Nhạc lý là một khía cạnh quan trọng của nghệ thuật âm nhạc, giúp chúng ta hiểu và biểu diễn âm nhạc một cách hợp lý. Nhạc lý không chỉ đơn thuần là một chuỗi các ký hiệu và biểu đồ, mà còn là ngôn ngữ của âm nhạc, cho phép chúng ta truyền tải ý nghĩa, cảm xúc và ý tưởng trong âm nhạc.
Nhạc Lý Cơ Bản là một hành trình giúp bạn khám phá và hiểu biết về ngôn ngữ của âm nhạc.
Nếu bạn thích âm nhạc, từng bước trong phần này sẽ là nguồn cảm hứng và tri thức hữu ích cho sự phát triển của bạn trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc.
Những trang này không chỉ giúp bạn nắm bắt những kiến thức cơ bản về nhạc lý mà còn mở rộng tầm nhìn của bạn về cách sử dụng những yếu tố này để đi xa hơn trong trong lãnh vực thực hành trên thanh nhạc hay bất kỳ một nhạc cụ nào và sự hiểu biết rộng rãi hơn về lý thuyết âm nhạc.
1. Giới Thiệu Nhạc Lý và Ký Âm ABC Trong Thời Đại Số
Nhạc lý là nền tảng quan trọng giúp chúng ta hiểu và viết nhạc. Để quãng bá và lưu trữ âm nhạc chúng ta cần có một hệ thống ký âm rõ ràng, giúp người tiếp cận một cách đơn giản và trực quan. Hiện nay, có nhiều phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ soạn nhạc như Encore, Finale, Sibelius, … Tuy nhiên, các phần mềm này đòi hỏi người dùng phải có kiến thức sâu rộng về ký âm truyền thống, cũng như làm quen với giao diện phức tạp. Quá trình nhập nhạc trên các phần mềm này thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi thao tác với chuột hoặc bàn phím theo cách không trực quan đối với người mới bắt đầu.
Ký âm ABC mang đến một giải pháp đơn giản và hiệu quả. Bằng cách sử dụng ký tự văn bản, ABC cho phép người dùng ghi lại bản nhạc chỉ với một trình soạn thảo văn bản đơn giản trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị nào có thể nhập liệu. Điều này giúp cho việc ghi lại, chỉnh sửa và chia sẻ bản nhạc trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
3. Giới Thiệu Phần Mềm ABC Transcription Tools (abctools)
Để dễ dàng hơn trong việc thực hành ký âm ABC, chúng ta sẽ sử dụng phần mềm ABC Transcription Tools (viết tắt là abctools), được phát triển bởi Michael Eskin. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp chuyển đổi các đoạn nhạc ABC thành bản nhạc có thể xem và in ấn một cách trực quan.
abctools hỗ trợ:
Nhập ký âm ABC và tự động hiển thị bản nhạc.
Chuyển đổi ký âm ABC thành MIDI để nghe thử.
Hiển thị bản nhạc một cách trực quan trên trình duyệt web hoặc thiết bị di động.
Hỗ trợ nhiều chức năng chỉnh sửa và kiểm tra lỗi trong ABC.
Trong suốt cuốn sách này, tất cả các ví dụ minh họa và bài tập sẽ sử dụng abctools để đảm bảo tính thống nhất và tiện lợi cho người học.
Phát lại bản nhạc bằng midi hoặc wav với bảy bộ âm thanh soundfonts khác nhau, cung cấp hơn 800 nhạc cụ chất lượng cao.
Luyện tập với Tune Trainer, giúp bạn tập bản nhạc từ tốc độ chậm đến nhanh dần.
Tạo sổ nhạc PDF chuyên nghiệp với trang bìa, mục lục, chỉ mục bài nhạc, tiêu đề, chân trang tùy chỉnh, liên kết, phần đầu bản nhạc (notation hoặc mã ABC thô) và mã QR để chia sẻ.
Ngoài ra abctool còn đề nghị rất nhiều tính năng khác, nhưng không thật sự cần thiết cho Nhạc Lý Cơ Bản nên sẽ không được nói đến ở đây.
4. Giới Thiệu Về Nốt Nhạc
Âm nhạc được tạo thành từ các nốt nhạc có cao độ khác nhau. Trong hệ thống ký âm ABC, các nốt nhạc được biểu diễn như sau:
C - Đồ
D - Rê
E - Mi
F - Fa
G - Sol
A - La
B - Si
Mỗi nốt có thể xuất hiện ở nhiều cao độ khác nhau, nhưng trong chương này, chúng ta chỉ tập trung vào dạng cơ bản của nốt đen.
Ví dụ về một chuỗi nốt nhạc đơn giản:
C D E F G A B
Trong ký âm ABC, các nốt này có thể được nhập vào phần mềm và hiển thị dưới dạng bản nhạc.
5. Nguyên Tắc Cơ Bản Của Ký Âm ABC
Hệ thống ký âm ABC sử dụng các quy tắc đơn giản để biểu diễn âm nhạc. Một bản nhạc ABC cơ bản có thể bao gồm các thành phần sau:
X: Số hiệu bài nhạc
T: Tựa đề
M: Nhịp
L: Độ dài nốt mặc định
K: Điệu tính (tông)
Ví dụ một bản nhạc ABC đơn giản:
X:1
T:Bản nhạc đầu tiên
M:4/4
L:1/4
K:C
C D E F | G A B c |
Khi nhập đoạn ABC này vào phần mềm abctools, nó sẽ hiển thị thành bản nhạc thực tế.
Chương này giúp bạn làm quen với phương pháp ký âm ABC và cách biểu diễn các nốt nhạc cơ bản. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào các yếu tố nhạc lý cơ bản truyền thống như khuông nhạc, dấu khóa và cách ghi nhạc đầy đủ hơn.
Nhạc lý là một hệ thống quy tắc và nguyên tắc được sử dụng để biểu diễn và lý giải âm nhạc. Nó bao gồm các yếu tố cơ bản trong âm nhạc như nốt nhạc, giai điệu, âm thanh, nhịp điệu và tạo cấu trúc âm nhạc. Nhạc lý giúp người sáng tác, biểu diễn và người nghe hiểu rõ cách âm nhạc được tổ chức và hoạt động.
Tại sao chúng ta cần Nhạc Lý?
Nhạc lý không chỉ là một bộ kỹ thuật khô khan, mà là cơ sở vững chắc để bạn khám phá và sáng tạo âm nhạc. Hiểu biết về nhạc lý giúp bạn tự do trong việc biểu diễn và sáng tác, đồng thời mở ra cánh cửa cho sự tương tác và thậm chí sáng tạo mới mẻ trong thế giới âm nhạc.
Giao tiếp âm nhạc
Nhạc lý giúp chúng ta giao tiếp về âm nhạc một cách hiệu quả. Thay vì phải sử dụng ngôn ngữ miêu tả phức tạp, chúng ta có thể sử dụng ký hiệu và biểu tượng trong nhạc lý để truyền tải ý nghĩa âm nhạc một cách chính xác.
Hiểu biết sâu hơn
Nhạc lý giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và tổ chức của âm nhạc. Chúng ta có thể nhận biết các yếu tố như đoạn nhạc, giai điệu, điệu và biểu cảm qua việc đọc và phân tích bản nhạc.
Sáng tạo và biểu diễn
Nhạc lý không chỉ giúp chúng ta thể hiện ý tưởng sáng tạo, mà còn là công cụ hữu ích trong việc biểu diễn âm nhạc. Người biểu diễn có thể đọc bản nhạc và chơi nhạc một cách chính xác theo ý muốn của nhạc sĩ.
Lưu trữ và truyền thống
Nhạc lý giúp lưu trữ âm nhạc một cách bền vững qua thời gian. Nhờ các ký hiệu và biểu tượng, âm nhạc có thể được ghi chép và truyền tải qua các thế hệ.
Sự đồng nhất và chính xác
Nhạc lý giúp đạt được sự đồng nhất trong việc biểu diễn và thể hiện âm nhạc. Điều này làm cho việc biểu diễn và truyền tải âm nhạc trở nên chính xác và mạch lạc.
Khuông nhạc (staff)
Khuông nhạc là một tập hợp các đường ngang song song nhau trên một trang giấy nhạc. Các khuông nhạc tạo ra một cấu trúc để đặt các ký hiệu nhạc lên, giúp bạn nhận biết và thực hiện âm nhạc. Trong nhạc lý cổ điển, khuông nhạc thường được chia thành năm dòng, và các khoảng cách giữa các dòng được sử dụng để đặt các nốt nhạc. Nốt nhạc càng cao thì âm thanh càng cao; nốt nhạc càng thấp thì âm thanh càng thấp.
X:1
K:C clef=none
X X X X |
Chữ X chỉ định một nốt nhạc vô hình.
Khi một nhạc cụ cần dùng nhiều khuông nhạc ta nối các khuông nhạc đó lại. Ví dụ cho dương cầm :
X:1
T:
V:1 clef=treble
X
V:2 clef=bass
X
Nốt nhạc
Tên gọi các bậc cơ bản trong thang âm của hệ thống âm nhạc: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Các bậc (âm hay nốt) cơ bản này tương ứng với các phím trắng của dương cầm.
Dưới đây là các nốt nhạc cơ bản trên một khuông nhạc (với khóa Sol dòng 2):
X:1
T:Nốt Nhạc
M: 4/4
L: 4/4
K: C
C D E F | G A B c ||
w: Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô
Dòng kẻ phụ
Bắt đầu từ nốt tham chiếu Sol, ta viết chuỗi các nốt tăng dần hoặc giảm dần (xen kẽ dòng và dấu cách). Ngoài 5 dòng và 4 khoảng trắng, chúng ta còn sử dụng bên dưới dòng đầu tiên và khoảng trắng phía trên các dòng thứ năm.
Sau đó chúng ta thêm dòng kẻ phụ như trong ví dụ sau (Đô thấp, và La Si Đô Rê cao):
X:1
T:Dòng kẻ - Dòng kẻ phụ
M: 4/4
L: 4/4
K: C
C D E F | G A B c | d e f g | a b c' d' ||
w: Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Rê
Lưu ý
Chỉ những nhạc cụ có âm thanh cao thấp rõ ràng mới dùng khuông nhạc.
Những nhạc cụ mà âm thanh không thể xác định rõ ràng độ cao thấp, như trống hay bộ gõ …, thì được ký hiệu như sau :
stafflines=1 : hệ thống chỉ có 1 dòng kẻ
X:1
M:4/4
L:1/4
K:C stafflines=1
BBBB \| B2 B B/B/\|
Khóa Nhạc
Khóa nhạc là một dấu hiệu nhạc lý được đặt ở đầu khuông nhạc để xác định tần số cơ bản của một nốt nhạc trên dòng đó. Khóa nhạc quyết định vị trí của các nốt trên khuông nhạc. Hai khóa nhạc phổ biến nhất là khóa Sol, khóa Fa.
Các khóa nhạc giúp cho người đọc bản nhạc xác định được nốt nhạc cụ một cách chính xác và chơi đúng nốt tương ứng với từng khuông nhạc.
Khóa Sol
Khóa Sol là loại khóa nhạc thường được sử dụng trong âm nhạc dành cho giọng ca hoặc các nhạc cụ như piano, violon, clarinet và nhiều nhạc cụ khác. Nó cũng được sử dụng trong phần lớn các khuông nhạc đối với nhạc cụ dây. Khóa Sol được biểu thị bằng một dấu tròn được đặt trên dòng thứ nhất hoặc dòng thứ hai từ dưới lên của khuông nhạc.
X:1
K:C clef=treble
X
Có Nhiều loại khóa Sol :
Khóa Sol dòng 2 :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: clef=G2
G
w:Khóa.Sol.dòng.2
Khóa Sol dòng 1 (Ít được dùng tới)
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: clef=G1
G
w:Khóa.Sol.dòng.1
Khóa Fa :
Khóa Fa được sử dụng chủ yếu trong âm nhạc dành cho các nhạc cụ cầm tay có dải âm thanh thấp như cello, trombone, tuba, và baryton. Khóa Fa được biểu thị bằng một dấu hai chấm (mắt mèo) được đặt trên dòng thứ ba hoặc thứ tư từ dưới lên trên của khuông nhạc.
X:1
K:C clef=bass
X
Có nhiều loại khóa Fa :
Khóa Fa dòng 4 :
X:1
K: clef=F4
F,,
w:Khóa.Fa.dòng.4
Khóa Fa dòng 3 (Ít được dùng tới)
X:1
K: clef=F3
F,,
w:Khóa.Fa.dòng.3
Khóa Đô (còn được gọi là khóa Ut)
Có bốn loại khóa đô (clé d’ut) chính được sử dụng trong nhạc lý, mỗi loại được thiết kế để thể hiện các dải nốt nhạc một cách đặc biệt. Khóa Đô thông dụng nhất là khóa Đô dòng thứ 3 :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: C
[K: clef=C1] C [K: clef=C2] C [K: clef=C3] C [K: clef=C4] C
w:Khóa.Đô.dòng.1 Khóa.Đô.dòng.2 Khóa.Đô.dòng.3 Khóa.Đô.dòng.4
Khóa Đô dòng 1 còn được gọi là khóa Soprano (ít được sử dụng)
Khóa Đô dòng 2 còn được gọi là khóa MezzoSoprano (ít được sử dụng)
Khóa Đô dòng 3 còn được gọi là khóa Alto
Khóa Đô dòng 4 còn được gọi là khóa Tenor (ít được sử dụng)
Lưu ý :
Các khóa dùng tên nốt nhạc nằm trên cùng dòng kẻ trong khuông nhạc. Ví dụ :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: C
G
w:Khóa.Sol.Nốt.Sol
Nếu ta thay đổi khóa, các nốt nhạc đổi tên nhưng thứ tự không thay đổi. Ví dụ :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: C
G A B c
w: Sol La Si Đô
Trở thành :
X:1
M: 4/4
L: 1/4
K: clef=bass
B,, C, D, E,
w: Si, Đô Rê Mi|
Một nốt nhạc có thể được viết bằng nhiều cách khác nhau (khác khóa, khác dòng kẽ nhưng âm thanh không thay đổi)
L: 4/4 ==> Giá trị nốt mặc định là dấu tròn
X:1
M: 4/4
L: 4/4
[K: clef=G1] C [K: clef=G2]C [K: clef=F3]C [K: clef=F4]C [K: clef=C1]C [K: clef=C2]C [K: clef=C3]C [K: clef=C4]C
w: Đô Đô Đô Đô Đô Đô Đô Đô
Mỗi khóa nhạc được viết ở đầu khóa nhạc. Khóa nhạc được lập lại khi ta thay đổi khuông nhạc
Những nhạc cụ có âm vực rộng như hồ cầm, trombone, basson có thể dùng nhiều khóa nhạc.
Bản nhạc có thể dành cho một người biểu diễn hoặc cho một số người (nhóm nhạc sĩ hoặc ca sĩ). Trong trường hợp có nhiều người biểu diễn thì cần phải viết nhạc trên nhiều khuông nhạc. Mỗi phần (từng biện pháp hoặc nhóm biện pháp) sẽ được thể hiện song song, từ trên xuống dưới. Chúng ta gọi “hệ thống” là tập hợp các khuông nhạc mà các nốt và dấu nghỉ được diễn giải cùng một lúc.
X:1
V:T1 clef=treble name=violon \n" +
V:T2 clef=treble name=Flute\n" +
V:B1 clef=bass name=Violoncelle\n" +
V:T1
G
V:T2
E
V:B1
C
Tùy thuộc vào âm vực của nhạc cụ mà ta ký hiệu các nốt nhạc trên những khóa khác nhau :
Giong hát cao (nữ, trẻ em) được ký hiệu trên khóa Sol (violon, flute, trombone, trompette)
Giọng hát trầm (đàn ông) được ký hiệu trên khóa Fa dòng 4 (violoncelle, basson, trombone, timbale)
Vài nhạc cụ dùng khóa Đô (alto dùng khóa Đô dòng 3, Trombone, basson dùng khóa Đô dòng 4)
Vài nhạc cụ dùng nhiều khóa một lúc (piano, clavecin, harpe, orgue)
Những khóa khác nhau được dùng để tránh thêm quá nhiều dòng kẽ phụ trong một bản nhạc. Cho cùng một nốt La dưới đây :
Thay vì viết :
X:1
K: clef=treble
A,,
w: La1
Ta viết :
X:1
K: clef=bass
A,,
w: La1
Khi những nốt đi xuống thấp trong khóa Sol dòng 2, ta dùng khóa Fa dòng 4 để tiếp tục :
X:1
V:T1 clef=treble
V:B1 clef=bass
V:T1
G8 | F8 | E8 | D8 | C8 | z8 |z8 | z8 | z8 ||
w: Sol Fa Mi Rê Đô
V:B1
z8 | z8 | z8 | z8 | z8 | B,8 | A,8 | G,8 | F,8 ||
w:* * * * * Si La Sol Fa
Trong chương “Giới thiệu Nhạc Lý”, chúng ta đã có một khái niệm tổng quát về nốt nhạc. Trong chương này, chúng ta sẽ xem chi tiết về đơn vị cơ bản trong âm nhạc này.
Nốt nhạc thể hiện tần số âm thanh và mang trong mình cảm xúc. Chúng kết hợp để xây dựng thang âm, giai điệu, và hòa âm, đồng thời thể hiện điệu nhạc và nhịp điệu. Sự sắp xếp và kết hợp của chúng làm nên sự đa dạng và sâu sắc của âm nhạc.
1. Độ Cao Và Độ Thấp (Pitch) Trong Âm Nhạc
Trong âm nhạc, độ cao và độ thấp là các yếu tố quan trọng xác định tần số của âm thanh và tạo ra các nốt nhạc có âm thanh cao hơn hoặc thấp hơn. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự biến đổi và đa dạng trong âm nhạc.
Ví dụ ABC:
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |
2. Hệ Thống Âm Nhạc Điều Chỉnh (Tempered)
Hệ thống âm nhạc điều chỉnh là hệ thống âm nhạc phương Tây mà chúng ta sử dụng trong âm nhạc hiện tại. Nó đảm bảo rằng các nốt nhạc có thể được chơi ở nhiều tông khác nhau mà vẫn giữ được âm thanh hài hòa.
3. Tên Các Nốt Nhạc Và Ký Hiệu
Có bảy nốt nhạc trong hệ thống âm nhạc phương Tây:
Tên nốt
Ký hiệu
Ghi chú
Đô
C
Rê
D
Cách C một cung nhạc
Mi
E
Cách D một cung nhạc
Fa
F
Cách E nửa cung nhạc
Sol
G
Cách F một cung nhạc
La
A
Cách G một cung nhạc
Si
B
Cách A một cung nhạc
Đô
C
Cách B nửa cung nhạc
Ví dụ ABC:
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F G A B c
4. Tần Số Âm Thanh
Tần số của mỗi nốt nhạc (đo bằng Hertz) được tìm thấy trên một cây đàn dương cầm tiêu chuẩn với 88 phím.
Nốt
Tần số (Hz)
Đô 3 (C)
261.63
Rê 3 (D)
293.66
Mi 3 (E)
329.63
Fa 3 (F)
349.23
Sol 3 (G)
392.00
La 3 (A)
440.00
Si 3 (B)
493.88
5. Thời Lượng Nốt Nhạc
Thời lượng của một nốt nhạc được biểu diễn qua các ký hiệu khác nhau. Các loại nốt nhạc phổ biến gồm:
Nốt tròn (whole note) - 4 phách
Nốt trắng (half note) - 2 phách
Nốt đen (quarter note) - 1 phách
Nốt móc đơn (eighth note) - 1/2 phách
Nốt móc đôi (sixteenth note) - 1/4 phách
Ví dụ ABC:
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C2 D2 | E F G A | B4 | c4 |
Định nghĩa Nhịp và Phách
1. Phách (Beat)
Phách là đơn vị cơ bản trong nhạc lý dùng để đo lường thời gian trong âm nhạc. Mỗi bản nhạc có thể có một số lượng phách cụ thể trong mỗi ô nhịp.
Phách có thể được cảm nhận như nhịp đập đều đặn trong một bài nhạc, giống như nhịp tim.
Trong một ô nhịp, phách có thể được chia thành phách mạnh và phách yếu.
Phách mạnh: Thường là phách đầu tiên trong một ô nhịp, nhấn mạnh nhất.
Phách yếu: Những phách còn lại có mức nhấn nhẹ hơn.
Một số bản nhạc có thể có phách trung bình (ít mạnh hơn phách đầu nhưng mạnh hơn phách yếu).
Phách là yếu tố quan trọng giúp xác định tiết tấu của một bài nhạc.
Ví dụ về cách đếm phách trong một ô nhịp 4/4 (bốn phách mỗi ô nhịp):
👉 1 - 2 - 3 - 4 (1 là phách mạnh, 2-3-4 là phách yếu hoặc trung bình).
Ví dụ về cách đếm phách trong một ô nhịp 3/4 (ba phách mỗi ô nhịp):
👉 1 - 2 - 3 (1 là phách mạnh, 2-3 là phách yếu).
2. Nhịp (Measure/Bar)
Nhịp là một đơn vị lớn hơn phách, dùng để phân chia âm nhạc thành các phần bằng nhau, giúp người chơi nhạc dễ theo dõi và biểu diễn.
Nhịp được thể hiện bằng dấu nhịp (time signature), ví dụ như 4/4, 3/4, 6/8.
Mỗi nhịp chứa một số lượng phách nhất định.
Ví dụ: Nhịp 4/4 có 4 phách, nhịp 3/4 có 3 phách.
Dấu nhịp được viết ở đầu bản nhạc và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phong cách và tiết tấu của bản nhạc.
Ví dụ về dấu nhịp 4/4:
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |
(Ở đây, mỗi ô nhịp chứa 4 nốt đen, mỗi nốt tương ứng với một phách).
Ví dụ về dấu nhịp 3/4:
X:1
K: C
M: 3/4
L: 1/4
C D E | F G A | B c d |
(Mỗi ô nhịp chứa 3 phách).
5. Thời Lượng Nốt Nhạc
Thời lượng của một nốt nhạc được biểu diễn qua các ký hiệu khác nhau. Các loại nốt nhạc phổ biến gồm:
Nốt vuông - 8 phách (gấp đôi nốt tròn)
Nốt tròn - 4 phách (gấp đôi nốt trắng)
Nốt trắng - 2 phách (gấp đôi nốt đen)
Nốt đen - 1 phách
Nốt móc đơn - 1/2 phách
Nốt móc đôi - 1/4 phách
Nốt móc ba - 1/8 phách
Nốt móc tư - 1/16 phách
Ví dụ ABC:
X:1
K: C
M: 8/4
L: 1/4
C8 | C2 D2 E F G A | B4 c4 |
Bảng tóm tắt thời lượng nốt nhạc:
Loại Nốt
Thời Lượng
Nốt vuông
8 phách
Nốt tròn
4 phách
Nốt trắng
2 phách
Nốt đen
1 phách
Nốt móc đơn
1/2 phách
Nốt móc đôi
1/4 phách
Nốt móc ba
1/8 phách
Nốt móc tư
1/16 phách
6. Nốt Liền Kề Và Nốt Tách Rời
Nốt liền kề là hai nốt nhạc nằm cạnh nhau trên dải nốt nhạc và có khoảng cách giữa chúng là một nửa cung hoặc một cung. Trong khi đó, nốt tách rời là các nốt có khoảng cách lớn hơn.
Ví dụ ABC:
Hai nốt liền kề tạo thành một quãng hai :
X:1
T: Nốt liền kề
K: C
M: 4/4
L: 1/4
D2 E2
X:1
T: Chuỗi nốt liền kề lên
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |
X:1
T: Chuỗi nốt liền kề xuống
K: C
M: 4/4
L: 1/4
c B A G | F E D C |
X:1
T: Nốt tách rời
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C E G c |
6. Nhóm Nốt (Note Grouping)
Nhóm nốt giúp tổ chức các nốt thành những mẫu phách đặc biệt.
Liên Ba (Triplets)
Ba nốt có cùng giá trị thời gian nhưng được chơi trong khoảng thời gian của hai nốt bình thường cùng loại.
X:1
K: C
M: 6/8
L: 1/8
(3C D E (3F G A | (3B c d (3e f g |
Liên Bốn (Quartuplets)
Bốn nốt được chơi trong thời gian của ba nốt bình thường cùng loại.
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/8
(4C D E F (4G A B c |
Liên Năm (Quintuplets)
Năm nốt được chơi trong thời gian của bốn nốt bình thường cùng loại.
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/8
(5C D E F G |
Liên Sáu (Sextuplets)
Sáu nốt được chơi trong thời gian của bốn nốt bình thường cùng loại.
X:1
K: C
M: 6/8
L: 1/8
(6C D E F G A |
Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về nốt nhạc, cao độ, thời lượng và cách thể hiện chúng trong ký âm ABC. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu lặng và cách thể hiện chúng trong bản nhạc.
Các dấu lặng là các ký hiệu trong nhạc lý thể hiện khoảng thời gian im lặng, khi không có âm thanh được phát ra. Chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đa dạng và biểu cảm trong âm nhạc, cho phép âm nhạc “thở” và tạo ra sự tương phản giữa âm thanh và không gian trống.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Z z4 z2 z z/2 z// z/// z////
Các dấu lặng giúp xác định các khoảng thời gian im lặng trong âm nhạc và làm cho âm nhạc trở nên cân đối, có sự biến đổi về thời gian và phách.
2. Các Loại Dấu Lặng Phổ Biến
Dấu Lặng
Ý nghĩa
Ký hiệu
Dấu lặng đứng
Giữ im lặng 2 ô nhịp
𝄺
Dấu lặng tròn
Giữ im lặng cho toàn bộ ô nhịp
𝄻
Dấu lặng trắng
Đại diện cho nửa giá trị thời gian của một dấu lặng tròn
𝄼
Dấu lặng đen
Thể hiện một phần tư giá trị thời gian của một dấu lặng tròn
𝄽
Dấu lặng đơn
Đại diện cho một phần tám giá trị thời gian của một dấu lặng tròn
𝄾
Dấu lặng kép
Biểu thị một phần mười sáu giá trị thời gian của một dấu lặng tròn
𝄿
Ngoài ra, còn có dấu lặng móc ba và dấu lặng móc bốn với giá trị tương đương với các nốt móc ba và móc bốn. Trong thực tế, các dấu này rất ít được dùng tới.
3. Cách Sử Dụng Dấu Lặng Trong Bản Nhạc
3.1 Dấu Lặng Tròn Trong Một Ô Nhịp
Khi một ô nhịp hoàn toàn im lặng, ta sử dụng dấu lặng tròn:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
z4 | C D E F |
3.2 Dấu Lặng Trong Nhiều Ô Nhịp
Khi nhiều ô nhịp liền nhau im lặng, ta dùng dấu lặng lớn với số phân đoạn bên trên:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Z3 | C D E F |
4. Tương Quan Giữa Thời Lượng Nốt Nhạc Và Dấu Lặng
Mỗi hình nốt có phần nghỉ tương ứng với thời lượng của nó:
Loại Nốt
Giá trị thời gian
Dấu lặng tương ứng
Nốt tròn
4 phách
Dấu lặng tròn
Nốt trắng
2 phách
Dấu lặng trắng
Nốt đen
1 phách
Dấu lặng đen
Nốt móc đơn
1/2 phách
Dấu lặng đơn
Nốt móc đôi
1/4 phách
Dấu lặng kép
Nốt móc …
…
…
Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | z2 G A B | C z z z |
Chức năng của sự im lặng trong âm nhạc
Tùy theo cách mà một nhà soạn nhạc khai thác sự im lặng trong tác phẩm của mình, nó có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau:
1. Như một nhịp thở
Trước hết, im lặng đóng vai trò như một hơi thở trong âm nhạc. Nó được sử dụng để phân tách hoặc tạo khoảng nghỉ trong một câu nhạc, giống như dấu phẩy hoặc dấu chấm trong câu văn. Nhờ đó, im lặng có thể làm chậm lại hoặc tăng cường nhịp điệu của một giai điệu.
2. Nhấn mạnh nhịp điệu
Khi được sử dụng trong các chỗ nghịch phách hoặc kết hợp với các dấu nhấn, sự im lặng có thể khiến một câu nhạc trở nên sắc nét hơn, giàu năng lượng hơn và đầy sức sống hơn.
3. Yếu tố hình thức
Thông thường, sự im lặng xuất hiện ở phần mở đầu và kết thúc của một tác phẩm, giống như màn đen trước khi một bộ phim bắt đầu. Nó cũng có thể được dùng để phân chia các phần hoặc các chương trong một tác phẩm âm nhạc. Trong trường hợp này, sự im lặng giúp tổ chức cấu trúc và làm cho nội dung trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.
4. Hiệu ứng kịch tính
Khi được sử dụng như một khoảng dừng đột ngột, một sự gián đoạn, hoặc một nhịp thở bị kìm nén, sự im lặng có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong diễn đạt âm nhạc. Nó có thể làm nổi bật hành động, tạo cảm giác căng thẳng hoặc truyền tải cảm xúc mãnh liệt hơn trong một giai điệu vốn dĩ có thể trở nên quá máy móc.
Sự im lặng không chỉ đơn thuần là khoảng trống giữa các âm thanh mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp tạo ra sự cân bằng, nhấn mạnh và truyền tải cảm xúc trong âm nhạc.
Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu lặng trong nhạc lý, cách sử dụng và mối quan hệ giữa chúng với các nốt nhạc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu chấm và cách kéo dài thời gian của một nốt nhạc.
Dấu chấm đơn là một dấu chấm được đặt sau một nốt nhạc và cho phép kéo dài thời lượng của nốt này. Dấu chấm sau dấu nghỉ cũng tăng thời lượng theo cách tương tự. Thời lượng của nó luôn bằng một nửa giá trị trước đó: hình nốt, dấu nghỉ hoặc dấu chấm khác.
Ví dụ:
Vì thời lượng của nốt trắng là 2 phách nên thời lượng của nốt trắng có chấm sẽ là:
2 phách + (nửa của 2 phách) = 3 phách.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C5/2 D | E F G A |
L: 1/4 chỉ định nốt mắc định mang dấu đen. C5/2 (hoặc C5/) = Đô trắng chấm
Tương tự, thời lượng của nốt đen là 1 phách thì thời lượng của nốt đen chấm sẽ là:
1 phách + (nửa phách) = 1 phách rưỡi.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C3/ D/ E F | G A B c |
L: 1/4 chỉ định nốt mắc định mang dấu đen. C3/2 (hoặc C3/) = Đô đen chấm. D/2 (hoặc D/) chỉ định nốt rê móc.
Thời gian tạm dừng của dấu lặng trắng là 2 phách nên thời gian tạm dừng sẽ là 3 phách.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
z3 C | D E F G|
2. Dấu Chấm Đôi
Theo nguyên tắc tương tự, dấu chấm thứ hai sẽ mở rộng thêm giá trị của nốt hoặc phần nghỉ, thêm một nửa so với dấu chấm trước.
Khi hai nốt có cùng cao độ được nối với nhau bằng một đường cong thì đó là kết nối giữa nốt. Nghĩa là nốt thứ hai là phần mở rộng của nốt thứ nhất. Đây là một cách để xây dựng một giá trị nhịp điệu, cho phép kéo dài một nốt từ ô nhịp này sang ô nhịp tiếp theo.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C- C D E | F G A B |
4. Điểm Cao Trào (Dấu Mắt Ngỗng)
Điểm cao trào (dấu mắt ngỗng) cho phép nhạc sĩ dừng phách trên một nốt nhạc. Do đó, ca sĩ biểu diễn có thể giữ nốt ở đoạn cao trào bao lâu tùy thích. Một nốt có dấu cao trào phải kéo dài ít nhất bằng giá trị nốt của nó.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Hc z E F | G A B c |
H = dấu mắt ngỗng bên trên : có thể ngân dài âm thanh ở nốt Đô nơi có điểm cao trào
5. Điểm Dừng
Điểm dừng sử dụng ký hiệu điểm cao trào nhưng áp dụng trên một dấu lặng, cho phép tạo sự tạm dừng kịch tính trong âm nhạc.
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
Hz | C D E F |
6. Các Điểm Giảm
Staccato là một dấu chấm nhỏ đặt trên hoặc dưới nốt nhạc, biểu thị rằng nốt này sẽ được chơi ngắn hơn bình thường, thường chỉ bằng một nửa giá trị ban đầu.
Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu chấm trong nhạc lý, cách sử dụng và ảnh hưởng của chúng đến thời lượng nốt nhạc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hóa và tác động của chúng đối với cao độ nốt nhạc.
“Cung” là đơn vị được dùng để so sánh độ cao của các nốt nhạc. Sự khác biệt về độ cao giữa hai nốt nhạc liên tiếp gọi là “Nửa-Cung”.
Dấu Thăng (#) đặt kề bên một nốt nhạc để nâng cao nốt đó lên nửa cung.
Dấu Giáng (b) đặt kề bên một nốt nhạc để hạ thấp nốt đó xuống nửa cung.
Các Nốt Nhạc Trong Hệ Thống 12 Nửa-Cung:
Đô Đô# Rê Rê# Mi Fa Fa# Sol Sol# La La# Si
Hoặc có thể viết theo cách khác:
Đô Rêb Rê Mib Mi Fa Solb Sol Lab La Sib Si
Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C ^C D ^D | E F ^F G | ^G A ^A B |
2. Thăng Giáng và Khóa Nhạc
Các dấu hiệu thăng và giáng có thể được sử dụng theo hai cách chính:
2.1 Dấu Hóa Cố Định trong Bộ Khóa
Các dấu hóa cố định xuất hiện ở đầu bản nhạc, ngay sau khóa nhạc được gọi là bộ khóa. Bộ khóa được áp dụng cho toàn bộ bản nhạc hoặc một đoạn nhạc. Các dấu hóa này luôn được sắp xếp theo thứ tự nhất định.
Thứ tự các dấu thăng (#): Fa, Đô, Sol, Rê, La, Mi, Si.
X: 1
M: 4/4
L: 1/4
X: 1
M: 4/4
[K: C] X | [K: G] X | [K: D] X | [K: A] X | [K: E] X | [K: B] X | [K: F#] X | [K: C#] X |
Thứ tự các dấu giáng (b): Si, Mi, La, Rê, Sol, Đô, Fa (ngược lại với dấu thăng).
X: 1
M: 4/4
L: 1/4
[K: C] X | [K: F] X | [K: Bb] X | [K: Eb] X | [K: Ab] X | [K: Db] X | [K: Gb] X | [K: Cb] X
2.2 Dấu Hóa Ngẫu Nhiên (Accidentals)
Dấu hóa ngẫu nhiên được đặt ngay trước nốt nhạc mà nó ảnh hưởng. Các dấu này chỉ có tác dụng trong ô nhịp mà chúng xuất hiện.
Tên
Dấu
Hiệu ứng
Dấu thăng
#
Nâng nốt nhạc lên nửa cung
Dấu giáng
b
Hạ nốt nhạc xuống nửa cung
Dấu bình
♮
Hủy bỏ hiệu ứng thăng/giáng trước đó
Dấu thăng kép
X
Nâng nốt nhạc lên một cung
Dấu giáng kép
bb
Hạ nốt nhạc xuống một cung
Ví dụ ABC với các dấu hóa ngẫu nhiên:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D^ E ^F | G _A A _B |
3. Ý Nghĩa Âm Nhạc Của Các Dấu Thăng Giáng
Dấu thăng và dấu giáng không chỉ thay đổi cao độ của một nốt nhạc mà còn có ý nghĩa âm nhạc quan trọng:
Tạo màu sắc âm nhạc: Một nốt nhạc khi có dấu thăng hoặc giáng có thể tạo ra màu sắc khác biệt trong giai điệu và hòa âm. Ví dụ, việc sử dụng F# thay vì F tự nhiên có thể tạo ra cảm giác tươi sáng hơn.
Tạo sự chuyển động trong giai điệu: Khi một giai điệu chứa các dấu hóa ngẫu nhiên, nó có thể làm cho câu nhạc trở nên uyển chuyển hơn, thay vì chỉ sử dụng các nốt trong thang âm diatonic.
Thể hiện sự căng thẳng và giải quyết: Trong hòa âm, dấu thăng và dấu giáng có thể tạo ra các hợp âm căng thẳng, đòi hỏi sự giải quyết về một nốt ổn định hơn.
Định hình phong cách âm nhạc: Một số phong cách âm nhạc như jazz, blues, hoặc flamenco sử dụng nhiều dấu hóa để tạo nên âm hưởng đặc trưng.
Mở rộng khả năng điều chỉnh giọng điệu: Khi một bản nhạc thay đổi giọng (modulation), nó thường sử dụng dấu thăng hoặc giáng để thích nghi với giọng mới.
Ví dụ về một đoạn nhạc thể hiện sự chuyển động qua dấu hóa:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E ^F | G A _B B |
Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu thăng và dấu giáng, cách sử dụng chúng trong bản nhạc và ảnh hưởng của chúng đến cao độ nốt nhạc cũng như ý nghĩa âm nhạc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về quãng nhạc và sự liên kết giữa các nốt.
Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Chúng tạo ra âm thanh đa dạng và biến hóa trong âm nhạc. Từ những quãng nhỏ đến quãng lớn, chúng là yếu tố quyết định cảm giác âm nhạc của chúng ta.
Việc phát ra âm thanh của hai nốt nhạc cùng lúc hoặc theo thứ tự là nền tảng của hòa âm và giai điệu âm nhạc.
Quãng có thể được đo bằng số nửa cung hoặc số cung nhạc.
Dưới đây là các loại quãng cơ bản trong âm nhạc, bao gồm quãng 2, 3, 4, 5, 6, 7 và quãng 8 (Octave). Những quãng này tạo ra các mối quan hệ âm nhạc quan trọng và tạo cấu trúc thang âm trong âm nhạc.
Tên quãng
Ví dụ
Chú thích
Quãng 2
C-D
Từ Đô đến Rê có 2 âm (Đô, Rê), được gọi là quãng 2
Quãng 3
C-E
Từ Đô đến Mi có 3 âm (Đô, Rê, Mi), được gọi là quãng 3
Quãng 4
C-F
Từ Đô đến Fa có 4 âm (Đô, Rê, Mi, Fa), được gọi là quãng 4
Quãng 5
C-G
Từ Đô đến Sol có 5 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol), được gọi là quãng 5
Quãng 6
C-A
Từ Đô đến La có 6 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La), được gọi là quãng 6
Quãng 7
C-B
Từ Đô đến Si có 7 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si), được gọi là quãng 7
Quãng 8
C-C'
Từ Đô đến Đô (cao hơn) có 8 âm (Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô), được gọi là quãng 8
Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 2/4
L: 1/4
C D || C E || C F || C G || C A || C B || C c ||
w: (Q. 2) (Q. 3) (Q. 4) (Q. 5) (Q. 6) (Q. 7) (Q. 8)
Những quãng lớn hơn nữa sẽ được gọi là quãng 9, 10, 11, …
2. Thêm Về Quãng
Tên quãng
Ví dụ
Chú thích
Quãng 5 lên
C-G
Được gọi là quãng đi lên khi nốt đi từ thấp lên cao
Quãng 5 xuống
G-C
Được gọi là quãng đi xuống khi nốt đi từ cao xuống thấp
Quãng giai điệu
C-D-E
Được gọi là giai điệu nếu các nốt được viết theo thứ tự trước sau
Quãng hòa thanh
C-G (chơi cùng lúc)
Được gọi là hòa thanh nếu các nốt ở cùng một thời điểm
Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C2 G2 || G2 C2 || C D E F || [CGE]4 ||
w: (Q5 lên) (Q5 xuống) (Q. Giai Điệu ) (Q.Hòa.Thanh)
3. Hệ Thống Diatonic
Những quãng vừa xem bên trên với ví dụ âm chủ là Đô thuộc về thang âm trưởng Đô trong hệ thống diatonic. Các khoảng cách giữa các nốt nhạc trong chuỗi diatonic Đô là:
Đô → Rê = 2 nửa cung
Rê → Mi = 2 nửa cung
Mi → Fa = 1 nửa cung
Fa → Sol = 2 nửa cung
Sol → La = 2 nửa cung
La → Si = 2 nửa cung
Si → Đô = 1 nửa cung
Với 12 nốt nhạc trong hệ thống phương Tây, ta có 12 thang âm diatonic dựa trên các âm chủ khác nhau từ Đô, Đô#, Rê, … Các thang âm này có âm sắc khác nhau về độ cao nhưng khoảng cách giữa những nốt nhạc trong mỗi thang âm luôn giữ đúng theo quy tắc nửa cung: 2 - 2 - 1 - 2 - 2 - 2 - 1.
Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F | G A B c |
4. Tầm Quan Trọng Của Việc Hiểu Quãng
Hiểu biết về quãng không chỉ giúp bạn xác định khoảng cách giữa các nốt mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nhiều khía cạnh của âm nhạc:
Xây dựng giai điệu: Nhận biết và sử dụng quãng giúp người soạn nhạc tạo ra giai điệu mượt mà hoặc kịch tính theo ý muốn.
Hòa âm và hợp âm: Các quãng xác định cách kết hợp các nốt để tạo hợp âm và hòa âm phong phú.
Chuyển điệu và modul: Khi thay đổi giọng (modulation), quãng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự kết nối hài hòa giữa các tông.
Cảm giác âm nhạc: Mỗi quãng có màu sắc riêng, ví dụ quãng 3 trưởng có cảm giác vui tươi, trong khi quãng 3 thứ tạo cảm giác buồn bã.
Ứng dụng trong chơi nhạc cụ: Với người chơi nhạc cụ, nhận biết quãng giúp dễ dàng hơn trong việc định vị ngón tay và chuyển hợp âm.
Ví dụ ABC minh họa cảm giác quãng:
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C2 E G | D2 F A | G _B c2 |
Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về quãng, cách sử dụng chúng trong âm nhạc và tầm quan trọng của chúng trong việc tạo nên giai điệu và hòa âm. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ khóa và cách nó ảnh hưởng đến việc xác định tông của một bản nhạc.
Thông thường, một nhạc khúc không có dấu thăng giáng sẽ có:
Thang âm Đô Trưởng nếu nốt nhạc cuối nhạc khúc là nốt Đô.
Thang âm La Thứ nếu nốt nhạc cuối nhạc khúc là nốt La.
Dựa vào thang âm, ta có thể xác định các hợp âm cần thiết để diễn tấu nhạc khúc.
Có hai phương pháp để tìm ra thang âm chính của nhạc khúc, tùy theo bộ khóa có dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b).
2. Bộ Khóa Có Dấu Thăng (#)
Cách Xác Định
Xác định dấu thăng (#) cuối cùng trong bộ khóa.
Thêm một nửa cung vào dấu thăng đó.
Kết quả là thang âm trưởng của bản nhạc. Nếu bản nhạc mang âm hưởng thứ, thì thang âm sẽ là thứ tương ứng (tức là quãng 6 của thang âm trưởng được tìm ra).
Ví dụ
Nếu bộ khóa có dấu thăng D# cuối cùng, ta thêm nửa cung sẽ được thang âm E Major.
Nếu bản nhạc có âm hưởng thứ, thang âm chính là C# Minor.
Bảng Bộ Khóa Thăng
Số dấu thăng
Nốt thăng
Bộ khóa
Thang âm trưởng
Thang âm thứ tương ứng
1
F#
G Major
G
E minor
2
F#, C#
D Major
D
B minor
3
F#, C#, G#
A Major
A
F# minor
4
F#, C#, G#, D#
E Major
E
C# minor
5
F#, C#, G#, D#, A#
B Major
B
G# minor
6
F#, C#, G#, D#, A#, E#
F# Major
F#
D# minor
7
F#, C#, G#, D#, A#, E#, B#
C# Major
C#
A# minor
Dấu thăng cuối cùng trong bộ khóa tăng theo quãng 5 đi lên: F, C, G, D, A, E, B.
3. Bộ Khóa Có Dấu Giáng (b)
Cách Xác Định
Nếu bộ khóa có 1 dấu giáng, thang âm chính là F Major.
Nếu bộ khóa có từ 2 dấu giáng trở lên, xác định dấu giáng áp cuối.
Nốt giáng áp cuối chính là nốt chủ của thang âm trưởng.
Ví dụ
Nếu bộ khóa có dấu giáng Eb áp cuối, thang âm chính là Eb Major.
Các dấu giáng (b) được thêm theo quãng 4 đi lên trong chuỗi Circle of Fifths. Mỗi dấu giáng thêm vào sẽ tương ứng với một thang âm mới.
Bảng Bộ Khóa Giáng
Số dấu giáng
Nốt giáng
Bộ khóa
Thang âm trưởng
Thang âm thứ tương ứng
1
Bb
F Major
F
D minor
2
Bb, Eb
Bb Major
Bb
G minor
3
Bb, Eb, Ab
Eb Major
Eb
C minor
4
Bb, Eb, Ab, Db
Ab Major
Ab
F minor
5
Bb, Eb, Ab, Db, Gb
Db Major
Db
Bb minor
6
Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb
Gb Major
Gb
Eb minor
7
Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb
Cb Major
Cb
Ab minor
Dấu giáng cuối cùng trong bộ khóa tăng theo quãng 4 đi lên: Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb.
4. Tầm Quan Trọng Của Việc Nắm Vững Bộ Khóa
Hiểu biết về bộ khóa là điều cần thiết cho bất kỳ nhạc sĩ, người chơi nhạc cụ hoặc nhà soạn nhạc nào. Nó giúp:
Xác định nhanh chóng thang âm chủ: Giúp người chơi hoặc soạn nhạc biết bản nhạc đang ở giọng nào ngay lập tức.
Dễ dàng chơi nhạc không cần nhìn hợp âm: Khi quen thuộc với bộ khóa, người chơi có thể dễ dàng dự đoán hợp âm mà không cần đọc từng nốt.
Hỗ trợ việc sáng tác: Hiểu về bộ khóa giúp soạn nhạc mạch lạc và logic hơn.
Giúp dịch giọng (transposition) dễ dàng hơn: Khi cần chuyển giọng bài hát, việc hiểu bộ khóa sẽ giúp thực hiện nhanh chóng mà không cần viết lại toàn bộ bản nhạc.
Hỗ trợ hòa âm và ứng biến (improvisation): Những người chơi nhạc jazz, blues hay bất kỳ thể loại nào có ứng biến sẽ dễ dàng điều hướng giữa các hợp âm và giai điệu nếu nắm vững bộ khóa.
Ví dụ ABC Minh Họa:
X: 1
K: D
M: 4/4
L: 1/4
D E F G | A B C D |
Bản nhạc trên được viết ở D Major, với các dấu thăng F# và C#, đúng theo quy tắc của bộ khóa D.
Chương này giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ khóa, cách xác định thang âm chính của một bản nhạc và áp dụng vào thực tế. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Nhịp - Nhịp Độ - Nhịp Điệu và cách chúng ảnh hưởng đến diễn tấu âm nhạc.
Nhịp, nhip độ và nhịp điệu là các khái niệm quan trọng trong âm nhạc, giúp xác định mẫu thời gian và tạo nên cấu trúc âm nhạc.
Nhịp là sự thay đổi liên tục của âm thanh trong thời gian. Nó tạo ra sự diễn biến và động lực cho âm nhạc. Khi người nghe cảm nhận một dạng nhịp đều đặn, họ có thể dễ dàng đếm và theo dõi nhịp của bản nhạc.
Nhịp độ là tốc độ hoặc tốc độ của một bản nhạc, xác định tần suất và nhanh chậm của các nốt nhạc.
Nhịp điệu liên quan đến cách mà các nhịp được tổ chức và sắp xếp trong âm nhạc. Điều này bao gồm sự phân bổ của nhịp theo các đơn vị thời gian, như phân đoạn và nhịp trong một dấu phân cách bằng dấu chấm ở cuối mỗi câu nhạc. Nhịp điệu là yếu tố quyết định cho tốc độ và cảm giác chung của bản nhạc.
Khi kết hợp, nhịp, nhịp độ và nhịp điệu tạo ra một khung thời gian cho âm nhạc, giúp người nghe theo dõi, nhảy múa, hoặc cảm nhận cảm xúc. Cả hai đóng góp vào việc tạo nên sự cân bằng và hài hòa trong một tác phẩm âm nhạc.
Nhịp và Cách Đọc Dấu Nhịp
Nhịp là một khía cạnh quan trọng của âm nhạc, quyết định sự phân chia thời gian trong mỗi đoạn nhạc.
Cơ bản về nhịp
Trọng âm (accented beat)
Trong sự chuyển động đều đặn của âm thanh trong một bản nhạc, có một số âm thanh được vang lên mạnh hơn nên được nổi bật theo chu kỳ, được gọi là trọng âm (hay âm nhấn, phách nhấn).
Trọng âm được ký hiệu là > , được đặt trên hoặc dưới nốt nhạc được nhấn mạnh.
Nhịp - Tiết nhịp ( measure)
Sự nối tiếp đều đặn những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm được gọi là tiết nhịp.
Những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm trong tiết nhịp gọi là phách (hoặc nhịp). Phách trên trọng âm gọi là phách mạnh. Phách không trên trọng âm gọi là phách nhẹ.
Trong ví dụ dưới đây các nốt nhạc có dấu > bên trên là các phách mạnh :
Ô nhịp là khoảng cách từ phách mạnh này đến phách mạnh kế tiếp.
Đảo phách (Accentuation)
Đảo phách là sự làm nổi bật hoặc đánh dấu một nốt nhạc không phải nốt mạnh trong một mô hình nhịp điệu hoặc nhịp chuẩn. Nó tạo ra sự bất ngờ và hấp dẫn trong âm nhạc khi người nghe không mong đợi nốt nhạc bị đánh dấu mạnh.
Để tạo ra đảo phách, một nốt nhạc bị làm nổi bật bằng cách tăng độ lớn (amplitude) hoặc đánh dấu đặc biệt trong thời gian giữa hai nốt mạnh, tạo ra sự tương phản âm nhạc.
Đảo phách giữa các ô nhịp :
X:1
K: C
M: 3/4
L: 1/4
LA E A-| LA2 G/G/ | A c E | A3||
Đảo phách trong một ô nhịp :
Câu nhạc dưới đây :
X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8
G c2 c| Gc-cG ||
Được viết lại với dấu nhấn trên các phách chính trong ô nhịp :
X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8
LG c-Lc c | LGc-LcG ||
Nghịch phách
Nghịch phách giống đảo phách ở chỗ có trọng âm rơi vào phách nhẹ hay phần nhẹ của phách nhưng khác ở chỗ trọng âm của phách mạnh hay phần mạnh của phách được thay thế bằng dấu lặng.
Câu nhạc:
X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8
z E2 A cB | z A z E z B |
được viết lại :
X:1
K: C
M: 2/4
L: 1/8
z E2 A cB | z A z E z B |
Dấu nhịp
Dấu nhịp (time signature) là dấu hiệu nhạc lý, xuất hiện ở đầu mỗi bản nhạc hoặc mỗi đoạn nhạc, mô tả cách thức phân chia thời gian trong mỗi đoạn nhạc và cung cấp thông tin về số lượng nốt nhạc trong mỗi đoạn và giá trị thời gian của từng nốt. Dấu nhịp được viết ở đầu khuông nhạc trên bản nhạc.
Dấu nhịp bao gồm hai phần chính:
Số trên:
Số trên của dấu nhịp cho biết số lượng phách trong mỗi ô nhịp. Ví dụ, nếu số trên là 4, có nghĩa là mỗi ô nhịp có 4 phách. Nếu số trên là 3, mỗi ô nhịp có có 3 phách.
Số dưới:
Số dưới của dấu nhịp cho biết đơn vị của mỗi phách được dùng. Thường, số dưới là một trong các số sau đây: 2, 4, 8, 16, và những số tương tự. Số này xác định loại phách được đếm trong mỗi ô nhịp. Ví dụ,
nếu số dưới là 2, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt trắng (1/2 nốt tròn).
nếu số dưới là 4, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt đen (1/4 nốt tròn).
nếu số dưới là 8, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt móc đơn (1/8 nốt tròn).
nếu số dưới là 16, thì mỗi phách trong ô nhịp có đơn vị là 1 nốt móc đôi (1/16 nốt tròn).
Các loại nhịp đơn giản :
Cho các loại nhịp này, phách mạnh là phách đầu tiên trong ô nhịp :
Nhịp độ là tốc độ của âm nhạc, đo bằng số nhịp mỗi phút. Nó quyết định tốc độ chơi và tốc độ chuyển đổi giữa các âm trong một bản nhạc. Nhịp độ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm xúc và biểu cảm, định hình cấu trúc và tạo nên nhận thức về thời gian trong âm nhạc.
Nhịp độ trong âm nhạc
Cách Đo Nhịp độ
Nhịp độ thường được đo bằng số nhịp mỗi phút (beats per minute - BPM). Số BPM biểu thị cho tốc độ cụ thể mà bản nhạc cần được chơi hoặc biểu diễn. Việc lựa chọn nhịp độ thích hợp có thể thay đổi toàn bộ tình cảm của bản nhạc.
Tác Động của Nhịp độ
Nhịp độ ảnh hưởng đến cảm xúc và biểu cảm của bản nhạc. Một bản nhạc chơi ở nhịp độ chậm có thể mang lại cảm giác trầm tĩnh, trong khi một bản nhạc ở nhịp độ nhanh có thể tạo ra sự phấn khích. Việc thay đổi nhịp độ trong cùng một bản nhạc có thể tạo ra sự biến đổi trong âm nhạc.
Nhịp độ cũng liên quan đến phong cách âm nhạc. Ví dụ, trong các thể loại nhạc như pop và rock, nhịp độ thường nhanh hơn, trong khi trong nhạc cổ điển, nhịp độ có thể biến đổi từ rất chậm đến rất nhanh, tùy theo tình cảm và ý định của người sáng tác.
Thực Hiện nhịp độ
Trong âm nhạc, nhịp độ thường được xác định ở đầu bản nhạc bằng từ hoặc ký hiệu. Đôi khi cũng sử dụng số BPM cụ thể để chỉ rõ nhịp độ mong muốn. Khi biểu diễn, người chơi thường tuân theo nhịp độ được ghi trong bản nhạc hoặc theo hướng dẫn của người dẫn chương trình.
Vài Nhịp độ
Tên
Áp dụng
Tempo
Cách trình tấu
Largo
Rất chậm
40 - 60
Rất chậm và trang trọng, tạo ra sự cân nhắc và trầm tĩnh
Adagio
Chậm
60 - 80
Tốc độ chậm, thường mang lại cảm giác thanh khiết và trang trọng.
Andante
Vừa phải
80 - 100
Tốc độ trung bình, tạo ra sự thong thả và điềm tĩnh, như bước đi bình thường.
Moderato
Nhanh vừa phải
100 - 120
Tốc độ vừa phải, tạo sự thoải mái và tự nhiên.
Allegro
Nhanh
120 - 160
Tốc độ nhanh và vui nhộn, thường tạo ra sự năng động và phấn khích.
Dấu Hiệu Biểu Cảm
Các dấu hiệu biểu cảm trong âm nhạc là những ký hiệu và chỉ dẫn được thêm vào bản nhạc để hướng dẫn người chơi hoặc người đọc về cách biểu diễn âm nhạc để tạo ra các cảm xúc, tình cảm và tạo sự biểu cảm đúng ý của tác giả. Những dấu hiệu này giúp người thể hiện âm nhạc hiểu rõ ý định của tác giả và truyền đạt tốt hơn thông điệp âm nhạc đến người nghe. Một số dấu hiệu biểu cảm phổ biến trong âm nhạc được ghi trong bảng dưới đây.
Bảng dấu hiệu biểu cảm
Biểu cảm
Cách diễn đạt
Forte
Chơi âm nhạc mạnh mẽ và rõ ràng. Tạo ra sự mạnh mẽ và tự tin.
Piano
Chơi âm nhạc nhẹ nhàng và yếu ớt. Tạo ra sự dịu dàng và nhẹ nhàng.
Crescendo
Tăng dần âm lượng theo thời gian. Bắt đầu từ âm nhạc yếu và tăng dần lên.
Decrescendo
Giảm dần âm lượng theo thời gian. Bắt đầu từ âm nhạc mạnh và giảm dần xuống.
Legato
Chơi âm nhạc liên tục, mượt mà và không có sự gián đoạn giữa các nốt.
Staccato
Chơi âm nhạc ngắt quãng và cách biệt giữa các nốt.
Rubato
Chơi âm nhạc linh hoạt về nhịp điệu, thường dùng để biểu diễn sự tự do trong việc tùy chỉnh nhịp điệu.
Espressivo
Chơi âm nhạc với cảm xúc và biểu cảm sâu sắc.
Được sử dụng để thu hút sự chú ý của người nghe vào nốt hoặc hợp âm (mà dấu này đang nhấn mạnh) bằng cách tăng dần hoặc đôi khi giảm dần thời lượng, tùy theo quyết định của người biểu diễn, dàn nhạc hoặc dàn hợp xướng. Dấu này được dùng như một cao điểm tạo ra sự thay đổi tạm thời về nhịp độ.
Những dấu hiệu biểu cảm này giúp người chơi hoặc người thể hiện âm nhạc tạo ra sự đa dạng và phong phú trong biểu diễn, đồng thời mang đến sự hiểu rõ hơn về ý đồ và tâm trạng của tác phẩm.
Nhịp Điệu trong âm nhạc
Nhịp điệu (rhythm) là sự sắp xếp thời gian và độ dài của các âm và khoảng tĩnh lặng trong một bản nhạc. Nó tạo nên một mẫu đều đặn của các nhịp để tạo ra cấu trúc và động trong âm nhạc. Nhịp điệu tác động lên cảm xúc và cảm giác của người nghe, tạo nên sự chuyển đổi và mối quan hệ giữa các phần của bản nhạc.
Vạch nhịp đơn
Vạch nhịp đơn là một dấu vạch thẳng đứng được đặt ngang qua khuông nhạc để chia nhạc thành ô nhịp. Vạch nhịp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc và phân chia thời gian trong bản nhạc. Mỗi khi gặp một vạch nhịp, đó là dấu hiệu cho biết một ô nhịp âm nhạc kết thúc và ô nhịp mới bắt đầu.
X:1
K: C
|
Ví dụ, trong một dấu nhịp 4/4, mỗi ô nhịp có thể chứa 4 nốt 1/4. Khi bạn đọc âm nhạc và gặp một vạch nhịp, bạn biết rằng một ô nhịp đã kết thúc và một ô nhịp mới bắt đầu. Vạch nhịp cũng giúp tạo ra sự cân đối và tổ chức trong việc đọc và chơi nhạc.
Tóm lại, vạch nhịp (bar line) là dấu vạch thẳng đứng được đặt ngang qua khuông nhạc để chia nhạc thành các ô nhịp và tạo ra cấu trúc và phân chia thời gian trong bản nhạc.
Vạch nhịp kép
Vạch nhịp kép (double bar line) là một ký hiệu âm nhạc quan trọng sử dụng trong nhiều loại bản nhạc để chia thành các phần khác nhau hoặc để chỉ định sự kết thúc của một phần nhạc. Dưới đây là một số điểm quan trọng về vạch nhịp kép:
X:1
K: C
||
Chia phần âm nhạc
Vạch nhịp kép thường được sử dụng để chia bản nhạc thành các phần riêng biệt. Mỗi phần có thể có một sự điều chỉnh trong âm thanh, nhịp điệu hoặc cấu trúc âm nhạc khác nhau. Nhạc sĩ sẽ thường kết thúc một phần và bắt đầu phần tiếp theo tại vạch nhịp kép. Ví dụ :
Vạch nhịp kép thường được vẽ dọc theo đường dọc của bản nhạc và có hai đường dọc song song với nhau. Nó thường đi kèm với các ghi chú như “Fine” (kết thúc), “Da Capo” (quay lại đầu), hoặc “Segno” (ký hiệu) để hướng dẫn người biểu diễn về cách chơi bản nhạc.
Quy tắc đọc
Khi đọc âm nhạc, sau khi gặp vạch nhịp kép, ta sẽ thực hiện các chỉ định ghi chú. Vạch nhịp kép cũng có thể đi kèm với số lần lặp lại (như “1st time” và “2nd time”) để chỉ rằng phần đó được chơi một hoặc nhiều lần.
Vạch nhịp kép là một phần không thể thiếu trong việc đọc và biểu diễn âm nhạc, đặc biệt trong các tác phẩm âm nhạc có cấu trúc phức tạp hoặc chia thành nhiều phần khác nhau.
Vạch Cuối (Last Bar)
Vạch cuối (last bar) là vạch nhịp cuối cùng của bản nhạc. Nó không có chức năng quay lại như vạch nhịp hồi, mà thường chỉ là vạch đứng cuối cùng của bản nhạc. Điều này cho biết rằng bản nhạc đã kết thúc. Thường thì sau vạch cuối sẽ đi kèm với dấu hiệu “Fine” hoặc “End” để chỉ rõ điểm kết thúc của bản nhạc.
X:1
K: C
|]
Cả vạch nhịp hồi và vạch cuối đều giúp cho người đọc và người chơi nhạc biết cách đọc và biểu diễn bản nhạc một cách đúng đắn và tổ chức.
dưới đây là một ví dụ minh họa về cách vạch nhịp hồi và vạch cuối được sử dụng trong bản nhạc:
Trong ví dụ trên, chúng ta có một bản nhạc với hai phần. Sau phần A, có một vạch nhịp hồi được đánh số “1” để chỉ dẫn cho người đọc chơi phần A lại từ điểm này. Sau khi chơi lại phần A (nhưng bớt đi ô nhịp cuối của A), chúng ta tiếp tục vào phần B. Cuối cùng, bản nhạc kết thúc với vạch cuối và dấu hiệu “Kết thúc”.
Ví dụ này cho thấy cách vạch nhịp hồi và vạch cuối được sử dụng để định vị và tổ chức cấu trúc của bản nhạc, giúp người đọc và người chơi hiểu rõ hơn về cách biểu diễn và kết thúc bản nhạc.
Các dấu hồi – Coda – Segno
Nếu các ký hiệu viết tắt cho phép rõ ràng hơn, thì những ký hiệu tham chiếu và định hướng có thể rút ngắn độ dài của bản nhạc bằng cách chỉ ra các phần lặp lại hoặc các nhóm ô nhịp lớn (thường nhiều hơn 4) phải được lặp lại một số lần nhất định.
Đối với tất cả các ví dụ tiếp theo, mỗi phép đo có một chữ cái liên quan. Đường dẫn đọc được chỉ định bên dưới mỗi khuông nhạc.
Hãy bắt đầu với các vạch nhịp hồi. Những vạch đôi này được theo sau hoặc trước bởi hai dấu chấm. Đoạn giữa các ô nhịp này (hoặc giữa ô nhịp kết thúc và phần đầu của bài hát, như trong ví dụ đầu tiên bên dưới) phải được phát lại một lần.
Vạch nhịp hồi (còn gọi là vạch nhịp quay lại, volta bar)
X:1
K: C
:|
Thường được đặt ở cuối một phần của bản nhạc và dẫn đến một vạch đứng đánh số hoặc có ký hiệu như “1.” hoặc “2.”. Đây là một chỉ dẫn cho người đọc bản nhạc để quay trở lại và chơi lại phần đã được đánh số. Điều này thường được sử dụng trong các bản nhạc có phần “đệm” (accompaniment) hoặc hợp xướng, nơi một phần cụ thể cần được chơi lại để tạo ra sự biến đổi và cân đối.
Dòng nhạc dưới đây sẽ được chơi theo thứ tự ABABC :
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
"A" z4 | "B" z4 :| "C" z4 |
Dòng nhạc dưới đây sẽ được chơi theo thứ tự ABCBCD :
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
"A" z4 |: "B" z4 | "C" z4 :| "D" z4 |
Dòng nhạc dưới đây sẽ được chơi theo thứ tự ABBCCD :
X:1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
"A" z4 |: "B" z4 :||: "C" z4 :| "D" z4 |
Cách đánh nhịp
Cách đánh nhịp dựa vào các dấu nhịp như dấu đen hoặc dấu đen chấm là một phương pháp phổ biến để duy trì nhịp điệu khi chơi nhạc. Dưới đây là cách đánh nhịp ở một số thời gian độc cụ thể:
Nhịp 2/4: Sử dụng dấu đen: Đánh tay mạnh vào nhịp 1 và nhịp 2.
Nhịp 3/4: Sử dụng dấu đen: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị một nốt đen,
Nhịp 4/4: Sử dụng dấu đen: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị một nốt đen,
Nhịp 6/8: Sử dụng dấu đen chấm: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị đen chấm,
Nhịp 12/8: Sử dụng dấu đen chấm: Đánh tay mạnh vào mỗi đầu nhóm nốt có giá trị đen chấm.
Cách đánh nhịp này giúp ta duy trì sự đều đặn và ổn định trong thời gian khi chơi nhạc. Bằng cách tập trung vào các dấu đen hoặc dấu đen chấm, ta sẽ có thể tạo ra một mẫu nhịp đúng với thời gian nhạc đang chơi. Hãy tập trung vào việc duy trì sự đồng đều và ổn định của nhịp điệu để tạo ra một âm nhạc chất lượng và mượt mà.
Thang âm là một tập hợp các nốt nhạc được sắp xếp theo một mẫu nhất định, tạo thành một chuỗi âm thanh có thứ tự. Các nốt nhạc trong thang âm được xác định bởi các khoảng cách tần số cố định giữa chúng. Thang âm giúp xác định cảm giác, màu sắc và tạo nên bối cảnh âm nhạc. Các thang âm khác nhau thường tạo ra các tình cảm và âm sắc khác nhau.
Tầm Quan Trọng Của Thang Âm
Thang âm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng của âm nhạc. Nó giúp:
Xác định hệ thống âm nhạc: Thang âm cung cấp cấu trúc cho các tác phẩm âm nhạc, giúp người chơi nhạc có hệ thống để theo dõi và biểu diễn.
Tạo giai điệu và hòa âm: Giai điệu trong một bản nhạc thường dựa trên một thang âm nhất định, và các hợp âm được hình thành từ các nốt trong thang âm đó.
Giúp nhạc sĩ sáng tác và ứng biến: Khi hiểu rõ thang âm, nhạc sĩ có thể dễ dàng sáng tác hoặc ứng biến trong các phong cách nhạc khác nhau.
Hỗ trợ trong việc học nhạc lý và phân tích âm nhạc: Việc hiểu thang âm giúp người học nắm bắt nhanh hơn các khía cạnh khác của nhạc lý như điệu thức, hòa âm, và tiến trình hợp âm.
Mang lại màu sắc và cảm xúc riêng biệt: Mỗi loại thang âm mang lại một cảm giác đặc trưng, từ vui tươi, nhẹ nhàng đến sâu lắng, bí ẩn hoặc mạnh mẽ.
Có nhiều loại thang âm khác nhau trong âm nhạc, mỗi loại có một mẫu âm thanh và cấu trúc riêng biệt. Dưới đây là một số loại thang âm phổ biến:
Tên thang âm
Định nghĩa
Ví dụ
Thang âm Trưởng (Major Scale)
Thang âm phổ biến nhất trong âm nhạc phương Tây. Gồm bảy nốt cơ bản và các khoảng cách giữa các nốt tuân theo một mẫu cố định
Thang âm C diatonic gồm các nốt C - D - E - F - G - A - B
Thang âm Thứ Tự Nhiên (Natural Minor Scale)
Thang âm thứ tự nhiên là một biến thể của thang âm trưởng, với cách xây dựng khoảng cách khác. Nó thường có một âm thanh tối tăm và u buồn hơn so với thang âm trưởng
Thang âm A thứ tự nhiên bao gồm các nốt A - B - C - D - E - F - G
Thang âm Thứ Hòa Thanh (Harmonic Minor)
Thang âm này có một nốt thứ bảy gia tăng (leading tone) so với thang âm thứ tự nhiên, tạo ra một âm thanh đặc biệt và phong cách riêng
Thang âm A Thứ Hòa Thanh bao gồm các nốt A - B - C - D - E - F - G#
Thang âm Thứ Giai Điệu (Melodic Minor)
Thang âm Thứ Giai Điệu là một biến thể của thang âm thứ tự nhiên với các nốt thứ sáu và thứ bảy gia tăng. Nó thường được sử dụng trong âm nhạc cổ điển và jazz
Thang âm La Thứ Giai Điệu : A - B - C - D - E - F# - G# - A
Những loại thang âm này đều có vai trò quan trọng trong âm nhạc và tạo ra sự đa dạng và biểu cảm trong sáng tác và biểu diễn. Mỗi loại thang âm mang đến một màu sắc và cảm xúc riêng, giúp nhạc sĩ diễn đạt ý nghĩa âm nhạc của họ theo phong cách riêng.
6. Thang Âm Trưởng và Thứ Tương Ứng
Thang âm trưởng và thứ tương ứng là hai loại thang âm có mối tương quan mật thiết trong lý thuyết âm nhạc.
Thang âm trưởng
Thứ tương ứng
C Trưởng (C Major)
A Thứ (A Minor)
G Trưởng (G Major)
E Thứ (E Minor)
D Trưởng (D Major)
B Thứ (B Minor)
A Trưởng (A Major)
F# Thứ (F# Minor)
Mối liên hệ này giúp nhạc sĩ có nhiều lựa chọn hơn trong sáng tác và hòa âm.
Ví dụ ABC cho Thang Âm Trưởng và Thứ Tương Ứng
C Major và A Minor:
X: 1
K: C
L: 1/4
C D E F G A B c |
X: 1
K: Am
L: 1/4
A B C D E F G A |
G Major và E Minor:
X: 1
K: G
L: 1/4
G, A, B, C D E F# G |
X: 1
K: Em
L: 1/4
E F# G A B c d e |
Những ví dụ trên cho thấy sự liên kết giữa thang âm trưởng và thứ tương ứng, với cùng bộ nốt nhưng cảm giác khác nhau.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Điệu Thức và cách chúng ảnh hưởng đến biểu cảm của âm nhạc.
Điệu thức là các biến thể của một thang âm, trong đó mỗi điệu thức bắt đầu từ một nốt khác nhau trong thang âm đó nhưng vẫn sử dụng các nốt của thang âm gốc. Mỗi điệu thức mang lại một cảm giác và màu sắc âm nhạc khác nhau nhờ vào cách sắp xếp và khoảng cách giữa các nốt.
2. Điệu thức trung cổ
Trong âm nhạc phương Tây, đặc biệt là trong hệ thống âm nhạc cổ điển, có bảy điệu thức chính xuất phát từ thang âm trưởng (Major Scale). Những điệu thức này thường được gọi là điệu thức trung cổ vì đã được bắt nguồn từ đó.
1. Ionian (Điệu Trưởng)
Cấu trúc: 2 2 1 2 2 2 1
Cảm giác: Tươi sáng, vui vẻ, ổn định.
Ví dụ: C Ionian: C-D-E-F-G-A-B-C
Ví dụ ABC:
X: 1
K: C
M: 4/4
L: 1/4
C D E F G A B c |
2. Dorian
Cấu trúc: 2 1 2 2 2 1 2
Cảm giác: Buồn nhưng có chút lạc quan, thường được sử dụng trong nhạc jazz và folk.
Ví dụ: D Dorian: D-E-F-G-A-B-C-D
Ví dụ ABC:
X: 1
K: Ddor
M: 4/4
L: 1/4
D E F G A B c d |
3. Phrygian
Cấu trúc: 1 2 2 2 1 2 2
Cảm giác: Bí ẩn, u tối, có cảm giác phương Đông.
Ví dụ: E Phrygian: E-F-G-A-B-C-D-E
Ví dụ ABC:
X: 1
K: Ephryg
M: 4/4
L: 1/4
E F G A B c d e |
4. Lydian
Cấu trúc: 2 2 2 1 2 2 1
Cảm giác: Tươi sáng, mơ mộng, thường được sử dụng trong nhạc phim.
Ví dụ: F Lydian: F-G-A-B-C-D-E-F
Ví dụ ABC:
X: 1
K: Flyd
M: 4/4
L: 1/4
F G A B c d e f |
5. Mixolydian
Cấu trúc: 2 2 1 2 2 1 2
Cảm giác: Tươi sáng nhưng không ổn định, thường được sử dụng trong nhạc blues và rock.
Ví dụ: G Mixolydian: G-A-B-C-D-E-F-G
Ví dụ ABC:
X: 1
K: Gmix
M: 4/4
L: 1/4
G A B c d e f g |
6. Aeolian (Điệu Thứ Tự Nhiên)
Cấu trúc: 2 1 2 2 1 2 2
Cảm giác: Buồn, u tối, thường được sử dụng trong nhạc cổ điển và nhạc rock.
Ví dụ: A Aeolian: A-B-C-D-E-F-G-A
Ví dụ ABC:
X: 1
K: Amin
M: 4/4
L: 1/4
A, B, C D E F G A |
7. Locrian
Cấu trúc: 1 2 2 1 2 2 2
Cảm giác: Căng thẳng, bất ổn, ít được sử dụng trong âm nhạc phổ thông.
Ví dụ: B Locrian: B-C-D-E-F-G-A-B
Ví dụ ABC:
X: 1
K: Bloc
M: 4/4
L: 1/4
B, C D E F G A B |
3. Kết luận
Điệu thức là một công cụ mạnh mẽ trong âm nhạc, giúp tạo ra nhiều cảm xúc và màu sắc khác nhau chỉ từ một thang âm cơ bản. Bằng cách sử dụng các nốt của thang âm gốc và bắt đầu từ các nốt khác nhau, ta có thể khám phá ra nhiều dòng nhạc mới mẻ và phong phú.
Sự khác biệt giữa các điệu thức không chỉ nằm ở thứ tự nốt nhạc mà còn ở cảm giác âm nhạc mà chúng mang lại, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong âm nhạc. Việc nắm vững điệu thức giúp nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và người chơi nhạc có thể ứng dụng linh hoạt trong sáng tác, hòa âm và biểu diễn.
Giai điệu (Melody) là một chuỗi các nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự thời gian để tạo ra một đoạn nhạc có ý nghĩa và cảm xúc. Giai điệu thường là phần dễ nhận biết và đáng nhớ nhất của một bản nhạc, là yếu tố chính tạo nên tính nhận dạng và đặc trưng của bản nhạc đó.
2. Các Yếu Tố Cấu Thành Giai Điệu
1. Nốt Nhạc (Notes)
Giai điệu được tạo thành từ các nốt nhạc, mỗi nốt có cao độ (pitch) và trường độ (duration) riêng.
Các nốt có thể là nguyên âm, bán âm hoặc các dạng khác tùy thuộc vào hệ thống âm nhạc được sử dụng.
2. Nhịp Điệu (Rhythm)
Nhịp điệu là cách các nốt được sắp xếp theo thời gian, tạo ra một cảm giác về chuyển động và sự thay đổi trong giai điệu.
Nhịp điệu bao gồm các yếu tố như nhịp (beat), phách (measure), và mẫu hình nhịp điệu (rhythmic patterns).
3. Cao Độ (Pitch)
Cao độ là độ cao hoặc thấp của một nốt nhạc.
Giai điệu thường di chuyển giữa các cao độ khác nhau để tạo ra sự biến đổi và hứng thú.
4. Trường Độ (Duration)
Trường độ là thời gian một nốt nhạc được giữ.
Sự kết hợp của các trường độ khác nhau giúp tạo nên nhịp điệu và tính đa dạng cho giai điệu.
5. Dấu Luyến (Articulation) và Sắc Thái (Dynamics)
Dấu luyến là cách các nốt được kết nối hoặc tách biệt với nhau (legato, staccato, v.v.).
Sắc thái là mức độ âm lượng và biểu cảm của các nốt (crescendo, decrescendo, forte, piano, v.v.).
3. Vai Trò Của Giai Điệu Trong Âm Nhạc
1. Tính Nhận Dạng
Giai điệu là phần dễ nhận biết nhất của một bản nhạc, giúp người nghe dễ dàng ghi nhớ và nhận diện.
Ví dụ: Giai điệu của bài “Happy Birthday” rất dễ nhận biết và quen thuộc với hầu hết mọi người.
2. Cảm Xúc và Biểu Cảm
Giai điệu mang lại cảm xúc và biểu cảm cho bản nhạc, giúp truyền tải thông điệp và tâm trạng của nhạc sĩ.
Một giai điệu có thể gợi lên niềm vui, nỗi buồn, sự phấn khích, hoặc sự tĩnh lặng.
3. Cấu Trúc và Phát Triển
Giai điệu là yếu tố chính trong việc xây dựng cấu trúc của một bản nhạc, từ các đoạn ngắn như câu (phrase) đến các đoạn dài hơn như chương (section).
Sự phát triển của giai điệu qua các biến thể và lặp lại giúp tạo ra sự phong phú và mạch lạc cho bản nhạc.
4. Kết Luận
Giai điệu là một yếu tố cốt lõi và quan trọng trong âm nhạc, là sự sắp xếp có ý thức của các nốt nhạc theo thời gian để tạo ra một đoạn nhạc có ý nghĩa và cảm xúc. Giai điệu không chỉ làm cho bản nhạc trở nên dễ nhận biết và đáng nhớ, mà còn mang lại sức mạnh biểu cảm và khả năng truyền tải cảm xúc sâu sắc. Hiểu và sáng tạo giai điệu là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ nhạc sĩ nào.
12 Tương quan giữa Thang âm - Điệu thức - Giai điệu
Tác giả : Ngô Càn Chiếu
17-02-2025
Thang Âm Là Nền Tảng Cho Điệu Thức và Giai Điệu
Thang âm cung cấp bộ các nốt nhạc cơ bản mà từ đó điệu thức và giai điệu được xây dựng. Không có thang âm, không thể có các điệu thức và giai điệu.
Thang âm giống như bộ khung của một tòa nhà, cung cấp cấu trúc nền tảng cho toàn bộ công trình.
Điệu Thức Là Sự Biến Đổi Của Thang Âm
Điệu thức tạo ra sự biến đổi và đa dạng trong âm nhạc bằng cách sử dụng cùng một bộ nốt từ thang âm nhưng bắt đầu từ các nốt khác nhau. Mỗi điệu thức tạo ra một cảm giác khác nhau, làm phong phú thêm các lựa chọn âm nhạc của nhạc sĩ.
Ví dụ, thang âm trưởng C có thể biến thành các điệu thức khác nhau như:
Dorian: Bắt đầu từ nốt D, tạo ra cảm giác hơi buồn nhưng lạc quan.
Phrygian: Bắt đầu từ nốt E, tạo ra cảm giác bí ẩn và hơi u tối.
Lydian: Bắt đầu từ nốt F, tạo ra cảm giác tươi sáng và mơ mộng.
Giai Điệu Là Sự Biểu Hiện Sáng Tạo Trên Nền Tảng Thang Âm và Điệu Thức
Giai điệu là sự kết hợp sáng tạo của các nốt nhạc từ thang âm và điệu thức. Giai điệu không chỉ là một chuỗi các nốt nhạc mà còn là sự sắp xếp của các nốt đó theo thời gian để tạo ra những đoạn nhạc có nhịp điệu, cảm xúc và ý nghĩa.
Ví dụ, một nhạc sĩ có thể sử dụng thang âm trưởng C và điệu thức Dorian để tạo ra một giai điệu mới, bắt đầu từ nốt D và sử dụng các nốt từ điệu thức Dorian (D, E, F, G, A, B, C) để tạo ra một cảm giác mới lạ.
Quá Trình Sáng Tác và Biểu Diễn
Trong quá trình sáng tác và biểu diễn, nhạc sĩ thường bắt đầu bằng việc chọn một thang âm phù hợp với cảm xúc và phong cách của bản nhạc. Sau đó, nhạc sĩ chọn một điệu thức từ thang âm đó để tạo ra sự biến đổi và phong phú cho giai điệu. Cuối cùng, nhạc sĩ sáng tạo ra giai điệu bằng cách sử dụng các nốt từ thang âm và điệu thức đã chọn, kết hợp với nhịp điệu và trường độ phù hợp.
Ví Dụ
Thang Âm Trưởng C (C Major Scale)
Thang Âm : C, D, E, F, G, A, B
Điệu Thức Mixolydian từ Thang Âm Trưởng C và bắt đâu từ nốt G : G, A, B, C, D, E, F.
Giai Điệu Sử Dụng Điệu Thức Mixolydian: Một giai điệu bắt đầu từ nốt G và sử dụng các nốt của điệu thức Mixolydian để tạo ra một cảm giác tươi sáng nhưng không ổn định.
Thang Âm Thứ (Tự Nhiên) A (A Minor Scale)
Điệu thức Thứ Tự Nhiên A thoát thai từ Thang âm Trưởng C và bắt đâu từ nốt A
Thang âm - Điệu thức Thứ Tự Nhiên sẽ là : A, B, C, D, E, F, G
Giai Điệu Sử Dụng Điệu Thức Aeolian: Một giai điệu bắt đầu từ nốt A và sử dụng các nốt của điệu thức Aeolian để tạo ra một cảm giác buồn và u tối.
Kết Luận
Thang âm, điệu thức và giai điệu là ba yếu tố cơ bản trong âm nhạc, mỗi yếu tố có vai trò và chức năng riêng nhưng luôn tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên các tác phẩm âm nhạc phong phú và đa dạng. Thang âm cung cấp nền tảng cơ bản, điệu thức mang lại sự biến đổi và phong phú, còn giai điệu là sự biểu hiện sáng tạo của các yếu tố này. Sự hiểu biết và khai thác đúng đắn các mối quan hệ này giúp nhạc sĩ tạo ra những tác phẩm âm nhạc phong phú, đa dạng và đầy cảm xúc.
Subsections of 12 Tương quan giữa Thang âm - Điệu thức - Giai điệu
Đọc bản nhạc là kỹ năng quan trọng giúp bạn hiểu và thực hiện âm nhạc một cách chính xác. Dưới đây là cách đọc bản nhạc cơ bản:
1.1 Kiểm tra thông tin cơ bản
Thang âm: Xác định thang âm của bản nhạc, chẳng hạn như C trưởng, G trưởng, A thứ, vv.
Nhịp điệu: Xem nhịp điệu của bản nhạc, chẳng hạn như 4/4 (bốn phách), 3/4 (ba phách), 6/8 (sáu phách), vv.
1.2 Kiểm tra giá trị nốt nhạc
Đọc các giá trị nốt nhạc trên bản nhạc. Các giá trị thông thường bao gồm nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt tám, vv.
Xem các dấu nhịp để xác định thời gian của mỗi nốt.
1.3 Đọc giai điệu
Xác định nốt nhạc mở đầu và bắt đầu từ đó. Đọc nốt từ trái qua phải.
Lưu ý mỗi nốt nhạc đứng trên một dòng hoặc khoảng trắng giữa các dòng tương ứng với một dây trên nhạc cụ.
1.4 Đọc nốt nhạc
Đọc dấu nốt như nốt đen, nốt trắng, nốt tám… theo giá trị giới thiệu ở bước 1.2.
Lưu ý nếu có dấu nối giữa các nốt để hiểu cách chơi liên tục hoặc mượt mà.
1.5 Đọc dấu hiệu biểu cảm
Các dấu hiệu biểu cảm trong âm nhạc là những ký hiệu và chỉ dẫn được thêm vào bản nhạc để hướng dẫn người chơi hoặc người đọc về cách biểu diễn âm nhạc để tạo ra cảm xúc, tình cảm và tạo sự biểu cảm đúng ý của tác giả.
1.6 Kiểm tra dấu phụ
Xem xét các dấu phụ như dấu nhịp, dấu thăng (#), dấu giảm (b), và dấu bình (♮) để biết khi cần thay đổi nốt nhạc.
2. Luyện Tập Đọc Bản Nhạc
2.1 Luyện tập đọc bản nhạc
Bắt đầu bằng việc đọc những bản nhạc đơn giản với ít nốt và ít dấu hiệu nhịp điệu.
Dần dần, bạn có thể thử đọc những bản nhạc phức tạp hơn.
2.2 Điều chỉnh tốc độ
Đọc bản nhạc ở một tốc độ chậm ban đầu để bạn có thời gian để nhận diện nốt và dấu hiệu.
Sau đó, tăng dần tốc độ để rèn luyện kỹ năng đọc nhanh hơn.
2.3 Thực hiện và luyện tập
Chơi bản nhạc trên nhạc cụ của bạn hoặc hát nó nếu đó là ca khúc. Luyện tập để đảm bảo bạn thực hiện nốt và thời gian đúng.
Khi chơi nhạc cụ, lắng nghe và cảm nhận âm thanh để chơi nhạc một cách tự nhiên và biểu cảm hơn.
2.4 Tóm tắt và biểu diễn
Sau khi bạn đã hiểu và luyện tập bản nhạc, biểu diễn nó trước công chúng hoặc ghi âm nếu bạn muốn tự kiểm tra sự tiến bộ của mình.
3. Phát Triển Kỹ Năng Đọc Nhạc
3.1 Đọc Bản Nhạc Thường Xuyên
Luyện tập đọc bản nhạc mỗi ngày để cải thiện kỹ năng nhận biết nốt và dấu hiệu nhạc lý.
Chia bản nhạc thành các đoạn nhạc nhỏ và đọc từng đoạn một.
3.2 Luyện Tập Đọc Nhanh
Luyện tập đọc bản nhạc nhanh hơn để cải thiện khả năng đọc nhanh và chính xác.
Sử dụng các ứng dụng và trang web cung cấp bản nhạc trực tuyến để luyện tập.
3.3 Thực Hành Chơi Nhạc Cụ
Sử dụng kiến thức nhạc lý để thực hành chơi nhạc cụ.
Chơi các bản nhạc đơn giản và theo dõi nốt nhạc trên khuông nhạc.
3.4 Luyện Tập Hợp Âm Và Quãng
Luyện tập chơi các hợp âm và quãng theo các thang âm khác nhau.
3.5 Thực Hành Nhịp Điệu
Sử dụng máy gõ nhịp để luyện tập nhịp điệu và thời gian.
Chơi các giai điệu và nhịp điệu đơn giản để cải thiện khả năng nhịp.
3.6 Học Từ Người Khác
Tham gia các lớp học nhạc lý hoặc tham gia cộng đồng nhạc sĩ để học hỏi từ người khác.
3.7 Ghi Âm Và Tự Đánh Giá
Ghi âm bản nhạc hoặc bài hát của bạn và tự đánh giá để xem bạn đã thể hiện như thế nào và cần cải thiện điểm gì.
3.8 Nghiên Cứu Thêm
Đọc nhiều sách về nhạc lý, tham gia các khóa học trực tuyến, và tìm hiểu thêm về các khái niệm phức tạp hơn.
3.9 Tạo Thử Thách Cho Bản Thân
Đặt ra mục tiêu thực hành nhạc lý hàng ngày hoặc thử thách mình với việc đọc và chơi bản nhạc mới.
Nhớ rằng, sự phát triển trong âm nhạc cần thời gian và nỗ lực.
1. Tại sao ký âm ABC lại cần thiết trong âm nhạc hôm nay?
ABC Notation, hay còn gọi là ký âm ABC, là một hệ thống ký âm đơn giản và tiện lợi, cho phép người dùng dễ dàng ghi chép và chia sẻ các giai điệu. Ra đời từ những năm 1980, ABC Notation ban đầu được sử dụng chủ yếu để ghi lại các bản nhạc dân gian truyền thống. Tuy nhiên, với sự tiện lợi và tính linh hoạt của nó, ABC đã nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi và được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc khác nhau, từ nhạc cổ điển đến hiện đại.
Với đặc điểm chỉ cần các ký tự chữ cái, con số và dấu ký âm đơn giản, ABC Notation giúp người yêu nhạc ở mọi cấp độ dễ dàng tạo, đọc và chỉnh sửa bản nhạc mà không cần kiến thức sâu về ký âm nhạc chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, một lý do quan trọng khác khiến ABC Notation ngày càng được yêu thích là nhờ tính tương thích cao với các định dạng âm nhạc kỹ thuật số như MIDI. Chính điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của âm nhạc kỹ thuật số, giúp việc sản xuất và chia sẻ nhạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chi tiết về tiêu chuẩn của hệ thống ký âm ABC được ghi ở đây: ABC_Standard_V2
Ứng dụng mở ABCJS là một ứng dụng quý giá, minh chứng cho tiềm năng của ký âm ABC.
2. Hệ thống ký âm ABC Notation: Cách thức và nguyên lý hoạt động
ABC Notation sử dụng các ký tự văn bản đơn giản để thể hiện nốt nhạc, nhịp, nhịp độ và các thông tin khác. Cấu trúc của một bản nhạc trong ABC Notation bao gồm các thành phần cơ bản sau:
a) Cấu trúc cơ bản của ABC Notation
Mỗi bản nhạc bắt đầu bằng các dòng thông tin như tiêu đề, nhịp, độ dài nốt, và khóa nhạc:
X: n - số thứ tự của giai điệu trong tệp giai điệu
T: (Title) - Tiêu đề của bài hát
M: (Meter) - Nhịp (Ví dụ: 4/4, 3/4)
L: (Length) - Độ dài nốt mặc định (ví dụ: 1/4, 1/8)
K: (Key) - Khóa nhạc (C, G, Em, v.v.)
Ví dụ về cấu trúc cơ bản:
X: 1
T: Twinkle Twinkle Little Star
M: 4/4
L: 1/4
K: C
b) Các ký hiệu cho nốt nhạc
Các nốt nhạc từ A đến G được viết dưới dạng chữ cái hoa (viết thường đối với các nốt cao hơn). ABC Notation còn có các ký hiệu cho dấu thăng (#), dấu giáng (b), và các quãng tám.
Nốt đơn giản: A, B, C, D, E, F, G (tương đương với các nốt nhạc trên đàn piano).
Quãng tám cao hơn: Viết dưới dạng chữ thường (ví dụ: c d e là các nốt ở quãng tám cao hơn).
Quãng tám thấp hơn: Thêm dấu , sau nốt (ví dụ: C, là C ở quãng tám thấp hơn).
Dấu thăng (#) và dấu giáng (b): ^ (dấu thăng) và _ (dấu giáng).
Ví dụ về ký âm nốt nhạc:
A B C D E F G : Các nốt cơ bản
^C _D : C thăng và D giáng
c d e f : Quãng tám cao hơn
C, D, : Quãng tám thấp hơn
c) Độ dài của nốt nhạc
Trong ABC Notation, chúng ta có thể điều chỉnh độ dài nốt bằng cách thêm số vào sau nốt nhạc.
Nốt mặc định: Nếu không có số, độ dài nốt là độ dài mặc định của bài hát (được quy định bởi L).
Nốt kéo dài: Thêm số 2, 3, 4,… để kéo dài nốt theo hệ số tương ứng. Ví dụ, C2 là C kéo dài gấp đôi độ dài mặc định.
Nốt ngắn hơn: Thêm số /2, /3, /4 để nốt ngắn đi.
Ví dụ về độ dài của nốt:
C : Nốt C với độ dài mặc định
C2 : Nốt C kéo dài gấp đôi
C/2 : Nốt C ngắn một nửa
d) Dấu lặng và các ký âm nhịp
Dấu lặng: Ký hiệu z biểu thị một dấu lặng (nghỉ không phát âm).
Ký hiệu nhịp: | được sử dụng để đánh dấu nhịp trong bài hát.
Ví dụ về dấu lặng và nhịp:
C C z C | C C z C : Một dấu lặng ở giữa mỗi nhịp
e) Lời Nhạc
Sử dụng từ khóa w:
w: là từ khóa để bắt đầu phần lời nhạc trong ABC Notation. Bạn viết w: ngay bên dưới dòng nhạc có nốt nhạc.
Mỗi từ hoặc âm tiết trong lời sẽ khớp với nốt nhạc tương ứng.
Căn chỉnh âm tiết với nốt nhạc:
Để mỗi âm tiết khớp với một nốt, viết chúng cách nhau bằng dấu cách.
Nếu một từ kéo dài qua nhiều nốt, sử dụng dấu gạch nối - để nối các phần của từ. Ví dụ: “Twin-kle” sẽ khớp với hai nốt khác nhau.
f) Hợp âm
ABC Notation hỗ trợ ký hiệu hợp âm đơn giản, thường được viết trong dấu ngoặc vuông hoặc sử dụng các ký hiệu hợp âm quen thuộc.
Hợp âm C trưởng: [C E G] hoặc “C” C E G
Hợp âm Am: “Am” A c e
Hợp âm F7: “F7” F A C _E
Ví dụ về hợp âm:
“C” C E G | “Am” A c e | “F7” F A C _E
g) Các ký hiệu khác trong ABC Notation
Lặp lại đoạn nhạc: |: để bắt đầu và :| để kết thúc một đoạn nhạc lặp lại.
Ví dụ về lặp đoạn nhạc:
|: C D E F :| : Đoạn nhạc này sẽ lặp lại
3. Ví dụ hoàn chỉnh về ABC Notation
Ví dụ 1
Dưới đây là ví dụ hoàn chỉnh cho bài hát “Twinkle Twinkle Little Star” trong ABC Notation:
X:1
T:Twinkle, Twinkle, Little Star
M:4/4
L:1/4
K:C
"C" C C G G | "F" A A "C" G2 | "F" F F "C" E E | "G7" D D "C" C2 |
w: Twin- kle, twin- kle, lit- tle star, How I won- der what you are,
"C" G G "F" F F | "C" E E "G" D2 | "C" G G "F" F F | "C" E E "G" D2 |
w: Up a- bove the world so high, Like a dia- mond in the sky.
"C" C C G G | "F" A A "C" G2 | "F" F F "C" E E | "G7" D D "C" C2 |
w: Twin- kle, twin- kle, lit- tle star, How I won- der what you are.
Trong bài hát này:
T: Tên bài là “Twinkle Twinkle Little Star”.
M: Nhịp là 4/4.
L: Độ dài mặc định của nốt là 1/4.
K: Khóa C (C trưởng).
Phần giai điệu chính: được viết theo nhịp và cách ký âm chuẩn của ABC Notation.
Mang ví dụ vào ứng dụng mở abcjs của website này, ta sẽ thấy những dòng nhạc quen thuộc :
Ví dụ 2
Một ví dụ khác :
X: 1
T: NẮNG PHÚ QUỐC
A: Ngô Càn Chiếu
A: 27-05-2012
R: Tươi sáng
Q: 106
M: 4/4
L: 1/8
K: A
c7 A | E3 F A, D E | F4 z2 D F | B,3 F F F2 D |
w:Nắng lên rồi, nắng về trên đảo vắng Mây lững lờ thấp thóang chốn đồi
E4 z2 E E | F3 A F A2 c | B4 z2 G A | B3 G F G2 C|
w:cao Cùng về đây nghe hồn ta xuyến xao Theo tiếng gió xuyên cành thông rì
E12 z4 | c7 A | E3 F A, D E | F4 z2 D B, | B,3 D B, F2 E |
w:rào Nắng lên rồi, nắng về nuôi ta ấm Bao nồng nàn theo hạt rớt lung
E4 z2 E F | F3 F A c2 B | B4 z2 B G | E3 G B B2 A|
w: linh Trên sóng nước mình ta chốn mông mênh Biển vổ về câu hát khẽ ru
A8||
w: êm
X:1
M:4/4
L:1/16
%%partsfont box
%%stretchlast .7
%%barnumbers 1
T: Selection And Dragging Test
T: Demonstrates a lot the different types of elements and their effect.
C: Public Domain
R: Play steady
A: Paul Rosen
S: abcjs website
W: Now is the time for all good men
W:
W: To come to the aid of their party.
H: This shows every type of thing that can possibly be drawn.
H:
H: And two lines of history.
Q: "Easy Swing" 1/4=140
P: AABB
%%staves {(RH extra) (LH)}
V:RH clef=treble name=RH
V:LH clef=bass name=LH
K:Bb
P:A
[V: RH] !mp![b8B8d8] f3g f4|!<(![d12b12] !<)![b4g4]| \
[Q:"left" 1/4=170"right"]z4 !<(! (bfdf) (3B2d2c2 !<)!B4|!f![c4f4] z4 [b8d8]|
!p![G8e8] Tu[c8f8]|!<(![d12f12] !<)!g4|!f!a4 [g4b4] z4 =e4|[A8c8f8] d8|
|1 [c8F8] [B4G4] z4|[d12B12] A4|!>(![D8A8] Bcde fAB!>)!c|!mp!d16:|
w:Strang- ers in the night
[V: extra] B,4- B,4- B,4 B,4 | "Bb"{C}B,4 {CD}B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 |
B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 | B,4 B,4 B,4 B,4 |
B,4 B,4 B,4 B,4 |B,4 B,4 B,4 B,4 |"^annotation"B,4 B,4 B,4 B,4 |B,4 B,4 B,4 B,4 :|
[V: LH] B,6 D2 [F,8F8A,8]|B,2B,,2 C,4 D,4 E,F,G,2|F,2A,2 D4 D4 G,2E,2|[C4F,4A,4] z4 [F8B,8]|
G,8 A,8|A,12 B,G,D,E,|F,G,A,F, (G,A,B,G,) C4 C4|[C,8A,8] [F8F,8B,8]|
A,3C B,3D G,F,E,D, F,2A,2|D,2C,2 B,,2A,,2 G,,4 F,,A,,C,F,|F,,6 D,,2 [D,4G,,4] z4|B,,16:|
Dưới dạng nhạc bản trở thành :
Ứng dụng mở ABCTools
ABCTools là một công cụ mã nguồn mở mạnh mẽ dành cho các nhạc sĩ và lập trình viên để hiển thị và phát lại nhạc bằng ngôn ngữ ký âm ABC. Với ABCTools, bạn có thể dễ dàng nhập ký hiệu âm nhạc dưới dạng văn bản, chuyển đổi chúng thành bản nhạc trực quan và thậm chí phát lại để nghe thử ngay lập tức. ABCTools hỗ trợ nhiều tính năng từ cơ bản như hiển thị bản nhạc, đến các hiệu ứng nâng cao như nhấn mạnh nhịp điệu và tùy chỉnh nốt.
Hiển thị bản nhạc rõ ràng: Chuyển đổi mã ABC thành bản nhạc với chất lượng cao.
Phát lại âm thanh: Cho phép nghe thử bản nhạc được tạo ngay trên ứng dụng.
Tương thích linh hoạt: Có thể tích hợp vào trang web hoặc ứng dụng của bạn mà không cần phần mềm bổ sung.
Tùy chỉnh dễ dàng: Tạo và thay đổi các yếu tố nhạc như nốt, nhịp điệu, và ký hiệu một cách linh hoạt.
Với ABCJS, bạn có thể dễ dàng học cách viết và trình bày ký âm ABC, tạo bản nhạc trực quan, và phát triển ứng dụng âm nhạc của riêng mình. Đây là công cụ tuyệt vời cho cả những người mới bắt đầu và các chuyên gia âm nhạc, mở ra cánh cửa sáng tạo không giới hạn trong thế giới nhạc số.
Websites hỗ trợ chuyển đổi ABC Notation thành sheet nhạc
FolkTuneFinder và The Session
Các website như FolkTuneFinder và The Session là kho lưu trữ nhạc dân gian lớn, cho phép người dùng tải về và chia sẻ các bản nhạc ký âm ABC. Cả hai trang web đều hỗ trợ chuyển đổi trực tiếp ABC thành sheet nhạc để dễ dàng chơi trên các nhạc cụ truyền thống.
4. Ứng dụng thực tiễn của ABC Notation trong âm nhạc hiện đại
ABC Notation không chỉ là công cụ để học nhạc mà còn là công cụ sáng tác, chia sẻ và lưu trữ nhạc nhanh chóng. Dưới đây là những ứng dụng thực tiễn:
Soạn nhạc dễ dàng: Với ABC Notation, bạn có thể dễ dàng ghi lại ý tưởng nhạc lý mà không cần phải vẽ khuông nhạc phức tạp.
Chuyển đổi sang định dạng âm thanh: Phần mềm hiện nay có thể đọc ABC Notation và chuyển đổi thành MIDI hoặc MusicXML, cho phép người dùng nghe thử các nốt nhạc đã viết.
Chia sẻ nhạc trực tuyến: ABC Notation dễ dàng chia sẻ dưới dạng văn bản trên các diễn đàn, trang web và email.
Lưu trữ nhạc đơn giản: Vì là dạng văn bản, ABC Notation rất nhẹ, dễ dàng lưu trữ và không chiếm nhiều dung lượng.
Kết luận
ABC Notation là một công cụ linh hoạt và hữu ích cho cả người học nhạc và nhạc sĩ chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng các ký tự văn bản đơn giản, ABC Notation giúp bạn viết và đọc nhạc dễ dàng, phù hợp với mọi cấp độ kỹ năng. Trong một thế giới âm nhạc hiện đại, nơi việc chia sẻ và sáng tác ngày càng được ưu tiên, ABC Notation là một phương tiện tuyệt vời để phát triển và lan tỏa âm nhạc.
X: 1
T: NẮNG PHÚ QUỐC
R: Tươi sáng
C: Ngô Càn Chiếu
A: 27-05-2012
Q: 106
M: 4/4
L: 1/8
K: A
c7 A | E3 F A, D2 E | F4 z2 D F | B,3 F F F2 D |
w:Nắng lên rồi, nắng về trên đảo vắng Mây lững lờ thấp thóang chốn đồi
E4 z2 E E | F3 A F A2 c | B4 z2 G A | B3 G F G2 C|
w:cao Cùng về đây nghe hồn ta xuyến xao Theo tiếng gió xuyên cành thông rì
E6 z2 || c7 A | E3 F A, D2 E | F4 z2 D B, | B,3 D B, F2 E |
w:rào Nắng lên rồi, nắng về nuôi ta ấm Bao nồng nàn theo hạt rớt lung
E4 z2 E F | F3 F A c2 B | B4 z2 B G | E3 G B B2 A|
w: linh Trên sóng nước mình ta chốn mông mênh Biển vổ về câu hát khẽ ru
A8||
w: êm
X: 1
T: LÝ CON SÁO
R: Nhanh
C: Phạm Duy sưu tập và soạn thêm lời
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/8
K: F
"F" c-f-d-c | "Bb" B2 z c | "Gm" G2 G B | "C" c4 |
w: Ai _ _ _ đem Con sáo sáo sang sông
w: Ai _ _ _ cho Con sáo sáo ăn cơm
w: Ai _ _ _ mua Con sáo sáo trong tranh
"F" c f c- A | "C" G4 | "F" c f c- A | "C" G4 |
w: Cho sáo xổ _ lồng Cho sáo xổ _ lồng
w: Cho sáo rửa _ mồm Cho sáo rửa _ mồm
w: Con sáo trên _ cành Con sáo trên _ cành
C2 C E | "F" F2 G c | "C" A- G F-E | "F" F4 |
w: Xổ lồng bay xa Con sáo sáo _ bay _ xa
w: Rửa mồm nhanh nhanh Con sáo sáo _ nhanh _ nhanh
w: Đậu cành cây tranh Con sáo sáo _ cây _ tranh
C2 C E | "F" F2 G c | "C" A- G F-E | "F" F4 |]
w: Xổ lồng bay xa Con sáo sáo _ bay _ xa
w: Rửa mồm nhanh nhanh Con sáo sáo _ nhanh _ nhanh
w: Đậu cành cây tranh Con sáo sáo _ cây _ tranh
X: 1
T: HÒ HỤI
C: Sưu tập : Dương Bích Hà
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/16
K: C
z4 d4 | c2 c2 d3-c | A2 z2 A4 | d6 c2 | A4 B2-A2 | G2-A2 B2-A2 |
w: Bơ hò này bơ _ hụi là bơ hò hụi Hết _ hụi _ sang _
G2 z2 A,4 | D6 E2 | G2 z2 B2-A2 | D4 G4 | B2-A2 D4 | G2 z2 A,4 |
w: khoan. Là hố là khoan. Kéo _ buồm ta kéo _ buồm lên. Là
D6 E2 | G2 z2 c4 | c2 A4 c2 | d4 A4 | d6 c2 | A4 d2-c2 |
w: hố là khoan. Ta như mà chim trắng là bớ hò khoan bơ
A2 A2 d2-c2 | A2 z2 D2-G2 | A2-G2 D2-G2 | D2 z2 A,4 |D6 E2 | G4 E2G2 |
w: khoan là bơ _khoan. Lượn _ trên _ biển _ này là hố là khoan ta bơ
E2-D2 C4 | D4 D2-E2 | G2-E2 D2-E2 | G4 B2-A2 | G8 |]
w: khoan ta hò khoan là _ hố _ hò _ khoan (Thương)... _ khoan
X: 1
T: LÝ CÂY ĐA
R: Hơi nhanh
C: Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/16
K: C
z4 c4 | d4 d2-c-d | e4 d2-c-d | e2 d2 c2 d2 | c2 c2 d2-c-d |
w: Trèo lên quán _ _ dốc ngồi _ _ gốc ơi a cây đa rằng tôi _ _
e3 d c2 d2 | c2 c2 d2-c-d | e3 d c2 d2 | c8- | c4 c2-e2 |
w: lý ơi a cây đa rằng tôi _ _ lới ơi a cây đa. _ Ai _
d2 d2 c2 e2 | d2-c2 G2 G2 | z2 c2 c2 G | G6 c2 | G3 c A2 G2 |
w: đem a tình tính tang _ tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cái đêm trăng
F2 F2 A2-G-A | c3 A G2 A2 | G2 G2 A2-G-A | c2 A2 G2 A2 | G8- | G4 z4 :|
w: rằm rằng tôi _ _ lý ơi a cây đa rằng tôi _ _ lới ơi a cây đa
X: 1
T: LÝ NGỰA Ô
R: Nhanh
C: Dân Ca Miền Nam
C: Ký âm ABC : Ngô Càn Chiếu
M: 2/4
L: 1/16
K: Eb
z4 B2 G2 |: C2-E2 C2-E2 | F8- | F8 | z4 B2 G2 |
w: Khớp con ngựa _ ngựa _ ô. _ Khớp con
w: Khớp con ngựa _ ngựa _ ô. _ Khớp con
w: Khớp con ngựa _ ngựa _ ô. _ Khớp con
C2-E2 C2-E2 | F4 z2 C-E | F4 F4 | B4 z2 F2 | B2 G2 C2-E2|
w: ngựa _ ngựa _ ô Ngựa _ ô anh khớp, anh khớp cái kiệu _
w: ngựa _ ngựa _ ô Ngựa _ ô anh khớp, đi khắp các nẻo _
w: ngựa _ ngựa _ ô Ngựa _ ô anh khớp, duyên bén ta thành _
F8 | G2-F2-E2-G2 | F4 z2 F2 | F4 B4 || C2-E2 z2 C-E |
w: Vàng, Ư ... ... ... ư? Anh tra khớp bạc _ Lục _
w: xa Ư ... ... ... ư? Đi qua núi mộng _ trở _
w: đôi. Ư ... ... ... ư? Trong sân pháo nổ _ cả _
C2-E2 B,4 | F6 F2 | F4 B4 | C2-E2 z2 F2 | F2-E2 B4 |
w: lạc _ đồng đen, búp sen lá dặm, _ giây cương _ nhuộm
w: lại _ đồi mơ, đi bên suối đợi, _ đi sang _ rừng
w: họ _ mừng vui, em mang áo đỏ, _ chân đi _ hài
G4 B2 F2- | F2 D2 C-E B,2 | B,8 | z4 F4 | c4 f2 e2- |
w: thắm, cán roi _ anh bịt _ đồng thòa. Là đưa ý a _
w: nhớ, nhớ nhau _ trong buổi _ hẹn hò. Là theo ý a
w: tía, thắt lưng _ dây lụa _ màu vàng. Cùng nhau ý a
e2 c4-B2 | F6 c2- | c2 B2-F4 | z4 c2 B2 | A2-B2 E4 | B8 |
w: _ đưa _ nàng, đưa _ nàng _ Anh đưa nàng _ về dinh
w: _ theo _ chàng, theo _ chàng, _ thiếp theo chàng _ một phen
w: _ tơ _ hồng tơ _ hồng, _ lễ tơ hồng _ cùng nhau
z4 F4 | c4 f2 e2- | e2 c4-B2 | F6 c2- | c2 B2-F4 |
w: Là đưa ý a _ đưa _ nàng. đưa _ nàng
w: Là theo ý a _ theo _ chàng, theo _ chàng, _
w: Cùng nhau ý a _ tơ _ hồng, tơ _ hồng, _
z4 c2 B2 | A2-B2 E4 |12 B8- | B4 B2 G2 :|3 B8- | B4 z4 |]
w: Anh đưa nàng _ về dinh _ Khớp con
w: thiếp theo chàng _ một phen. _ Khớp con
w: Lễ tơ hồng _ cùng nhau
X:1
T:Quà Bé Tặng Cô
A: Ngô Tùng Văn
M:2/4
L:1/8
Q:90
z2 GG|: C2 (D/C/) A, | G,2 CD| E4-|
w: Bé muốn tặng cô _ điều gì cô có biết
Ez GG |C2 (D/C/) A,|G,2 CE | D4-|
w: _ Bé muốn tặng cô _ quà mà cô rất vui
D z FC | F>C FC | A,2 E (E/G/)|
w: _ Đây bàn tay vừa thơm vừa đẹp Đây quyển
A,>G, A,G,|Dz DE|E4-|E z EG |
w: tập vừa sạch vừa xinh Nhưng bé muốn _ nhưng bé
G3 C | D>G, G,G, |1 C2 C2 | z2 G G :|
w: muốn tặng cô thật nhiều nụ hôn cơ _ (Bé muốn)
|2 C2 C2-| C4 |]
w: hôn cơ
X:1
%
% Example J.S. Bach transcription originally imported from MusicXML
%
% Click "Play" to play
%
T:Fantasia
T:BWV570
T:Johann Sebastian Bach (1685-1750)
%%score { 1 | 2 | 3 | 4 }
L:1/16
M:4/4
K:C
%
% Try changing the abcjs_soundfont value to
% fluid, fluidhq, musyng, fatboy, canvas, mscore, or arachno:
%
%abcjs_soundfont fluid
%
%%stretchlast true
%%staffsep 40
Q:1/4=100
%
% Try changing these to %%MIDI program mute
% to isolate individual voices:
%
V:1 treble
%%MIDI program 19
V:2 treble
%%MIDI program 19
V:3 bass
%%MIDI program 19
V:4 bass
%%MIDI program 19
V:1
G4 c6 d2 B4 | e6 f2 d6 e2 | c8- c2e2d2c2 | B2A2 B4 z2 e2g2e2 |
c2e2G2c2 A2c2d2e2 | f2e2d2c2 B2G2 c4- | c2dcB2cB A8- | A2Bc d6 efB2cd |
^G6 AB A2Bcd2cd | B6 cB A6 B^G | c8- c2dc_B2cA | _B8- B2>G2A2GA |
F6 EF G2A_B A4- | A2Bc d6 Bcd2ef | e8- e2dc d4- | d2ef e6 fg f4- |
f2ga g6 ag f4- | f2gf e6 fe d4 | d8d8- | d2cB c6 dc B4 |
c4 z12 | z4 d8 c4- | c8 B4 _B4 | A4 B4 G8 |
A4 c4 B8 | c8c8 | f8 e8- | e6e6 d4- |
d4 d2ef g2agf2gf | e4 g6 ag f4- | f2gfe2fe d8 | g2agf2gf e6 fe |
d6 ed c6 dc | B4 c4 d4 e4- | e2fe d6 ef e4- | e2fe d6 efg2ab |
c2Bcd2ef B4 c4- | cdBd cdBd cedf egfa | gGAB c4- cede fdef | B2cd2
"Mở Rộng Nhạc Lý" là một tập hợp các bài viết từ những nghiên cứu và quan sát trong nhiều năm. Những chủ đề không chỉ xoay quanh những kiến thức cơ bản mà còn mở rộng ra các lĩnh vực phức tạp và ít được nhắc đến trong âm nhạc hôm nay. Từ việc khám phá cấu trúc của các thang âm và điệu thức, tìm hiểu về các hệ thống điều chỉnh âm thanh khác nhau, đến một số bài viết mang đến những góc nhìn mới về âm nhạc.
Bài viết này bao gồm các nghiên cứu âm nhạc và một số đề nghị riêng của tôi về cách dùng hợp âm ngũ cung trên đàn guitare
Tác giả : Ngô Càn Chiếu
16-05-2024
Âm nhạc ngũ cung ở Á châu bắt nguồn từ Trung Quốc. Là hệ thống năm nốt nhạc được gắn liền với tâm linh và thiên nhiên. Giai điệu âm nhạc ngũ cung thường tạo ra cảm giác yên bình, tĩnh lặng.
Âm nhạc ngũ cung và hệ thống pentatonic của Âu Mỹ sử dụng năm nốt, tạo ra cấu trúc đơn giản và dễ nhớ. Giai điệu ngũ cung thường được tích hợp vào âm nhạc Tây Phương, đặc biệt trong các dự án giao thoa âm nhạc.
Thang âm Pentatonic trong âm nhạc phương Tây
Thang âm pentatonic là một trong những thang âm quan trọng và phổ biến nhất trong âm nhạc blues, rock, jazz, và nhiều thể loại âm nhạc ngũ cung. Thang âm này được sử dụng rộng rãi vì sự đơn giản và tính linh hoạt của nó.
Thang âm pentatonic được gọi là “penta” (nghĩa là năm) vì nó bao gồm 5 nốt nhạc chính. Được hình thành bằng cách chồng những nốt quãng 5 lên nhau và gom tất cả các nốt đó lại trong một quãng tám, như sau:
Trong ví dụ trên ta đã chọn chủ âm là nốt Đô. Sau đó ta chồng những nốt quãng 5 lên trên nốt Đô, là các nốt Sol, Rê, La, Mi, và gom chúng vào một quãng tám. Ta đã tạo nên thang âm pentatonic với các nốt Đô, Rê, Mi, Sol, La.
Trong âm nhạc phương tây, thang âm pentatonic được dùng rất nhiều với hai biến thể Trưởng và Thứ.
Quãng ba trưởng trong thang âm trên được dùng làm tên của thang âm: ta gọi thang âm trên là thang âm pentatonic Trưởng.
Trong thang âm Đô pentatonic Trưởng, nếu ta chọn nốt La làm chủ âm thì ta có chuỗi nhạc La, Đô, Rê, Mi, Sol: đây là thang âm La pentatonic Thứ
Hai thang âm pentatonic Trưởng và Thứ trên một hệ thống không có thăng giáng được ghi lại như sau:
Thang âm pentatonic có xu hướng lặp lại ở nhiều vị trí trên các phím đàn guitar, tạo ra một mô hình dễ nhận biết và dễ sử dụng khi ngẫu hứng. Nghệ sĩ thường sử dụng thang âm pentatonic để tạo ra các giai điệu trong phần solo. Sự đơn giản của thang âm này cung cấp cho họ không gian để thể hiện sự sáng tạo và biểu cảm cá nhân của mình.
Thang âm pentatonic và âm nhạc truyền thống phương Đông
Âm nhạc ngũ cung, dựa trên thang âm pentatonic, đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc truyền thống phương Đông, bao gồm các văn hóa âm nhạc của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực. Pentatonic được xem là thang âm cơ bản của âm nhạc ngũ cung được sử dụng rộng rãi và có mặt ở nhiều thể loại nhạc truyền thống và hiện đại.
Thang âm ngũ cung trong âm nhạc Trung quốc
Thang âm ngũ cung là một hệ thống âm nhạc truyền thống trong nền văn hóa âm nhạc của Trung Quốc. Hệ thống này được sử dụng để đặt ra các cấu trúc âm thanh cơ bản, tương ứng với năm yếu tố cơ bản là kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ. Mỗi yếu tố này liên kết với một âm thanh cụ thể, tạo ra một hệ thống âm thanh và nhạc lý có ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc truyền thống Trung Quốc.
Thang âm ngũ cung thường được áp dụng trong việc chơi các nhạc cụ truyền thống như đàn tranh và đàn tỳ bà … Sự linh hoạt của thang âm này cho phép nghệ sĩ thể hiện những giai điệu truyền thống một cách sâu sắc.
Hệ thống ngũ cung không chỉ là một phần của âm nhạc mà còn phản ánh triết lý và tư tưởng của người Trung Quốc. Mỗi yếu tố được xem như một biểu tượng của sự cân bằng và hòa quyện trong tự nhiên và cuộc sống.
Thang âm pentatonic này bao gồm năm nốt nhạc chính, thường được ký hiệu là 1, 2, 3, 5, và 6, và nó được kết hợp một cách tinh tế với ngũ cung, mỗi yếu tố tượng trưng cho một khía cạnh cụ thể của tự nhiên và cuộc sống.
Năm âm thanh trong ngũ cung Trung Quốc mang tên Cung, Thương, Giốc, Chủy và Vũ. Khoảng cách giữa các âm thanh này như sau :
NC = nửa-cung
Dùng ký hiệu ghi chú tây phương, chọn chủ âm là Đô thì thang âm ngũ cung Trung Quốc chính là thang âm pentatonic đã biết bên trên:
Tùy theo bối cảnh âm nhạc, năm nốt nhạc ngũ cung có thể dựa trên một chủ âm khác trên âm nhạc phương Tây. Quan trọng là phải giữ đúng khoảng cách giữa các nốt nhạc với nhau theo công thức : 2 2 3 2 3 (nửa cung)
Thang âm và điệu thức ngũ cung Trung Quốc
Sự phong phú của năm âm thanh chính trong hệ thống âm nhạc ngũ cung Trung Quốc dựa trên những điệu thức thoát thai từ thang âm ngũ cung.
Tương tự như âm nhạc điệu thức phương Tây, các điệu thức của âm nhạc ngũ cung Trung Quốc được hình thành bằng cách chọn những chủ âm khác nhau trong thang âm ngũ cung.
Cung là điệu thức đầu tiên trong thang âm ngũ cung.
Dựa trên điệu Cung, các điệu khác được tạo ra bằng cách chọn một nốt khác trong điệu Cung làm Nốt Chủ và dùng những nốt còn lại trong điệu Cung như những nốt phụ của điệu thức mang tên nốt chủ đó.
Điệu kế tiếp là Thương bằng cách dùng nốt Thương như nốt chủ, rồi đến Giốc, Chủy, Vũ. Các điệu thức này được diễn tả trong văn hóa Trung Quốc như sau :
Điệu Cung
Tích cực và bình yên..
Điệu Cung thường mang lại cảm giác của một không gian trang nghiêm và tôn trọng. Âm thanh của nó có thể tạo ra sự ổn định và bình tĩnh, làm cho người nghe cảm thấy yên bình và trấn an.
Điệu Thương
Hứng khởi và năng động.
Điệu Thương thường tạo ra cảm giác hứng khởi và năng động. Nó được sử dụng trong những bản nhạc vui nhộn và lạc quan.
Điệu Giốc
Năng động, linh hoạt, đầy năng lượng.
Điệu Giốc thường mang lại cảm giác sôi động và năng động. Âm thanh của nó có thể kích thích trạng thái tinh thần, làm cho người nghe cảm thấy hứng khởi và nhiệt huyết.
Điệu Chủy
Tĩnh lặng, trầm tĩnh, sâu sắc.
Điệu Chủy thường mang lại cảm giác của một không gian yên bình và sâu sắc. Âm thanh của nó có thể tạo ra sự tĩnh lặng và tâm trạng sâu xa, đưa người nghe vào trạng thái tâm hồn yên bình.
Điệu Vũ
Nhẹ nhàng, bay bổng, tinh tế.
Điệu Vũ thường mang lại cảm giác của sự nhẹ nhàng và bay bổng. Âm thanh của nó có thể tạo ra một không khí tinh tế và tao nhã, làm cho người nghe cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng.
Các điệu thức trên có thể được ghi lại với ký hiệu âm nhạc phương Tây như sau:
Để phân biệt rõ ràng những cảm xúc tạo ra của mỗi điệu thức trên, ta dùng phương pháp chuyển âm, đưa 5 điệu thức trên về lại cùng một chủ âm Đô như sau :
Hãy cảm nhận những giai điệu khác nhau được tạo ra từ các điệu thức trên:
Điệu Cung:
Điệu Thương:
Điệu Giốc:
Điệu Chủy:
Điệu Vũ:
Thang âm ngũ cung trong âm nhạc Việt Nam
Âm nhạc ngũ cung Việt Nam được kết hợp với các yếu tố văn hóa, như truyền thống dân gian, các nghi lễ tôn giáo như lễ hội tết Nguyên Đán, và trong các hoạt động nghệ thuật truyền thống. Nhạc cổ truyền Việt Nam sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn bầu, và đàn nguyệt. Các nhạc cụ này mang đến âm thanh độc đáo và riêng biệt. Ngoài ra nhạc cổ truyền Việt Nam có sự biến thể theo từng địa phương, ví dụ như âm nhạc Huế, âm nhạc dân gian Bắc Bộ, hoặc âm nhạc dân gian Nam Bộ.
Âm nhac ngũ cung Việt Nam cũng được dựa trên 5 điệu thức cơ bản như trong âm nhạc ngũ cung Trung Quốc và được làm phong thú thêm bởi các điệu thức đặc trưng của nền văn hóa Việt nam. Điệu thức “chính” giữa 2 nền văn hóa không giống nhau. Âm nhạc cổ truyền của dân ta chọn điệu thức chính là là điệu Bắc, đặt nặng lên cảm nhận bình an trong tâm hồn, tương đương với điệu Chủy trong âm nhạc Trung Quốc.
Tên các nốt nhac
Có 5 nốt nhạc chính trong âm nhạc ngũ cung Việt Nam. Các chữ nốt trong âm nhạc ngũ cung Việt nam :
Hò Xự Xang Xê Cống Liu Ú
Hò là chủ âm
Liu = Hò + quãng 8
Ú = Xự + quãng 8
Dựa trên hệ thống âm nhạc tây phương thì Hò có thể là Đô , (hoặc Sol, …)
Hò Xự Xang Xê Cống Liu Ú
Đô Rê Fa Sol La Đố Rế (chọn chủ âm là Đô)
Sol La Đô Rê Mi Sol Lá (chọn chủ âm là Sol)
Thang âm và điệu thức ngũ cung Việt Nam
Dưới đây là tương đương giữa các điệu thức Việt Nam và Trung Quốc:
• Điệu Bắc: tương đương với điệu Chủy
• Điệu Ai: tương đương với điệu Vũ
• Dây Hò 3: tương đương với điệu Cung
• Điệu Xuân: tương đương với điệu Thương
• Hơi Oán: tương đương với điệu Giốc
Các điệu thức trong âm nhạc ngũ cung Việt Nam được ghi lại trên hệ thống nốt nhạc phương Tây như sau:
Áp dụng phương pháp chuyển về âm chủ Đô, ta có 5 điệu thức chính của ngũ cung Việt Nam như sau:
Sự phong phú của âm nhạc ngũ cung Việt Nam còn được tăng thêm nhờ vào các điệu thức địa phương sau đây :
Các điệu thức « địa phương » này đã mang lại một sự độc đáo trong âm nhạc Việt Nam. Nghe một điệu Vọng Cổ, hay Tây Nguyên thì ta thấy rõ hồn nhạc phản ảnh rõ ràng lại địa phương từ đó âm nhạc đã xuất phát.
Hãy cảm nhận những giai điệu khác nhau được tạo ra từ các điệu thức trên:
Điệu Bắc:
Điệu Ai:
Điệu Hò Ba:
Điệu Xuân:
Điệu Oán:
Điệu Vọng Cổ:
Điệu Tây Nguyên 1:
Điệu Tây Nguyên 2:
Nhạc phẩm dựa trên các điệu thúc ngũ cung:
Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại những nhạc phẩm mang nặng hồn dân tộc qua các nhạc phẩm sau :
Qua cầu gió bay : Điệu Xuân
Lý trống cơm : Điệu Bắc và Hò 3
Hái hoa : Điệu Xuân
Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi : Hò 3
Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng (Trường ca Con Đường Cái Quan) : Điệu Vọng Cổ
…
Một đề nghị về cấu tạo hợp âm trên đàn guitare cho âm nhạc ngũ cung :
Dùng những nốt trong thang âm ngũ cung ta dựng nên bảng hợp âm dưới đây :
Các ký hiệu I, II, III chỉ định các nốt nhạc trong thang âm “diatonic”. Nếu I = Đô thì II là Rê, III là Mi …
Các hợp âm trên bảng trên chứa 3 hoặc 4 nốt cơ bản và các nốt căng (note de tension) có thể thêm vào hợp âm tùy theo ý của người sáng tác.
Ví dụ nếu ta dùng nốt Đô làm nốt chủ trong điệu Hò 3 thì trong các hợp âm của điệu Hò 3 sẽ như trong bảng sau :
Trên piano, các hợp âm ngũ cung có thể được chơi dễ dàng.
Trên đàn guitare, ví dụ trên được ghi lại như sau :
Hoặc tương tự như trên:
*Với :
Các số 1, 2 … chỉ định các ngón tay trái,
Nốt nhạc màu đỏ là nốt chủ của hợp âm.
Các bạn có thể tham khảo thêm về các hợp âm Ngũ Cung trên đàn guitar nơi đây:
Một ca khúc của Ngô Càn Chiếu dựa trên điệu Xuân và Ai của Ngũ Cung Việt Nam :
Tôi viết ca khúc này vào ngày mùng một năm Giáp Thìn ở Sài gòn. Sau khi đã mừng tuổi mẹ và gia đình họ hàng, tôi về nhà ôm đàn nắn nót vần điệu, viết lên bài hát.
Phiên khúc bài hát được dựa trên điệu Xuân hợp âm La Thứ. Chấm dứt phiên khúc bằng hợp âm Mi Thứ của dây Hò Ba.
Điệp khúc được chuyển sang điệu Ai trên hợp âm Bm. Và trở lại phiên khúc.
Và ca từ… đơn giản là lời ca tụng mùa xuân đang về khắp đất trời.
Trong âm nhạc phương Tây, giai đoạn Thực Hành Chung là giai đoạn kéo dài khoảng 250 năm, trong đó hệ thống âm điệu (Tonal System) được coi là cơ sở duy nhất cho sáng tác. Giai đoạn này bắt đầu khi các nhà soạn nhạc sử dụng hệ thống âm điệu đã thay thế các hệ thống trước đó và kết thúc khi một số nhà soạn nhạc bắt đầu sử dụng các phiên bản đã được sửa đổi đáng kể của hệ thống âm điệu. Các hệ thống khác bắt đầu được phát triển.
Hầu hết các đặc điểm của Thực Hành Chung (các khái niệm được chấp nhận về sáng tác trong thời gian này) vẫn tồn tại từ giữa thời kỳ Baroque cho đến thời kỳ Cổ điển và Lãng mạn, khoảng từ năm 1650 đến năm 1900. Có nhiều sự tiến hóa về phong cách trong những thế kỷ này, với các mô hình và quy ước phát triển mạnh mẽ rồi suy tàn, chẳng hạn như hình thức sonata. Đặc điểm thống nhất nổi bật nhất trong suốt giai đoạn này là ngôn ngữ hòa âm mà các nhà lý thuyết âm nhạc ngày nay có thể áp dụng phân tích hợp âm theo số La Mã; tuy nhiên, chữ “chung” trong Thực Hành Chung không trực tiếp đề cập đến bất kỳ loại hòa âm nào, mà đề cập đến thực tế là trong hơn hai trăm năm chỉ có một hệ thống được sử dụng.
Vào đầu thế kỷ 20, các nhà soạn nhạc phương Tây đã tìm kiếm những chất liệu và kỹ thuật mới vì nhiều người nghĩ rằng những ý tưởng mà Common Practice đưa ra đã cạn kiệt. Trong khi một số người phát triển toàn bộ các mô hình mới, những người khác lại tìm kiếm những cách tiếp cận mới dựa trên thành ngữ dân gian. Những gì những nhà soạn nhạc sau này khám phá ra, trong số những ý tưởng truyền cảm hứng khác, là những thang âm mới lạ không dựa theo các khái niệm nghệ thuật-âm nhạc được dạy trong các nhạc viện. Điều này đã tạo ra khái niệm về thang âm tổng hợp - quan niệm cho rằng nhà soạn nhạc có thể tạo ra một thang âm mới được phát minh cho mọi sáng tác, mỗi thang âm đều chứa đầy đủ các đặc tính riêng của nó.
Thang âm tổng hợp (Synthetical Scales) :
Hãy hiểu rằng bản chất của thang âm tổng hợp không đến trực tiếp từ “vòng tròn quãng năm” cũng như các “thang âm Trưởng” truyền thống hay các “thang âm Thứ thứ tương quan” của chúng. Trên thực tế, “thang âm tổng hợp” được phát sinh từ sự tái tạo của các chế độ khác nhau giữa chúng, hoặc sửa đổi cụ thể trong các chế độ nhất định. Hai trường hợp chúng ta đã biết rõ các sửa đổi: đó là “Thứ giai điệu ” và “Thứ hòa thanh”. Trên thực tế, 2 thang âm “mới” này đã được tạo ra từ sự gia tăng “nhân tạo” của nốt “thứ sáu” (minor sixth) và “thứ bảy” (sevent minor ) trong thang âm Thứ tự nhiên.
Như đẫ thấy trong bài viết “Mở rộng thang âm”, dựa trên logic tắt mở nhị phân các nốt nhạc trong hệ thống 12 nốt, chúng ta có thể tạo nên hàng ngàn thang âm mới. Đó là một phương pháp hữu hiệu để thống kê tất cả các thang âm có thể được tạo ra từ 12 nốt nhạc phương Tây. Một phương pháp khác, dựa trên sự tương quan giữa các nốt nhạc với nhau, kết hợp các hệ thống “tetrachords” (chuỗi bốn âm) để cấu tạo những thang âm mới. Ưu điểm của Tetrachords là giúp ta dễ ghi nhớ hơn là phương pháp “Mở rộng thang âm”
Thang âm tổng hợp và Tetrachords
Tetrachord là một thuật ngữ âm nhạc xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “bốn nốt”. Trong lý thuyết âm nhạc, tetrachord là một chuỗi gồm bốn nốt liên tiếp trong một thang âm, với khoảng cách tổng cộng giữa nốt đầu tiên và nốt cuối cùng là một quãng tư đúng (Perfect Fourth). Có thể xem một tetrachords như một nửa thang âm trong âm nhạc phương Tây.
Mỗi thang âm tổng hợp được tạo thàng bằng cách kết hợp hai Tetrachords với nhau. Vì vậy thang âm tổng hợp sẽ là một chuỗi 8 nốt nhạc. Đa số các thang âm tổng hợp được tạo thành nằm trong giới hạn một quãng 8.
Kết hợp 2 tetrechords cơ bản và thêm khoảng cách 1 (hoăc 2 nửa cung) giữa 2 tetrachords.
Ví dụ 1 : kết hợp 2 tetrachords Trưởng với khoảng cách 2 nửa cung giữa 2 tetrachord, trên chủ âm Đô ta sẽ tạo thành thang âm :
2 2 1 (2) 2 2 1 ==> (C D E F) (G A B C) ==> chính là thang âm Đô Trưởng.
Ví dụ 2 : kết hợp 2 tetrachords Thứ tự nhiên với khoảng cách 2 nửa cung giữa 2 tetrachords, trên chủ âm Đô ta sẽ tạo thành thang âm :
2 1 2 (2) 2 1 2 ==> (C D Eb F) (G A Bb C) ==> chính là thang âm Đô Thứ tự nhiên.
Bằng cách kết hợp các tetrachords khác nhau, ta có thể tạo ra nhiều loại thang âm, từ đó làm phong phú thêm ngôn ngữ âm nhạc.
Các Tetrachords cơ bản
Tetrachord đầu tiên đại diện cho gốc của thang âm, phần còn lại hoàn thiện màu sắc của điệu thức.
Nắm vững các Tetrachords giúp dễ dàng ghi nhớ, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về hòa âm và cấu trúc của các thang âm. Việc sử dụng các tetrachord rất hữu ích trên phương diện giai điệu, trong ứng tấu, phân tích giai điệu, sáng tác, cũng như để làm quen và thấm nhuần màu sắc của mỗi thang âm.
Ta có các tetrachords cơ bản, gồm bốn nốt đặc trưng như sau:
Tetrachords
Khoảng cách giữa 2 nốt
Nốt đặc trưng trên chủ âm Đô
Ionian (Trưởng)
2 2 1
C D E F
Phrygian
1 2 2
C Db Eb F
Lydian
2 2 2
C D E F#
Aeolian (Thứ)
2 1 2
C D Eb F
Diminished (Giảm)
1 2 1
C Db Eb Fb
Harmonic (Hòa thanh)
1 3 1
C Db E F
Thang âm tổng hợp và Điệu thức
Điệu thức là các thang âm được hình thành từ một thang âm chủ. Một cách tổng quát, điệu thức là một loại thang âm.
Kết hợp một số Tetrachords cơ bản với nhau, ta thấy rằng các điệu thức thoát thai từ các thang âm Trưởng, Trưởng Hòa Thanh, Thứ Giai Điệu, Thứ Hòa âm được dựng lên như dưới đây.
Các Điệu thức từ điệu tính Trưởng
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Ionian (Trưởng)
221 2 221
Dorian
212 2 212
Phrygian
122 2 122
Lydian
222 1 221
Mixolydian
221 2 212
Aeolian
212 2 122
Locrian
122 1 222
Các Điệu thức từ điệu tính Thứ Giai Điệu
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Melodic Minor (Thứ Giai Điệu)
212 2 221
Phrygian ♮6 (Javanais)
122 2 212
Lydian #5
222 2 121
Lydian b7 (Bartok)
222 1 212
Mixolydian b6
221 2 122
Locrian ♮2
212 1 222
Điệu thức từ điệu tính Thứ Hòa Thanh
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Harmonic Minor (Thứ Hòa Thanh)
212 2 131
Locrian ♮6
122 1 222
Ionian #5
221 3 121
Dorian #4 (Romanian)
213 1 212
Phrygian Dominant
131 2 122
Lydian #2
312 1 221
Locrian b4bb7
121 2 213
Điệu thức từ điệu tính Trưởng Hòa Thanh
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Harmonic Major (Trưởng Hòa Thanh)
221 2 131
Dorian b5
212 1 312
Phrygian b4
121 3 122
Lydian b3
213 1 221
Mixolydian b2
131 2 212
Lydian #2#5
312 2 121
Locrian bb7
122 1 213
Các thang âm phổ biến khác:
Ngoài các thang âm giúp ta dễ ghi nhận các điệu thức trên, dùng các kết hợp khác của các Tetrachords, một số thang âm “phổ thông” đã được dựng lên như trong bảng dưới đây:
Thang âm Trung đông
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Arabic
221 1 222
Oriental 1
131 1 312
Oriental 2
311 1 222
Oriental 3
131 1 222
Arabesque
131 1 321
Persan
131 1 231
Thang âm Tzigane
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Bohemian
131 2 131
Tzigane
213 1 131
Gitan hongrois
213 1 122
Gypsy
131 2 212
Thang âm Napolitan
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Blues (hepta)
311 2 311
Enigmatic
132 2 211
Napolitan
122 2 221
Napolitan Harmonic
122 2 131
Napolitan Major
222 1 131
Balinais (hepta)
311 3 211
Hypo Lydian
222 2 112
Raga todi
123 1 122
Shri
132 1 131
Phrygian / Diminished
122 3 121
Thang âm tổng hợp đặc biệt
Thang âm
Quãng
Trên chủ âm Đô
Whole-tone
222 2 222
Việc sử dụng các Tetrachords giúp dễ dàng ghi nhớ các thang âm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về hòa âm và cấu trúc của các điệu thức.
Dùng các tetrachords rất hữu ích trên phương diện giai điệu, trong việc ứng tấu, phân tích giai điệu, sáng tác, cũng như trong việc làm quen và thấm nhuần màu sắc của mỗi thang âm.
Thực hành : ứng tấu trên thang âm
Nghiên Cứu Và Hiểu Rõ Các Thang Âm
Hãy dành thời gian nghiên cứu các thang âm mà bạn sắp chơi. Đọc về lịch sử, văn hóa và cách chúng được sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp bạn không chỉ nắm vững kỹ thuật mà còn hiểu rõ hơn về cảm xúc và ý nghĩa mà mỗi thang âm mang lại.
Thực Hành Các Thang Âm Trên Nhạc Cụ
1. Chơi Từng Nốt Một Cách Chậm Rãi
Khi bắt đầu học một thang âm mới, hãy bắt đầu từ nốt gốc và chơi từng nốt một cách chậm rãi. Điều này giúp bạn làm quen với âm thanh của từng nốt và cách chúng kết nối với nhau. Đảm bảo rằng bạn chơi từng nốt thật chính xác và lắng nghe cẩn thận âm thanh của nó.
2. Luyện Tập Ở Nhiều Quãng Tám
Một thang âm có thể được chơi trong nhiều quãng tám khác nhau trên nhạc cụ. Hãy thử chơi thang âm ở các quãng tám khác nhau để mở rộng phạm vi âm thanh mà bạn có thể biểu diễn. Điều này cũng giúp phát triển sự linh hoạt của ngón tay và kỹ thuật chơi của bạn.
3. Thử Nghiệm Ở Nhiều Vị Trí Và Kỹ Thuật Khác Nhau
Đối với các nhạc cụ dây hoặc phím, hãy thử chơi thang âm ở nhiều vị trí khác nhau trên nhạc cụ. Sử dụng các ngón tay khác nhau và áp dụng các kỹ thuật chơi đa dạng để khám phá toàn bộ khả năng biểu diễn của bạn.
Ứng Dụng Trong Sáng Tạo
1. Sáng Tác Và Ứng Biến
Sử dụng các thang âm đã học để sáng tác hoặc ứng biến những đoạn nhạc ngắn. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về cách các thang âm này có thể được áp dụng trong âm nhạc thực tế. Hãy thử tạo ra những giai điệu mới hoặc ứng biến trong khi chơi cùng với nền nhạc đệm.
2. Kết Hợp Với Hợp Âm
Nếu bạn chơi nhạc cụ như piano hoặc guitar, hãy kết hợp thang âm với các hợp âm tương ứng. Điều này giúp tạo ra những âm thanh phong phú và đa dạng, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giai điệu và hòa âm.
Thực Hành Với Nhạc Đệm
1. Jam Cùng Backing Track
Một cách hiệu quả để luyện tập các thang âm là chơi cùng với một backing track (nhạc đệm). Điều này giúp bạn nghe và cảm nhận cách thang âm hòa quyện với nền nhạc, đồng thời cải thiện kỹ năng ứng biến của bạn. Hãy chọn những backing track trên Youtube (hoặc ở nhiều website khác) phù hợp với thang âm mà bạn đang học và bắt đầu chơi cùng.
2. Chơi Cùng Nhóm Nhạc
Nếu có cơ hội, hãy chơi cùng với nhóm nhạc để trải nghiệm thang âm trong bối cảnh âm nhạc thực tế. Chơi cùng nhóm nhạc giúp bạn cải thiện kỹ năng tương tác âm nhạc và học cách ứng biến linh hoạt trong một môi trường âm nhạc đa dạng.
Kết Luận
Bằng cách học và luyện tập các thang âm từ nhiều nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ mở rộng kiến thức âm nhạc và khả năng biểu diễn của mình. Những thang âm này không chỉ mang đến những âm thanh mới lạ mà còn giúp bạn khám phá và kết nối với những phong cách âm nhạc khác nhau. Hãy kiên trì luyện tập, khám phá, và sáng tạo để tìm ra phong cách âm nhạc độc đáo của bạn!
Chúng ta giả định rằng, để định nghĩa một thang âm, một cao độ sẽ tương đương với một cao độ khác cách nó một quãng tám. Do đó, nếu bạn đang chơi một thang âm trong một quãng tám, nếu bạn tiếp tục mô hình này vào quãng tám tiếp theo, bạn sẽ chơi những cao độ có cùng tên gọi.
12 cung chia đều :
Chúng ta đang sử dụng 12 cung của Hệ thống Điều chỉnh Chia đều (WELL TEMPERED TUNING System), như bạn thấy trên một cây đàn piano. Hệ thống điều chỉnh chia đều khẳng định rằng mối quan hệ (cảm nhận hoặc chức năng) giữa hai cao độ là giống như mối quan hệ giữa hai cao độ khác có khoảng cách sắc độ giống nhau.
Thang âm
Thang âm là một dãy các nốt nhạc được sắp xếp theo một thứ tự nhất định về cao độ. Các nốt trong thang âm được chọn từ một bậc cơ bản (gọi là gốc) và xếp lên hoặc xuống theo một mẫu hình cụ thể trong khoảng một quãng tám. Các khoảng cách giữa các nốt nhạc trong thang âm là số nửa-cung (half-step).
Không có quy tắc nào quy định số lượng nốt mà một thang âm có thể chứa đựng. Các thang âm phổ biến nhất trong âm nhạc phương Tây chứa bảy cao độ và do đó được gọi là “heptatonic” (nghĩa là “bảy cao độ”). Một số thang âm khác có ít nốt hơn—thang âm “pentatonic” năm nốt rất phổ biến trong âm nhạc đại chúng. Thậm chí còn có một thang âm sử dụng tất cả 12 cao độ: nó được gọi là thang âm “chromatic”.
Dùng đàn piano làm ví dụ, ta có thể tạo dựng một thang âm bằng cách bấm và không bấm một số nút đàn trong một quãng 8 (12 nốt). Nếu ta chỉ bấm những nốt màu trắng bắt đầu từ Đô, ta sẽ có thang âm Đô Trưởng. Nếu bắt đâu bằng La trên những nốt trắng ta sẽ có thnag âm La Thứ Tự Nhiên. Nếu chỉ bấm trên những nốt đen ta sẽ tạo ra thang âm ngũ cung (pentatonic)…
Thang âm và toán học :
Trong hệ thống 12 nốt, chúng ta có một chuỗi nhị phân gồm 12 bit (Đây là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính). Chúng ta có thể gán một bit cho mỗi bậc của thang âm, và sử dụng sức mạnh của số học và logic nhị phân để thực hiện một số phân tích khá thú vị với chúng. Khi được biểu diễn dưới dạng bit, nó sẽ đọc từ phải sang trái - bit thấp nhất là gốc, và mỗi bit từ phải sang trái tăng lên một nửa cung.
Đến đây, ta có thể nói tổng số các tổ hợp khả thi của các bit bật và tắt được gọi là “tập hợp sức mạnh”. Số lượng tập hợp trong một tập hợp sức mạnh kích thước n là (2^n), (2 lũy thừa n). Trên 12 bit, tập hợp sức mạnh (2^12) bằng 4096. Điều thú vị về các tập hợp sức mạnh nhị phân là chúng ta có thể tạo ra mọi tổ hợp khả thi, chỉ bằng cách sử dụng các số nguyên từ 0 (không có âm nào) đến 4095 (tất cả 12 âm).
Trong thực tế, theo kinh nghiệm cảm nhận của tai người, một số quy ước sau đây được được chấp nhận cho định nghĩa “thang âm”:
Thang âm bắt đầu từ âm chủ :
Điều này có nghĩa là bất kỳ tập hợp nốt nhạc nào không có nốt đầu tiên được bật sẽ không đủ điều kiện để được gọi là thang âm. Điều này cắt giảm tập hợp các khả năng xuống đúng một nửa, còn lại 2048 tập hợp.
Trong hệ nhị phân, dễ dàng thấy rằng bit đầu tiên được bật hoặc tắt. Trong hệ thập phân, bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này bằng cách xem số đó là lẻ hay chẵn. Tất cả các số chẵn đều có bit đầu tiên tắt; do đó, tất cả các thang âm đều được biểu diễn bằng một số lẻ.
Chúng ta có thể đã lược bỏ một số chi tiết trong việc thảo luận về các thang âm bằng cách bỏ qua âm gốc (luôn được giả định là bật) để làm việc với 11 bit thay vì 12 bit, nhưng có những lý do thuyết phục để giữ lại số 12 bit cho các thang âm của chúng ta, chẳng hạn như đơn giản hóa việc phân tích đối xứng, đơn giản hóa việc tính toán các điệu thức, và thực hiện phân tích các âm thanh không bao gồm âm gốc, trong đó số chẵn là thích hợp.
Số thang âm còn lại : 2048
Một thang âm không có bất kỳ bước nhảy nào lớn hơn n bán cung.
Đối với mục đích của bài này, chúng ta sẽ đặt n = 4, hay còn gọi là một quãng ba trưởng. Bất kỳ tập hợp âm thanh nào có một khoảng cách lớn hơn một quãng ba trưởng sẽ không được coi là “thang âm”. Cấu hình này nhất quán với hằng số Zeitler được sử dụng để tạo ra danh sách toàn diện các thang âm của ông.
Số thang âm còn lại : 1490
Bây giờ, khi chúng ta đã rút gọn tập hợp các âm thanh chỉ còn những tập hợp mà chúng ta gọi là “thang âm”, hãy đếm xem có bao nhiêu thang âm với mỗi số lượng nốt trong mỗi tập hợp.
Số lượng nốt
Số lượng thang âm
1
0
2
0
3
1
4
31
5
155
6
336
7
413
8
322
9
165
10
55
11
11
12
1
Danh sách thang âm :
Các thang âm chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, ngoại trừ một số thang âm phổ biến được đặt ở đầu danh sách để dễ dàng truy cập. Một số thang âm được lặp lại trong các nhóm khác nhau; ví dụ, Blues Major và Blues Minor xuất hiện trong nhóm đầu tiên, nhưng chúng cũng xuất hiện trong nhóm lớn hơn của các thang âm Blues.
Ngoài ra, ở cuối danh sách là một nhóm các thang âm hợp âm (Chord scales). Đây là các thang âm tương ứng với các nốt của một hợp âm. Các tên hợp âm tiêu chuẩn được sử dụng ở đây, mặc dù một số trong số chúng cũng có tên thang âm tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số tên hợp âm không có tên thang âm tiêu chuẩn nhưng vẫn rất hữu ích trong âm nhạc, chẳng hạn như hợp âm M6 (hợp âm thứ 6 trưởng).
Cột đầu tiên là giá trị số của thang âm, được lấy từ giá trị nhị phân của cột thứ hai.
Ví dụ 1 : thang âm Chromatic, ở dòng thứ nhất trong bảng thang âm dưới đây gồm các nốt nhạc CdDeEFgGaAbB ==> chuỗi 12 nốt đều là 1, cho ta chuỗi nhị phân là 111111111111 = 4095 (thập phân)
Ví dụ 2 : thang âm Major ở dòng 2 trong bảng thang âm dưới đây gồm các nốt nhạc C D EF G A B ==> chuỗi 12 nốt là : 101011010101 = 2773 (thập phân)
Cột thứ hai, cho thấy các nốt trong quãng tám bắt đầu từ ví dụ C. Chữ in nốt nhạc đúng và chữ thường cho nốt giáng.
Cột thứ ba là tên thông dụng, có thể không có sự thống nhất chung, nhưng tiện lợi để sử dụng.
Một số thang âm giống nhau (có cùng số) xuất hiện ở các vị trí khác nhau dưới những tên khác nhau. Ví dụ, thang âm 2773 được gọi là Major, Ethiopian 1, Ionian, Mela Dhirasankara và Theta Bilaval. Tương tự, thang âm 2906 được gọi là Natural Minor, Aeolian, Ethiopian 3, Mela Natabhairavi và Theta Asavari.
Thang âm trên nhạc cụ :
Các bạn chơi guitar có thể dùng ứng dụng FretBoarder để nghe và thực hành các thang âm trên guitar.
Các bạn chơi piano nên tham khảo cột thứ hai trong bảng thang âm bên dưới để chơi thang âm trên nốt chủ là Đô. Sau đó nên thực hành trên những nốt chủ khác.