần như intro, verse, chorus, bridge, và outro. Mỗi phần này cần phải được sắp xếp sao cho hợp lý và tạo được dòng chảy tự nhiên trong bài hát. Thêm phần phụ trợ: Ngoài các nhạc cụ chính, phối khí còn bao gồm việc thêm các yếu tố phụ trợ như nhạc cụ nền, nhạc cụ hòa âm, hiệu ứng âm thanh, và các lớp âm thanh bổ sung để làm phong phú hơn cho bài hát.

3. Quá Trình Sản Xuất

Sau khi hoàn thành hòa âm và phối khí, quá trình sản xuất bao gồm các bước như mixing và mastering để hoàn thiện bài hát.

Mixing: Đây là bước kết hợp tất cả các yếu tố âm thanh lại với nhau, điều chỉnh âm lượng, cân bằng tần số, và áp dụng các hiệu ứng để tạo ra một bản nhạc hài hòa và cân đối.

Mastering: Bước cuối cùng trong quá trình sản xuất, mastering là quá trình tối ưu hóa âm thanh cuối cùng của bài hát, đảm bảo rằng nó đạt chuẩn chất lượng cao và nghe tốt trên mọi thiết bị.

4. Sự Kết Hợp Giữa Nghệ Thuật và Kỹ Thuật

Hòa âm phối khí không chỉ đòi hỏi kỹ thuật âm thanh cao cấp mà còn cần một tư duy nghệ thuật tinh tế. Người làm hòa âm phối khí cần có khả năng nghe tốt, hiểu biết sâu về lý thuyết âm nhạc, và khả năng sáng tạo để có thể biến những ý tưởng âm nhạc thành những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời.

Kết luận

Quá trình hòa âm phối khí là một phần không thể thiếu trong sản xuất âm nhạc, giúp biến một ý tưởng âm nhạc thô sơ thành một tác phẩm hoàn chỉnh, cuốn hút và có giá trị nghệ thuật cao. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức âm nhạc, kỹ năng kỹ thuật và sự sáng tạo không ngừng.

Subsections of Hòa âm phối khí : một phương pháp...

Phương pháp tổng quát

Ngô Càn Chiếu
27-08-2024

DAW

1. Phân tích ca khúc gốc

Trước khi bắt đầu bất kỳ công việc hòa âm nào, việc đầu tiên bạn cần làm là phân tích kỹ lưỡng ca khúc gốc:

  • Giai điệu: Hiểu rõ giai điệu chính của bài hát, nhận biết những đoạn cao trào và đoạn lắng đọng.

  • Hợp âm: Xác định cấu trúc hợp âm đã có hoặc tự tạo ra một hệ thống hợp âm phù hợp với giai điệu.

  • Tổng thể cảm xúc: Xác định cảm xúc chủ đạo mà ca khúc muốn truyền tải (vui vẻ, buồn bã, căng thẳng, nhẹ nhàng…).

2. Lựa chọn phong cách và thể loại âm nhạc

  • Xác định thể loại: Ca khúc có thể hướng đến nhiều thể loại như Pop, Rock, Jazz, Classical, EDM, hoặc kết hợp nhiều thể loại. Việc chọn phong cách phù hợp sẽ ảnh hưởng đến cách bạn chọn nhạc cụ và kỹ thuật hòa âm.

  • Phong cách cá nhân: Bạn có thể thêm dấu ấn cá nhân bằng cách sáng tạo thêm các yếu tố mới, nhưng cần đảm bảo vẫn phù hợp với tinh thần của ca khúc.

3. Chọn nhạc cụ và âm thanh

  • Nhạc cụ cơ bản: Chọn các nhạc cụ phù hợp với thể loại đã chọn (ví dụ: guitar và bass cho rock, piano và dàn nhạc dây cho pop ballad).

  • Âm thanh điện tử: Nếu bài hát thuộc thể loại hiện đại như EDM hay Hip-hop, bạn có thể cần sử dụng các âm thanh điện tử, synth, và beat.

  • Âm sắc: Chọn âm sắc cho các nhạc cụ sao cho chúng hòa quyện tốt với nhau và không gây lộn xộn trong tổng thể âm thanh.

4. Tạo cấu trúc bài hát

  • Intro: Đoạn mở đầu thường nhẹ nhàng, giới thiệu chủ đề âm nhạc.

  • Verse và Chorus: Cấu trúc chính của bài hát, mỗi phần nên có sự biến đổi hợp lý để giữ sự hứng thú.

  • Bridge: Đoạn chuyển cầu giữa các phần của bài hát, thường là đoạn tạo ra sự thay đổi hoặc cao trào.

  • Outro: Kết thúc bài hát, có thể dần dần dịu xuống hoặc tạo ra một đoạn kết đột ngột.

5. Xây dựng phần đệm và hỗ trợ giai điệu

  • Bassline: Tạo phần bass để hỗ trợ nền tảng hòa âm. Bassline nên đơn giản nhưng hiệu quả, nhấn mạnh những hợp âm quan trọng.

  • Rhythm: Sắp xếp các nhịp điệu và phần trống sao cho chúng bổ trợ và nâng cao giai điệu chính. Nhịp điệu nên tạo sự liên kết giữa các phần khác nhau của bài hát.

  • Harmonies: Thêm các đoạn hòa âm phụ để tăng cường giai điệu chính. Các phần hòa âm này có thể được hát bởi các giọng hát khác hoặc chơi bằng nhạc cụ.

6. Thêm yếu tố sáng tạo và làm giàu âm thanh

  • Hiệu ứng âm thanh: Sử dụng reverb, delay, chorus, phaser để thêm chiều sâu và sự phong phú cho âm thanh.

  • Dynamic Variations: Chú ý đến sự thay đổi về cường độ (mạnh nhẹ) và tốc độ (nhanh chậm) trong suốt bài hát để tạo ra sự đa dạng và hứng thú.

7. Mix và Master

  • Mixing: Quá trình này bao gồm cân bằng âm lượng các nhạc cụ, định vị chúng trong không gian âm thanh (panning), và áp dụng các hiệu ứng khác để đạt được sự hòa quyện tốt nhất. Đây là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng mỗi yếu tố trong bài hát đều nghe rõ và có chỗ đứng riêng trong tổng thể.

  • Mastering: Đây là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất âm nhạc, giúp tăng cường chất lượng âm thanh, đồng đều âm lượng giữa các bài hát, và chuẩn bị cho việc phát hành. Mastering cũng đảm bảo rằng bản nhạc nghe hay trên mọi thiết bị.

8. Nghe và điều chỉnh

  • Nghe lại nhiều lần: Sau khi hoàn tất, hãy nghe lại bản phối nhiều lần, trên nhiều thiết bị khác nhau để chắc chắn rằng âm thanh ổn định và chất lượng.

  • Điều chỉnh và hoàn thiện: Điều chỉnh các chi tiết nhỏ, chỉnh sửa lại nếu có phần nào đó chưa thực sự phù hợp hoặc chưa đạt yêu cầu.

9. Phản hồi từ người khác

Nhận xét từ đồng nghiệp hoặc người nghe thử: Đôi khi, việc nghe phản hồi từ những người không tham gia vào quá trình sản xuất có thể giúp bạn phát hiện ra những điểm cần cải thiện mà bạn có thể đã bỏ qua.

10. Xuất bản và phát hành

  • Chuẩn bị các file âm thanh chất lượng cao: Xuất file với định dạng phù hợp (thường là WAV hoặc AIFF cho chất lượng cao, MP3 cho phát hành trực tuyến).

  • Đăng ký bản quyền: Đảm bảo ca khúc của bạn được đăng ký bản quyền trước khi phát hành.

  • Phát hành: Lựa chọn kênh phát hành phù hợp như Spotify, Apple Music, YouTube, hoặc các nền tảng khác để đưa âm nhạc của bạn đến với công chúng.

Kết luận

Quá trình hòa âm phối khí đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức âm nhạc, kỹ năng kỹ thuật, và sự sáng tạo. Mỗi bước trong quá trình này đều có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng ca khúc và phong cách âm nhạc riêng biệt. Bằng cách thực hiện cẩn thận từng bước, bạn sẽ có thể tạo ra những bản phối chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.

Phần mềm Jjazzlab

Ngô Càn Chiếu
27-08-2024

Jjazzlab là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí, được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc trong việc hòa âm phối khí các bản nhạc jazz và nhiều thể loại khác. Phần mềm này cung cấp một môi trường thân thiện và dễ sử dụng để tạo ra các backing tracks (nhạc nền) tự động, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tập trung vào việc sáng tạo âm nhạc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Jjazzlab để hỗ trợ hòa âm phối khí.

jjazzlab

1. Cài đặt Jjazzlab

  • Tải về: Bạn có thể tải Jjazzlab từ trang web chính thức (jjazzlab.org) hoặc qua các nguồn phân phối khác. Phần mềm hỗ trợ nhiều hệ điều hành, bao gồm Windows, macOS, và Linux.

  • Cài đặt: Sau khi tải về, bạn chỉ cần chạy file cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt phần mềm.

2. Giao diện chính của Jjazzlab

  • Phần chính (Main Area): Đây là nơi bạn sẽ soạn thảo các hợp âm và sắp xếp cấu trúc bài hát của mình.

  • Thanh công cụ (Toolbar): Chứa các công cụ và lệnh chính như mở file, lưu file, undo/redo, và các tùy chọn khác.

  • Khu vực tracks (Track Area): Hiển thị các nhạc cụ đang được sử dụng và cho phép bạn thêm hoặc chỉnh sửa các track nhạc cụ.

  • Playback controls: Các nút điều khiển phát lại, bao gồm nút Play, Stop, và các điều chỉnh tốc độ.

  • Thư viện phong cách (Style Library): Nơi chứa các phong cách nhạc (styles) có sẵn mà bạn có thể áp dụng cho bài hát của mình.

3. Tạo một bài hát mới

  • Bắt đầu một dự án mới: Chọn “File” > “New” để tạo một dự án mới.

  • Thiết lập nhịp và phách: Trước tiên, bạn cần thiết lập nhịp độ (tempo) và số phách trên mỗi ô nhịp (time signature). Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng phần backing track của bạn khớp với giai điệu mà bạn đang sáng tác.

  • Chọn phong cách (Style): Từ thư viện phong cách, bạn có thể chọn một phong cách phù hợp với thể loại nhạc bạn đang làm việc (ví dụ: Jazz Swing, Bossa Nova, Pop Ballad). Mỗi phong cách có thể được tùy chỉnh thêm để phù hợp hơn với nhu cầu cụ thể của bạn.

4. Soạn thảo hợp âm

  • Nhập hợp âm: Trong phần chính, bạn có thể nhập các hợp âm vào các ô nhịp. Jjazzlab hỗ trợ hầu hết các loại hợp âm phức tạp, từ các hợp âm cơ bản đến những hợp âm mở rộng (7, 9, 11, 13, sus4, dim…).

  • Thay đổi hợp âm: Nếu bạn muốn thay đổi hợp âm, chỉ cần nhấp đúp vào ô nhịp chứa hợp âm đó và nhập hợp âm mới.

  • Thêm các đoạn nhạc (Sections): Bạn có thể phân chia bài hát thành các đoạn như Intro, Verse, Chorus, và Bridge bằng cách tạo các sections trong giao diện. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý cấu trúc của bài hát.

5. Thêm và chỉnh sửa các track nhạc cụ

  • Thêm nhạc cụ: Trong khu vực tracks, bạn có thể thêm các nhạc cụ mới bằng cách nhấp vào biểu tượng “+”. Các nhạc cụ phổ biến bao gồm piano, bass, guitar, trống, và nhạc cụ gõ.

  • Chỉnh sửa nhạc cụ: Bạn có thể chỉnh sửa âm thanh của từng nhạc cụ bằng cách thay đổi các thông số như âm lượng, pan (độ rộng stereo), và áp dụng các hiệu ứng MIDI.

  • Chọn âm sắc (Sound): Jjazzlab sử dụng các soundfont để phát âm các nhạc cụ. Bạn có thể chọn hoặc tải về các soundfont khác nhau để có âm thanh phong phú hơn.

6. Playback và tùy chỉnh

  • Nghe thử (Playback): Nhấp vào nút Play để nghe thử phần backing track mà bạn vừa tạo. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ phát lại bằng cách thay đổi nhịp độ.

  • Tùy chỉnh phong cách: Bạn có thể tùy chỉnh phong cách đã chọn bằng cách thay đổi các thông số như nhịp điệu, mẫu trống, độ phức tạp của bassline, và nhiều yếu tố khác. Điều này giúp bạn tạo ra một phần hòa âm phong phú và đa dạng.

  • Loop sections: Bạn có thể lặp lại một đoạn nhạc cụ thể để tập trung chỉnh sửa và nghe thử phần đó một cách chi tiết.

7. Xuất file

  • Xuất MIDI: Jjazzlab cho phép bạn xuất các backing track của mình dưới dạng file MIDI, mà sau đó bạn có thể nhập vào các DAW (Digital Audio Workstation) như FL Studio, Ableton Live, hoặc Logic Pro để tiếp tục chỉnh sửa và mix/master.

  • Xuất Audio: Ngoài ra, bạn có thể xuất file âm thanh (WAV) nếu muốn sử dụng trực tiếp các backing track này mà không cần chỉnh sửa thêm.

8. Tích hợp với các phần mềm khác

  • DAW Integration: Bạn có thể sử dụng Jjazzlab để tạo các backing track và sau đó nhập chúng vào các DAW để thêm phần hòa âm, hiệu ứng, và phối khí nâng cao.

  • Kết hợp với phần mềm sáng tác: Jjazzlab có thể kết hợp tốt với các phần mềm sáng tác như MuseScore để tạo ra các bản nhạc hoàn chỉnh, bao gồm cả phần nốt nhạc và phần hòa âm phối khí.

9. Thực hành và nâng cao

  • Luyện tập thường xuyên: Sử dụng Jjazzlab để tạo ra các backing track cho nhiều thể loại nhạc khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng hòa âm phối khí.

  • Tham khảo và học hỏi: Học hỏi từ các ví dụ có sẵn trong Jjazzlab, hoặc từ cộng đồng người dùng để tìm hiểu các kỹ thuật hòa âm và phối khí mới.

10. Tối ưu hóa và lưu trữ dự án

  • Lưu trữ dự án: Đảm bảo bạn lưu dự án của mình thường xuyên dưới dạng file Jjazzlab Project để có thể tiếp tục chỉnh sửa sau này.

  • Tối ưu hóa các track: Kiểm tra lại các track để đảm bảo không có sự chồng chéo không cần thiết, và mỗi nhạc cụ đều có không gian riêng để tỏa sáng trong bản phối.

Kết luận

Jjazzlab là một công cụ mạnh mẽ và dễ sử dụng để hỗ trợ hòa âm phối khí, đặc biệt là cho các nhạc sĩ jazz. Bằng cách sử dụng phần mềm này một cách linh hoạt, bạn có thể tạo ra các bản phối chất lượng cao và tiết kiệm thời gian trong quá trình sáng tác. Hy vọng hướng dẫn chi tiết này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng của Jjazzlab trong công việc sáng tạo âm nhạc của mình.

Làm phong phú hơn

Ngô Càn Chiếu
27-08-2024

Sau khi đã tạo được một file MIDI từ Jjazzlab, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật và công cụ trong một DAW (Digital Audio Workstation) để làm phong phú và nâng cao bản hòa âm phối khí của mình.

pph

Dưới đây là các bước chi tiết mà bạn có thể thực hiện để đạt được điều này.

1. Nhập file MIDI vào DAW

  • Chọn DAW: Bạn có thể sử dụng các phần mềm DAW phổ biến như FL Studio, Ableton Live, Logic Pro, Cubase, hoặc Reaper. Mỗi DAW có các tính năng mạnh mẽ và hỗ trợ nhiều plugin giúp bạn tinh chỉnh âm nhạc một cách chi tiết.

  • Nhập MIDI file: Mở DAW và nhập file MIDI mà bạn đã xuất từ Jjazzlab. Các track trong file MIDI sẽ được tự động phân tách và hiển thị dưới dạng các track riêng lẻ trong DAW của bạn.

2. Lựa chọn và thay đổi nhạc cụ ảo (VST Instrument)

  • Thay thế âm thanh MIDI: Các âm thanh mặc định từ soundfont MIDI thường không đủ phong phú cho một sản phẩm âm nhạc chuyên nghiệp. Hãy thay thế chúng bằng các nhạc cụ ảo chất lượng cao (VST Instruments) như Kontakt, Omnisphere, Nexus, hoặc Serum.

  • Chọn nhạc cụ phù hợp: Ví dụ, thay thế âm piano mặc định bằng một plugin piano chất lượng cao như Addictive Keys hoặc Keyscape. Đối với âm bass, bạn có thể sử dụng Trilian hoặc một VST chuyên bass khác.

  • Tùy chỉnh âm sắc: Mỗi VST Instrument cho phép bạn tùy chỉnh âm sắc, thêm các hiệu ứng và điều chỉnh độ sâu của âm thanh để phù hợp với yêu cầu của bản hòa âm.

3. Thêm các lớp nhạc cụ bổ sung

  • Layering (Chồng lớp): Để làm phong phú thêm bản hòa âm, bạn có thể thêm các lớp nhạc cụ khác nhau trên cùng một dòng hợp âm. Ví dụ, bạn có thể layer một pad synth nhẹ nhàng dưới piano để tạo thêm độ dày và chiều sâu cho bản nhạc.

  • Counter-melody (Giai điệu đối lập): Thêm các giai điệu đối lập hoặc giai điệu phụ để bổ trợ cho giai điệu chính. Điều này tạo ra sự phong phú và giúp giữ sự hứng thú cho người nghe.

  • Percussive Elements (Yếu tố nhạc cụ gõ): Thêm các yếu tố nhạc cụ gõ như tambourine, shaker, hay các hiệu ứng trống để tạo thêm sức sống cho nhịp điệu.

4. Áp dụng hiệu ứng âm thanh (Audio Effects)

  • Reverb và Delay: Sử dụng reverb để tạo không gian cho âm thanh và delay để thêm chiều sâu. Mỗi nhạc cụ có thể có mức độ reverb và delay khác nhau để tạo sự phong phú mà không gây lộn xộn.

  • Equalization (EQ): Sử dụng EQ để cắt bớt các tần số không cần thiết và làm nổi bật những tần số quan trọng của từng nhạc cụ. Ví dụ, cắt bỏ các tần số thấp không cần thiết của guitar để nhường chỗ cho bass.

  • Compression: Sử dụng compression để điều chỉnh độ động của nhạc cụ, giúp âm thanh ổn định hơn và dễ dàng hòa quyện với nhau.

  • Chorus và Flanger: Sử dụng chorus để làm dày thêm các âm thanh như guitar hoặc synth, và flanger để tạo ra các hiệu ứng âm thanh thú vị cho các đoạn chuyển tiếp.

5. Xây dựng và tinh chỉnh phần trống

  • Thay thế trống MIDI bằng sample trống: Sử dụng các sample trống chất lượng cao từ các thư viện như Superior Drummer, EZdrummer, hoặc Addictive Drums để thay thế các âm thanh trống MIDI mặc định.

  • Layer Drum Sounds: Layer nhiều sample trống lại với nhau để tạo ra âm thanh trống đầy đặn và mạnh mẽ hơn. Ví dụ, bạn có thể layer một kick drum với một sub-bass để tạo ra một cú đánh mạnh mẽ hơn.

  • Hi-hat và Cymbal Variations: Thêm các biến thể của hi-hat và cymbal để tạo nhịp điệu linh hoạt hơn. Bạn có thể tạo các vòng lặp (loops) hoặc thêm các phần fill để tạo ra sự khác biệt giữa các phần của bài hát.

6. Automation và điều khiển tự động (Automation)

  • Volume Automation: Sử dụng automation để điều chỉnh âm lượng của các nhạc cụ trong các phần khác nhau của bài hát. Ví dụ, tăng dần âm lượng của string pad trong phần cao trào.

  • Effect Automation: Điều chỉnh tự động các hiệu ứng như reverb, delay hoặc filter để tạo ra các thay đổi âm thanh theo thời gian, làm cho bản nhạc trở nên sinh động và thú vị hơn.

  • Panning Automation: Điều chỉnh tự động vị trí không gian của âm thanh (panning) để tạo ra hiệu ứng chuyển động trong stereo field.

7. Chỉnh sửa cấu trúc bài hát

  • Thêm phần Intro và Outro: Nếu bản nhạc của bạn cần một phần mở đầu hoặc kết thúc, hãy thêm các yếu tố như dạo đầu piano, các hiệu ứng âm thanh, hoặc một đoạn nhạc cụ solo để tạo ra một đoạn mở đầu hoặc kết thúc ấn tượng.

  • Thay đổi cấu trúc: Bạn có thể di chuyển hoặc nhân đôi các đoạn nhạc cụ trong DAW để tạo ra các phiên bản khác nhau của bài hát, điều chỉnh lại bố cục để phù hợp với ý tưởng âm nhạc mới.

8. Mixing nâng cao

  • Submixing: Đặt các nhóm nhạc cụ vào các bus (nhóm âm thanh) riêng biệt để dễ dàng kiểm soát tổng thể. Ví dụ, đặt tất cả các phần nhạc cụ dây vào một bus để dễ dàng áp dụng EQ và compression chung.

  • Parallel Compression: Sử dụng parallel compression trên các nhóm nhạc cụ như trống hoặc vocal để thêm độ dày và sức mạnh mà không làm mất đi độ động.

  • Stereo Imaging: Sử dụng các công cụ stereo imaging để mở rộng không gian âm thanh của các nhạc cụ, tạo ra một mix có chiều sâu và rộng hơn.

9. Mastering

  • Final EQ: Áp dụng một EQ tổng thể để cân bằng toàn bộ bản nhạc, loại bỏ các tần số không mong muốn và làm nổi bật những phần quan trọng.

  • Limiting: Sử dụng một limiter để đảm bảo rằng âm lượng của bản nhạc không vượt quá ngưỡng cho phép và ngăn chặn clipping.

  • Stereo Widening: Thêm một chút stereo widening trong quá trình mastering để mở rộng không gian âm thanh tổng thể, tạo ra cảm giác rộng rãi và bao quát.

10. Kiểm tra và xuất bản

  • Nghe lại trên nhiều thiết bị: Sau khi hoàn tất mixing và mastering, hãy nghe lại bản nhạc trên nhiều loại thiết bị (tai nghe, loa studio, loa điện thoại) để đảm bảo âm thanh đạt chuẩn trên mọi nền tảng.

  • Xuất file: Xuất bản nhạc ở định dạng WAV hoặc AIFF để giữ chất lượng cao nhất. Nếu cần xuất cho các nền tảng trực tuyến, bạn có thể xuất thêm phiên bản MP3 với bitrate cao.

Kết luận

Sau khi có được file MIDI từ Jjazzlab, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật trên để làm phong phú hơn bản hòa âm phối khí của mình. Mỗi bước trong quy trình này đều góp phần nâng cao chất lượng âm thanh và sự sáng tạo trong sản phẩm âm nhạc cuối cùng. Bằng cách tận dụng các công cụ và kỹ thuật hiện đại trong DAW, bạn sẽ có thể biến những ý tưởng cơ bản từ Jjazzlab thành những bản phối chuyên nghiệp và ấn tượng.

Ví dụ với Studio One

Ngô Càn Chiếu
27-08-2024

Studio One là một phần mềm DAW (Digital Audio Workstation) mạnh mẽ, được nhiều nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc sử dụng để thực hiện hòa âm phối khí và tạo phiên bản master cho các ca khúc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Studio One để thực hiện hòa âm phối khí và tạo phiên bản master cho một ca khúc.

Studio One

1. Chuẩn bị và nhập liệu

a. Tạo dự án mới

Mở Studio One và chọn “New Song” từ màn hình chính.

Cấu hình dự án: Đặt tên cho dự án, chọn nhịp độ (tempo), số phách (time signature), và tần số lấy mẫu (sample rate). Thông thường, bạn nên chọn sample rate là 44.1 kHz hoặc 48 kHz, với độ sâu bit là 24-bit.

b. Nhập MIDI hoặc audio files

Kéo và thả file MIDI hoặc audio của bạn vào khu vực làm việc của Studio One. Nếu bạn đã tạo file MIDI từ Jjazzlab, hãy kéo nó vào để bắt đầu quá trình hòa âm phối khí.

Sắp xếp track: Đảm bảo các track được sắp xếp hợp lý và đặt tên rõ ràng để dễ quản lý.

2. Lựa chọn và cài đặt VST Instrument

a. Thay thế nhạc cụ MIDI

Chọn nhạc cụ ảo (VST Instrument): Từ bảng điều khiển bên phải, kéo các VST Instrument như Presence XT, Mai Tai, hoặc các VST bên ngoài như Kontakt, Omnisphere vào các track MIDI tương ứng.

Cấu hình âm thanh: Mỗi VST Instrument sẽ có giao diện điều chỉnh riêng, nơi bạn có thể thay đổi âm sắc, hiệu ứng, và các thông số khác.

b. Thêm nhạc cụ mới

Tạo track mới: Nếu bạn muốn thêm nhạc cụ mới, nhấp chuột phải vào khu vực track và chọn “Add Instrument Track”. Sau đó kéo một VST Instrument vào track này.

Ghi âm hoặc lập trình MIDI: Bạn có thể ghi âm trực tiếp bằng MIDI controller hoặc lập trình các nốt MIDI bằng công cụ vẽ nốt của Studio One.

3. Xây dựng cấu trúc bài hát

a. Chỉnh sửa cấu trúc

Tạo các marker: Sử dụng marker để đánh dấu các phần khác nhau của bài hát như Intro, Verse, Chorus, và Bridge. Điều này giúp bạn quản lý cấu trúc bài hát dễ dàng hơn.

Sao chép và dán: Dễ dàng sao chép và dán các đoạn nhạc để mở rộng cấu trúc bài hát, ví dụ như nhân đôi một đoạn chorus hoặc kéo dài đoạn bridge.

b. Tạo chuyển tiếp

Automation: Sử dụng automation để tạo các chuyển tiếp mềm mại giữa các phần khác nhau. Bạn có thể điều chỉnh âm lượng, pan, hoặc hiệu ứng theo thời gian.

Crossfade: Sử dụng crossfade để tạo sự chuyển đổi mượt mà giữa hai đoạn audio liền kề.

4. Hòa âm (Mixing)

a. Equalization (EQ)

Sử dụng EQ: Mỗi track nên được áp dụng EQ để điều chỉnh tần số, loại bỏ các tần số không mong muốn và làm nổi bật các tần số quan trọng. Ví dụ, cắt bỏ tần số dưới 80Hz trên các track vocal để tránh bị lẫn với âm bass.

b. Compression

Áp dụng compression: Sử dụng compression để kiểm soát độ động của nhạc cụ và vocal. Đảm bảo rằng các track không bị quá mức (over-compressed), gây mất tự nhiên.

Parallel Compression: Sử dụng parallel compression trên các nhóm như trống hoặc vocal để giữ nguyên độ động tự nhiên trong khi vẫn tạo thêm độ dày cho âm thanh.

c. Reverb và Delay

Thêm reverb: Áp dụng reverb để tạo không gian cho các nhạc cụ và giọng hát. Đảm bảo rằng reverb được điều chỉnh phù hợp với phong cách âm nhạc; ví dụ, sử dụng reverb ngắn và ít cho nhạc pop, reverb dài hơn cho nhạc ballad. Sử dụng delay: Delay có thể được sử dụng để làm dày thêm giọng hát hoặc tạo các hiệu ứng không gian đặc biệt.

d. Panning

Định vị âm thanh: Sử dụng panning để đặt các nhạc cụ và giọng hát vào không gian stereo. Ví dụ, guitar có thể được pan sang trái, piano sang phải, và giọng hát chính ở giữa.

Wide Stereo Field: Tạo một không gian âm thanh rộng hơn bằng cách panning các nhạc cụ khác nhau, giúp tạo ra một mix đầy đặn và phong phú.

5. Tạo phiên bản master

a. Pre-mastering

Kiểm tra mix: Nghe lại bản mix của bạn trên nhiều loại loa và tai nghe khác nhau để đảm bảo rằng mix của bạn nghe ổn định trên tất cả các thiết bị.

Sử dụng Reference Track: Sử dụng một bản nhạc tham chiếu có chất lượng cao để so sánh với bản mix của bạn, đảm bảo rằng âm thanh tổng thể của bạn không bị lệch quá xa so với tiêu chuẩn.

b. Mastering Chain

EQ tổng thể: Sử dụng một EQ tổng thể để cân bằng lại toàn bộ bản nhạc. Điều này có thể bao gồm việc cắt bỏ các tần số thấp hoặc thêm một chút high-end để làm sáng bản nhạc.

Multiband Compression: Sử dụng multiband compression để kiểm soát độ động của các dải tần số khác nhau một cách độc lập, giữ cho bản nhạc cân bằng mà không làm mất đi sự tự nhiên.

Limiter: Sử dụng một limiter để đảm bảo rằng âm lượng của bản nhạc không vượt quá ngưỡng cho phép, ngăn chặn hiện tượng clipping và đảm bảo âm lượng ổn định.

Stereo Imaging: Sử dụng các công cụ stereo imaging để làm rộng không gian âm thanh tổng thể, tạo cảm giác chiều rộng và chiều sâu cho bản nhạc.

c. Finalizing

Kiểm tra loudness: Sử dụng các công cụ đo lường loudness như LUFS để đảm bảo rằng bản nhạc của bạn đạt chuẩn loudness cho việc phát hành trực tuyến (thường từ -14 đến -9 LUFS tùy theo nền tảng).

Dither: Nếu bạn xuất bản nhạc ở độ sâu bit thấp hơn (ví dụ 16-bit cho CD), hãy áp dụng dither để giảm thiểu nhiễu âm trong quá trình giảm độ sâu bit.

Xuất file master: Xuất bản nhạc ở định dạng WAV hoặc AIFF chất lượng cao. Nếu cần, xuất thêm phiên bản MP3 cho các nền tảng trực tuyến với bitrate cao (320kbps).

6. Xuất bản và kiểm tra cuối cùng

Kiểm tra file xuất: Trước khi phát hành, hãy kiểm tra lại file xuất để đảm bảo không có lỗi âm thanh, clipping, hoặc các vấn đề khác.

Metadata: Đảm bảo rằng bạn đã thêm đầy đủ metadata vào file (tên bài hát, nghệ sĩ, album, artwork) nếu cần thiết, đặc biệt khi xuất MP3.

Phát hành: Sau khi hoàn tất tất cả các bước, bạn có thể phát hành ca khúc của mình trên các nền tảng âm nhạc như Spotify, Apple Music, hoặc YouTube.

Kết luận

Studio One là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt cho việc hòa âm phối khí và mastering. Bằng cách làm theo các bước trên, bạn có thể tạo ra những sản phẩm âm nhạc chất lượng cao từ việc hòa âm đến tạo phiên bản master cuối cùng. Sự thành công của quá trình này phụ thuộc vào việc bạn hiểu rõ các công cụ trong Studio One và biết cách áp dụng chúng một cách sáng tạo để đạt được kết quả tốt nhất.

Úng dụng mở

Dưới đây là một số ứng dụng tin học "mở" giúp bạn trau dồi nhạc lý và kỹ năng nhạc khí, nắm vững các nốt nhạc và Các phần mềm trong trang này là những ứng dụng mở (open source với quyền MIT, Mozilla Public License, GPL-3.0) mà tôi đã sửa đổi và chuyển dịch cho thích hợp với cộng đồng người việt. Chân thành cảm ơn các tác giả đã chia sẻ công sức với cộng đồng thế giới.

 

 

Ứng dụng Chức năng

ABC Notation ABCJS
Nhạc lý:
Viết nhạc bằng ký hiệu ABC.
Vòng quãng năm
Nhạc lý:
Vòng quãng năm hiển thị các hợp âm có thể sử dụng được trong một nhạc phẩm khi đã biết hợp âm chủ.
Vòng quãng năm (2)
Nhạc lý:
Vòng quãng năm này hiển thị tất cả các hợp âm có thể sử dụng được trong một nhạc phẩm khi đã biết hợp âm chủ.
Âm quãng nhạc khí
Nhạc lý:
  • Hiển thị danh sách các nhạc cụ có thể chơi một nốt nhạc cụ thể bằng cách nhấp vào các phím piano.
  • Lấy dải nốt nhạc trên khuôn nhạc của bất kỳ nhạc cụ nào bằng cách chọn từ các menu thả xuống.
  • Chọn các nhạc cụ khác nhau và so sánh phạm vi của chúng với các thanh màu trên bàn phím.
Nhận thức Quãng
Nhạc lý - Luyên tai:
Ứng dụng để luyện tập nhận biết khoảng cách giưa các nốt nhạc.
Luyện tai
Nhạc lý - Luyên tai:
Ứng dụng để luyện tập nghe Quãng - Hợp âm - Tiến trình hợp âm - Hợp âm Át - Át dưới.
Tương quan âm thanh
Nhạc lý - Luyên tai:
Trò chơi nhận biết âm thanh. Chọn một trình độ và âm chủ, ứng dụng sẽ phát thanh nốt nhạc cần tìm. Trò chơi sẽ ngừng khi người dùng đoán sai nốt nhạc.
Thang âm & hợp âm
Piano:
Ứng dụng đơn giản để hiển thị các biểu đồ hợp âm và thang âm piano trên bàn phím..
Tương tác guitar
Bảng Tương tác Guitar:
Một bảng điều khiển lý thuyết âm nhạc tương tác, bao gồm vòng tròn quãng 5 dành cho các nghệ sĩ guitar. Các ddieju thức trung cổ cùng Thứ giai điệu và Hòa thanh, Jazz minor, ... được hiển thị qua vòng quãng 5.
Cần đàn guitar
Guitar:
Gồm 3 chức năng :
  • 1. Hiển thị các nốt nhạc của một hợp âm trên cần đàn guitar
  • 2. Hiển thị các nốt nhạc của một thang âm trên cần đàn guitar
  • 3. Hiển thị tiến trình hợp âm diatonic tùy thuộc vào một hợp âm chủ
Thang âm điệu thức đàn dây
Guitar - Bass - Mandolin - Ukulele:
Fretboarder là một ứng dụng web để trực quan hóa bố cục của các thang âm và hợp âm rải trên nhiều loại cần đàn. Nó nhằm giúp người chơi hiểu rõ hơn về các thang âm và cuối cùng trở thành một công cụ học tập và thực hành linh hoạt cho những nhạc sĩ quan tâm đến lý thuyết âm nhạc và ứng tác.
Thang âm điệu thức guitar
Guitar - Nhạc lý:
Chọn một thang âm và ứng dụng sẽ hiển thị các nốt trong thang âm. Một kho tàng điệu thức cho những ai muốn tìm hiểu

Sự kiện

Chào mừng bạn đến với các Sự Kiện Âm Nhạc của Ngô Càn Chiếu.
Sự kiện

Subsections of Sự kiện

Âm nhạc và Trí Tuệ Nhân Tạo

Tham dự :

TS Hồ Ngọc Chinh - NS Huỳnh Tuấn - NB Khắc Văn - NS Kiều Tấn - NS Lê Thanh Xuân - GSTS Lê Tiến Thường - NS Lương Hoàng Minh - NS Ngô Càn Chiếu - NS Ngô Tùng Văn - NS Nguyễn Sáng -Bà Phạm Thị Nghĩa - NS Phạm Văn Môn - Ông Trần Ninh Đông - NS Trần Phương Duy - NS Trần Vĩnh Quốc Hạnh -
Cùng quý khách và thân hữu.

Chương trình :

  • NS Lê Thanh Xuân : Lời mở đầu
  • GSTS Lê Tiến Thường : Tổng quan về Trí Tuệ Nhân Tạo
  • NS Ngô Càn Chiếu : Âm Nhạc và Trí Tuệ Nhân Tạo
  • Thảo luận

Tài liệu :

Giao Lưu Hòa Âm & Sáng Tác

Được tổ chức bởi Nhạc Viện Sen Hồng và Phương Nam Book :

NS Lê Thanh Xuân và Ông Trịnh Hải Phương

Cùng quý khách và thân hữu.

Chương trình :

  • NS Ngô Càn Chiếu : Hòa Âm và Sáng Tác
  • Thảo luận

Tài liệu :