Mở rộng nhạc lý

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
26-07-2024

"Mở Rộng Nhạc Lý" là một tập hợp các bài viết từ những nghiên cứu và quan sát trong nhiều năm. Những chủ đề không chỉ xoay quanh những kiến thức cơ bản mà còn mở rộng ra các lĩnh vực phức tạp và ít được nhắc đến trong âm nhạc hôm nay. Từ việc khám phá cấu trúc của các thang âm và điệu thức, tìm hiểu về các hệ thống điều chỉnh âm thanh khác nhau, đến một số bài viết mang đến những góc nhìn mới về âm nhạc.

Chương mục :

o O o

Subsections of Mở rộng nhạc lý

Âm Nhạc Ngũ Cung

Bài viết này bao gồm các nghiên cứu âm nhạc và một số đề nghị riêng của tôi về cách dùng hợp âm ngũ cung trên đàn guitare

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
16-05-2024

Logo AMNC Logo AMNC
Âm nhạc ngũ cung ở Á châu bắt nguồn từ Trung Quốc. Là hệ thống năm nốt nhạc được gắn liền với tâm linh và thiên nhiên. Giai điệu âm nhạc ngũ cung thường tạo ra cảm giác yên bình, tĩnh lặng.

Âm nhạc ngũ cung và hệ thống pentatonic của Âu Mỹ sử dụng năm nốt, tạo ra cấu trúc đơn giản và dễ nhớ. Giai điệu ngũ cung thường được tích hợp vào âm nhạc Tây Phương, đặc biệt trong các dự án giao thoa âm nhạc.

Thang âm Pentatonic trong âm nhạc phương Tây

Thang âm pentatonic là một trong những thang âm quan trọng và phổ biến nhất trong âm nhạc blues, rock, jazz, và nhiều thể loại âm nhạc ngũ cung. Thang âm này được sử dụng rộng rãi vì sự đơn giản và tính linh hoạt của nó.

Thang âm pentatonic được gọi là “penta” (nghĩa là năm) vì nó bao gồm 5 nốt nhạc chính. Được hình thành bằng cách chồng những nốt quãng 5 lên nhau và gom tất cả các nốt đó lại trong một quãng tám, như sau:

Pentatonic Pentatonic

Trong ví dụ trên ta đã chọn chủ âm là nốt Đô. Sau đó ta chồng những nốt quãng 5 lên trên nốt Đô, là các nốt Sol, Rê, La, Mi, và gom chúng vào một quãng tám. Ta đã tạo nên thang âm pentatonic với các nốt Đô, Rê, Mi, Sol, La.

Trong âm nhạc phương tây, thang âm pentatonic được dùng rất nhiều với hai biến thể Trưởng và Thứ.

Quãng ba trưởng trong thang âm trên được dùng làm tên của thang âm: ta gọi thang âm trên là thang âm pentatonic Trưởng.

Trong thang âm Đô pentatonic Trưởng, nếu ta chọn nốt La làm chủ âm thì ta có chuỗi nhạc La, Đô, Rê, Mi, Sol: đây là thang âm La pentatonic Thứ

Hai thang âm pentatonic Trưởng và Thứ trên một hệ thống không có thăng giáng được ghi lại như sau:

Pentatonic Trưởng & Thứ Pentatonic Trưởng & Thứ

Thang âm pentatonic có xu hướng lặp lại ở nhiều vị trí trên các phím đàn guitar, tạo ra một mô hình dễ nhận biết và dễ sử dụng khi ngẫu hứng. Nghệ sĩ thường sử dụng thang âm pentatonic để tạo ra các giai điệu trong phần solo. Sự đơn giản của thang âm này cung cấp cho họ không gian để thể hiện sự sáng tạo và biểu cảm cá nhân của mình.

Thang âm pentatonic và âm nhạc truyền thống phương Đông

Âm nhạc ngũ cung, dựa trên thang âm pentatonic, đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc truyền thống phương Đông, bao gồm các văn hóa âm nhạc của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực. Pentatonic được xem là thang âm cơ bản của âm nhạc ngũ cung được sử dụng rộng rãi và có mặt ở nhiều thể loại nhạc truyền thống và hiện đại.

Thang âm ngũ cung trong âm nhạc Trung quốc

Thang âm ngũ cung là một hệ thống âm nhạc truyền thống trong nền văn hóa âm nhạc của Trung Quốc. Hệ thống này được sử dụng để đặt ra các cấu trúc âm thanh cơ bản, tương ứng với năm yếu tố cơ bản là kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ. Mỗi yếu tố này liên kết với một âm thanh cụ thể, tạo ra một hệ thống âm thanh và nhạc lý có ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc truyền thống Trung Quốc.

Thang âm ngũ cung thường được áp dụng trong việc chơi các nhạc cụ truyền thống như đàn tranh và đàn tỳ bà … Sự linh hoạt của thang âm này cho phép nghệ sĩ thể hiện những giai điệu truyền thống một cách sâu sắc.

Hệ thống ngũ cung không chỉ là một phần của âm nhạc mà còn phản ánh triết lý và tư tưởng của người Trung Quốc. Mỗi yếu tố được xem như một biểu tượng của sự cân bằng và hòa quyện trong tự nhiên và cuộc sống.

Thang âm pentatonic này bao gồm năm nốt nhạc chính, thường được ký hiệu là 1, 2, 3, 5, và 6, và nó được kết hợp một cách tinh tế với ngũ cung, mỗi yếu tố tượng trưng cho một khía cạnh cụ thể của tự nhiên và cuộc sống.

Năm âm thanh trong ngũ cung Trung Quốc mang tên Cung, Thương, Giốc, Chủy và Vũ. Khoảng cách giữa các âm thanh này như sau :

Ngũ Cung Ngũ Cung

  • NC = nửa-cung

Dùng ký hiệu ghi chú tây phương, chọn chủ âm là Đô thì thang âm ngũ cung Trung Quốc chính là thang âm pentatonic đã biết bên trên:

Pentatonic Pentatonic

  • Tùy theo bối cảnh âm nhạc, năm nốt nhạc ngũ cung có thể dựa trên một chủ âm khác trên âm nhạc phương Tây. Quan trọng là phải giữ đúng khoảng cách giữa các nốt nhạc với nhau theo công thức : 2 2 3 2 3 (nửa cung)

Thang âm và điệu thức ngũ cung Trung Quốc

Sự phong phú của năm âm thanh chính trong hệ thống âm nhạc ngũ cung Trung Quốc dựa trên những điệu thức thoát thai từ thang âm ngũ cung. Tương tự như âm nhạc điệu thức phương Tây, các điệu thức của âm nhạc ngũ cung Trung Quốc được hình thành bằng cách chọn những chủ âm khác nhau trong thang âm ngũ cung.

Cung là điệu thức đầu tiên trong thang âm ngũ cung.

Dựa trên điệu Cung, các điệu khác được tạo ra bằng cách chọn một nốt khác trong điệu Cung làm Nốt Chủ và dùng những nốt còn lại trong điệu Cung như những nốt phụ của điệu thức mang tên nốt chủ đó.

Điệu kế tiếp là Thương bằng cách dùng nốt Thương như nốt chủ, rồi đến Giốc, Chủy, Vũ. Các điệu thức này được diễn tả trong văn hóa Trung Quốc như sau :

Điệu Cung

Tích cực và bình yên..
Điệu Cung thường mang lại cảm giác của một không gian trang nghiêm và tôn trọng. Âm thanh của nó có thể tạo ra sự ổn định và bình tĩnh, làm cho người nghe cảm thấy yên bình và trấn an.

Điệu Thương

Hứng khởi và năng động.
Điệu Thương thường tạo ra cảm giác hứng khởi và năng động. Nó được sử dụng trong những bản nhạc vui nhộn và lạc quan.

Điệu Giốc

Năng động, linh hoạt, đầy năng lượng.
Điệu Giốc thường mang lại cảm giác sôi động và năng động. Âm thanh của nó có thể kích thích trạng thái tinh thần, làm cho người nghe cảm thấy hứng khởi và nhiệt huyết.

Điệu Chủy

Tĩnh lặng, trầm tĩnh, sâu sắc.
Điệu Chủy thường mang lại cảm giác của một không gian yên bình và sâu sắc. Âm thanh của nó có thể tạo ra sự tĩnh lặng và tâm trạng sâu xa, đưa người nghe vào trạng thái tâm hồn yên bình.

Điệu Vũ

Nhẹ nhàng, bay bổng, tinh tế.
Điệu Vũ thường mang lại cảm giác của sự nhẹ nhàng và bay bổng. Âm thanh của nó có thể tạo ra một không khí tinh tế và tao nhã, làm cho người nghe cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng.

Các điệu thức trên có thể được ghi lại với ký hiệu âm nhạc phương Tây như sau:

Ngũ Cung Ngũ Cung

Để phân biệt rõ ràng những cảm xúc tạo ra của mỗi điệu thức trên, ta dùng phương pháp chuyển âm, đưa 5 điệu thức trên về lại cùng một chủ âm Đô như sau :

Ngũ Cung Ngũ Cung

Hãy cảm nhận những giai điệu khác nhau được tạo ra từ các điệu thức trên:

  • Điệu Cung:
  • Điệu Thương:
  • Điệu Giốc:
  • Điệu Chủy:
  • Điệu Vũ:

Thang âm ngũ cung trong âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc ngũ cung Việt Nam được kết hợp với các yếu tố văn hóa, như truyền thống dân gian, các nghi lễ tôn giáo như lễ hội tết Nguyên Đán, và trong các hoạt động nghệ thuật truyền thống. Nhạc cổ truyền Việt Nam sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn bầu, và đàn nguyệt. Các nhạc cụ này mang đến âm thanh độc đáo và riêng biệt. Ngoài ra nhạc cổ truyền Việt Nam có sự biến thể theo từng địa phương, ví dụ như âm nhạc Huế, âm nhạc dân gian Bắc Bộ, hoặc âm nhạc dân gian Nam Bộ.

Âm nhac ngũ cung Việt Nam cũng được dựa trên 5 điệu thức cơ bản như trong âm nhạc ngũ cung Trung Quốc và được làm phong thú thêm bởi các điệu thức đặc trưng của nền văn hóa Việt nam. Điệu thức “chính” giữa 2 nền văn hóa không giống nhau. Âm nhạc cổ truyền của dân ta chọn điệu thức chính là là điệu Bắc, đặt nặng lên cảm nhận bình an trong tâm hồn, tương đương với điệu Chủy trong âm nhạc Trung Quốc.

Tên các nốt nhac

Có 5 nốt nhạc chính trong âm nhạc ngũ cung Việt Nam. Các chữ nốt trong âm nhạc ngũ cung Việt nam :

  • Hò Xự Xang Xê Cống Liu Ú
    • Hò là chủ âm
    • Liu = Hò + quãng 8
    • Ú = Xự + quãng 8
  • Dựa trên hệ thống âm nhạc tây phương thì Hò có thể là Đô , (hoặc Sol, …)
    • Hò Xự Xang Xê Cống Liu Ú
    • Đô Rê Fa Sol La Đố Rế (chọn chủ âm là Đô)
    • Sol La Đô Rê Mi Sol Lá (chọn chủ âm là Sol)

Thang âm và điệu thức ngũ cung Việt Nam

Dưới đây là tương đương giữa các điệu thức Việt Nam và Trung Quốc:

• Điệu Bắc: tương đương với điệu Chủy

• Điệu Ai: tương đương với điệu Vũ

• Dây Hò 3: tương đương với điệu Cung

• Điệu Xuân: tương đương với điệu Thương

• Hơi Oán: tương đương với điệu Giốc

Các điệu thức trong âm nhạc ngũ cung Việt Nam được ghi lại trên hệ thống nốt nhạc phương Tây như sau:

Áp dụng phương pháp chuyển về âm chủ Đô, ta có 5 điệu thức chính của ngũ cung Việt Nam như sau:

Sự phong phú của âm nhạc ngũ cung Việt Nam còn được tăng thêm nhờ vào các điệu thức địa phương sau đây :

Các điệu thức « địa phương » này đã mang lại một sự độc đáo trong âm nhạc Việt Nam. Nghe một điệu Vọng Cổ, hay Tây Nguyên thì ta thấy rõ hồn nhạc phản ảnh rõ ràng lại địa phương từ đó âm nhạc đã xuất phát.

Hãy cảm nhận những giai điệu khác nhau được tạo ra từ các điệu thức trên:

  • Điệu Bắc:
  • Điệu Ai:
  • Điệu Hò Ba:
  • Điệu Xuân:
  • Điệu Oán:
  • Điệu Vọng Cổ:
  • Điệu Tây Nguyên 1:
  • Điệu Tây Nguyên 2:

Nhạc phẩm dựa trên các điệu thúc ngũ cung:

Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại những nhạc phẩm mang nặng hồn dân tộc qua các nhạc phẩm sau :

  • Qua cầu gió bay : Điệu Xuân

  • Lý trống cơm : Điệu Bắc và Hò 3

  • Hái hoa : Điệu Xuân

  • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi : Hò 3

  • Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng (Trường ca Con Đường Cái Quan) : Điệu Vọng Cổ

Một đề nghị về cấu tạo hợp âm trên đàn guitare cho âm nhạc ngũ cung :

Dùng những nốt trong thang âm ngũ cung ta dựng nên bảng hợp âm dưới đây :

  • Các ký hiệu I, II, III chỉ định các nốt nhạc trong thang âm “diatonic”. Nếu I = Đô thì II là Rê, III là Mi …
  • Các hợp âm trên bảng trên chứa 3 hoặc 4 nốt cơ bản và các nốt căng (note de tension) có thể thêm vào hợp âm tùy theo ý của người sáng tác. Ví dụ nếu ta dùng nốt Đô làm nốt chủ trong điệu Hò 3 thì trong các hợp âm của điệu Hò 3 sẽ như trong bảng sau :

Trên piano, các hợp âm ngũ cung có thể được chơi dễ dàng.

Trên đàn guitare, ví dụ trên được ghi lại như sau :

Hoặc tương tự như trên:

*Với :

  • Các số 1, 2 … chỉ định các ngón tay trái,
  • Nốt nhạc màu đỏ là nốt chủ của hợp âm.

Các bạn có thể tham khảo thêm về các hợp âm Ngũ Cung trên đàn guitar nơi đây:

Ngũ Cung và CAGED

Một ca khúc của Ngô Càn Chiếu dựa trên điệu Xuân và Ai của Ngũ Cung Việt Nam :

Tôi viết ca khúc này vào ngày mùng một năm Giáp Thìn ở Sài gòn. Sau khi đã mừng tuổi mẹ và gia đình họ hàng, tôi về nhà ôm đàn nắn nót vần điệu, viết lên bài hát.

Phiên khúc bài hát được dựa trên điệu Xuân hợp âm La Thứ. Chấm dứt phiên khúc bằng hợp âm Mi Thứ của dây Hò Ba.

Điệp khúc được chuyển sang điệu Ai trên hợp âm Bm. Và trở lại phiên khúc.

Và ca từ… đơn giản là lời ca tụng mùa xuân đang về khắp đất trời.

Mùa Xuân Ơi Mùa Xuân Ơi

Thang âm tổng hợp với Tetrachords

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
02-08-2024

MRTA MRTA

Thời kỳ “Thực hành chung” (Common practice) :

Trong âm nhạc phương Tây, giai đoạn Thực Hành Chung là giai đoạn kéo dài khoảng 250 năm, trong đó hệ thống âm điệu (Tonal System) được coi là cơ sở duy nhất cho sáng tác. Giai đoạn này bắt đầu khi các nhà soạn nhạc sử dụng hệ thống âm điệu đã thay thế các hệ thống trước đó và kết thúc khi một số nhà soạn nhạc bắt đầu sử dụng các phiên bản đã được sửa đổi đáng kể của hệ thống âm điệu. Các hệ thống khác bắt đầu được phát triển.

Hầu hết các đặc điểm của Thực Hành Chung (các khái niệm được chấp nhận về sáng tác trong thời gian này) vẫn tồn tại từ giữa thời kỳ Baroque cho đến thời kỳ Cổ điển và Lãng mạn, khoảng từ năm 1650 đến năm 1900. Có nhiều sự tiến hóa về phong cách trong những thế kỷ này, với các mô hình và quy ước phát triển mạnh mẽ rồi suy tàn, chẳng hạn như hình thức sonata. Đặc điểm thống nhất nổi bật nhất trong suốt giai đoạn này là ngôn ngữ hòa âm mà các nhà lý thuyết âm nhạc ngày nay có thể áp dụng phân tích hợp âm theo số La Mã; tuy nhiên, chữ “chung” trong Thực Hành Chung không trực tiếp đề cập đến bất kỳ loại hòa âm nào, mà đề cập đến thực tế là trong hơn hai trăm năm chỉ có một hệ thống được sử dụng.

Vào đầu thế kỷ 20, các nhà soạn nhạc phương Tây đã tìm kiếm những chất liệu và kỹ thuật mới vì nhiều người nghĩ rằng những ý tưởng mà Common Practice đưa ra đã cạn kiệt. Trong khi một số người phát triển toàn bộ các mô hình mới, những người khác lại tìm kiếm những cách tiếp cận mới dựa trên thành ngữ dân gian. Những gì những nhà soạn nhạc sau này khám phá ra, trong số những ý tưởng truyền cảm hứng khác, là những thang âm mới lạ không dựa theo các khái niệm nghệ thuật-âm nhạc được dạy trong các nhạc viện. Điều này đã tạo ra khái niệm về thang âm tổng hợp - quan niệm cho rằng nhà soạn nhạc có thể tạo ra một thang âm mới được phát minh cho mọi sáng tác, mỗi thang âm đều chứa đầy đủ các đặc tính riêng của nó.

Thang âm tổng hợp (Synthetical Scales) :

Hãy hiểu rằng bản chất của thang âm tổng hợp không đến trực tiếp từ “vòng tròn quãng năm” cũng như các “thang âm Trưởng” truyền thống hay các “thang âm Thứ thứ tương quan” của chúng. Trên thực tế, “thang âm tổng hợp” được phát sinh từ sự tái tạo của các chế độ khác nhau giữa chúng, hoặc sửa đổi cụ thể trong các chế độ nhất định. Hai trường hợp chúng ta đã biết rõ các sửa đổi: đó là “Thứ giai điệu ” và “Thứ hòa thanh”. Trên thực tế, 2 thang âm “mới” này đã được tạo ra từ sự gia tăng “nhân tạo” của nốt “thứ sáu” (minor sixth) và “thứ bảy” (sevent minor ) trong thang âm Thứ tự nhiên.

Như đẫ thấy trong bài viết “Mở rộng thang âm”, dựa trên logic tắt mở nhị phân các nốt nhạc trong hệ thống 12 nốt, chúng ta có thể tạo nên hàng ngàn thang âm mới. Đó là một phương pháp hữu hiệu để thống kê tất cả các thang âm có thể được tạo ra từ 12 nốt nhạc phương Tây. Một phương pháp khác, dựa trên sự tương quan giữa các nốt nhạc với nhau, kết hợp các hệ thống “tetrachords” (chuỗi bốn âm) để cấu tạo những thang âm mới. Ưu điểm của Tetrachords là giúp ta dễ ghi nhớ hơn là phương pháp “Mở rộng thang âm”

Thang âm tổng hợp và Tetrachords

Tetrachord là một thuật ngữ âm nhạc xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “bốn nốt”. Trong lý thuyết âm nhạc, tetrachord là một chuỗi gồm bốn nốt liên tiếp trong một thang âm, với khoảng cách tổng cộng giữa nốt đầu tiên và nốt cuối cùng là một quãng tư đúng (Perfect Fourth). Có thể xem một tetrachords như một nửa thang âm trong âm nhạc phương Tây.

Mỗi thang âm tổng hợp được tạo thàng bằng cách kết hợp hai Tetrachords với nhau. Vì vậy thang âm tổng hợp sẽ là một chuỗi 8 nốt nhạc. Đa số các thang âm tổng hợp được tạo thành nằm trong giới hạn một quãng 8.

Kết hợp 2 tetrechords cơ bản và thêm khoảng cách 1 (hoăc 2 nửa cung) giữa 2 tetrachords.

Ví dụ 1 : kết hợp 2 tetrachords Trưởng với khoảng cách 2 nửa cung giữa 2 tetrachord, trên chủ âm Đô ta sẽ tạo thành thang âm :

2 2 1 (2) 2 2 1 ==> (C D E F) (G A B C) ==> chính là thang âm Đô Trưởng.

Ví dụ 2 : kết hợp 2 tetrachords Thứ tự nhiên với khoảng cách 2 nửa cung giữa 2 tetrachords, trên chủ âm Đô ta sẽ tạo thành thang âm :

2 1 2 (2) 2 1 2 ==> (C D Eb F) (G A Bb C) ==> chính là thang âm Đô Thứ tự nhiên.

Bằng cách kết hợp các tetrachords khác nhau, ta có thể tạo ra nhiều loại thang âm, từ đó làm phong phú thêm ngôn ngữ âm nhạc.

Các Tetrachords cơ bản

Tetrachord đầu tiên đại diện cho gốc của thang âm, phần còn lại hoàn thiện màu sắc của điệu thức. Nắm vững các Tetrachords giúp dễ dàng ghi nhớ, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về hòa âm và cấu trúc của các thang âm. Việc sử dụng các tetrachord rất hữu ích trên phương diện giai điệu, trong ứng tấu, phân tích giai điệu, sáng tác, cũng như để làm quen và thấm nhuần màu sắc của mỗi thang âm.

Ta có các tetrachords cơ bản, gồm bốn nốt đặc trưng như sau:

Tetrachords Khoảng cách giữa 2 nốt Nốt đặc trưng trên chủ âm Đô
Ionian (Trưởng) 2 2 1 C D E F
Phrygian 1 2 2 C Db Eb F
Lydian 2 2 2 C D E F#
Aeolian (Thứ) 2 1 2 C D Eb F
Diminished (Giảm) 1 2 1 C Db Eb Fb
Harmonic (Hòa thanh) 1 3 1 C Db E F

Thang âm tổng hợp và Điệu thức

Điệu thức là các thang âm được hình thành từ một thang âm chủ. Một cách tổng quát, điệu thức là một loại thang âm. Kết hợp một số Tetrachords cơ bản với nhau, ta thấy rằng các điệu thức thoát thai từ các thang âm Trưởng, Trưởng Hòa Thanh, Thứ Giai Điệu, Thứ Hòa âm được dựng lên như dưới đây.

Các Điệu thức từ điệu tính Trưởng

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Ionian (Trưởng) 221 2 221 ionian.png ionian.png
Dorian 212 2 212 dorian.png dorian.png
Phrygian 122 2 122 phrygian.png phrygian.png
Lydian 222 1 221 lydian.png lydian.png
Mixolydian 221 2 212 mixolydian.png mixolydian.png
Aeolian 212 2 122 aeolian.png aeolian.png
Locrian 122 1 222 locrian.png locrian.png

Các Điệu thức từ điệu tính Thứ Giai Điệu

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Melodic Minor (Thứ Giai Điệu) 212 2 221 melodic-minor.png melodic-minor.png
Phrygian ♮6 (Javanais) 122 2 212 phrygian.becarre6 phrygian.becarre6
Lydian #5 222 2 121 lydian.d5.png lydian.d5.png
Lydian b7 (Bartok) 222 1 212 bartok.png bartok.png
Mixolydian b6 221 2 122 mixolydian.b6.png mixolydian.b6.png
Locrian ♮2 212 1 222 locrian.becarre2.png locrian.becarre2.png

Điệu thức từ điệu tính Thứ Hòa Thanh

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Harmonic Minor (Thứ Hòa Thanh) 212 2 131 harmonic-minor.png harmonic-minor.png
Locrian ♮6 122 1 222 locrian.becarre6.png locrian.becarre6.png
Ionian #5 221 3 121 ionian.d5.png ionian.d5.png
Dorian #4 (Romanian) 213 1 212 dorian.d4.png dorian.d4.png
Phrygian Dominant 131 2 122 phrygian.becarre3.png phrygian.becarre3.png
Lydian #2 312 1 221 lydian.d2.png lydian.d2.png
Locrian b4bb7 121 2 213 locrian.b4bb7.png locrian.b4bb7.png

Điệu thức từ điệu tính Trưởng Hòa Thanh

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Harmonic Major (Trưởng Hòa Thanh) 221 2 131 harmonic-major.png harmonic-major.png
Dorian b5 212 1 312 dorian.b5.png dorian.b5.png
Phrygian b4 121 3 122 phrygian.b4.png phrygian.b4.png
Lydian b3 213 1 221 lydian.b3.png lydian.b3.png
Mixolydian b2 131 2 212 mixolydian.b2.png mixolydian.b2.png
Lydian #2#5 312 2 121 lydian.d2d5.png lydian.d2d5.png
Locrian bb7 122 1 213 locrian.bb7.png locrian.bb7.png

Các thang âm phổ biến khác:

Ngoài các thang âm giúp ta dễ ghi nhận các điệu thức trên, dùng các kết hợp khác của các Tetrachords, một số thang âm “phổ thông” đã được dựng lên như trong bảng dưới đây:

Thang âm Trung đông

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Arabic 221 1 222 arabic.png arabic.png
Oriental 1 131 1 312 oriental1.png oriental1.png
Oriental 2 311 1 222 oriental2.png oriental2.png
Oriental 3 131 1 222 oriental3.png oriental3.png
Arabesque 131 1 321 arabesque.png arabesque.png
Persan 131 1 231 persan.png persan.png

Thang âm Tzigane

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Bohemian 131 2 131 bohemian.png bohemian.png
Tzigane 213 1 131 tzigane.png tzigane.png
Gitan hongrois 213 1 122 gitan-hongrois.png gitan-hongrois.png
Gypsy 131 2 212 gypsy.png gypsy.png

Thang âm Napolitan

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Blues (hepta) 311 2 311 blues-hepta.png blues-hepta.png
Enigmatic 132 2 211 enigmatic.png enigmatic.png
Napolitan 122 2 221 napolitan.png napolitan.png
Napolitan Harmonic 122 2 131 napolitan-harmonic.png napolitan-harmonic.png
Napolitan Major 222 1 131 napolitan-major.png napolitan-major.png
Balinais (hepta) 311 3 211 balinais-hepta.png balinais-hepta.png
Hypo Lydian 222 2 112 hypo-lydian.png hypo-lydian.png
Raga todi 123 1 122 raga-todi.png raga-todi.png
Shri 132 1 131 shri.png shri.png
Phrygian / Diminished 122 3 121 phrygian-diminished.png phrygian-diminished.png

Thang âm tổng hợp đặc biệt

Thang âm Quãng Trên chủ âm Đô
Whole-tone 222 2 222 whole-tone.png whole-tone.png

Việc sử dụng các Tetrachords giúp dễ dàng ghi nhớ các thang âm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về hòa âm và cấu trúc của các điệu thức.

Dùng các tetrachords rất hữu ích trên phương diện giai điệu, trong việc ứng tấu, phân tích giai điệu, sáng tác, cũng như trong việc làm quen và thấm nhuần màu sắc của mỗi thang âm.

Thực hành : ứng tấu trên thang âm

Nghiên Cứu Và Hiểu Rõ Các Thang Âm

Hãy dành thời gian nghiên cứu các thang âm mà bạn sắp chơi. Đọc về lịch sử, văn hóa và cách chúng được sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp bạn không chỉ nắm vững kỹ thuật mà còn hiểu rõ hơn về cảm xúc và ý nghĩa mà mỗi thang âm mang lại.

Thực Hành Các Thang Âm Trên Nhạc Cụ

1. Chơi Từng Nốt Một Cách Chậm Rãi

Khi bắt đầu học một thang âm mới, hãy bắt đầu từ nốt gốc và chơi từng nốt một cách chậm rãi. Điều này giúp bạn làm quen với âm thanh của từng nốt và cách chúng kết nối với nhau. Đảm bảo rằng bạn chơi từng nốt thật chính xác và lắng nghe cẩn thận âm thanh của nó.

2. Luyện Tập Ở Nhiều Quãng Tám

Một thang âm có thể được chơi trong nhiều quãng tám khác nhau trên nhạc cụ. Hãy thử chơi thang âm ở các quãng tám khác nhau để mở rộng phạm vi âm thanh mà bạn có thể biểu diễn. Điều này cũng giúp phát triển sự linh hoạt của ngón tay và kỹ thuật chơi của bạn.

3. Thử Nghiệm Ở Nhiều Vị Trí Và Kỹ Thuật Khác Nhau

Đối với các nhạc cụ dây hoặc phím, hãy thử chơi thang âm ở nhiều vị trí khác nhau trên nhạc cụ. Sử dụng các ngón tay khác nhau và áp dụng các kỹ thuật chơi đa dạng để khám phá toàn bộ khả năng biểu diễn của bạn.

Ứng Dụng Trong Sáng Tạo

1. Sáng Tác Và Ứng Biến

Sử dụng các thang âm đã học để sáng tác hoặc ứng biến những đoạn nhạc ngắn. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về cách các thang âm này có thể được áp dụng trong âm nhạc thực tế. Hãy thử tạo ra những giai điệu mới hoặc ứng biến trong khi chơi cùng với nền nhạc đệm.

2. Kết Hợp Với Hợp Âm

Nếu bạn chơi nhạc cụ như piano hoặc guitar, hãy kết hợp thang âm với các hợp âm tương ứng. Điều này giúp tạo ra những âm thanh phong phú và đa dạng, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giai điệu và hòa âm.

Thực Hành Với Nhạc Đệm

1. Jam Cùng Backing Track

Một cách hiệu quả để luyện tập các thang âm là chơi cùng với một backing track (nhạc đệm). Điều này giúp bạn nghe và cảm nhận cách thang âm hòa quyện với nền nhạc, đồng thời cải thiện kỹ năng ứng biến của bạn. Hãy chọn những backing track trên Youtube (hoặc ở nhiều website khác) phù hợp với thang âm mà bạn đang học và bắt đầu chơi cùng.

2. Chơi Cùng Nhóm Nhạc

Nếu có cơ hội, hãy chơi cùng với nhóm nhạc để trải nghiệm thang âm trong bối cảnh âm nhạc thực tế. Chơi cùng nhóm nhạc giúp bạn cải thiện kỹ năng tương tác âm nhạc và học cách ứng biến linh hoạt trong một môi trường âm nhạc đa dạng.

Kết Luận

Bằng cách học và luyện tập các thang âm từ nhiều nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ mở rộng kiến thức âm nhạc và khả năng biểu diễn của mình. Những thang âm này không chỉ mang đến những âm thanh mới lạ mà còn giúp bạn khám phá và kết nối với những phong cách âm nhạc khác nhau. Hãy kiên trì luyện tập, khám phá, và sáng tạo để tìm ra phong cách âm nhạc độc đáo của bạn!

Thang âm mở rộng

Tác giả : Ngô Càn Chiếu
26-07-2024

MRTA MRTA

Giả định :

Bài này dựa trên hai giả định sau đây:

  • Tương đương quãng tám :

Chúng ta giả định rằng, để định nghĩa một thang âm, một cao độ sẽ tương đương với một cao độ khác cách nó một quãng tám. Do đó, nếu bạn đang chơi một thang âm trong một quãng tám, nếu bạn tiếp tục mô hình này vào quãng tám tiếp theo, bạn sẽ chơi những cao độ có cùng tên gọi.

  • 12 cung chia đều :

Chúng ta đang sử dụng 12 cung của Hệ thống Điều chỉnh Chia đều (WELL TEMPERED TUNING System), như bạn thấy trên một cây đàn piano. Hệ thống điều chỉnh chia đều khẳng định rằng mối quan hệ (cảm nhận hoặc chức năng) giữa hai cao độ là giống như mối quan hệ giữa hai cao độ khác có khoảng cách sắc độ giống nhau.

Thang âm

Thang âm là một dãy các nốt nhạc được sắp xếp theo một thứ tự nhất định về cao độ. Các nốt trong thang âm được chọn từ một bậc cơ bản (gọi là gốc) và xếp lên hoặc xuống theo một mẫu hình cụ thể trong khoảng một quãng tám. Các khoảng cách giữa các nốt nhạc trong thang âm là số nửa-cung (half-step).

Không có quy tắc nào quy định số lượng nốt mà một thang âm có thể chứa đựng. Các thang âm phổ biến nhất trong âm nhạc phương Tây chứa bảy cao độ và do đó được gọi là “heptatonic” (nghĩa là “bảy cao độ”). Một số thang âm khác có ít nốt hơn—thang âm “pentatonic” năm nốt rất phổ biến trong âm nhạc đại chúng. Thậm chí còn có một thang âm sử dụng tất cả 12 cao độ: nó được gọi là thang âm “chromatic”.

Dùng đàn piano làm ví dụ, ta có thể tạo dựng một thang âm bằng cách bấm và không bấm một số nút đàn trong một quãng 8 (12 nốt). Nếu ta chỉ bấm những nốt màu trắng bắt đầu từ Đô, ta sẽ có thang âm Đô Trưởng. Nếu bắt đâu bằng La trên những nốt trắng ta sẽ có thnag âm La Thứ Tự Nhiên. Nếu chỉ bấm trên những nốt đen ta sẽ tạo ra thang âm ngũ cung (pentatonic)…

Thang âm và toán học :

Trong hệ thống 12 nốt, chúng ta có một chuỗi nhị phân gồm 12 bit (Đây là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính). Chúng ta có thể gán một bit cho mỗi bậc của thang âm, và sử dụng sức mạnh của số học và logic nhị phân để thực hiện một số phân tích khá thú vị với chúng. Khi được biểu diễn dưới dạng bit, nó sẽ đọc từ phải sang trái - bit thấp nhất là gốc, và mỗi bit từ phải sang trái tăng lên một nửa cung.

Đến đây, ta có thể nói tổng số các tổ hợp khả thi của các bit bật và tắt được gọi là “tập hợp sức mạnh”. Số lượng tập hợp trong một tập hợp sức mạnh kích thước n là (2^n), (2 lũy thừa n). Trên 12 bit, tập hợp sức mạnh (2^12) bằng 4096. Điều thú vị về các tập hợp sức mạnh nhị phân là chúng ta có thể tạo ra mọi tổ hợp khả thi, chỉ bằng cách sử dụng các số nguyên từ 0 (không có âm nào) đến 4095 (tất cả 12 âm).

Trong thực tế, theo kinh nghiệm cảm nhận của tai người, một số quy ước sau đây được được chấp nhận cho định nghĩa “thang âm”:

Thang âm bắt đầu từ âm chủ :

Điều này có nghĩa là bất kỳ tập hợp nốt nhạc nào không có nốt đầu tiên được bật sẽ không đủ điều kiện để được gọi là thang âm. Điều này cắt giảm tập hợp các khả năng xuống đúng một nửa, còn lại 2048 tập hợp.

Trong hệ nhị phân, dễ dàng thấy rằng bit đầu tiên được bật hoặc tắt. Trong hệ thập phân, bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này bằng cách xem số đó là lẻ hay chẵn. Tất cả các số chẵn đều có bit đầu tiên tắt; do đó, tất cả các thang âm đều được biểu diễn bằng một số lẻ.

Chúng ta có thể đã lược bỏ một số chi tiết trong việc thảo luận về các thang âm bằng cách bỏ qua âm gốc (luôn được giả định là bật) để làm việc với 11 bit thay vì 12 bit, nhưng có những lý do thuyết phục để giữ lại số 12 bit cho các thang âm của chúng ta, chẳng hạn như đơn giản hóa việc phân tích đối xứng, đơn giản hóa việc tính toán các điệu thức, và thực hiện phân tích các âm thanh không bao gồm âm gốc, trong đó số chẵn là thích hợp.

Số thang âm còn lại : 2048

Một thang âm không có bất kỳ bước nhảy nào lớn hơn n bán cung.

Đối với mục đích của bài này, chúng ta sẽ đặt n = 4, hay còn gọi là một quãng ba trưởng. Bất kỳ tập hợp âm thanh nào có một khoảng cách lớn hơn một quãng ba trưởng sẽ không được coi là “thang âm”. Cấu hình này nhất quán với hằng số Zeitler được sử dụng để tạo ra danh sách toàn diện các thang âm của ông.

Số thang âm còn lại : 1490

Bây giờ, khi chúng ta đã rút gọn tập hợp các âm thanh chỉ còn những tập hợp mà chúng ta gọi là “thang âm”, hãy đếm xem có bao nhiêu thang âm với mỗi số lượng nốt trong mỗi tập hợp.

Số lượng nốt Số lượng thang âm
1 0
2 0
3 1
4 31
5 155
6 336
7 413
8 322
9 165
10 55
11 11
12 1

Danh sách thang âm :

Các thang âm chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, ngoại trừ một số thang âm phổ biến được đặt ở đầu danh sách để dễ dàng truy cập. Một số thang âm được lặp lại trong các nhóm khác nhau; ví dụ, Blues Major và Blues Minor xuất hiện trong nhóm đầu tiên, nhưng chúng cũng xuất hiện trong nhóm lớn hơn của các thang âm Blues.

Ngoài ra, ở cuối danh sách là một nhóm các thang âm hợp âm (Chord scales). Đây là các thang âm tương ứng với các nốt của một hợp âm. Các tên hợp âm tiêu chuẩn được sử dụng ở đây, mặc dù một số trong số chúng cũng có tên thang âm tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số tên hợp âm không có tên thang âm tiêu chuẩn nhưng vẫn rất hữu ích trong âm nhạc, chẳng hạn như hợp âm M6 (hợp âm thứ 6 trưởng).

  • Cột đầu tiên là giá trị số của thang âm, được lấy từ giá trị nhị phân của cột thứ hai.

    • Ví dụ 1 : thang âm Chromatic, ở dòng thứ nhất trong bảng thang âm dưới đây gồm các nốt nhạc CdDeEFgGaAbB ==> chuỗi 12 nốt đều là 1, cho ta chuỗi nhị phân là 111111111111 = 4095 (thập phân)
    • Ví dụ 2 : thang âm Major ở dòng 2 trong bảng thang âm dưới đây gồm các nốt nhạc C D EF G A B ==> chuỗi 12 nốt là : 101011010101 = 2773 (thập phân)
  • Cột thứ hai, cho thấy các nốt trong quãng tám bắt đầu từ ví dụ C. Chữ in nốt nhạc đúng và chữ thường cho nốt giáng.

  • Cột thứ ba là tên thông dụng, có thể không có sự thống nhất chung, nhưng tiện lợi để sử dụng.

Một số thang âm giống nhau (có cùng số) xuất hiện ở các vị trí khác nhau dưới những tên khác nhau. Ví dụ, thang âm 2773 được gọi là Major, Ethiopian 1, Ionian, Mela Dhirasankara và Theta Bilaval. Tương tự, thang âm 2906 được gọi là Natural Minor, Aeolian, Ethiopian 3, Mela Natabhairavi và Theta Asavari.

Thang âm trên nhạc cụ :

  • Các bạn chơi guitar có thể dùng ứng dụng FretBoarder để nghe và thực hành các thang âm trên guitar.

  • Các bạn chơi piano nên tham khảo cột thứ hai trong bảng thang âm bên dưới để chơi thang âm trên nốt chủ là Đô. Sau đó nên thực hành trên những nốt chủ khác.

Bảng thang âm :

Ký hiệu thập phân Ví dụ Tên
4095 CdDeEFgGaAbB Chromatic
2773 C D EF G A B Major
2906 C De F Ga b Natural Minor
2777 C D EF Ga B Harmonic Major
2905 C De F Ga B Harmonic Minor
2901 C De F G A B Melodic Minor (Ascend)
2730 C D E g a b Whole Tone
2708 C D E G A Pentatonic Major
2386 C e F G b Pentatonic Minor
2642 C D F G b Pentatonic Neutral
2964 C DeE G A Blues Major
2418 C e FgG b Blues Minor
2925 C De Fg aA B Diminished
2774 C D EF G Ab Dominant 7th
2902 C De F G Ab Dorian
2741 C D E gG A B Lydian
3434 Cd e Fg a b Locrian
3418 Cd e F Ga b Phrygian
2906 C De F Ga b Aeolian
2477 C eE g aA B Aeolian Flat 1
2937 C De FgGa B Algerian
3156 Cd F G A Altered Pentatonic
3456 Cd eE Alternate TetraMirror
2925 C De Fg aA B Arabian 1
2794 C D EFg a b Arabian 2
2909 C De F GaA B Arabian Zirafkend
2473 C eE g a B Augmented
2184 C E a Augmented Chord
3352 Cd e Ga Balinese
3248 Cd E gG Balinese Pentatonic
3799 CdD EF G AbB Bebop Chromatic
2775 C D EF G AbB Bebop Dominant
3449 Cd e FgGa B Bebop Half-Diminished
2781 C D EF GaA B Bebop Major
2780 C D EF GaA Bebop Major Heptatonic
2716 C D E GaA Bebop Major Hexatonic
3030 C DeEF G Ab Bebop Minor
2966 C DeE G Ab Bebop Minor Heptatonic
3285 Cd EF G A B Bhairubahar Thaat
2964 C DeE G A Blues Major
2418 C e FgG b Blues Minor
3510 Cd eE gG Ab Blues Diminished
3476 Cd eE G A Blues Dorian Hexatonic
3062 C DeEFgG Ab Blues Enneatonic
2422 C e FgG Ab Blues Heptatonic
2419 C e FgG bB Blues Leading Tone
2417 C e FgG B Blues Minor Maj7
2930 C De FgG b Blues Modified
2934 C De FgG Ab Blues Octatonic
3872 CdDe g Blues Pentacluster
3442 Cd e FgG b Blues Phrygian
2401 C e Fg B Blues V
3289 Cd EF Ga B Byzantine
2504 C eEF a Centered PentaMirror
2634 C D F a b Chaio
2225 C E gG B Chinese
2322 C e G b Chinese Bi Yu
2708 C D E G A Chinese Mongolian
3830 CdD EFgG Ab Chinese Youlan
2510 C eEF aAb Chrom. Hypodorian Inv.
3305 Cd EFg a B Chrom. Hypolydian Inv.
4092 CdDeEFgGaA Chromatic DecaMirror
4064 CdDeEFg Chromatic HeptaMirror
4032 CdDeEF Chromatic HexaMirror
2972 C DeE GaA Chromatic Hypodorian
3257 Cd E gGa B Chromatic Hypolydian
4088 CdDeEFgGa Chromatic NonaMirror
4080 CdDeEFgG Chromatic OctaMirror
3968 CdDeE Chromatic PentaMirror
3840 CdDe Chromatic TetraMirror
3584 CdD Chromatic TriMirror
4094 CdDeEFgGaAb Chromatic UndecaMirror
2708 C D E G A Diatonic
3934 CdDe F GaAb Diatonic Dorian Chrom.
3805 CdD EF GaA B Diatonic Dorian Perm.
2340 C e g A Diminished 7th Chord
2336 C e g Diminished Chord
3498 Cd eE g a b Diminished Whole Tone
2706 C D E G b Dominant Pentatonic
2902 C De F G Ab Dorian
2910 C De F GaAb Dorian Aeolian
2918 C De Fg Ab Dorian b5
3676 CdD F GaA Dorian Chromatic
2515 C eEF G bB Dorian Chromatic Inv.
2836 C De G A Dorian Pentatonic
2880 C De F Dorian Tetrachord
3290 Cd EF Ga b Dorico Flamenco
3289 Cd EF Ga B Double Harmonic
2642 C D F G b Egyptian
3307 Cd EFg a bB Enigmatic
3243 Cd E g a bB Enigmatic Ascending
3275 Cd EF a bB Enigmatic Descending
3371 Cd e g a bB Enigmatic Minor
2729 C D E g a B Eskimo Hexatonic 1
2732 C D E g aA Eskimo Hexatonic 2
2704 C D E G Eskimo Tetratonic
2773 C D EF G A B Ethiopian 1
2777 C D EF Ga B Ethiopian 2
2906 C De F Ga b Ethiopian 3
3546 Cd eEF Ga b Flamenco
2911 C De F GaAbB Full Minor all flats
3549 Cd eEF GaA B Genus Chromaticum
2130 C F G b Genus Primum Inverse
2261 C EF G A B Genus Secundum
2870 C De gG Ab Gnossiennes
3038 C DeEF GaAb Greek Houseini
2517 C eEF G A B Greek Houzam
2942 C De FgGaAb Greek Kiourdi
3387 Cd e gGa bB Greek Neveseri
2970 C DeE Ga b Greek Sabach
3182 Cd Fg aAb Gypsy Hexatonic 1
3292 Cd EF GaA Gypsy Hexatonic 2
3434 Cd e Fg a b Half Diminished
2922 C De Fg a b Half Diminished 2
2777 C D EF Ga B Harmonic Major
2905 C De F Ga B Harmonic Minor
2765 C D EF aA B Harmonic Major 2
3286 Cd EF G Ab Harmonic Minor Inv.
2848 C De g Harm. Min. Tetrachord
3929 CdDe F Ga B Harm. Neapolitan Minor
2837 C De G A B Hawaiian 1
2901 C De F G A B Hawaiian 2
2733 C D E g aA B Hindi IV & V
2742 C D E gG Ab Hindi IV & bVII
2778 C D EF Ga b Hindu
3426 Cd e Fg b Honchoshi Plagal Form
3289 Cd EF Ga B Hungarian Folk
2874 C De gGa b Hungarian Gypsy
2486 C eE gG Ab Hungarian Major
2873 C De gGa B Hungarian Minor
3897 CdDe gGa B Hungarian Minor b2
3700 CdD FgG A Hypophrygian Inv.
2773 C D EF G A B Ionian
2765 C D EF aA B Ionian 5
2257 C EF G B Ionian Pentatonic
2648 C D F Ga Japanese Han-Kumoi
2840 C De Ga Japanese Hirajoshi
2805 C D EFgG A B Japanese Ichikosucho
3170 Cd Fg b Japanese Iwato
3154 Cd F G b Japanese Kokin-Joshi
2836 C De G A Japanese Kumoi
2669 C D Fg aA B Japanese Nohkan
3376 Cd e gG Japanese Pentachord
2644 C D F G A Japanese Ritusen
3160 Cd F Ga Japanese Sakura
2114 C F b Japanese Sanagari
2807 C D EFgG AbB Japanese Taishikicho
3414 Cd e F G Ab Javanese
3414 Cd e F G Ab Jazz Minor Inverse
3926 CdDe F G Ab Jewish Adonai Malakh
3290 Cd EF Ga b Jewish Ahaba Rabba
2724 C D E g A Kung
2731 C D E g a bB Leading Whole Tone
3434 Cd e Fg a b Locrian
2921 C De Fg a B Locrian 2
3436 Cd e Fg aA Locrian bb7
3430 Cd e Fg Ab Locrian Natural Maj 6
3424 Cd e Fg Locrian PentaMirror
2741 C D E gG A B Lydian
2485 C eE gG A B Lydian 2
2453 C eE G A B Lydian 2 Hexatonic
2733 C D E g aA B Lydian Augmented
3301 Cd EFg A B Lydian Chromatic
3385 Cd e gGa B Lydian Chromatic Inv.
2869 C De gG A B Lydian Diminished
2742 C D E gG Ab Lydian Dominant
2709 C D E G A B Lydian Hexatonic
2746 C D E gGa b Lydian Minor
2807 C D EFgG AbB Lydian Mixolydian
2736 C D E gG Lydian Pentachord
3499 Cd eE g a bB Magen Abot 1
3501 Cd eE g aA B Magen Abot 2
3039 C DeEF GaAbB Major & Minor mixed
2372 C e F A Major b7 Chord
2596 C D g A Major b7 Chord 2
2344 C e g a Major Dominant b7
2794 C D EFg a b Major Locrian
2805 C D EFgG A B Major Lydian
2778 C D EF Ga b Major Minor
2768 C D EF G Major Pentachord
2752 C D EF Major Tetrachord
3291 Cd EF Ga bB Maqam Hijaz
3558 Cd eEFg Ab Maqam Shadd’araban
3386 Cd e gGa b Mela Bhavapriya
3286 Cd EF G Ab Mela Chakravakam
2515 C eEF G bB Mela Chalanata
2778 C D EF Ga b Mela Charukesi
2739 C D E gG bB Mela Citrambari
2869 C De gG A B Mela Dharmavati
2489 C eE gGa B Mela Dhatuvardhani
3260 Cd E gGaA Mela Dhavalambari
3417 Cd e F Ga B Mela Dhenuka
2773 C D EF G A B Mela Dhirasankara
3379 Cd e gG bB Mela Divamani
3253 Cd E gG A B Mela Gamanasrama
3673 CdD F Ga B Mela Ganamurti
2521 C eEF Ga B Mela Gangeyabhusani
2901 C De F G A B Mela Gaurimanohari
3388 Cd e gGaA Mela Gavambohdi
3292 Cd EF GaA Mela Gayakapriya
3418 Cd e F Ga b Mela Hanumattodi
2774 C D EF G Ab Mela Harikambhoji
3283 Cd EF G bB Mela Hatakambari
2870 C De gG Ab Mela Hemavati
3642 CdD gGa b Mela Jalarnavam
3641 CdD gGa B Mela Jhalavarali
2908 C De F GaA Mela Jhankaradhvani
2490 C eE gGa b Mela Jhotisvarupini
3257 Cd E gGa B Mela Kamavardhani
3676 CdD F GaA Mela Kanakangi
2748 C D E gGaA Mela Kantamani
2902 C De F G Ab Mela Kharaharapriya
2905 C De F Ga B Mela Kiravani
3413 Cd e F G A B Mela Kokilapriya
2485 C eE gG A B Mela Kosalam
2745 C D E gGa B Mela Latangi
3669 CdD F G A B Mela Manavati
2780 C D EF GaA Mela Mararanjani
2741 C D E gG A B Mela Mechakalyani
2771 C D EF G bB Mela Nagananadini
3258 Cd E gGa b Mela Namanarayani
2906 C De F Ga b Mela Natabhairavi
3414 Cd e F G Ab Mela Natakapriya
3638 CdD gG Ab Mela Navanitam
2867 C De gG bB Mela Nitimati
3637 CdD gG A B Mela Pavani
2522 C eEF Ga b Mela Ragavardhani
3635 CdD gG bB Mela Raghupriya
3254 Cd E gG Ab Mela Ramapriya
2483 C eE gG bB Mela Rasikapriya
3674 CdD F Ga b Mela Ratnangi
2746 C D E gGa b Mela Risabhapriya
3411 Cd e F G bB Mela Rupavati
3382 Cd e gG Ab Mela Sadvidhamargini
3644 CdD gGaA Mela Salaga
2874 C De gGa b Mela Sanmukhapriya
2777 C D EF Ga B Mela Sarasangi
3420 Cd e F GaA Mela Senavati
2873 C De gGa B Mela Simhendramadhyama
3385 Cd e gGa B Mela Subhapantuvarali
2492 C eE gGaA Mela Sucharitra
2517 C eEF G A B Mela Sulini
3285 Cd EF G A B Mela Suryakantam
2876 C De gGaA Mela Syamalangi
3667 CdD F G bB Mela Tanarupi
2518 C eEF G Ab Mela Vagadhisvari
3670 CdD F G Ab Mela Vanaspati
2899 C De F G bB Mela Varunapriya
2742 C D E gG Ab Mela Vaschaspati
3251 Cd E gG bB Mela Visvambhari
2524 C eEF GaA Mela Yagapriya
2923 C De Fg a bB Messiaen 2 Brown
2925 C De Fg aA B Messiaen 2 Groves
2340 C e g A Messiaen 2nd Mode
3445 Cd e FgG A B Messiaen 3 Brown
2184 C E a Messiaen 3rd Mode
3640 CdD gGa Messiaen 5th Groves
2145 C Fg B Messiaen Mode 2-1
2405 C e Fg A B Messiaen Mode 2-2
2665 C D Fg a B Messiaen Mode 2-3
3120 Cd gG Messiaen Mode 2-4
3822 CdD EFg aAb Messiaen Mode 3
3003 C DeE gGa bB Messiaen Mode 3 Inv.
3705 CdD FgGa B Messiaen Mode 4-1
3900 CdDe gGaA Messiaen Mode 4-2
2535 C eEFg AbB Messiaen Mode 4 Inv.
3185 Cd FgG B Messiaen Mode 5
2275 C EFg bB Messiaen Mode 5 Inv
2775 C D EF G AbB Messiaen Mode 6-1
3770 CdD E gGa b Messiaen Mode 6-2
2795 C D EFg a bB Messiaen Mode 6 Inv.
3965 CdDe FgGaA B Messiaen Mode 7-1
4030 CdDeE gGaAb Messiaen Mode 7-2
3055 C DeEFg aAbB Messiaen Mode 7 Inv.
2210 C E g b Messiaen Trunc 6 Inv.
2600 C D g a Messiaen Trunc. Mode 6
2338 C e g b Messiaen Truncated
3380 Cd e gG A Messiaen Truncated 2
3276 Cd EF aA Messiaen Truncated 3
2388 C e F G A Minor 6th Added
2898 C De F G b Minor Hexatonic
2922 C De Fg a b Minor Locrian
2896 C De F G Minor Pentachord
3063 C DeEFgG AbB Minor Pentatonic Lead
2816 C De Minor Trichord
2774 C D EF G Ab Mixolydian
2766 C D EF aAb Mixolydian Augmented
2790 C D EFg Ab Mixolydian b5
3698 CdD FgG b Mixolydian Chromatic 1
3762 CdD E gG b Mixolydian Chromatic 2
2675 C D FgG bB Mixolydian Chrom. Inv.
2646 C D F G Ab Mixolydian Hexatonic
2258 C EF G b Mixolydian Pentatonic
2905 C De F Ga B Mohammedan
3547 Cd eEF Ga bB Moorish Phrygian
3413 Cd e F G A B Neapolitan Major
3417 Cd e F Ga B Neapolitan Minor
3756 CdD E g aA Neapolitan Minor 2
3418 Cd e F Ga b Neopolitan Minor 2
3005 C DeE gGaA B Nine Tone
3542 Cd eEF G Ab Octatonic JG
3302 Cd EFg Ab Oriental 1
3303 Cd EFg AbB Oriental 2
3306 Cd EFg a b Oriental 3
3680 CdD Fg Oriental Pentacluster
2742 C D E gG Ab Overtone
2745 C D E gGa B Pelog
3352 Cd e Ga Pelog 1
3346 Cd e G b Pelog 2
3305 Cd EFg a B Persian
3418 Cd e F Ga b Phrygian
3930 CdDe F Ga b Phrygian Aeolian
2507 C eEF a bB Phrygian Chromatic
3740 CdD E GaA Phrygian Chrom. Inv.
3290 Cd EF Ga b Phrygian Dominant
3428 Cd e Fg A Phrygian Double Hex.
2394 C e F Ga b Phrygian Hexatonic
3450 Cd e FgGa b Phrygian Locrian
3546 Cd eEF Ga b Phrygian Major
3392 Cd e F Phrygian Tetrachord
3328 Cd e Phrygian Trichord
3435 Cd e Fg a bB Prokofiev
2726 C D E g Ab Prometheus
3238 Cd E g Ab Prometheus Neapolitan
3430 Cd e Fg Ab Pseudo Turkish
2916 C De Fg A Pyramid Hexatonic
2884 C De F A Raga Abhogi
2865 C De gG B Raga Amarasenapriya
2888 C De F a Raga Audva Tukhari
2886 C De F Ab Raga Bagesri
3225 Cd E Ga B Raga Bauli
2514 C eEF G b Raga Bhanumanjari
3317 Cd EFgG A B Raga Bhatiyar
3370 Cd e g a b Raga Bhavani
2649 C D F Ga B Raga Bhinna Pancama
2245 C EF A B Raga Bhinna Shadja
2712 C D E Ga Raga Bhupeshwari
2180 C E A Raga Bilwadala
2737 C D E gG B Raga Caturangini
2377 C e F a B Raga Chand. Kiravani
3636 CdD gG A Raga Chandrajyoti
2373 C e F A B Raga Chandrakauns
2374 C e F Ab Raga Chandrakauns Kafi
3368 Cd e g a Raga Chhaya Todi
3400 Cd e F a Raga Chitthakarshini
2878 C De gGaAb Raga Cintamani
2641 C D F G B Raga Desh
3097 Cd Ga B Raga Deshgaur
2137 C F Ga B Raga Devaranjani
3256 Cd E gGa Raga Dhavalangam
2228 C E gG A Raga Dhavalashri
2800 C D EFgG Raga Dipak
2257 C EF G B Raga Gambhiranata
3410 Cd e F G b Raga Gandharavam
3281 Cd EF G B Raga Gaula
3153 Cd F G B Raga Gauri
2889 C De F a B Raga Ghantana
2630 C D F Ab Raga Guhamanohari
3369 Cd e g a B Raga Gujari Todi
2757 C D EF A B Raga Hamsa Vinodini
2705 C D E G B Raga Hamsadhvani
3237 Cd E g A B Raga Hamsanandi
2346 C e g a b Raga Harikauns
2632 C D F a Raga Haripriya
3244 Cd E g aA Raga Hejjajji
2213 C E g A B Raga Hindol
3250 Cd E gG b Raga Indupriya
2618 C D gGa b Raga Jaganmohanam
2402 C e Fg b Raga Jayakauns
3157 Cd F G A B Raga Jivantika
2355 C e gG bB Raga Jivantini
2234 C E gGa b Raga Jyoti
3226 Cd E Ga b Raga Kalagada
3164 Cd F GaA Raga Kalakanthi
3182 Cd Fg aAb Raga Kalakanti
3284 Cd EF G A Raga Kalavati
2266 C EF Ga b Raga Kamalamanohari
3354 Cd e Ga b Raga Kashyapi
2246 C EF Ab Raga Khamaji Durga
2262 C EF G Ab Raga Khamas
2392 C e F Ga Raga Kokil Pancham
3145 Cd F a B Raga Kshanika
2485 C eE gG A B Raga Kuksumakaram
3593 CdD a B Raga Kumarapriya
2721 C D E g B Raga Kumurdaki
2713 C D E Ga B Raga Latika
3144 Cd F a Raga Lavangi
2358 C e gG Ab Raga Madhakauns
2263 C EF G AbB Raga Madhuri
2194 C E G b Raga Mahathi
3288 Cd EF Ga Raga Malahari
2611 C D gG bB Raga Malarani
2225 C E gG B Raga Malashri
3222 Cd E G Ab Raga Malayamarutam
2378 C e F a b Raga Malkauns
2197 C E G A B Raga Mamata
3218 Cd E G b Raga Manaranjani
2838 C De G Ab Raga Manavi
2260 C EF G A Raga Mand
3249 Cd E gG B Raga Mandari
2390 C e F G Ab Raga Manohari
2582 C D G Ab Raga Matha Kokila
2643 C D F G bB Raga Megh
3272 Cd EF a Raga Megharanjani
3265 Cd EF B Raga Megharanji
2903 C De F G AbB Raga Mian Ki Malhar
2452 C eE G A Raga Mohanangi
2725 C D E g A B Raga Mrunganandana
2353 C e gG B Raga Multani
3632 CdD gG Raga Nabhomani
2645 C D F G A B Raga Nagagandhari
2769 C D EF G B Raga Nalinakanti
2518 C eEF G Ab Raga Nandkauns
2486 C eE gG Ab Raga Nasamani
2385 C e F G B Raga Nata
2758 C D EF Ab Raga Nattaikurinji
2650 C D F Ga b Raga Navamanohari
2860 C De g aA Raga Neelangi
2209 C E g B Raga Nigamagamini
2613 C D gG A B Raga Nishadi
2096 C gG Raga Ongkari
3161 Cd F Ga B Raga Padi
2783 C D EF GaAbB Raga Pahadi
2265 C EF Ga B Raga Paraju
3162 Cd F Ga b Raga Phenadyuti
2633 C D F a B Raga Priyadharshini
2133 C F G A B Raga Puruhutika
3596 CdD aA Raga Putrika
2759 C D EF AbB Raga Ragesri
3031 C DeEF G AbB Raga Ramdasi Malhar
3321 Cd EFgGa B Raga Ramkali
2853 C De g A B Raga Ranjani
2481 C eE gG B Raga Rasamanjari
3158 Cd F G Ab Raga Rasavali
2629 C D F A B Raga Rasranjani
2746 C D E gGa b Raga Ratipriya
3224 Cd E Ga Raga Reva
3270 Cd EF Ab Raga Rudra Pancama
3346 Cd e G b Raga Rukmangi
2517 C eEF G A B Raga Saildesakshi
3350 Cd e G Ab Raga Salagavarali
2354 C e gG b Raga Samudhra Priya
2761 C D EF a B Raga Sarasanana
2614 C D gG Ab Raga Sarasvati
2268 C EF GaA Raga Saravati
2128 C F G Raga Sarvarsi
3128 Cd gGa Raga Saugandhini
3293 Cd EF GaA B Raga Saurashtra
2330 C e Ga b Raga Shailaja
2612 C D gG A Raga Shri Kalyan
2597 C D g A B Raga Shubravarni
3416 Cd e F Ga Raga Simantini
2866 C De gG b Raga Simharava
2897 C De F G B Raga Sindhura Kafi
4059 CdDeEF Ga bB Raga Sindi Bhairavi
2770 C D EF G b Raga Siva Kambhoji
3273 Cd EF a B Raga Sohini
2647 C D F G AbB Raga Sorati
2900 C De F G A Raga Suddha Bangala
3660 CdD F aA Raga Suddha Mukhari
2593 C D g B Raga Sumukam
2872 C De gGa Raga Syamalam
2393 C e F Ga B Raga Takka
2259 C EF G bB Raga Tilang
2842 C De Ga b Raga Trimurti
2609 C D gG B Raga Vaijayanti
2198 C E G Ab Raga Valaji
3269 Cd EF A B Raga Vasanta
3274 Cd EF a b Raga Vasantabhairavi
2868 C De gG A Raga Vijayanagari
3633 CdD gG B Raga Vijayasri
2227 C E gG bB Raga Vijayavasanta
3401 Cd e F a B Raga Viyogavarali
2230 C E gG Ab Raga Vutari
2740 C D E gG A Raga Yamuna Kalyani
2264 C EF Ga Raga Zilaf
3402 Cd e F a b Ritsu
2518 C eEF G Ab Rock ’n Roll
2249 C EF a B Romanian Bacovia
3254 Cd E gG Ab Romanian Major
2870 C De gG Ab Roumanian Minor
2772 C D EF G A Scottish Hexatonic
2644 C D F G A Scottish Pentatonic
3509 Cd eE gG A B Shostakovich
3276 Cd EF aA Six Tone Symmetrical
3562 Cd eEFg a b Spanish 8 tone
3290 Cd EF Ga b Spanish Gypsy
2538 C eEFg a b Spanish Heptatonic
3520 Cd eEF Spanish Pentacluster
3498 Cd eE g a b Super Locrian
3835 CdD EFgGa bB Symmetrical Decatonic
3771 CdD E gGa bB Symmetrical Nonatonic
2857 C De g a B Takemitsu Tree Line 1
2858 C De g a b Takemitsu Tree Line 2
2906 C De F Ga b Theta Asavari
3289 Cd EF Ga B Theta Bhairav
3418 Cd e F Ga b Theta Bhairavi
2773 C D EF G A B Theta Bilaval
2902 C De F G Ab Theta Kafi
2741 C D E gG A B Theta Kalyan
2774 C D EF G Ab Theta Khamaj
3253 Cd E gG A B Theta Marva
3257 Cd E gGa B Theta Purvi
3385 Cd e gGa B Theta Todi
3382 Cd e gG Ab Todi bVII
3500 Cd eE g aA Ultra Locrian
2306 C e b Ute Tritone
2907 C De F Ga bB Utility Minor
2818 C De b Warao Minor Trichord
2720 C D E g Whole-Tone Tetramirror
2192 C E G Chord Major
2320 C e G Chord minor
2194 C E G b Chord 7th
2193 C E G B Chord M7
2322 C e G b Chord m7
2180 C E a Chord aug (+5)
2336 C e g Chord dim
2064 C G Chord 5th (power)
2208 C E g Chord -5 (b5)
2196 C E G A Chord M6
2185 C E a B Chord M7+5
2704 C D E G Chord 2
2324 C e G A Chord m6
2321 C e G B Chord mM7
2340 C e g A Chord dim7
2338 C e g b Chord m7-5
2210 C E g b Chord 7-5
2186 C E a b Chord 7+5
2198 C E G Ab Chord 7/6
2592 C D g Chord sus2
2128 C F G Chord sus4
2130 C F G b Chord 7sus4